Trải qua bao gian truân vất vả, Dionysos với những chiến công và những phúc lợi ban cho loài người, được các vị thần của thế giới Olympe khâm phục và thừa nhận. Nữ thần Héra cũng không nuôi giữ mối thâm thù với đứa con riêng của chồng mình nữa. Hội nghị các vị thần phê chuẩn việc công nhận danh hiệu “vị thần của thế giới Olympe” cho Dionysos. Trước khi lên thiên đình để bắt đầu một cuộc đời mới, Dionysos xuống âm phủ đón mẹ. Con được lên hàng ngũ các vị thần danh tiếng biết bao, lẽ nào để mẹ cam chịu cuộc đời của một người trần tục, đoản mệnh, là một vong hồn sống dưới quyền cai quản của thần Hadès? Sémélé vốn là người thiếu nữ trần tục. Vì thế cho nên nàng chỉ mới chứng kiến người bạn tình của mình giáng sấm sét là đã ngã lăn ra chết. Nay Dionysos được đứng vào hàng ngũ các vị thần bất tử của thế giới Olympe, ắt hẳn không thể bằng lòng với cái gốc tích là con của một người trần đoản mệnh. Dionysos không bằng lòng như thế mà các vị thần Olympe cũng không bằng lòng như thế. Vì thế Sémélé được lên thiên đình và được đổi tên là Thyoné134. Còn chuyện này nữa ta cũng cần phải kể là, Dionysos trên đường trở về Hy Lạp qua đảo Naxos đã đón nàng công chúa Ariane, con của vua Minos ở đảo Crète, đưa đi và cưới nàng làm vợ. Vì sao nàng Ariane công chúa ở đảo Crète lại đến đảo Naxos để Dionysos đón được? Đó là một chuyện liên quan đến con quái vật Minotaure và người anh hùng Hy Lạp Thésée mà đến đoạn sau chúng ta sẽ rõ.
Thần thoại Dionysos có một nguồn gốc xa xôi từ phương Đông. Những tài liệu khảo cổ học cho chúng ta biết sự thờ cúng Dionysos ở Hy Lạp đã có từ thiên niên kỷ II TCN. Lúc đầu Dionysos là vị thần của sự phì nhiêu đất đai trồng trọt gắn với nhiều đặc điểm của sự thờ cúng tôtem với những nghi lễ đổi lốt, thay hình. Do nguồn gốc này mà chúng ta thấy trong đám rước, đoàn xa giá Dionysos, những người hành lễ thường khoác một tấm da thú (trong huyền thoại Dionysos, vị thần này đã từng hóa mình thành dê, bò, sư tử, hổ, báo...). Từ những nghi lễ diễn xuất này dần dần hình thành nghệ thuật sân khấu Hy Lạp: bi kịch và hài kịch. Trong những thế kỷ sau này khi nghề trồng nho và sản phẩm rượu nho phát triển đem lại một nguồn lợi lớn cho nhân dân, Dionysos trở thành vị thần Rượu nho, bảo vệ cho nghề trồng nho, ép rượu. Tính chất phóng túng, “bốc”, “tếu”, của những tập tục, nghi lễ thờ cúng Dionysos càng soi sáng và chứng minh cho sự chuyển biến đó. Điều đặc biệt là trong những ngày tiến hành những nghi lễ diễn xuất-tôn giáo thầm kín (mystère), con người được thoát khỏi những sự ràng buộc, cấm đoán thường ngày, được phá bỏ mọi phép tắc trong sinh hoạt hàng ngày. Người Hy Lạp xưa kia gọi kiểu nghi lễ tôn giáo-thần thoại như thế là nghi lễ Orgies (Orgiasme). Đó là kiểu nghi lễ tôn giáo thầm kín tiến hành vào ban đêm ở trong rừng, trong núi. Những người hành lễ hình thành một đám rước đuối, nhảy múa điên cuồng trong điệu nhạc giậm giật, kích động. Nghi lễ Orgies không áp dụng đối với tất cả sự thờ cúng các vị thần mà chỉ áp dụng đối với một số các vị thần, trong đó có Déméter, Perséphone, Dionysos. Ngày nay từ ngữ “orgies” ngoài ý nghĩa lịch sử là một tôn giáo còn mang thêm một ý nghĩa nữa chỉ sự phóng đãng, trụy lạc điên loạn (orgie). Do nguồn gốc đó, thần Dionysos có một biệt danh là Lydie, tiếng Hy Lạp có nghĩa là “giải thoát”, “buông thả”, “nở tung”, “bung ra”. Là vị thần của sự phì nhiêu, của cây nho, có nghĩa là của cây cối, của loài thực vật, Dionysos đồng thời trở thành vị thần của sự sinh tử, tái sinh của thiên nhiên. Trong cuộc đấu tranh với tầng lớp quý tộc thị tộc để xây dựng nhà nước Cộng hòa Dân chủ Chủ nô, nhà cầm quyền Pisistrate ở Athènes đã sử dụng việc thờ cúng như một vũ khí. Việc thờ cúng Dionysos dần trở thành phổ biến khắp đất nước Hy Lạp và nổi bật lên như là một tôn giáo chính thức của nhà nước Athènes (thế kỷ VI TCN). Éleusis trước đó là một trung tâm thờ cúng nữ thần Déméter, nay thêm vào Dionysos. Nơi đây nổi tiếng về những nghi lễ diễn xuất-tôn giáo thầm kín (mystère) thờ cúng nữ thần Déméter, Perséphone, và tiếp đến là Dionysos. Lúc đầu những nghi lễ này mở rộng cho nhân dân tham gia nhưng từ thế kỷ V TCN chỉ giới quý tộc mới được tham gia, từ đó dần hình thành một giáo đoàn Dionysos còn có một tên nữa là Dionysos-Zagréos. Biệt danh này gắn liền với việc đưa tôn giáo Dionysos vào phạm trù của học thuyết tôn giáo-thần thoại Orphisme. Chuyện về Zagréos như sau:
Thần Zeus biến mình thành một con rắn để che mắt Héra, đến ái ân với Perséphone. Cuộc tình duyên của hai người đem lại cho họ một đứa con trai, tên gọi là Zagréos nhưng thực ra là Dionysos mà Zeus sẽ trao cho nó nhiệm vụ cai quản thế gian. Để tránh sự truy lùng của Héra, thần Zeus giao cho các thần Curètes nuôi Zagréos. Nhưng không thoát, Héra biết chuyện bèn gọi các Titan đến giao cho nhiệm vụ phải thanh trừ Zagréos. Biết mình đang lâm vào một tình cảnh hiểm nghèo, Zagréos biến mình thành đủ thứ, khi thì ông già, bà lão, con gái, trẻ thơ; khi thì hổ, báo, sư tử, dê, cừu, chồn, cáo... và cuối cùng biến mình thành một con bò mộng. Các Titan biết, lập tức xông đến vặn sừng con bò và dùng những hàm răng sắc nhọn xé xác ngay con vật rồi chia nhau mỗi thần một mảnh, ăn sống nuốt tươi Zagréos. Thần Zeus nổi trận lôi đình, dồn mây mù, giáng sấm sét, thiêu chết ngay lũ Titan khốn kiếp. Từ tro tàn của thi hài những Titan nảy sinh ra loài người. Còn Zagréos, chút thi hài vương vãi được thần Apollon thu lượm và chôn cất tại Delphes. May mắn làm sao, nữ thần Athéna tìm thấy trái tim của Zagréos còn nóng, còn đập, đem về trao cho Zeus. Lúc này thần Zeus đang đắm say trong cuộc tình duyên với Sémélé. Được quả tim của Zagréos, thần Zeus bèn trao cho Sémélé và bảo Sémélé nuốt luôn vào bụng (Có chuyện kể Zeus nuốt). Từ đó Sémélé thai nghén trong lòng một đứa bé: Dionysos, nhưng thực ra là Zagréos. Sau này khi Zeus sinh Dionysos (từ đùi ra) chính là sinh lại Zagréos, chính là Zagréos được phục sinh hay cũng có nghĩa là Dionysos đã được sinh ra hai lần: lần đầu là Zagréos, lần sau là Dionysos. Lần đầu là con của Zeus và Perséphone, lần sau là con của Zeus và Sémélé. Zagréos với Dionysos tuy hai là một, tuy một mà lại là hai.
Tôn giáo-thần thoại Orphisme dựa vào huyền thoại này và một số biểu tượng tôn giáo của các xã hội phương Đông: Ai Cập, Ấn Độ, Iran, giải thích cuộc sống như sau: con người có hai bản chất. Bản chất cao cả: thần thánh, Zagréos; và bản chất thấp hèn: Titan. Vì thế mỗi người sống trong cuộc đời này phải luôn luôn quan tâm, lo lắng đến việc tẩy rửa khỏi bản thân mình cái bản chất thấp hèn mà ai ai cũng có do tổ tiên lưu truyền lại để chuẩn bị cho một cuộc sống đẹp đẽ hơn, cao thượng hơn ở thế giới bên kia. Linh hồn của con người là bất tử. Nó trú ngụ trong một thể xác không bất tử. Thể xác này in dấu, mang trên mình nó biết bao tội lỗi xấu xa từ các thế hệ trước truyền lại. Khi thể xác chết, linh hồn nhập hóa vào một hình hài, thể xác khác, có thể là hình hài con người, có thể là hình hài con vật, cứ thế tiếp diễn, duyên khởi trùng trùng, sinh sinh hóa hóa. Trải qua những thể nghiệm như thế trước mỗi lần nhập hóa vào một hình hài, linh hồn đã từng phải sống dưới âm phủ địa ngục để ăn năn sám hối, nhờ đó nó dần dần trở nên cao cả hơn. Chỉ có những ông đồng, bà cốt (myste), nghĩa là những người đã hiến trọn mình cho nghi lễ diễn xuất-tôn giáo thầm kín (mystère) Orphisme mới biết được những pháp thuật chuyển linh hồn từ một hình hài này nhập hóa vào một hình hài khác, từ cuộc sống của một con vật sang cuộc sống hoàn thiện, toàn mỹ, trọn phúc, sạch tội, vĩnh hằng. Những tín đồ của tôn giáo Orphisme phải kiêng giết súc vật và ăn thịt. Trong khi chịu lễ họ được rửa tội bằng sữa để nhờ đó họ có thể thấy được con đường lên cõi phúc đời đời (một vì sao trên bầu trời cao xa).
Tôn giáo Orphisme ra đời và phát triển vào quãng thế kỷ thứ VIII TCN, du nhập vào vùng đồng bằng Attique, Athènes dưới thời Pisistrate, sau đó lan truyền khắp nước Hy Lạp (từ thế kỷ VI-III TCN) Trong thời kỳ thống trị của đế quốc La Mã, tôn giáo này vẫn được truyền giảng rộng rãi và có khá đông tín đồ trong mọi tầng lớp nhân dân Hy Lạp, La Mã. Qua việc miêu tả sơ lược về tôn giáo Orphisme, chúng ta có thể nhận thấy ngay, nhận thấy một cách dễ dàng rằng Thiên Chúa giáo cũng có những nội dung tương tự, gần gũi như tôn giáo Orphisme. Thật vậy, tôn giáo Orphisme cũng như một số tôn giáo khác ở vùng Trung Cận Đông khu vực Đông đế quốc La Mã, đã là một gia tài vật liệu phong phú, là những tiền đề, những dữ kiện quan trọng để Thiên Chúa giáo có cơ sở xây dựng nên hệ thống của mình. Với tư cách một hệ tư tưởng, Thiên Chúa giáo buộc phải tiếp thu di sản tư tưởng của quá khứ. Nhưng với tư cách một hệ tư tưởng tôn giáo mới, Thiên Chúa giáo không thể không sáng tạo ra những tư tưởng mới, những biểu tượng thần thoại-tôn giáo mới để đáp ứng một nhu cầu tâm lý, tư tưởng của khối quần chúng đông đảo bị đọa đày, đàn áp đến cùng cực, đang trông chờ một sự giải phóng, một sự thiết lập lại công lý xã hội. Song cái khối quần chúng bị áp bức trong đế quốc La Mã trải qua nhiều cuộc khởi nghĩa bị thất bại, đã mất lòng tin vào sức mạnh và năng lực của mình, một sức mạnh và năng lực rời rạc, lẻ tẻ, tự phát, thiếu một lực lượng xã hội đóng vai trò tiên phong tổ chức lại, do đó, lại trông chờ, tin tưởng vào một sức mạnh và năng lực siêu nhiên, có nghĩa là thần thánh, Chúa Cứu Thế, sự chuộc tội, tu thiện của con người. Để trở thành một hệ tư tưởng tôn giáo mới, Thiên Chúa giáo trước hết phải xóa bỏ bản chất đa thần giáo và chật hẹp của thị tộc, bộ lạc của những tôn giáo-thần thoại cổ đại; nếu không, Thiên Chúa giáo không thể trở thành một tôn giáo có tính chất thế giới.
Tôn giáo Orphisme đã xây dựng nên những biểu tượng tôn giáo của mình và giáo lý của mình bằng cách sử dụng gia tài tôn giáo-thần thoại Olympe. Thiên Chúa giáo cũng không thoát khỏi quy luật này. Tôn giáo Orphisme ra đời như là một sự đối lập lại với tôn giáo Olympe. Sự đối lập giữa các vị thần ở đây (đề cao Dionysos lên như là vị thần được Zeus trao cho sứ mạng cai quản thế gian) chẳng qua chỉ là sự đối lập giữa những con người trong cõi trần. Đó là sự đối lập giữa tầng lớp quý tộc công thương nghiệp, những người bình dân (démos) của thành bang (polis) với tầng lớp quý tộc, thị tộc; sự đối lập của nhà nước Cộng hòa Chiếm hữu nô lệ của cơ chế polis với những tàn dư của chế độ công xã thị tộc và cuối cùng, nói chung, là sự đối lập giữa giàu và nghèo trong một xã hội có ách áp bức, bóc lột giai cấp.
Nhưng còn một sự đối lập nữa quyết liệt hơn, táo bạo hơn, giàu ý nghĩa hơn ở ngay trong thần thoại Dionysos, thần thoại Dionysos của sự hoan lạc, cuồng nhiệt, phóng túng, chứ không phải ở thần thoại Dionysos-Zagréos của tôn giáo Orphisme. Đó là thần thoại tự đối lập với mình: thần thoại phủ nhận thần thoại. Nhân tố tạo nên sự tự phủ nhận này là nghi lễ Orgies: bản chất của nghi lễ Orgies là sự buông thả trong hoan lạc, phóng túng, cuồng loạn. Khi hành lễ con người sống trong niềm tin-ảo tưởng tôn giáo thoát khỏi sự cấm đoán, ràng buộc hàng ngày, say sưa, ngây ngất, “bốc giời” tưởng chừng như bản chất say sưa, hoan lạc, phóng túng của thần Dionysos đã hòa nhập vào con người mình, tưởng chừng như bản chất thần thánh đã đồng hóa trong con người mình. Và như vậy là cái khoảng cách tách biệt giữa con người với thần thánh trong đời sống hàng ngày bị xóa bỏ. Thần thánh ⇔ con người, con người ⇔ thần thánh. Thần thánh tồn tại ở trong nội tâm con người, trong nội tâm con người có hàm chứa thần thánh. Tính chất thế tục, nhân tính, quần chúng từ đó xuất hiện. Và hiển nhiên về khách quan nó là sự phủ nhận thần thánh, thế tục hóa thần thánh. Vì lẽ đó mới có cơ sở để từ những nghi lễ thờ cúng thần Rượu nho-Dionysos nảy sinh ra bi kịch, từ đám rước thần Rượu nho-Dionysos nảy sinh ra hài kịch. Với bi kịch, thần thoại từ chỗ là đối tượng của sự thờ cúng thiêng liêng chuyển hóa thành vật liệu của nghệ thuật. Với hài kịch, thần thoại từ chỗ là sự thờ cúng thiêng liêng trở thành đối tượng của sự phê phán, “nhai lại” thần thoại bị hạ bệ. Tiếng cười trong hài kịch của Aristophane vì lẽ đó mang khuynh hướng vô thần. Và đặc biệt ở bi kịch của Euripide, thần thánh đã bị phàm tục hóa, bị đặt thành vấn đề “tồn tại hay không tồn tại?”
Một ý nghĩa nữa của tính chất phóng túng, hoan lạc, “bốc giời” của nghi lễ Orgies là nó đối lập lại với sự phóng túng, hoan lạc, “bốc giời” của các vị thần Olympe, có nghĩa là sự đối lập của những người bình dân đối với tầng lớp quý tộc có đặc quyền đặc lợi.
[134] Tiếng Hy Lạp thyoné: điên cuồng.
Hội Dionysos
Việc thờ cúng thần Rượu nho-Dionysos phát triển mạnh ở Hy Lạp, đặc biệt ở Athènes trong thế kỷ VI TCN, do đó, những hình thức hội hè, rước lễ cũng phát triển theo và trở thành một tập tục, một nghi lễ thờ cúng rất trọng thể. Nhưng những hình thức hội hè, rước lễ này còn gắn liền với cội nguồn lao động và nhân dân của thời kỳ công xã thị tộc cho nên nó khác rất xa với những hình thức rước lễ của Thiên Chúa giáo mà, như chúng ta đã biết, chỉ có tác dụng tiêu cực nhiều hơn đối với ý thức và cảm xúc của con người. Hội Dionysos (Dionysies), vì thế, không thuần túy chỉ là một sinh hoạt tôn giáo mà còn là một sinh hoạt văn hóa xã hội có những yếu tố tích cực đối với đời sống tinh thần của con người thời cổ đại. Ở vùng đồng bằng Attique, thành bang Athènes, xưa kia có năm kỳ hội Dionysos trong một năm:
1 - Hội Oschophories mở vào tháng Pyanepsion - tháng mười dương lịch, ở Phaler trong vùng đồng bằng Attique, thờ chung cả hai vị thần Dionysos và Athéna. Đây là một hội nhỏ, mở đầu bằng một cuộc chạy thi của những thiếu sinh quân mang cành nho (tiếng Hy Lạp oschot nghĩa là cành nho), tiếp sau là đám rước, ca hát và kết thúc bằng lễ hiến tế.
2 - Hội tháng Poséidéon mở vào quãng tháng chạp, tháng giêng dương lịch khi mùa nho đã thu hoạch xong. Đây là một hội nhỏ mở ở nông thôn kéo dài chừng hai, ba ngày. Vào hội, các gia đình sắm sửa lễ vật, rồi những người thân thích họ hàng kéo nhau đến tụ họp ở một gia đình nào đó làm lễ. Sau đó họ tổ chức thành một đám rước tưng bừng, trọng thể, dẫn đầu là một thiếu nữ mang theo những đồ lễ, những vò rượu nho để làm lễ rảy rượu thiêng bằng những cành nho và dắt theo những con dê hiến tế135. Họ rước một tượng dương v*t, tiếng Hy Lạp gọi là “phallos” tượng trưng cho sức sống sôi động, cường tráng, bất diệt của tạo hóa, của tự nhiên, vừa đi vừa hát những bài ca dương v*t và những bài ca tán tụng sự nghiệp, công ơn của Dionysos... Sau lễ hiến tế là “liên hoan” (rượu nho, thịt dê) và vui chơi. Người ta tổ chức thi đánh đu, thi nhảy lò cò (chân bọc trong một tấm da dê bôi mỡ), v.v. Phần thưởng cho những người thắng cuộc là một bình làm bằng da dê đựng đầy rượu nho. Người xưa kể, chính bác nông dân Icarios đã nghĩ ra những trò vui chơi đó.
3 - Hội tháng Gamélion mở vào quãng tháng giêng, tháng hai ở Léné136, một địa điểm trong đô thị Athènes, nơi có đền thờ Dionysos. Đây cũng là một hội nhỏ có tính chất địa phương, và mặc dù ở trong đô thị Athènes người ta vẫn coi nó là ngày hội của nông thôn. Ngoài lễ hiến tế, rước, tiệc “liên hoan”, hội Léné còn tổ chức thi diễn hài kịch và bi kịch, thi các đội đồng ca biểu diễn các bài ca Dithyrambe137 (thường gọi là đội đồng ca Dithyrambe). Đây là một loại bài ca chuyên dùng trong lễ tế thần Dionysos. Mỗi đội đồng ca gồm 50 người, nhảy múa, ca hát theo tiếng nhạc quanh bàn thờ Dionysos. Đội đồng ca còn chia ra làm hai loại: đội đồng ca thanh, thiếu niên dưới mười tám tuổi và đội đồng ca người lớn từ mười tám tuổi trở lên. Những cuộc thi biểu diễn các đội đồng ca được tổ chức từ thế kỷ VI TCN. Đây là cuộc thi giữa các bộ lạc, lấy đơn vị là bộ lạc. Mỗi bộ lạc bầu hoặc cắt cử một người lãnh đạo đội đồng ca để điều hành công việc. Các nhà nghiên cứu cho chúng ta biết, bi kịch ra đời từ những buổi biểu diễn của các đội đồng ca Dithyrambe này. Những lời xướng, họa, đối đáp của người lãnh đạo đội đồng ca với đội đồng ca làm nảy sinh đối thoại. Những điệu múa, nhịp nhảy, bước đi theo tiết tấu của âm nhạc là tiền đề của diễn xuất kịch. Và từ tích truyện Dionysos mà người ta “dịch sang trò”, trò diễn rất thô sơ còn chưa cắt khỏi cái cuống nhau nối liền với bản chất tự sự, nghĩa là kể, miêu tả tích truyện chứ không phải diễn trò. Từ thế kỷ V - IV TCN, những bài ca Dithyrambe bắt đầu thay đổi về nội dung. Nó không phải chỉ là những bài ca thuật lại cuộc đời và chiến công của Dionysos, ca ngợi công đức của Dionysos, mà đã mở rộng ra đến các vị thần và những anh hùng trong gia tài thần thoại. Và cũng từ đó bi kịch chuyển từ việc diễn tích truyện trong cuộc đời Dionysos sang diễn tích truyện của các vị thần và những anh hùng trong thần thoại Hy Lạp. Ngày nay Dithyrambe chuyển nghĩa mang một ý xấu chỉ những lời tán dương, tâng bốc quá đáng, nịnh nọt (Có tài liệu nói, trong Hội Léné không tổ chức thi biểu diễn đội đồng ca Dithyrambe). Hội Léné kéo dài khoảng ba bốn ngày.
4 - Hội tháng Anthestérion (Anthestéries, Hội Hoa) mở vào đầu mùa xuân cuối tháng hai ở thành bang Athènes và những thành bang ở bờ biển Tiểu Á kéo dài ba ngày. Ngày đầu là “Ngày mở vò rượu”, mỗi gia đình mở vò rượu đã ủ, làm lễ rồi tất cả mọi người kể cả trẻ em đều nếm rượu mới đồng thời đem rượu mới làm lễ rảy rượu thiêng xuống đất và lên bàn thờ các vị thần. Mọi người đều uống say sưa trong không khí hân hoan. Nô lệ được chủ cho nghỉ, các trẻ em được tặng quà. Và các gia đình đến các thầy giáo thăm hỏi, trao tặng phẩm và trả tiền học cho các con. Ngày thứ hai gọi là “ngày cốc vại’, mọi người mang rượu của mình đến nơi mở hội, mời nhau và uống trong chiếc cốc vại của mình mang theo, rồi dự lễ rước tượng thần Dionysos từ một chiếc thuyền lên một cỗ xe. Tượng được rước vào trong đô thị để làm một nghi lễ ma thuật, thần bí: cưới vợ cho thần Dionysos. Ngày cuối cùng gọi là “Ngày liễn”, mỗi gia đình bày ra một liễn đậu ninh nhừ cúng linh hồn những người chết. Khi cúng nói: “Hồn ơi! Đi, đi thôi... hết Hội Anthestéries rồi”. Cũng trong ngày Tết Hội này, cửa đền thờ những vị thần Olympe đóng lại, cửa các gia đình cũng đóng lại và tất cả đều được trát nhựa thông, còn mọi người đều đi tìm lá mận gai về để nhai. Họ tin rằng có làm như thế thì mới tránh được những mối nguy hiểm do những người ngoại lai đưa tới (!) “Ngày liễn” chủ yếu dành cho việc cúng tế thần Hermès Psychopompe (Hermès Người đưa dẫn linh hồn). Trong “Ngày liễn”, suốt đêm nhân dân tổ chức những đám rước vui nhộn, chơi đùa náo nhiệt, tự do, phóng túng.
5 - Hội tháng Élaphébolion mở vào quãng tháng ba, tháng tư còn gọi là Hội lớn Dionysos (Grandes Dionysies) hay Hội trên tỉnh (Dionysies de la ville; Dionysies urbaines). Hội mở ở đô thị Athènes. Hội mở quãng sáu, bảy ngày, rất to, thu hút đông đảo người ở tứ xứ về dự. Trong thời gian mở hội, chính quyền ân xá cho các phạm nhân, không bắt bớ, giam giữ người, không đi thu thuế để cho mọi người có thể dự hội. Dưới thời Périclès138 cầm quyền, nhà nước Athènes còn cấp tiền cho công dân của đô thị đi xem diễn bi kịch (lúc đầu một buổi, sau cả ba buổi). Sự hào phóng đó của nhà nước Athènes gắn liền với địa vị kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nó: trung tâm của thế giới Hy Lạp từ sau cuộc chiến Hy Lạp-Perse (500 - 441 TCN). Những sân khấu ngoài trời để diễn bi kịch làm bằng đá có chỗ ngồi bậc thang như ở sân vận động ngày nay dựa vào sườn núi với quy mô to lớn, có tới hàng chục nghìn chỗ ngồi139 được xây dựng bắt đầu từ thời kỳ này. Chương trình ngày hội như sau: Ngày đầu là lễ rước tượng thần Dionysos từ đền Léné ra đền thờ Dionysos ở gần khu vườn Académos140. Ngày thứ hai và ngày thứ ba là cuộc thi biểu diễn của các hội đồng ca Dithyrambe. Ba ngày sau là thi biểu diễn bi kịch. Hội lớn Dionysos mở sau hội lớn Panathénées sáu ngày. Hai hội này là hai hội to nhất, quan trọng nhất của đời sống văn hóa-xã hội của nhà nước Athènes. Nó thu hút đông đảo khách phương xa từ những thành bang trên bán đảo Hy Lạp cho đến những thành bang trên mặt biển Égée, rồi ở vùng ven biển Tiểu Á và cả những thành bang ở đảo Sicile, ở miền Nam nước Ý (xưa gọi là Đại Hy Lạp) về dự.
Hội Dionysos thể hiện những quan niệm tôn giáo của người Hy Lạp cổ xưa. Những nghi lễ diễn xuất tôn giáo thầm kín, những đám rước, những đội đồng ca Dithyrambe tế thần và những tập tục khác thể hiện nỗi buồn, cái bi đối với cuộc đời gian truân, khổ ải và cái chết của Dionysos như là cái chết của thiên nhiên, thể hiện niềm vui, cái hài đối với sự tái sinh của Dionysos như là sự tái sinh của thiên nhiên. Những cảm xúc buồn rầu, thương cảm đã là yếu tố đầu tiên của quá trình hình thành bi kịch. Còn những cảm xúc vui tươi, phấn khởi, hào hứng “say”, “bốc”, “tếu”, phóng túng là những yếu tố đầu tiên của quá trình hình thành hài kịch. Hài kịch tiếng Hy Lạp là “kōmōidía” (tiếng Pháp: comédie; tiếng Latinh: comoedia) cấu tạo do hai từ: kōmōs: đám rước vui vẻ (có cách giải thích: kṓmē: làng) và ōidḗ: bài ca. Những bài ca trong những đám rước vui vẻ của Hội Dionysos trước hết là những bài ca dương v*t mang tính chất vui nhộn, “bốc”, “tếu”. Sau khi tế thần, ăn cỗ, uống rượu mọi người về làng với tâm trạng hào hứng và tự do phóng túng của ngày hội đã tiếp tục vui đùa, ca hát chọc ghẹo, chế giễu, nhạo báng người này người khác. Từ sự vui đùa giải trí dần dần chen vào sự vui đùa phê phán, giễu cợt, châm biếm, nhạo báng mang ý nghĩa xã hội. Mượn hơi men và lợi dụng quyền tự do của ngày hội, những người dự hội đã sáng tác ra những câu chuyện bông đùa, hài hước để đả kích những kẻ xấu xa, độc ác, ngu xuẩn, đểu cáng trong đời sống hàng ngày. Hài kịch bắt đầu từ những nhân tố đả kích cá nhân như vậy. Trải qua một quá trình phát triển khá lâu dài dần dần đám rước Dionysos có một cảnh diễn hài hước với một cốt truyện đơn sơ, sau mới tách ra khỏi Hội đồng ca như đã bị tách ra khỏi đội đồng ca Dithyrambe.
Tục lệ thờ cúng dương v*t như là một biểu tượng của sự sinh sôi, phát triển không phải chỉ riêng có ở Hy Lạp mà còn có ở nhiều dân tộc khác. Trong tôn giáo thần thoại Ấn Độ có tục thờ cúng linga (dương v*t) và yoni (âm vật). Một biệt danh của thần Shiva là thần Giấc ngủ và vị thần Shiva Giấc ngủ này được thờ bằng một chiếc tượng dương v*t, đặt trong lòng tượng âm vật (Linga - arcana - Tantra). Những tượng linga và yoni trong Nhà Bảo tàng Nghệ thuật Chàm ở Đà Nẵng là một bằng chứng phong phú về nghệ thuật tôn giáo thần thoại Ấn Độ Chàm.
[135] Le bouc émissaire, nay trở thành một thành ngữ chỉ một vật thí nghiệm, vật hy sinh, kẻ giơ đầu chịu báng, cảnh “trăm dâu đổ vào đầu tằm”.
[136] Lênaia gốc từ Tiếng Hy Lạp lênôs: ép, vắt. Vì thế còn gọi Hội Léné là Hội ép rượu (Fêtes Lénées ou Lénéennes ou Fêtes du Pressoir). Lại còn có tên gọi là Hội Dionysos Lénaios.
[137] Tiếng Hy Lạp dithurambos, dithurambikos; cấu tạo bằng những từ dis: hai lần, thura: cửa, ambaino: tôi đi qua; ý nói đến việc Dionysus đã hai lần đi qua chiếc cửa của đời sống, có nghĩa là sinh hai lần. Lần đầu Sélémé, lần sau Zeus.
[138] Périclès (495 - 492 TCN) là người cầm đầu đảng, phái dân chủ ở Athènes, đã cầm quyền và tạo ra được những bước tiến bộ lớn về kinh tế, chính trị cũng như văn hóa, xã hội cho nhà nước Athènes.
[139] Nhà hát Athènes thế kỷ V có 17.000 chỗ ngồi; nhà hát Épidaure thế kỷ IV có 44.000 chỗ ngồi.
[140]
Académos là tên một vị anh hùng Hy Lạp trong thần thoại.
Thần thoại Dionysos có một nguồn gốc xa xôi từ phương Đông. Những tài liệu khảo cổ học cho chúng ta biết sự thờ cúng Dionysos ở Hy Lạp đã có từ thiên niên kỷ II TCN. Lúc đầu Dionysos là vị thần của sự phì nhiêu đất đai trồng trọt gắn với nhiều đặc điểm của sự thờ cúng tôtem với những nghi lễ đổi lốt, thay hình. Do nguồn gốc này mà chúng ta thấy trong đám rước, đoàn xa giá Dionysos, những người hành lễ thường khoác một tấm da thú (trong huyền thoại Dionysos, vị thần này đã từng hóa mình thành dê, bò, sư tử, hổ, báo...). Từ những nghi lễ diễn xuất này dần dần hình thành nghệ thuật sân khấu Hy Lạp: bi kịch và hài kịch. Trong những thế kỷ sau này khi nghề trồng nho và sản phẩm rượu nho phát triển đem lại một nguồn lợi lớn cho nhân dân, Dionysos trở thành vị thần Rượu nho, bảo vệ cho nghề trồng nho, ép rượu. Tính chất phóng túng, “bốc”, “tếu”, của những tập tục, nghi lễ thờ cúng Dionysos càng soi sáng và chứng minh cho sự chuyển biến đó. Điều đặc biệt là trong những ngày tiến hành những nghi lễ diễn xuất-tôn giáo thầm kín (mystère), con người được thoát khỏi những sự ràng buộc, cấm đoán thường ngày, được phá bỏ mọi phép tắc trong sinh hoạt hàng ngày. Người Hy Lạp xưa kia gọi kiểu nghi lễ tôn giáo-thần thoại như thế là nghi lễ Orgies (Orgiasme). Đó là kiểu nghi lễ tôn giáo thầm kín tiến hành vào ban đêm ở trong rừng, trong núi. Những người hành lễ hình thành một đám rước đuối, nhảy múa điên cuồng trong điệu nhạc giậm giật, kích động. Nghi lễ Orgies không áp dụng đối với tất cả sự thờ cúng các vị thần mà chỉ áp dụng đối với một số các vị thần, trong đó có Déméter, Perséphone, Dionysos. Ngày nay từ ngữ “orgies” ngoài ý nghĩa lịch sử là một tôn giáo còn mang thêm một ý nghĩa nữa chỉ sự phóng đãng, trụy lạc điên loạn (orgie). Do nguồn gốc đó, thần Dionysos có một biệt danh là Lydie, tiếng Hy Lạp có nghĩa là “giải thoát”, “buông thả”, “nở tung”, “bung ra”. Là vị thần của sự phì nhiêu, của cây nho, có nghĩa là của cây cối, của loài thực vật, Dionysos đồng thời trở thành vị thần của sự sinh tử, tái sinh của thiên nhiên. Trong cuộc đấu tranh với tầng lớp quý tộc thị tộc để xây dựng nhà nước Cộng hòa Dân chủ Chủ nô, nhà cầm quyền Pisistrate ở Athènes đã sử dụng việc thờ cúng như một vũ khí. Việc thờ cúng Dionysos dần trở thành phổ biến khắp đất nước Hy Lạp và nổi bật lên như là một tôn giáo chính thức của nhà nước Athènes (thế kỷ VI TCN). Éleusis trước đó là một trung tâm thờ cúng nữ thần Déméter, nay thêm vào Dionysos. Nơi đây nổi tiếng về những nghi lễ diễn xuất-tôn giáo thầm kín (mystère) thờ cúng nữ thần Déméter, Perséphone, và tiếp đến là Dionysos. Lúc đầu những nghi lễ này mở rộng cho nhân dân tham gia nhưng từ thế kỷ V TCN chỉ giới quý tộc mới được tham gia, từ đó dần hình thành một giáo đoàn Dionysos còn có một tên nữa là Dionysos-Zagréos. Biệt danh này gắn liền với việc đưa tôn giáo Dionysos vào phạm trù của học thuyết tôn giáo-thần thoại Orphisme. Chuyện về Zagréos như sau:
Thần Zeus biến mình thành một con rắn để che mắt Héra, đến ái ân với Perséphone. Cuộc tình duyên của hai người đem lại cho họ một đứa con trai, tên gọi là Zagréos nhưng thực ra là Dionysos mà Zeus sẽ trao cho nó nhiệm vụ cai quản thế gian. Để tránh sự truy lùng của Héra, thần Zeus giao cho các thần Curètes nuôi Zagréos. Nhưng không thoát, Héra biết chuyện bèn gọi các Titan đến giao cho nhiệm vụ phải thanh trừ Zagréos. Biết mình đang lâm vào một tình cảnh hiểm nghèo, Zagréos biến mình thành đủ thứ, khi thì ông già, bà lão, con gái, trẻ thơ; khi thì hổ, báo, sư tử, dê, cừu, chồn, cáo... và cuối cùng biến mình thành một con bò mộng. Các Titan biết, lập tức xông đến vặn sừng con bò và dùng những hàm răng sắc nhọn xé xác ngay con vật rồi chia nhau mỗi thần một mảnh, ăn sống nuốt tươi Zagréos. Thần Zeus nổi trận lôi đình, dồn mây mù, giáng sấm sét, thiêu chết ngay lũ Titan khốn kiếp. Từ tro tàn của thi hài những Titan nảy sinh ra loài người. Còn Zagréos, chút thi hài vương vãi được thần Apollon thu lượm và chôn cất tại Delphes. May mắn làm sao, nữ thần Athéna tìm thấy trái tim của Zagréos còn nóng, còn đập, đem về trao cho Zeus. Lúc này thần Zeus đang đắm say trong cuộc tình duyên với Sémélé. Được quả tim của Zagréos, thần Zeus bèn trao cho Sémélé và bảo Sémélé nuốt luôn vào bụng (Có chuyện kể Zeus nuốt). Từ đó Sémélé thai nghén trong lòng một đứa bé: Dionysos, nhưng thực ra là Zagréos. Sau này khi Zeus sinh Dionysos (từ đùi ra) chính là sinh lại Zagréos, chính là Zagréos được phục sinh hay cũng có nghĩa là Dionysos đã được sinh ra hai lần: lần đầu là Zagréos, lần sau là Dionysos. Lần đầu là con của Zeus và Perséphone, lần sau là con của Zeus và Sémélé. Zagréos với Dionysos tuy hai là một, tuy một mà lại là hai.
Tôn giáo-thần thoại Orphisme dựa vào huyền thoại này và một số biểu tượng tôn giáo của các xã hội phương Đông: Ai Cập, Ấn Độ, Iran, giải thích cuộc sống như sau: con người có hai bản chất. Bản chất cao cả: thần thánh, Zagréos; và bản chất thấp hèn: Titan. Vì thế mỗi người sống trong cuộc đời này phải luôn luôn quan tâm, lo lắng đến việc tẩy rửa khỏi bản thân mình cái bản chất thấp hèn mà ai ai cũng có do tổ tiên lưu truyền lại để chuẩn bị cho một cuộc sống đẹp đẽ hơn, cao thượng hơn ở thế giới bên kia. Linh hồn của con người là bất tử. Nó trú ngụ trong một thể xác không bất tử. Thể xác này in dấu, mang trên mình nó biết bao tội lỗi xấu xa từ các thế hệ trước truyền lại. Khi thể xác chết, linh hồn nhập hóa vào một hình hài, thể xác khác, có thể là hình hài con người, có thể là hình hài con vật, cứ thế tiếp diễn, duyên khởi trùng trùng, sinh sinh hóa hóa. Trải qua những thể nghiệm như thế trước mỗi lần nhập hóa vào một hình hài, linh hồn đã từng phải sống dưới âm phủ địa ngục để ăn năn sám hối, nhờ đó nó dần dần trở nên cao cả hơn. Chỉ có những ông đồng, bà cốt (myste), nghĩa là những người đã hiến trọn mình cho nghi lễ diễn xuất-tôn giáo thầm kín (mystère) Orphisme mới biết được những pháp thuật chuyển linh hồn từ một hình hài này nhập hóa vào một hình hài khác, từ cuộc sống của một con vật sang cuộc sống hoàn thiện, toàn mỹ, trọn phúc, sạch tội, vĩnh hằng. Những tín đồ của tôn giáo Orphisme phải kiêng giết súc vật và ăn thịt. Trong khi chịu lễ họ được rửa tội bằng sữa để nhờ đó họ có thể thấy được con đường lên cõi phúc đời đời (một vì sao trên bầu trời cao xa).
Tôn giáo Orphisme ra đời và phát triển vào quãng thế kỷ thứ VIII TCN, du nhập vào vùng đồng bằng Attique, Athènes dưới thời Pisistrate, sau đó lan truyền khắp nước Hy Lạp (từ thế kỷ VI-III TCN) Trong thời kỳ thống trị của đế quốc La Mã, tôn giáo này vẫn được truyền giảng rộng rãi và có khá đông tín đồ trong mọi tầng lớp nhân dân Hy Lạp, La Mã. Qua việc miêu tả sơ lược về tôn giáo Orphisme, chúng ta có thể nhận thấy ngay, nhận thấy một cách dễ dàng rằng Thiên Chúa giáo cũng có những nội dung tương tự, gần gũi như tôn giáo Orphisme. Thật vậy, tôn giáo Orphisme cũng như một số tôn giáo khác ở vùng Trung Cận Đông khu vực Đông đế quốc La Mã, đã là một gia tài vật liệu phong phú, là những tiền đề, những dữ kiện quan trọng để Thiên Chúa giáo có cơ sở xây dựng nên hệ thống của mình. Với tư cách một hệ tư tưởng, Thiên Chúa giáo buộc phải tiếp thu di sản tư tưởng của quá khứ. Nhưng với tư cách một hệ tư tưởng tôn giáo mới, Thiên Chúa giáo không thể không sáng tạo ra những tư tưởng mới, những biểu tượng thần thoại-tôn giáo mới để đáp ứng một nhu cầu tâm lý, tư tưởng của khối quần chúng đông đảo bị đọa đày, đàn áp đến cùng cực, đang trông chờ một sự giải phóng, một sự thiết lập lại công lý xã hội. Song cái khối quần chúng bị áp bức trong đế quốc La Mã trải qua nhiều cuộc khởi nghĩa bị thất bại, đã mất lòng tin vào sức mạnh và năng lực của mình, một sức mạnh và năng lực rời rạc, lẻ tẻ, tự phát, thiếu một lực lượng xã hội đóng vai trò tiên phong tổ chức lại, do đó, lại trông chờ, tin tưởng vào một sức mạnh và năng lực siêu nhiên, có nghĩa là thần thánh, Chúa Cứu Thế, sự chuộc tội, tu thiện của con người. Để trở thành một hệ tư tưởng tôn giáo mới, Thiên Chúa giáo trước hết phải xóa bỏ bản chất đa thần giáo và chật hẹp của thị tộc, bộ lạc của những tôn giáo-thần thoại cổ đại; nếu không, Thiên Chúa giáo không thể trở thành một tôn giáo có tính chất thế giới.
Tôn giáo Orphisme đã xây dựng nên những biểu tượng tôn giáo của mình và giáo lý của mình bằng cách sử dụng gia tài tôn giáo-thần thoại Olympe. Thiên Chúa giáo cũng không thoát khỏi quy luật này. Tôn giáo Orphisme ra đời như là một sự đối lập lại với tôn giáo Olympe. Sự đối lập giữa các vị thần ở đây (đề cao Dionysos lên như là vị thần được Zeus trao cho sứ mạng cai quản thế gian) chẳng qua chỉ là sự đối lập giữa những con người trong cõi trần. Đó là sự đối lập giữa tầng lớp quý tộc công thương nghiệp, những người bình dân (démos) của thành bang (polis) với tầng lớp quý tộc, thị tộc; sự đối lập của nhà nước Cộng hòa Chiếm hữu nô lệ của cơ chế polis với những tàn dư của chế độ công xã thị tộc và cuối cùng, nói chung, là sự đối lập giữa giàu và nghèo trong một xã hội có ách áp bức, bóc lột giai cấp.
Nhưng còn một sự đối lập nữa quyết liệt hơn, táo bạo hơn, giàu ý nghĩa hơn ở ngay trong thần thoại Dionysos, thần thoại Dionysos của sự hoan lạc, cuồng nhiệt, phóng túng, chứ không phải ở thần thoại Dionysos-Zagréos của tôn giáo Orphisme. Đó là thần thoại tự đối lập với mình: thần thoại phủ nhận thần thoại. Nhân tố tạo nên sự tự phủ nhận này là nghi lễ Orgies: bản chất của nghi lễ Orgies là sự buông thả trong hoan lạc, phóng túng, cuồng loạn. Khi hành lễ con người sống trong niềm tin-ảo tưởng tôn giáo thoát khỏi sự cấm đoán, ràng buộc hàng ngày, say sưa, ngây ngất, “bốc giời” tưởng chừng như bản chất say sưa, hoan lạc, phóng túng của thần Dionysos đã hòa nhập vào con người mình, tưởng chừng như bản chất thần thánh đã đồng hóa trong con người mình. Và như vậy là cái khoảng cách tách biệt giữa con người với thần thánh trong đời sống hàng ngày bị xóa bỏ. Thần thánh ⇔ con người, con người ⇔ thần thánh. Thần thánh tồn tại ở trong nội tâm con người, trong nội tâm con người có hàm chứa thần thánh. Tính chất thế tục, nhân tính, quần chúng từ đó xuất hiện. Và hiển nhiên về khách quan nó là sự phủ nhận thần thánh, thế tục hóa thần thánh. Vì lẽ đó mới có cơ sở để từ những nghi lễ thờ cúng thần Rượu nho-Dionysos nảy sinh ra bi kịch, từ đám rước thần Rượu nho-Dionysos nảy sinh ra hài kịch. Với bi kịch, thần thoại từ chỗ là đối tượng của sự thờ cúng thiêng liêng chuyển hóa thành vật liệu của nghệ thuật. Với hài kịch, thần thoại từ chỗ là sự thờ cúng thiêng liêng trở thành đối tượng của sự phê phán, “nhai lại” thần thoại bị hạ bệ. Tiếng cười trong hài kịch của Aristophane vì lẽ đó mang khuynh hướng vô thần. Và đặc biệt ở bi kịch của Euripide, thần thánh đã bị phàm tục hóa, bị đặt thành vấn đề “tồn tại hay không tồn tại?”
Một ý nghĩa nữa của tính chất phóng túng, hoan lạc, “bốc giời” của nghi lễ Orgies là nó đối lập lại với sự phóng túng, hoan lạc, “bốc giời” của các vị thần Olympe, có nghĩa là sự đối lập của những người bình dân đối với tầng lớp quý tộc có đặc quyền đặc lợi.
[134] Tiếng Hy Lạp thyoné: điên cuồng.
Hội Dionysos
Việc thờ cúng thần Rượu nho-Dionysos phát triển mạnh ở Hy Lạp, đặc biệt ở Athènes trong thế kỷ VI TCN, do đó, những hình thức hội hè, rước lễ cũng phát triển theo và trở thành một tập tục, một nghi lễ thờ cúng rất trọng thể. Nhưng những hình thức hội hè, rước lễ này còn gắn liền với cội nguồn lao động và nhân dân của thời kỳ công xã thị tộc cho nên nó khác rất xa với những hình thức rước lễ của Thiên Chúa giáo mà, như chúng ta đã biết, chỉ có tác dụng tiêu cực nhiều hơn đối với ý thức và cảm xúc của con người. Hội Dionysos (Dionysies), vì thế, không thuần túy chỉ là một sinh hoạt tôn giáo mà còn là một sinh hoạt văn hóa xã hội có những yếu tố tích cực đối với đời sống tinh thần của con người thời cổ đại. Ở vùng đồng bằng Attique, thành bang Athènes, xưa kia có năm kỳ hội Dionysos trong một năm:
1 - Hội Oschophories mở vào tháng Pyanepsion - tháng mười dương lịch, ở Phaler trong vùng đồng bằng Attique, thờ chung cả hai vị thần Dionysos và Athéna. Đây là một hội nhỏ, mở đầu bằng một cuộc chạy thi của những thiếu sinh quân mang cành nho (tiếng Hy Lạp oschot nghĩa là cành nho), tiếp sau là đám rước, ca hát và kết thúc bằng lễ hiến tế.
2 - Hội tháng Poséidéon mở vào quãng tháng chạp, tháng giêng dương lịch khi mùa nho đã thu hoạch xong. Đây là một hội nhỏ mở ở nông thôn kéo dài chừng hai, ba ngày. Vào hội, các gia đình sắm sửa lễ vật, rồi những người thân thích họ hàng kéo nhau đến tụ họp ở một gia đình nào đó làm lễ. Sau đó họ tổ chức thành một đám rước tưng bừng, trọng thể, dẫn đầu là một thiếu nữ mang theo những đồ lễ, những vò rượu nho để làm lễ rảy rượu thiêng bằng những cành nho và dắt theo những con dê hiến tế135. Họ rước một tượng dương v*t, tiếng Hy Lạp gọi là “phallos” tượng trưng cho sức sống sôi động, cường tráng, bất diệt của tạo hóa, của tự nhiên, vừa đi vừa hát những bài ca dương v*t và những bài ca tán tụng sự nghiệp, công ơn của Dionysos... Sau lễ hiến tế là “liên hoan” (rượu nho, thịt dê) và vui chơi. Người ta tổ chức thi đánh đu, thi nhảy lò cò (chân bọc trong một tấm da dê bôi mỡ), v.v. Phần thưởng cho những người thắng cuộc là một bình làm bằng da dê đựng đầy rượu nho. Người xưa kể, chính bác nông dân Icarios đã nghĩ ra những trò vui chơi đó.
3 - Hội tháng Gamélion mở vào quãng tháng giêng, tháng hai ở Léné136, một địa điểm trong đô thị Athènes, nơi có đền thờ Dionysos. Đây cũng là một hội nhỏ có tính chất địa phương, và mặc dù ở trong đô thị Athènes người ta vẫn coi nó là ngày hội của nông thôn. Ngoài lễ hiến tế, rước, tiệc “liên hoan”, hội Léné còn tổ chức thi diễn hài kịch và bi kịch, thi các đội đồng ca biểu diễn các bài ca Dithyrambe137 (thường gọi là đội đồng ca Dithyrambe). Đây là một loại bài ca chuyên dùng trong lễ tế thần Dionysos. Mỗi đội đồng ca gồm 50 người, nhảy múa, ca hát theo tiếng nhạc quanh bàn thờ Dionysos. Đội đồng ca còn chia ra làm hai loại: đội đồng ca thanh, thiếu niên dưới mười tám tuổi và đội đồng ca người lớn từ mười tám tuổi trở lên. Những cuộc thi biểu diễn các đội đồng ca được tổ chức từ thế kỷ VI TCN. Đây là cuộc thi giữa các bộ lạc, lấy đơn vị là bộ lạc. Mỗi bộ lạc bầu hoặc cắt cử một người lãnh đạo đội đồng ca để điều hành công việc. Các nhà nghiên cứu cho chúng ta biết, bi kịch ra đời từ những buổi biểu diễn của các đội đồng ca Dithyrambe này. Những lời xướng, họa, đối đáp của người lãnh đạo đội đồng ca với đội đồng ca làm nảy sinh đối thoại. Những điệu múa, nhịp nhảy, bước đi theo tiết tấu của âm nhạc là tiền đề của diễn xuất kịch. Và từ tích truyện Dionysos mà người ta “dịch sang trò”, trò diễn rất thô sơ còn chưa cắt khỏi cái cuống nhau nối liền với bản chất tự sự, nghĩa là kể, miêu tả tích truyện chứ không phải diễn trò. Từ thế kỷ V - IV TCN, những bài ca Dithyrambe bắt đầu thay đổi về nội dung. Nó không phải chỉ là những bài ca thuật lại cuộc đời và chiến công của Dionysos, ca ngợi công đức của Dionysos, mà đã mở rộng ra đến các vị thần và những anh hùng trong gia tài thần thoại. Và cũng từ đó bi kịch chuyển từ việc diễn tích truyện trong cuộc đời Dionysos sang diễn tích truyện của các vị thần và những anh hùng trong thần thoại Hy Lạp. Ngày nay Dithyrambe chuyển nghĩa mang một ý xấu chỉ những lời tán dương, tâng bốc quá đáng, nịnh nọt (Có tài liệu nói, trong Hội Léné không tổ chức thi biểu diễn đội đồng ca Dithyrambe). Hội Léné kéo dài khoảng ba bốn ngày.
4 - Hội tháng Anthestérion (Anthestéries, Hội Hoa) mở vào đầu mùa xuân cuối tháng hai ở thành bang Athènes và những thành bang ở bờ biển Tiểu Á kéo dài ba ngày. Ngày đầu là “Ngày mở vò rượu”, mỗi gia đình mở vò rượu đã ủ, làm lễ rồi tất cả mọi người kể cả trẻ em đều nếm rượu mới đồng thời đem rượu mới làm lễ rảy rượu thiêng xuống đất và lên bàn thờ các vị thần. Mọi người đều uống say sưa trong không khí hân hoan. Nô lệ được chủ cho nghỉ, các trẻ em được tặng quà. Và các gia đình đến các thầy giáo thăm hỏi, trao tặng phẩm và trả tiền học cho các con. Ngày thứ hai gọi là “ngày cốc vại’, mọi người mang rượu của mình đến nơi mở hội, mời nhau và uống trong chiếc cốc vại của mình mang theo, rồi dự lễ rước tượng thần Dionysos từ một chiếc thuyền lên một cỗ xe. Tượng được rước vào trong đô thị để làm một nghi lễ ma thuật, thần bí: cưới vợ cho thần Dionysos. Ngày cuối cùng gọi là “Ngày liễn”, mỗi gia đình bày ra một liễn đậu ninh nhừ cúng linh hồn những người chết. Khi cúng nói: “Hồn ơi! Đi, đi thôi... hết Hội Anthestéries rồi”. Cũng trong ngày Tết Hội này, cửa đền thờ những vị thần Olympe đóng lại, cửa các gia đình cũng đóng lại và tất cả đều được trát nhựa thông, còn mọi người đều đi tìm lá mận gai về để nhai. Họ tin rằng có làm như thế thì mới tránh được những mối nguy hiểm do những người ngoại lai đưa tới (!) “Ngày liễn” chủ yếu dành cho việc cúng tế thần Hermès Psychopompe (Hermès Người đưa dẫn linh hồn). Trong “Ngày liễn”, suốt đêm nhân dân tổ chức những đám rước vui nhộn, chơi đùa náo nhiệt, tự do, phóng túng.
5 - Hội tháng Élaphébolion mở vào quãng tháng ba, tháng tư còn gọi là Hội lớn Dionysos (Grandes Dionysies) hay Hội trên tỉnh (Dionysies de la ville; Dionysies urbaines). Hội mở ở đô thị Athènes. Hội mở quãng sáu, bảy ngày, rất to, thu hút đông đảo người ở tứ xứ về dự. Trong thời gian mở hội, chính quyền ân xá cho các phạm nhân, không bắt bớ, giam giữ người, không đi thu thuế để cho mọi người có thể dự hội. Dưới thời Périclès138 cầm quyền, nhà nước Athènes còn cấp tiền cho công dân của đô thị đi xem diễn bi kịch (lúc đầu một buổi, sau cả ba buổi). Sự hào phóng đó của nhà nước Athènes gắn liền với địa vị kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nó: trung tâm của thế giới Hy Lạp từ sau cuộc chiến Hy Lạp-Perse (500 - 441 TCN). Những sân khấu ngoài trời để diễn bi kịch làm bằng đá có chỗ ngồi bậc thang như ở sân vận động ngày nay dựa vào sườn núi với quy mô to lớn, có tới hàng chục nghìn chỗ ngồi139 được xây dựng bắt đầu từ thời kỳ này. Chương trình ngày hội như sau: Ngày đầu là lễ rước tượng thần Dionysos từ đền Léné ra đền thờ Dionysos ở gần khu vườn Académos140. Ngày thứ hai và ngày thứ ba là cuộc thi biểu diễn của các hội đồng ca Dithyrambe. Ba ngày sau là thi biểu diễn bi kịch. Hội lớn Dionysos mở sau hội lớn Panathénées sáu ngày. Hai hội này là hai hội to nhất, quan trọng nhất của đời sống văn hóa-xã hội của nhà nước Athènes. Nó thu hút đông đảo khách phương xa từ những thành bang trên bán đảo Hy Lạp cho đến những thành bang trên mặt biển Égée, rồi ở vùng ven biển Tiểu Á và cả những thành bang ở đảo Sicile, ở miền Nam nước Ý (xưa gọi là Đại Hy Lạp) về dự.
Hội Dionysos thể hiện những quan niệm tôn giáo của người Hy Lạp cổ xưa. Những nghi lễ diễn xuất tôn giáo thầm kín, những đám rước, những đội đồng ca Dithyrambe tế thần và những tập tục khác thể hiện nỗi buồn, cái bi đối với cuộc đời gian truân, khổ ải và cái chết của Dionysos như là cái chết của thiên nhiên, thể hiện niềm vui, cái hài đối với sự tái sinh của Dionysos như là sự tái sinh của thiên nhiên. Những cảm xúc buồn rầu, thương cảm đã là yếu tố đầu tiên của quá trình hình thành bi kịch. Còn những cảm xúc vui tươi, phấn khởi, hào hứng “say”, “bốc”, “tếu”, phóng túng là những yếu tố đầu tiên của quá trình hình thành hài kịch. Hài kịch tiếng Hy Lạp là “kōmōidía” (tiếng Pháp: comédie; tiếng Latinh: comoedia) cấu tạo do hai từ: kōmōs: đám rước vui vẻ (có cách giải thích: kṓmē: làng) và ōidḗ: bài ca. Những bài ca trong những đám rước vui vẻ của Hội Dionysos trước hết là những bài ca dương v*t mang tính chất vui nhộn, “bốc”, “tếu”. Sau khi tế thần, ăn cỗ, uống rượu mọi người về làng với tâm trạng hào hứng và tự do phóng túng của ngày hội đã tiếp tục vui đùa, ca hát chọc ghẹo, chế giễu, nhạo báng người này người khác. Từ sự vui đùa giải trí dần dần chen vào sự vui đùa phê phán, giễu cợt, châm biếm, nhạo báng mang ý nghĩa xã hội. Mượn hơi men và lợi dụng quyền tự do của ngày hội, những người dự hội đã sáng tác ra những câu chuyện bông đùa, hài hước để đả kích những kẻ xấu xa, độc ác, ngu xuẩn, đểu cáng trong đời sống hàng ngày. Hài kịch bắt đầu từ những nhân tố đả kích cá nhân như vậy. Trải qua một quá trình phát triển khá lâu dài dần dần đám rước Dionysos có một cảnh diễn hài hước với một cốt truyện đơn sơ, sau mới tách ra khỏi Hội đồng ca như đã bị tách ra khỏi đội đồng ca Dithyrambe.
Tục lệ thờ cúng dương v*t như là một biểu tượng của sự sinh sôi, phát triển không phải chỉ riêng có ở Hy Lạp mà còn có ở nhiều dân tộc khác. Trong tôn giáo thần thoại Ấn Độ có tục thờ cúng linga (dương v*t) và yoni (âm vật). Một biệt danh của thần Shiva là thần Giấc ngủ và vị thần Shiva Giấc ngủ này được thờ bằng một chiếc tượng dương v*t, đặt trong lòng tượng âm vật (Linga - arcana - Tantra). Những tượng linga và yoni trong Nhà Bảo tàng Nghệ thuật Chàm ở Đà Nẵng là một bằng chứng phong phú về nghệ thuật tôn giáo thần thoại Ấn Độ Chàm.
[135] Le bouc émissaire, nay trở thành một thành ngữ chỉ một vật thí nghiệm, vật hy sinh, kẻ giơ đầu chịu báng, cảnh “trăm dâu đổ vào đầu tằm”.
[136] Lênaia gốc từ Tiếng Hy Lạp lênôs: ép, vắt. Vì thế còn gọi Hội Léné là Hội ép rượu (Fêtes Lénées ou Lénéennes ou Fêtes du Pressoir). Lại còn có tên gọi là Hội Dionysos Lénaios.
[137] Tiếng Hy Lạp dithurambos, dithurambikos; cấu tạo bằng những từ dis: hai lần, thura: cửa, ambaino: tôi đi qua; ý nói đến việc Dionysus đã hai lần đi qua chiếc cửa của đời sống, có nghĩa là sinh hai lần. Lần đầu Sélémé, lần sau Zeus.
[138] Périclès (495 - 492 TCN) là người cầm đầu đảng, phái dân chủ ở Athènes, đã cầm quyền và tạo ra được những bước tiến bộ lớn về kinh tế, chính trị cũng như văn hóa, xã hội cho nhà nước Athènes.
[139] Nhà hát Athènes thế kỷ V có 17.000 chỗ ngồi; nhà hát Épidaure thế kỷ IV có 44.000 chỗ ngồi.
[140]
Académos là tên một vị anh hùng Hy Lạp trong thần thoại.
Danh sách chương