Hôm sau, bọn Vô Ưu Cái lại được gọi gấp sang Tạ gia trang. Triều Châu Thần Y tiếp họ với sắc diện vô cùng kỳ quái. Ông chậm rãi nói :
- Lão phu xin báo cho chư vị hai việc rất quan trọng. Thứ nhất là ba cô gái họ Ðiền đã hoàn toàn khỏi bệnh!
Vô Ưu Cái mừng rỡ :
- Tạ ơn hoàng thiên! Có thế lão phu mới không hổ thẹn với Tần hiền đệ! À! Còn tin thứ hai? Tạ thần y nhăn mặt thở dài :
- Sáng nay, khi thăm mạch, lão phu phát hiện họ đều đã cấn thai!
Ðất trời đảo lộn, vũ trụ quay cuồng, cả nhà kinh hãi ồ lên, mặt tái xanh như tàu lá.
Hồng Diện Tôn Giả ngơ ngác :
- Trời đất! Chẳng lẽ là Tần Nhật Phủ?
Ngọa Long Tú Sĩ nghiêm giọng :
- Thế ba vị tiểu thư kia giải thích thế nào? Họ có nhớ được gì không?
Tạ thần y rầu rĩ đáp :
- Họ vui vẻ khẳng định rằng trong tháng vừa qua, Nhương Thư thường ghé về thăm họ, phu thê mặn nồng, tất phải có kết quả! Lão phu cố nói cho họ hiểu Nhương Thư đã chết sau khi giết Ðộc Biển Thước ở Tứ Phạn Thiên cung, thì họ khóc và cho rằng chồng hiện hồn về!
Thúy Sơn cũng áy náy xác nhận :
- Quả đúng vậy, ngay từ đầu tháng sáu, ba người ấy đã luôn miệng kể về những giấc mơ tương hội với Nhương Thư.
Vô Ưu Cái trợn mắt cười nhạt :
- Lão phu không tin có ma! Cho gọi Tần Nhật Phủ lên đây! Chỉ mình gã ta mới đủ bản lãnh qua mắt Thúy Sơn và lực lượng tuần tra nghiêm ngặt ở chốn này!
Tào Ưng hăm hở :
- Ðể tại hạ đi cho!
Lát sau, Tứ Mi Ngọc Diện kiếm khách lên đến, gương mặt anh tuấn và đoan chính kia chẳng một nét lo âu.
Vô Ưu Cái bỗng ngần ngại, lựa lời mà nói cho khéo. Ông kể sơ sự việc rồi hỏi :
- Tần thiếu hiệp! Lão phu rất tôn trọng nhân phẩm của thiếu hiệp. Song nơi đây, chẳng phải ai cũng đủ bản lãnh để vào! Do vậy, lão phu mong thiếu hiệp cứ nói thật lòng, lão phu sẽ đứng ra tác thành cho thiếu hiệp và ba đứa em dâu góa bụa!
Tứ Mi Ngọc Diện kiếm khách lộ vẻ buồn rầu, nghiêm nghị đáp :
- Tại hạ từ lâu đã nghe truyền tụng về nhân cách và công trạng của Nhương Thư, lòng rất tôn kính, quyết noi theo gương ấy, lẽ nào lại dám mạo phạm đến thê thiếp của chàng ta? Hơn nữa, Tần mỗ là người hờ hững với sắc dục, cả Thế Lan là vị hôn thê mà vẫn chưa chạm đến!
Tào Ưng nói thẳng :
- Ngươi có dám thề không?
Họ Tần gật đầu :
- Phủ tôi mà có mạo phạm đến ba vị tiểu thư họ Ðiền thì xin chết thảm dưới lưỡi búa của lôi thần!
Bọn Hồng Diện Tôn Giả đều là tay cáo già lão luyện, cơ trí tinh minh, nhận ra vẻ thành thực tuyệt đối của Nhương Thư, liền nhìn nhau thở dài. Vô Ưu Cái bèn tạ lỗi với họ Tần, chàng mỉm cười lắc đầu rồi bỏ đi.
Ở đây, mấy lão hồ ly vò đầu bứt tóc, cố phân tích xem ai là hung thủ. Họ cho mời ba nạn nhân lên hỏi han. Uyển Xuân buồn bã đáp :
- Hầu đại ca không tin bọn tiểu muội sao? Phu thê đầu ấp tay gối đâu thể lầm được? Từ hơi hướng cho đến cử chỉ đều đúng Tần tướng công, nếu không bọn tiểu muội đã kháng cự rồi!
Bạch Cúc thì phản ứng mạnh, dựng ngược đôi mày liễu :
- Hầu đại ca định gán tiếng bất trinh cho bọn tiểu muội hay sao? Ðại ca không tin ma quỷ nhưng người khác thì có!
Hồng Diện Tôn Giả tức quá hỏi lại :
- Thế tại sao hồn Nhương Thư không về ân ái với Thúy Sơn?
Bạch Cúc nghe có lý nhưng vẫn đanh đá đáp :
- Có lẽ tướng công yêu bọn ta nhiều hơn!
Vô Ưu Cái hiểu rằng chẳng thà để họ nuôi ảo tưởng còn hơn đau khổ vì sự thực nên cười xòa :
- Thôi thôi! Cả ba đều khẳng định như vậy thì chắc không thể sai! Lão phu rất mừng vì Nhương Thư đã có người nối dõi!
Ba thai phụ ngoa nguẩy bỏ đi. ở đây, Vô Ưu Cái than trời :
- Lão phu đến phát điên mất!
Bỗng Tứ Mi Ngọc Diện kiếm khách lên đến, vai khoác bọc hành lý. Gã nghiêm nghị nói :
- Từ nay đến đại hội võ lâm còn hơn hai tháng, tại hạ ở lại đây không tiện, xin được cáo từ. Ðúng ngày rằm tháng chín, tại hạ sẽ có mặt để thượng đài.
Giữ mãi cũng không được, Vô Ưu Cái đành để Tần Nhật Phủ ra đi, sau khi dặn chàng đúng hẹn.
Họ Tần vừa rời sảnh, Bất Trí thư sinh bàn ngay :
- Tần Nhật Phủ bản lãnh siêu phàm nhưng kém phần kinh nghiệm, chúng ta phải cho người theo hỗ trợ mới được! Gã mà sa chân vào ma đạo là đại họa cho võ lâm!
Ngọa Long Tú Sĩ tán thành :
- Cao hiền đệ nói chí phải! Theo ý lão phu, ta nên điều Dương Châu Thần Thâu Bạch Túc Nhiên bám theo Tần Nhật Phủ! Chỉ họ Bạch mới làm được việc này!
Dương Châu Thần Thâu vừa đến Lạc Dương được mấy ngày trước. Họ Bạch được hội đồng võ lâm triệu tập để lãnh nhiệm vụ tiềm nhập Sơn Hải bang, nhưng sự hồi đầu của Ngọa Long Tú Sĩ đã khiến công tác ấy không cần thiết nữa.
Ngày xưa, thuyền và ngựa là phương tiện giao thông duy nhất, kỹ thuật làm cầu qua sông lớn chưa có, nên hành trình gặp nhiều trắc trở, khó xác định thời gian. Bởi thế, Tần Nhật Phủ định về Sơn Tây mà không dám, sợ trễ kỳ đại hội.
Thực ra, tâm trạng họ Tần không hề bình yên như nét mặt. Chàng ta nhận ra rằng ký ức mình có những khoảng trống mơ hồ, mờ mịt tựa chiều sương. Ðó là tuổi thơ, thời gian học võ, dung mạo người thân và phong cảnh quê nhà.
Trước đây chàng luôn bị Ải Thần Quân ở bên cạnh khống chế, chỉ chuyên tâm rèn luyện võ nghệ để chuẩn bị cho đại hội, không suy nghĩ nhiều. Song từ lúc rời Tạ gia trang, một mình một ngựa dong ruổi, chàng có thời gian để tự vấn.
Tần Nhật Phủ không có định hướng, vô tình đi về hướng Ðông, đến chiều dừng chân nơi tiểu trấn. Ðêm ấy tĩnh tọa, hành công xong, chàng tiếp tục đào bới trí nhớ, và tìm thấy một hình ảnh lạ lùng. Ðấy là ba vòi nước suối phun rất mạnh, gần đó có bia đá khắc ba chữ Báo Ðột Tuyền. Dường như chàng đã đến nơi ấy cùng ba nữ nhân nữa, song không rõ dung mạo.
Nhật Phủ ngơ ngẩn vì chưa bao giờ du ngoạn Tế Nam cả. Chàng nhắm mắt mường tượng, rùng mình nhớ đến ba người vợ góa của Nhương Thư. Ðiền gia trang quả đúng là ở rất gần suối Báo Ðột.
Phải chăng Tế Nam có vị trí rất quan trọng trong quá khứ của chàng?
Ðêm ấy, Nhật Phủ, tức Nhương Thư ngủ không yên giấc, đầu óc quay cuồng với những nghi vấn. Chàng mơ màng nhìn thấy những hình ảnh lạnh lùng. Gương mặt từ bi, nhân hậu của một nhà sư rất già, một thi thể phụ nhân lõa lồ đẫm máu, một hố sâu hun hút, đen ngòm.
Những mảnh vụn của dĩ vãng này tuy nhỏ bé nhưng lại là kết quả của Nhiên Ðăng tâm pháp. Chính Ải Thần Quân cũng không ngờ rằng pho nội công Phật môn kia có thể hóa giải tà pháp Di Hồn. Lão dạy chàng võ nghệ nhưng không thể thay đổi đường lối vận khí nhiều năm quen thuộc. Song việc gì cũng phải có thời gian nên hiện tại Nhương Thư chưa thể quét sạch ngay được màn u minh trong tâm thức.
Sáng ra, Nhương Thư soi bộ mặt phờ phạc vào chiếc gương đồng, lòng đầy nghi hoặc và cảm thấy xa lạ, nhất là đôi lông mày kép quái dị kia.
Ải Thần Quân đã dùng một thứ thuốc thần kỳ vẽ lên, kích thích chân lông nơi ấy phát triển, sau nửa năm trở thành chân mày. Tất nhiên, những sợi lông mày ấy mảnh hơn, nhạt màu hơn hàng dưới, và không mọc lại khi bị cạo, nếu không bôi thêm thuốc.
Chẳng phải lão lột của mình mà khâu cho Nhương Thư vì cơ thể con người sẽ đào thải những vật xa lạ.
Chúng ta hãy tạm quên Nhương Thư, quay lại Tạ gia trang ở Lạc Dương.
Tuy tin lời Tần Nhật Phủ song Vô Ưu Cái chẳng cam tâm bỏ qua việc tìm kiếm kẻ đã làm cho ba cô em dâu góa bụa của mình phưỡn bụng.
Ông âm thầm triệu tập toàn bộ toán cao thủ bảo vệ Tạ gia trang về Tổng đàn để tra hỏi, tránh không để ba ả họ Ðiền biết được.
Bọn đệ tử Cái bang tuyệt đối trung thành nên thực thà kể lại rằng trong tháng qua mình đã nhiều lần ngủ gục. Thúy Sơn cũng thú nhật rằng ngủ rất ngon.
Ngọa Long Tú Sĩ cho vẽ lại ví trí canh gác của từng người, phát hiện những kẻ ấy nối thành một đường, đi từ khu phòng của Tần Nhật Phủ đến khuê phòng của bọn Mã Lan.
Hồng Diện Tôn Giả phẫn nộ gầm lên :
- Khốn nạn thực! Chúng ta bị tiểu tử họ Tần lừa rồi! Hèn gì gã vội vã rời Lạc Dương ngay!
Chứng cứ đã rành, song Vô Ưu Cái vẫn thận trọng phân tích :
- Cứ cho rằng Tần Nhật Phủ là thủ phạm, thì gã phải giỏi thuật Nhiếp Hồn mới có thể khiến ba nàng kia tưởng mình là Nhương Thư! Vậy vì sao gã lại cứu họ thoát khỏi tà pháp của Kỵ Ba Thần Quân? Tạ thần y đã khẳng định rằng thuật châm cứu và thuốc thang chỉ thành công hoàn toàn sau ít nhất hai năm điều trị! Và lão phu không tin một tên dâm tặc xảo quyệt đến mức ấy lại chịu bỏ qua một giai nhân như Bạch hiền muội! Gã thừa sức khiến Thúy Sơn không nhớ được gì cả!
Lập luận vững chắc, hữu lý này khiến các lão hồ ly phải phân vân. Bất Trí thư sinh buột miệng than :
- Lại trời cho Tần Nhật Phủ chính là Nhương Thư! Nếu không chúng ta mặt mũi nào gặp y ở chốn suối vàng nữa!
Cao lão luôn khẳng định Nhương Thư vẫn còn sống mà giờ đây nói thế chứng tỏ lòng tin đã lung lay. Thúy Sơn bật khóc ôm mặt bỏ chạy về phòng.
Chiều hôm ấy, nàng đang ngồi gặm nhấm nối thống khổ ở vườn hoa sau Tổng đà, thì Ngọa Long Tú Sĩ đi đến. Ông nghiêm giọng :
- Chỉ mình phu nhân là có thể khám phá ra chân tướng Tần Nhật Phủ! Còn bằng cách nào thì phu nhân tự hiểu! Hãy đi đi! Nếu Nhật Phủ không phải là Nhương Thư thì cứ giết gã!
Thúy Sơn thông minh tuyệt thế, biết Tú sĩ chẳng đẩy mình vào chỗ chết, mừng rỡ nói :
- Phải chăng tiên sinh đã nắm được tám phần hy vọng?
Lỗ Ðăng Hân mỉm cười gật đầu :
- Ðúng vậy! Song hai phần bất trắc kia đáng giá cả cuộc đời phu nhân đấy!
Thúy Sơn kiên quyết đáp :
- Nếu Nhương Thư không còn thì tiểu muội cũng chẳng muốn sống làm gì nữa!
Nửa đêm, nàng khăn gói ra đi, để lại một bức thư cho sư phụ và Vô Ưu Cái.
Bọn hán tử báo cho Thúy Sơn biết hướng đi của Tần Nhật Phủ, nàng liền phi nước đại đuổi theo, bốn ngày sau bắt kịp mục tiêu ở Trịnh Châu.
Nàng vào thành lúc rạng sáng, mừng rỡ vì gặp Dương Châu Thần Thâu Bạch Túc Nhiên. Họ Bạch đi trước nàng một ngày, luôn bám theo đuôi Tần Nhật Phủ.
Gã đang ngồi gật gù ở một mái hiên bên đường, chạy ra chặn Thúy Sơn lại :
- Phu nhân đến đây làm gì? Họ Tần đang trọ trong tòa lữ điếm bên kia đường đấy!
Thúy Sơn liền kể sơ kết quả điều tra dâm tặc ở Tạ gia trang, rồi nghiêm nghị nói :
- Ngọa Long Tú Sĩ đã nghi ngờ Tần Nhật Phủ là Nhương Thư, khuyên ta hy sinh tiết hạnh để kiểm chứng. Túc hạ hãy chịu khó bám theo ta, khi cần thiết sẽ dùng ám khí tiêu diệt gã!
Dương Châu Thần Thâu tuy không phải đệ tử Ðường môn nhưng lại có tài phóng độc tiễn rất thần diệu. Gã nhăn mặt bàn :
- Hà tất phu nhân phải đặt cả cuộc đời mình vào canh bạc này! Muốn kiểm tra hư thực thì cứ kiên nhẫn theo dõi. Hơn nữa, trừ dáng vóc và giọng nói ra, Nhật Phủ nào có điểm gì giống với công tử đâu?
Thúy Sơn chột dạ phân vân, không dám tiếp cận Tần Nhật Phủ. Ðồng ý cùng Bạch Túc Nhiên âm thầm điều tra.
Mãi đến giữa giờ Thìn, Tần Nhật Phủ mới rời lữ điếm, gương mặt phờ phạc vì mất ngủ, ánh mắt buồn rầu khó tả.
Ðúng là đêm qua chàng giật mình trở giấc lúc cuối canh tư vì một giấc mơ quái dị. Nhật Phủ nằm mộng thấy mình đang ở Tạ gia trang, ân ái với người vợ mất trí của Nhương Thư là Mã Lan. Cảnh mây mưa ấy hiện ra rất rõ ràng, có đầy đủ hơi ấm và mùi thơm từ thân thể nuột nà của người góa phụ. Nhật Phủ thoát dương, kinh hãi ngồi bật dậy, và không sao ngủ lại được. Cảm giác chân thật kia khiến chàng nghi ngờ rằng có thể chính mình là tên dâm tặc điên loạn. Chỉ có kẻ điên mới không nhớ được quá khứ, và tất nhiên sẽ không làm chủ được hành vi.
Nỗi tuyệt vọng cứ lớn dần, Nhật Phủ tự phỉ nhổ mình và không còn muốn sống nữa. Nhưng để tạ lỗi với Tần Nhương Thư, chàng sẽ liều chết giết cho được Kỵ Ba Thần Quân.
Ðã nuôi chủ ý như vậy nên Nhật Phủ phi nước đại về hướng Ðông, chiều hôm sau rẽ trái và đến Khai Phong vào quá trưa ngày mười ba.
Ðôi lông mày kép là chiêu bài lừng lẫy của Tứ Mi Ngọc Diện kiếm khách nên đám đệ tử Âm Sơn giáo mau chóng phi báo về Tổng đàn ở Cô Ðộc bảo.
Dùng bữa xong, Tần Nhật Phủ đi tìm Âm Sơn lão tổ. Giới võ lâm Khai Phong không thiếu óc hiếu kỳ đã rầm rộ bám theo, tổng số không dưới bốn mươi.
Cô Ðộc bảo nằm ở phía Ðông thành Khai Phong, giờ đã chính thức thuộc về Âm Sơn giáo. Vô Ưu Cái đã đem cơ ngơi này hiến cho Âm Sơn lão tổ để chuộc Dạ Quân Tử Quách Tàn Bôi. Họ Quách được tha lập tức trở về Tứ Xuyên thăm mẹ già. Còn người chủ cũ của Cô Ðộc bảo là Trung Nguyên Cao Sĩ thì đã âm thầm xuất gia từ hai năm trước, trở thành đệ tử phái Thiếu Lâm, việc này rất ít người biết.
Nhờ việc tổ chức đại hội võ lâm mà liên minh giữa Âm Sơn giáo và Sơn Hải bang tan rã. Âm Sơn lão tổ án binh bất động, để mặc lực lượng Bạch đạo đánh nhau với Kỵ Ba Thần Quân.
Nhờ tin tức của Ngọa Long Tú Sĩ mà phe chính phái đã xuất quân từ Cưu Sơn, phá hủy nhiều cơ sở mật của Sơn Hải bang ở Huy Châu, Bắc Giang Tô khiến chúng không thể bành trướng ra ngoài phủ Sơn Ðông.
Ðệ tử các phái đều cải trang, chiến đấu dưới danh nghĩa Cưu bang, khiến oai danh Hoàng Nghi Tuyệt và Từ Thanh Huệ nổi như cồn.
Sau khi điểm sơ cục diện võ lâm, chúng ta quay lại với Tần Nhật Phủ. Chàng ta dừng cương trước Cô Ðộc bảo, lạnh lùng nói với mấy gã gác cổng :
- Các ngươi vào báo với Âm Sơn lão tổ rằng có Tứ Mi Ngọc Diện kiếm khách đến so tài cao thấp!
Âm Sơn lão tổ Lương Dã Toàn đang uống trà với Nghiên Tái Thuần, nghe báo tin liền cau mày hỏi :
- Thuần nhi! Sao gã họ Tần đến khiêu chiến với ta?
Nghiên Tái Thuần lúc lắc cái đầu to tướng :
- Lạ thực! Giả như bọn Vô Ưu Cái chiêu mộ được Tần Nhật Phủ thì cũng để dành cho đại hội võ lâm chứ sao lại đưa gã vào chỗ chết thế này? Thực là khó hiểu! Thôi được, sư phụ cứ ra đấu với họ Tần, và đặt điều kiện bắt y phải qui phục nếu thua!
Lương Dã Toàn mừng rỡ :
- Hay lắm! Nếu thu phục được Tứ Mi Ngọc Diện kiếm khách thì thực lực Âm Sơn giáo sẽ mạnh lên hẳn! Nghe đồn rằng Nhật Phủ đã từng cầm hòa với Hồng Diện Tôn Giả ở Bắc Kinh!
Nghiên Tái Thuần cười xảo quyệt :
- Sư phụ hãy ăn mặc thật chỉnh tề, kéo dài thời gian. Tần Nhật Phủ còn trẻ, chờ đợi lâu tất sẽ bồn chồn, tâm loạn động, kiếm pháp lộ nhiều sơ hở!
Âm Sơn lão tổ hài lòng khen :
- Ngươi đúng là quân sư tốt của lão phu!
Song Nghiên Tái Thuần lại không ngờ sự xảo quyệt của mình đã gây tai họa. Số là Thúy Sơn và Dương Châu Thần Thâu cũng có mặt trong đám hào khách hiếu kỳ. Lúc đầu, họ không biết mục đích của Tứ Mi Ngọc Diện kiếm khách, lòng rất nghi hoặc. Khi nghe chàng lên tiếng khiêu chiến với Âm Sơn lão tổ thì Thúy Sơn mới tá hỏa tam tinh. Nàng bối rối hỏi Dương Châu Thần Thâu :
- Bạch túc hạ, làm sao bây giờ? Sao họ Tần lại đến đây liều mạng với Lương lão quỷ, đi ngược với kế hoạch của hội đồng võ lâm? Quân số Âm Sơn giáo đông như kiến, Nhật Phủ chẳng thể nào thoát thân được!
Bạch Túc Nhiên gãi tai, nhăn mặt :
- Ta cũng không hiểu nổi! Nhưng trước mắt phải tìm cách giải vây cái đã!
Họ Bạch có dung mạo đoan chính, dễ mến, khiến cả thiên hạ phải lầm to. Thực ra, Bạch Túc Nhiên cực kỳ xảo trá, quỷ quyệt, thủ đoạn lại tàn nhẫn phi thường. Có điều, gã chỉ lấy trộm của bọn trọc phú, cường hào, ác bá mà thôi, cho nên được cả hai phe chính tà tôn trọng.
Dương Châu Thần Thâu nghĩ ngợi một lúc, tủm tỉm hỏi Thúy Sơn :
- Phu nhân có mang theo vàng đấy không?
Nàng góa bụa sầu muộn gật đầu :
- Ðộ bốn vạn lượng! Túc hạ cần bao nhiêu?
- Sao phu nhân lại mang theo cả một gia tài như thế? Tại hạ chỉ cần năm trăm lượng là đủ!
Thúy Sơn không trả lời, lặng lẽ móc ngân phiếu trao cho Dương Châu Thần Thâu ngàn lượng. Mắt nàng hơi ươn ướt vì thương nhớ trượng phu, số của cải này do Nhương Thư lấy được của Trác Thiên Lộc. Nàng thầm ghen với sự giàu sang của ba cô gái họ Ðiền nên đã giữ lấy để sau này có của hồi môn mà về làm dâu họ Tần.
Thúy Sơn buồn bã nói :
- Bạch túc hạ cứ cầm cả ngàn lượng, nếu thiếu tiểu muội sẽ đưa thêm!
Bạch Túc Nhiên nheo mắt đáp :
- Tần Nhật Phủ được xem như người nhà của quan Tả Ðô ngự sử cầm đầu Ðông Xưởng. Việc này đã được truyền tụng khắp quan trường, vì vậy, chỉ cần vài trăm lượng cũng đủ khiến Tổng binh thành Khai Phong phải kéo quân đến giải vây cho họ Tần. Phu nhân hãy yên tâm chờ tin của tại hạ!
Nói xong, gã quay ngựa phóng như bay trở lại thành Khai Phong, cách Cô Ðộc bảo chừng chục dặm.
Thúy Sơn yên lòng quay sang ngắm Tần Nhật Phủ. Nàng đã cải nam trang, mang râu rậm, đội nón vành rộng nên chẳng sợ ai nhận ra. Bạch Túc Nhiên là đạo chích, trong hành lý lúc nào cũng sẵn đạo cụ dịch dung.
Lúc này đã là đầu giờ Thân, vầng dương ngã về tây nhưng vẫn còn chói lọi, nhuộm hồng bộ võ phục trắng và gương mặt rám nắng của Tần Nhật Phủ.
Chủ nhà lần khân mãi chẳng chịu ra, khách quan chiến đều nóng ruột mà họ Tần vẫn bình thản đứng im như pho tượng, mắt hướng về ngọn núi mờ xa, phía sau lưng Cô Ðộc bảo.
Lòng Thúy Sơn lại rộn rã niềm hy vọng vì phong thái trầm tĩnh, định lực thâm hậu kia nào có khác Nhương Thư.
Hơn khắc sau, Âm Sơn lão tổ và bọn đầu lĩnh Âm Sơn giáo mới khệnh khạng xuất hiện.
Lương Dã Toàn vốn là người cao to lực lưỡng, tuy mặc đạo bào nho nhã màu nguyệt bạch, đầu đội mũ đạo sĩ, mà vẫn oai phong lẫm liệt như võ tướng. Nhờ Thiên Niên Tuyết Sâm mà râu tóc lão đen nhánh, mặt hồng hào, trông trẻ như mới năm mươi. Giờ đã là Giáo chủ một giáo phái, Lương Dã Toàn mạ vàng cây côn thép cho xứng với thân phận cao cả.
Thúy Sơn giận run khi nhận ra kẻ mặc trường bào gấm đen sang trọng, đi sau lưng Âm Sơn lão tổ, chính là gã phản bội Nghiên Tái Thuần. Họ Nghiên cũng cầm đoản côn, nhưng đường kính nhỏ hơn côn của Lương Dã Toàn, và mạ bạc sáng loáng.
Nghiên Tái Thuần nghiêng chiếc đầu to, hấp háy đôi mắt liếng, ngắm nghía Tần Nhật Phủ rồi nói nhỏ vài câu với Lương Dã Toàn.
Lương Dã Toàn cười ha hả, vòng tay nói với khách :
- Từ lâu, lão phu vẫn thường ngưỡng mộ thanh danh của bậc anh tài trẻ tuổi đất Hà Bắc, không ngờ hôm nay lại được Tần công tử ghé thăm, quả là vinh hạnh! Lão phu vốn “ái tài như mạng”, sẵn sàng mời công tử hạ cố nhận chiếc ghế Phó giáo chủ Âm Sơn giáo! Nếu công tử không chê, xin mời vào sảnh bàn bạc!
Miếng mồi vinh hoa phú quý này không thể mua chuộc được bậc anh hùng. Nhật Phủ hờ hững lắc đầu :
- Tại hạ vốn nhạt mùi danh lợi, chỉ xem trọng võ học, nên đến đây để lãnh giáo tôn giá vài chiêu. Nếu tôn giá sợ thì hãy lột chiêu bài, rút quân về Tây Hạ!
Âm Sơn lão tổ tính tình nóng nảy, không chịu nổi lời khiêu khích ngạo mạn kia, liền trợn mắt nạt :
- Lão phu sở hữu trăm năm công lực, lẽ nào lại sợ một gã tiểu tử chưa ráo máu đầu! Ngươi đã dám khoác lác thì chớ trách lão phu tàn nhẫn!
Nghiên Tái Thuần vội kéo áo sư phụ để nhắc nhở. Lương Dã Toàn hiểu ý lùi lại để Nghiên Tái Thuần bước lên.
Họ Nghiên vòng tay cười nói :
- Công tử có dám đánh cược với tại hạ hay không? Nghĩa là, nếu công tử bại trận thì phải trở thành người của Âm Sơn giáo, bằng như công tử thắng thì bọn ta sẽ rút về Tây Hạ!
Nhật Phủ ở Lạc Dương cả tháng, thường được nghe nhắc đến gã phản bội xấu trai này. Nay gặp mặt, chàng vô cùng chán ghét, lạnh lùng đáp :
- Ta đồng ý nếu ngươi chịu xuất thủ! Sau ba mươi chiêu mà ngươi vẫn lành lặn thì ta sẽ qui hàng!
Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ cũng đồn xa. Bọn hào khách Khai Phong đều biết Nghiên Tái Thuần khi sư diệt tổ, phản lại võ lâm Trung Nguyên. Do vậy, họ nhao nhao xúi giục Nghiên Tái Thuần nhận lời, mong gã sẽ chết thảm dưới tay Tứ Mi Ngọc Diện kiếm khách. Dù chính hay tà, kẻ phản sư luôn bị người đời khinh ghét. Có kẻ mỉa mai :
- Ba mươi chiêu mà cũng không cầm cự nổi thì thật là nhục nhã cho Âm Sơn giáo! Tướng ngươi xấu xí như ma, lại nhút nhát thì còn sống làm quái gì nữa!
Khách quan chiến phá lên cười chế nhạo sự lưỡng lự của Nghiên Tái Thuần. Song họ Nghiên gian xảo có thừa, thản nhiên cười đáp :
- Tại hạ mới học côn pháp chẳng bao lâu, không dám bêu xấu ân sư, đành phải chịu tiếng nhát gan vậy! Xin Tần công tử cứ đấu với gia sư mới xứng với thân phận một bậc anh hùng!
Tần Nhật Phủ thở dài :
- Khá khen cho ngươi giỏi chịu nhục còn hơn Hàn Tín! Thôi được, để ta giết Âm Sơn lão tổ xong sẽ tìm đến ngươi sau!
Câu nói lạnh lùng như băng và chắc như đinh đóng cột này đã làm cho Nghiên Tái Thuần chột dạ, không còn cười nổi nữa.
Lương Dã Toàn nghe đối phương đòi lấy mạng mình, điên tiết bước ra :
- Tiểu oa nhi ngông cuồng! Ngươi tận số rồi!
Lão chực xông đến thì nhận ra Nhật Phủ đã rút gươm dựng đứng trước ngực, phong thái uy nghi như thiên tướng. Sát khí dàn dụa không gian. Lương Dã Toàn thoáng rùng mình, thức ngộ rằng Nhật Phủ đã đạt đến trình độ thượng thừa trong kiếm đạo, chẳng phải kẻ dễ bị ăn hiếp.
Song Âm Sơn lão tổ chưa kịp bình tâm thì Tứ Mi Ngọc Diện kiếm khách đã thực hiện câu “tiên hạ thủ vi cường!”. Họ Tần hóa thành đạo kiếm quang sáng bạc, bay vút đi, thân ảnh chập chờn nhưng nhanh tựa sao băng.
ở tuổi dưới ba mươi mà luyện thành Ngự kiếm thuật thì quả là chuyện cổ lai hi hữu. Lương Dã Toàn biến sắc, múa tít kim côn, lực đạo ngàn cân xé không gian vun vút, kín đáo và mãnh liệt phi thường.
Hai màn lưới thép chạm nhau chói tai, song phương dội ra và có tiếng Âm Sơn lão tổ gầm lên giận dữ. Lão đã nhờ công lực thâm hậu mà đánh bạt được chiêu Ngự kiếm, song vẫn bị một vết thương nhỏ nơi bắp vai trái. Lòng tự tôn của một lão đại ma đầu không thể chấp nhận được sự thiệt thòi nhỏ bé ấy, Lương Dã Toàn nổi điên dồn sức vào đường côn, quyết đập nát xác gã tiểu tử khốn kiếp kia.
Cây kim côn nặng đến bốn mươi ba cân ban phát những cú đập trời giáng, khiến hổ khẩu họ Tần đau rát. Gã thầm hiểu công lực mình kém xa đối thủ, đành dở pho khinh công Cửu Huyền thần bộ ra đối phó.
Tuyệt học của Sấu Tiên quả thần diệu tuyệt luân, chín bóng ảnh quay cuồng quanh Lương Dã Toàn tạo nên một cảnh tượng kỳ dị, khiến bọn hào khách phục sát đất, hoan hô vang dội.
Lương Dã Toàn thầm khiếp sợ trước pho thân pháp ma quỷ kia vì nhận ra nguồn gốc. Sấu Tiên đã từng đả bại Thần Quang Chân nhân nhờ bộ pháp Cửu Huyền.
Từ những bóng thực hư lẫn lộn ấy, Tần Nhật Phủ ập vào thọc kiếm xuyên qua lưới côn, lần lược đâm hàng chục lỗ trên cơ thể đối phương. Song luồng cương khí hộ thân dày đặc của một kẻ sở hữu đến trăm năm công lực đã ngăn cản đà tiến của mũi kiếm nên không vết nào sâu hơn cả.
Âm Sơn lão tổ vẫn kiên cường chiến đấu, bảo vệ chu đáo các tử huyệt, chờ đối phương mệt mỏi mà hạ thủ.
Quả thực vậy, tốc độ sao băng, hư ảo của Cửu Huyền thân pháp rất tiêu hao chân khí nên Tần Nhật Phủ chẳng thể thi triển lâu dài được. Do thế, tuy thương tích đầy mình song cuối cùng Lương Dã Toàn sẽ là người chiến thắng.
Bộ đạo bào bạch nguyệt bằng gấm thượng hạng đã rách như tổ ong, nhuộm hồng máu, nhưng đường côn của Lương Dã Toàn vẫn cương mãnh như bão tố.
Sau vài khắc, nguồn tu vi gần hoa giáp của Tần Nhật Phủ đã suy giảm thấy rõ. Gã chỉ còn có thể hóa thành năm bóng ảnh mà thôi.
Dù bọn hào khách trầm trò tán dương, nhưng Nhật Phủ tự biết mình sẽ chết nếu không kết liễu ngay được Lương Dã Toàn. Chàng chẳng tiếc mạng, chỉ tiếc sau trận này không còn sống đến đến Tế Nam tiêu diệt Kỵ Ba Thần Quân.
Nhật Phủ đành an phận với cục diện, quyết định một đổi một. Chàng dồn bốn thành lực đạo sang bàn tay tả đang bắt kiếm ấn rồi xông vào.
Nhật Phủ xuất chiêu “Trang Tử Khóc Thê” trong pho Huyền Không kiếm pháp, thân kiếm rung động phát ra những âm thanh ngân nga như tiếng hát thê lương. Chiêu này lấy tích Trang Chu ngồi bên xác vợ già, lúc đầu thì khóc lóc, sau lại ca hát cho đúng đạo trời.
Âm thanh thì thế, còn kiếm ảnh là màn sương gồm hàng ngàn giọt lệ long lanh. Ðạo tự nhiên là có sinh có diệt, nhưng tình nghĩa phu thê lại khơi dòng lệ thảm.
Âm Sơn lão tổ vẫn giữ nguyên đấu pháp cũ, phòng thủ kín đáo và tấn công bằng sức mạnh chẻ núi. Lão không hề bối rối, nghiến răng công phá màn kiếm quang mù mịt kia, mừng vì chỉ vài thế đã đánh bạt được thanh thép nguy hiểm.
Và tất nhiên lão thừa thắng xông lên vì đối phương đã lộ sơ hở chết người. Lương Dã Toàn chớp cơ hội, thọc mũi côn vào ngực họ Tần. Lão cảm nhận được xương lồng ngực của Nhật Phủ gẫy răng rắc nhưng đồng thời cũng thấy mắt phải mình đau buốt, rồi não bộ nóng rực lên như bị dùi sắt nung đỏ xiên vào.
Thân hình Tần Nhật Phủ văng ngược, lăn lông lốc trên mặt cỏ, còn Âm Sơn lão tổ ôm mặt rú lên như điên loạn. Lão đã bị một đạo Lục Mạch thần chỉ phá vỡ nhãn cầu, xuyên vào óc nên không thể không chết.
Toàn trường kinh hoàng trước tiếng thét ghê rợn và thê thảm của Âm Sơn lão tổ, rồi sững sờ nhìn lão ngã quị, thân thể co giật liên hồi.
Nghiên Tái Thuần sớm hoàn hồn, xông đến vung Ngân côn hạ sát Tần Nhật Phủ. Nhưng một hán tử áo xanh đội nón rộng vành đã kịp xuất hiện cạnh họ Tần, vung kiếm đỡ đòn. Người ấy chính là Bạch Thúy Sơn.
Nghiên Tái Thuần nhờ tà pháp Thái Bổ, sau khi uống ba viên Thiên Niên Tuyết Sâm, đêm đêm giao hợp với nữ nhân để hút Âm nguyên nên công lực tăng tiến phi thường. Bọn kỹ nữ Khai Phong chỉ sau một lần phục vụ Nghiên Tái Thuần là liệt giường tám chín ngày, không dám tiếp gã nữa. Thế là họ Nghiên dùng bản lãnh võ công làm hại đám dân nữ trong vùng lân cận Khai Phong. Tóm lại, giờ đây gã sở hữu đến gần ba chục năm công lực.
Nghiên Tái Thuần lại thông minh tuyệt thế, vài tháng đã thuộc làu pho Âm Sơn côn pháp, chỉ kém phần kinh nghiệm lâm trận.
So ra, Nghiên Tái Thuần không hơn được một kẻ dày công luyện tập như Thúy Sơn, nhưng nàng lại không dám rời xa Nhật Phủ nên bị bó tay, bó chân lúng túng trước kẻ thù.
Thúy Sơn cắn răng chống đỡ những đường côn vũ bão của Nghiên Tái Thuần, hổ khẩu tóe máu mà vẫn phải trực diện va chạm để bảo vệ cái xác dưới chân mình. Tuy không biết chắc nhưng nàng hi vọng Nhật Phủ chưa chết.
Và nếu họ Tần chính thực là Nhương Thư thì càng có nhiều khả năng sống sót, vì cơ thể chàng nhờ tinh huyết Thủy Xà Vương mà rắn chắc phi thường. Nhương Thư từng trúng liền mấy gậy sắt của cao thủ Bát Quái môn ở Cưu Sơn mà vẫn lành lặn. Trường côn của đám sư huynh Từ Thanh Huệ cũng nặng chẳng kém Kim côn của Âm Sơn lão tổ.
So sánh đơn giản thì như thế, song Thúy Sơn cũng biết Lương Dã Toàn có đến trăm năm công lực, đòn ra nát đá tan vàng. Nhưng dẫu sao Thúy Sơn cũng không để mất niềm hy vọng cuối cùng của đời mình.
Nàng di chuyển quanh thân xác Tần Nhật Phủ, vất vả giải phá những chiêu côn hiểm ác của Nghiên Tái Thuần, lòng thầm van trời xanh thúc giục Dương Châu Thần Thâu đem quân triều đình đến sớm, trước khi nàng kiệt sức.
Tiếng khóc la của bọn dũng sĩ Ðảng Hạ vang lên, chứng tỏ rằng Âm Sơn lão tổ đã thăng thiên và đám đệ tử thân tín của lão giận dữ, đánh đuổi bọn hào khách Khai Phong, rồi vây chặt đấu trường. Chờ Thúy Sơn thất cơ là xông vào bằm xác cả nàng lẫn Tứ Mi Ngọc Diện kiếm khách.
Nghiên Tái Thuần vững bụng chiến đấu, chỉ vài chục hiệp đã đánh văng nón tre trên đầu đối thủ. Gã đã âm thầm si mê, thèm khát bốn ả góa phụ của Nhương Thư nên nhận ra ngay Thúy Sơn. Nghiên Tái Thuần mừng rỡ cười dâm đãng :
- Té ra là Bạch phu nhân! Tạ ơn trời đã xui khiến nàng đến đây để Nghiên mỗ được thỏa lòng mong ước!
Thúy Sơn giận dữ chém liền bốn kiếm như sấm sét. Nghiên Tái Thuần vung côn đỡ đòn, phản kích lại và mỉa mai :
- Phải chăng nàng đã ngứa nghề nên trốn theo gã Tứ Mi Ngọc Diện kiếm khách này? Tiếc thay gã đã chết rồi, không ai chịu nổi một côn của Âm Sơn lão tổ vào ngực mà sống sót nổi! À mà không sao, bản lãnh phòng the của ta còn lợi hại hơn Nhật Phủ bội phần!
Dứt lời, Nghiên Tái Thuần tấn công ráo riết cố đánh văng bảo kiếm của nàng mà bắt sống.
Thúy Sơn bản chất ngoan cường, thà chết chứ không chịu nhục, đem hết sở học ra đối phó, kiếm quang cuồn cuộn sát khí, nhẫn nại duy trì cục diện để chờ viện binh.
Ðường côn của Nghiên Tái Thuần nặng như búa bổ nên hổ khẩu Thúy Sơn rách toạc, máu rỉ ướt lòng bàn tay, cơ hồ không còn cầm vững chuôi kiếm nữa.
Trong lúc hiểm nghèo ấy, bất ngờ Tần Nhật Phủ mở mắt, đưa cao bàn tay hữu và máy động ngón giữa, từ huyệt Thương Dương sau góc móng, một đạo chỉ kình bay ra, xạ thẳng vào huyệt Khí Hải của Nghiên Tái Thuần.
Họ Tần thọ trọng thương, công lực chẳng còn bao nhiêu, thủ pháp lại thiếu chuẩn xác, nên đạo chỉ phong kia lệch mục tiêu, trúng vào hạ nang của đối phương.
Nhật Phủ là bậc anh hùng, dù chán ghét họ Nghiên nhưng cũng không bao giờ nghĩ đến chuyện tấn công vào hạ thể, đưa Nghiên Tái Thuần vào cảnh tuyệt tự. Xong trời xui đất khiến nên một viên Ngọc Hành của Nghiên Tái Thuần lại lãnh đủ, bị Lục Mạch thần chỉ xuyên thủng.
Ðây là một bộ phận yếu ớt, nhạy cảm nhất trong cơ thể con người, dù không gây tử vọng. Nghiên Tái Thuần đau thấy ông bà ông vải, rú lên the thé, tay chân bủn rủn. Tất nhiên đường côn của gã mất lực đạo và lộ sơ hở. Thúy Sơn mừng rỡ nghiến răng thọc một kiếm vào ngực gã phản trắc ti tiện.
May cho Nghiên Tái Thuần ở chỗ gã co rúm người vì đau đớn nên chỉ bị đâm trúng vai, như thế cũng đủ khiến họ Nghiên thét lên, tung mình ra xa. Gã đang thúc thủ hạ xông đến thì Thúy Sơn đã móc Bạt Sơn Thần Lựu ném vào hàng ngũ bọn Ðảng Hạ ở hướng Ðông.
Hỏa khí nổ vang trời, thịt xương tan nát văng tứ tán, khiến đám người hủ lậu đất Tây bắc kia kinh tâm tán đởm, bỏ chạy cả. Lúc này Thúy Sơn đã kịp cõng Tần Nhật Phủ trên lưng, lao về phía phòng tuyến bị vỡ.
Nghiên Tái Thuần tức tốc thúc giục đệ tử Âm Sơn giáo truy sát, song Thúy Sơn đã ném ngược lại một trái Thần Lựu nữa, tăng số thương vong của kẻ thù và khiến chúng phải từ bỏ ý định đuổi theo.
Thúy Sơn thoát về hướng Ðông và biệt dạng trong cánh rừng già dọc bờ Nam sông Hoàng Hà. Nàng không dám trở lại thành Khai Phong vì nơi ấy ngập tràn kẻ địch, Âm Sơn bảo kê toàn bộ sanh ý trong thành, tay chân rải rác khắp nơi. Hơn nữa, nàng cho rằng quan quân Lạc Dương bị Âm Sơn giáo mua chuộc nên đã không nghe theo lời mời của Dương Châu Thần Thâu đến giải vây cho Tần Nhật Phủ.
Thúy Sơn cõng họ Tần chạy miết, tay dùng bảo kiếm chặt cành mở lối. Ðược mười dặm, nàng gặp một tòa nhà gỗ lớn khang trang, tọa lạc trên bãi cỏ phẳng giữa rừng, mừng rỡ rảo bước đến gọi. Nhưng mãi chẳng thấy chủ nhân lên tiếng, Thúy Sơn liền đẩy cổng dậu gỗ mà vào.
Thấy cửa chính bị khóa chặt, biết chủ nhà đi vắng, Thúy Sơn vung kiếm phá ổ khóa.
Ðồ đạc, vật dụng trong nhà tuy không quí giá nhưng rất đầy đủ. Thúy Sơn đặt Nhật Phủ nằm xuống chiếc giường vạt tre rồi tất tả trở ra ngoài, phi thân lên một ngọn cây Du cao vút để quan sát và nghe ngóng. Biết chắc Âm Sơn giáo không đuổi theo, nàng thở phào nhảy xuống, vào nhà chăm sóc thương thế cho nạn nhân.
Tuy thẹn thùng nhưng Thúy Sơn thức ngộ rằng đây là cơ hội hiếm có để nàng kiểm tra cơ thể Nhật Phủ. Nhương Thư có những vết sẹo, những nốt ruồi mà nàng rất quen thuộc.
Tần Nhật Phủ đang mê man bất tỉnh, máu trong phổi liên tục ứa ra khóe miệng. Thúy Sơn vội cho bệnh nhân uống mấy viên linh đan trị nội thương, rồi tranh thủ lúc ánh tà dương chưa tắt, cởi áo Nhật Phủ ra để xem xét.
Ðầu Kim côn của Âm Sơn lão tổ đã gây ra một vết tím bầm sưng vù dưới vú phải của họ Tần. Thúy Sơn ấn thử, cảm giác được sự rời rạc của những lóng xương bị gãy, thở dài lo lắng. Nàng chỉ hy vọng không đoạn xương nào cắm vào phổi họ Tần.
Thúy Sơn bôi đầy cao lên thương tích rồi bắt đầu quan sát kỹ những vết sẹo trên thân trước Nhật Phủ. Khổ thay, gã có rất nhiều sẹo dọc ngang, mới chồng lên cũ, chẳng thể nào tìm ra chân tướng. Từ thắt lưng trở xuống, Nhương Thư không có dấu vết gì đặc biệt, còn dương vật thì Thúy Sơn cho rằng ai cũng giống ai. Vậy thì chỉ còn cách liều chết ân ái với Nhật Phủ mà thôi. Trong cuộc mây mưa, Nhương Thư có những thói quen mà nàng tuyệt đối chẳng thể nào lầm.
Thúy Sơn cẩn thận xăm soi gương mặt đẹp của Tứ Mi Ngọc Diện kiếm khách. Ðôi lông mày kép dị tướng kia hoàn toàn là thực, và da mặt chàng không hề có sẹo.
Thực ra, tài nghệ của Ải Thần Quân chẳng siêu phàm đến mức ấy, mà chính dược lực của ba loại kỳ trân trong cơ thể Nhương Thư đã làm cho những vết sẹo kia biến mất. Chàng từng bị đâm chém rất sâu mà khi lành cũng chỉ để lại dấu vết mờ mờ, huống hồ gì những đường rạch nhẹ nhàng khéo léo của Ải Thần Quân.
Y phục của Thúy Sơn dính đầy máu do Nhật Phủ ói ra, nên nàng xuống nhà tìm chỗ tắm rửa. Là nữ nhân, nàng không chịu nổi sự dơ bẩn.
Tòa mộc xá này tuy chỉ có một cửa chính song bên trong lại chia làm ba gian, phía sau có thêm nhà bếp nhỏ. Nhà bếp là từ dùng để chỉ nơi nấu nướng và vệ sinh, Thúy Sơn hài lòng vì lu sành trong nhà tắm đầy ắp nước.
Nàng tò mò lục lạo một hồi phát hiện gạo và thịt khô rất dồi dào. Còn nguồn nước là giếng sau vườn, xung quanh trồng đầy rau.
Khách giang hồ luôn cột chặt tay nải nhỏ vào lưng nên cả Thúy Sơn lẫn Nhật Phủ đều có y phục sạch để thay. Tắm gội xong, Thúy Sơn trở vào nhà trên, ngần ngại một lúc thầm khấn vái Nhương Thư rồi cởi quần dài Nhật Phủ ra. Nàng dùng khăn ướt lau người cho gã, chuẩn bị thay bộ võ phục mới.
Họ Tần vẫn mê man, người hâm hấp sốt nhưng mạch vẫn đều đặn và máu trong phổi đã thôi ứa ra. Thúy Sơn đỏ mặt nhìn cơ thể gần như trần truồng, rùng mình vì cảm giác quen thuộc. Những bắp thịt cuồn cuộn săn chắc kia nào có lạ gì với nàng. Và dường như mùi da thịt này cũng đúng là của Nhương Thư. Nhưng Thúy Sơn vẫn không thể đoan chắc, chỉ sợ mình lầm, gương mặt của Nhật Phủ quá ư là xa lạ.
Ðau đớn vì mối nghi ngờ, Thúy Sơn ứa nước mắt, cắm cúi mặc quần áo cho họ Tần. Nàng chợt bối rối khi nghĩ đến lúc bệnh nhân tiêu tiểu, chỉ biết thở dài phó mặc.
Thúy Sơn xuống bếp vo gạo, nấu cháo với thịt khô, chắt nước đổ vào miệng người bệnh. Nàng mừng rỡ vì gã nuốt ngon lành, không hề nôn ra.
Trời đã tối hẳn, may mà trong nhà sẵn hai ngọn đèn dầu mỏ. Thúy Sơn đốt cả hai, một để lại trên bàn gần giường bệnh, một cầm theo để xem xét hai gian kia.
Tần Nhật Phủ đang nằm ở phòng mé tả, có lẽ là phòng ngủ của chủ nhà. Gọi là phòng cũng không đúng vì ba gian chỉ được ngăn cách nhau bằng hai bức bình phong, mỗi bức gồm năm mảnh gỗ đen bóng, chạm trổ hoa văn cầu kỳ.
Gian giữa có một bệ thờ trên đặt tượng Tam Thanh, bát nhang, chuông, mõ. Phải chăng chủ nhân nơi đây là một đạo sĩ. Trước bệ thờ có mảnh chiếu và một chiếc bồ đoàn.
Gian mé hữu chất đầy sách trên kệ gỗ sát vách, giữa là án thư và chiếc ghế dựa. Thúy Sơn hiếu kỳ lật sách xem thử, chỉ thấy toàn là kinh sách của đạo giáo.
Nàng quay về gian giữa, thắp hương cắm vào lò rồi quì xuống khấn vái, khóc lóc. Hồng Diện Tôn Giả thờ Phật, nhưng trong lúc rối ren này, Thúy Sơn sẵn sàng cầu khẩn bất cứ vị thần nào, mong sao phù hộ cho nàng đủ sáng suốt và may mắn trong cuộc thử nghiệm chết người này. Chỉ riêng việc nàng tắm rửa cho Tần Nhật Phủ cũng đủ gọi là thất tiết, không mặt mũi nào sống nữa. Chẳng lẽ nàng để gã tiểu tiện ra quần mà không làm sạch.
Lệ thầm trào tuôn cũng khiến nàng tỉnh táo hơn, càng tin vào linh cảm của mình. Vả lại, Ngọa Long Tú Sĩ đã khẳng định được tám phần sự thực, và ba nàng tiểu thư họ Ðiền cũng khăng khăng xác nhận mùi chồng.
Ðã có chủ ý, Thúy Sơn trèo lên giường nằm chung với Nhật Phủ vì không thể nằm dưới đất được. Nửa đêm nàng cho gã uống thuốc lần nữa và phát hiện đũng quần của họ Tần ướt đẫm.
Thúy Sơn tần ngần, lưỡng lự một lúc rồi cắn răng lao vào canh bạc. Nàng cởi cả quần dài lẫn quần ngắn của gã trai hư đốn kia, trống ngực đập thình thịch nhớ lại những ngày dưới vực thẳm Sáp Vân Phong. Kỷ niệm ấy mãi mãi khắc sâu trong lòng nên không thể lầm được. Nhưng nàng chỉ biết có một nam nhân duy nhất, lấy cơ sở nào để so sánh.
Sau ba ngày mê man, cơ thể Nhật Phủ đã hồi sinh. Chàng ta tỉnh lại lúc rạng sáng ngày mười bảy, ngơ ngác nhận ra người vợ góa xinh đẹp của Tần Nhương Thư nằm cạnh mình.
Nhật Phủ hồi tưởng lại, hiểu rằng sau khi chàng dùng Lục Mạch thần chỉ đã thương Nghiên Tái Thuần, Thúy Sơn đã đưa chàng đào tẩu đến khu rừng này. Qua khung cửa sổ mở rộng kia, chàng nhìn rõ màu đỏ vàng của những cây ô Thích sớm thư về, và nghe chim rừng ríu rít đón bình minh.
Nhật Phủ ngắm nhìn gương mặt thanh tú nhưng xanh xao của Thúy Sơn, cố nén tiếng thở dài. Chàng chợt nghe lòng rung động mãnh liệt những cảm giác yêu thương. Giờ đây, chàng mới thức ngộ được rằng mình thầm ái mộ nàng quả phụ này.
Hình bóng ba người đàn bà họ Ðiền hiện ra khiến Nhật Phủ vô cùng chua xót, hoang mang. Từ ngày xuất đạo, chàng luôn tôn sùng bậc kỳ hiệp Ngũ Ðài Sơn là Tần Nhương Thư, xem đấy là tấm gương sáng, nào ngờ, chính chàng lại làm kẻ bất nghĩa. Dường như chàng đã say mê bốn người vợ góa của Nhương Thư.
Nhật Phủ nghe bàng quang căng cứng, rón rén ngồi lên, ra phía sau tiểu tiện. Và chàng giật mình khi thấy cả quần lót cũng được thay. Vậy là Thúy Sơn đã vì chàng mà hi sinh tiết hạnh.
Nhật Phủ thẫn thờ trở vào nhà trên, đi thử sang hai gian kia, rồi ngồi xếp bằng trên án thư vận công kiểm tra chân khí.
Chàng mừng vì kinh mạch thông suốt, chỉ hơi đau khi lưu chuyển qua huyệt Nhũ Căn nơi ngực phải. Huyệt này thuộc Kinh Túc Dương Minh Vị. Do vậy, chàng không thể thi triển khinh công. Về ngoại thương, hai lóng xương ngực bị gãy vẫn chưa liền, thì tay phải cũng chẳng cử động được. Tóm lại, Nhật Phủ phải tĩnh dưỡng thêm một thời gian dài mới mong khôi phục võ công.
Họ Tần đành phế bỏ ý định đi Tế Nam giết Kỵ Ba Thần Quân, song trở lại Lạc Dương thì lòng thêm hổ thẹn. Chưa biết quyết định thế nào thì có tiếng chân người chạy đến.
Ðấy là Thúy Sơn, thấy chàng, nàng thở phào nhẹ nhõm :
- Tiểu muội thức giấc, chẳng thấy công tử đâu lòng vô cùng lo lắng! Không ngờ công tử lại hồi phục nhanh như vậy, mới ba ngày đêm đã có thể đi lại!
Nhật Phủ hổ thẹn tự nhủ thầm :
- “Ta mê man ba ngày đêm, tiêu tiểu không hay biết, khiến Bạch phu nhân phải khổ sở biết bao!”
Chàng bước xuống, vòng tay vái dài :
- Ơn đức của phu nhân tại hạ dẫu chết ngàn lần cũng không đền đáp nổi!
Biết chàng ám chỉ việc tiết hạnh, Thúy Sơn đỏ mặt cúi đầu, lát sau đáp bằng giọng thê lương :
- Công tử là vận mạng của võ lâm, tiểu muội ngộ biến phải tùng quyền, sau này sẽ tự sát để tạ tội với tiên phu ở suối vàng!
Nhật Phủ kinh hãi lắp bắp :
- Không được! Kẻ đáng chết nhất là tại hạ! Sau khi diệt xong Kỵ Ba Thần Quân, Tần mỗ sẽ tự sát ngay!
Thúy Sơn cười mát :
- Công tử chết đi có trả lại danh dự cho tiểu muội được không?
Nhật Phủ lúng túng :
- Thế tại hạ phải làm thế nào đây?
Thúy Sơn nghiêm giọng :
- Ta có một điều kiện nho nhỏ! Chẳng hiểu công tử có dám đáp ứng hay không?
Nhật Phủ khẳng khái đáp :
- Xin phu nhân cứ dạy! Dẫu bất cứ yêu cầu nào tại hạ cũng xin tuân mệnh!
Thúy Sơn gật gù :
- Ta muốn công tử trở thành thủ hạ trung thành với ta, luôn theo sát để bảo vệ, không được tự do làm theo ý mình!
Nhật Phủ bối rối không hiểu, song đã lỡ hứa đành phải giữ lời :
- Tại hạ xin đặt mình dưới sự sai khiến của phu nhân!
Thúy Sơn tuy hài lòng nhưng vẫn hồi hộp vì không biết chắc kết quả. Nàng trầm ngâm hỏi :
- Thương tích của công tử thì sao?
Nhật Phủ đáp :
- Bẩm phu nhân! Có lẽ phải tịnh dưỡng thêm vào ngày nữa!
Thúy Sơn mỉm cười :
- Nơi đây còn đủ gạo thịt cho cả tháng, chúng ta cứ nghỉ ngơi cho thật khỏe mạnh rồi hãy lên đường. Ðây là vùng cứ địa của Âm Sơn giáo, chẳng thể xem thường được!
Nàng không biết rằng Dương Châu Thần Thâu chỉ đến trễ nửa khắc, và đã cùng Tổng binh Khai Phong đuổi cổ Âm Sơn giáo về Tây Hạ. Hiện giờ, Bạch Túc Nhiên cùng đệ tử Cái bang đang ráo riết truy tìm nàng và Nhật Phủ.
Ngày hôm ấy, Thúy Sơn rất vui, lòng đắc ý vì kế sách của mình. Trước đây, lúc còn ở Tạ gia trang, nàng đã nhiều lần dọ hỏi quá khứ của Tần Nhật Phủ, gã không nói thì nàng cũng chẳng dám làm gì. Nay với thân phận chủ nhân, nàng tin rằng gã phải mở miệng.
Thúy Sơn đi một vòng vào rừng, săn được hai con chồn và một con rắn to đem về nấu bữa trưa.
Chủ nhà có cả gói trà Long Tĩnh thượng hạng, chính hiệu Hàng Châu, nàng cũng pha cho Nhật Phủ uống. Tuy mang danh chủ tớ nhưng Thúy Sơn vẫn hầu hạ họ Tần chu đáo, khiến gã không hiểu mục đích của nàng.
Xong bữa, Thúy Sơn nhấp hớp trà rồi hỏi :
- Phải chăng công tử đã chán sống nên mới đơn thân độc mã đi tìm Âm Sơn lão tổ?
Nàng hỏi rất khéo nên họ Tần phải thú thực :
- Bẩm phải! Tại hạ có nỗi khổ tâm nên không còn thiết sống nữa!
Thúy Sơn mừng rỡ hỏi tiếp :
- Phải chăng nỗi khổ tâm ấy liên quan đến ba người chị em chung thuyền của ta?
Nhật Phủ đau khổ gật đầu, ấp úng :
- Ðúng thế! Tại hạ cho rằng mình mắc quái bệnh về tâm thần nên có thể đã hành động trong lúc mộng du?
Thúy Sơn cau mày :
- Vì sao công tử biết mình mắc bệnh?
Nhật Phủ cười thảm :
- Chỉ có kẻ tâm thần mới không nhớ được quá khứ của mình!
Thúy Sơn run bắn lên vì hạnh phúc. Có đến chín phần là Nhương Thư bị Ải Thần Quân thay đổi dung mạo và dùng tà thuật xóa bỏ ký ức. Lão xóa được nhưng không thể bù vào cả một dĩ vãng dài đến hai mươi mấy năm, gồm biết bao nhiêu hình ảnh và ký ức.
Trong vài ngày sau đó, Thúy Sơn cố gắng mô tả những sự cố trong đời Nhương Thư để gợi cho chàng nhớ lại, song không có kết quả. Nhật Phủ vẫn dửng dưng, cất lời tán dương thần tượng của mình.
Gần cuối tháng bảy, Nhật Phủ đã hoàn toàn bình phục, công lực sung mãn như xưa, mở lời đòi đi Tế Nam.
Thúy Sơn nát cả cõi lòng, giận hờn nói :
- Công tử đã giao đời mình cho ta, sao lại còn định tự sát lần nữa?
Nhật Phủ buồn bã đáp :
- Tại hạ không thể sống trong hoàn cảnh éo le này thêm nữa! Mong phu nhân lượng thứ chu! Mỗi ngày tại hạ càng thêm đắc tội với Tần đại hiệp!
Thúy Sơn kinh ngạc :
- Tại sao thế?
Nhật Phủ nhìn nàng bằng ánh mắt thê lương :
- Tại hạ đã yêu phu nhân!
Thúy Sơn vừa cảm động vừa tức cười, cúi đầu vân vê tà áo, lát sau cố ra vẻ nghiêm nghị :
- Không sao! Ta đã quyết định lấy công tử làm chồng rồi! Ta còn trẻ, chẳng thể làm thân quả phụ mãi được! Giết xong Kỵ Ba Thần Quân, chúng ta sẽ tìm chỗ non xanh nước biếc mà ẩn dật!
Nhật Phủ bối rối :
- Nhưng tại hạ mặt mũi nào sống yên vui khi đã đắc tội với ba vị phu nhân họ Ðiền?
Thúy Sơn thản nhiên đáp :
- Ta sẽ nói thật và rủ họ cùng về hầu hạ công tử. Dẫu sao giọt máu trong bụng họ cũng là của chàng!
Nhật Phủ ngơ ngác như kẻ lạc vào cõi tiên. Không ngờ sự việc lại được giải quyết đơn giản và thuận lợi như vậy. Chàng thầm yêu cả bốn nàng quả phụ và được cả bốn.
Nhật Phủ lúng túng vái dài :
- Tần mỗ được phu nhân hạ cố thành toàn, cảm kích mà nói chẳng nên lời!
Ðêm xuống, Thúy Sơn nũng nịu bảo :
- Ðã là phu thê, chàng hà tất phải ngủ ở án thư nữa!
Tất nhiên Nhật Phủ hoan hỉ vâng lời. Hai người nằm cạnh nhau, im như thóc vì xấu hổ. Thúy Sơn xa chồng đã lâu, nay được trùng phùng, lòng xuân phụ rộn ràng, xao xuyến. Thấy đối phương cứ đực ra, nàng đành phải làm mặt dày, chủ động lăn sang, ngồi lên đưa tay vuốt ve gương mặt họ Tần.
Dưới ánh đèn tọa đăng, đôi mắt Thúy Sơn rực rỡ niềm yêu thương và khao khát. Nàng run rẩy cởi áo, để lộ thân hình ngà ngọc, nhũ phong của nàng hơi nhỏ nhưng thật săn chắc và kiêu hãnh.
Nhật Phủ mỉm cười hạnh phúc, đắm đuối mơn man đôi tạo vật kỳ diệu, động tác rất nhẹ nhàng. Rồi chàng ngồi dậy, thoát y cho cả hai, vuốt ve Thúy Sơn rất lâu mới gầy cuộc truy hoan.
Thúy Sơn ứa lệ vì cảm nhận được tất cả những gì thân thiết, từ cử chỉ cho đến mùi da thịt của Nhật Phủ khi động tình. Chàng càng là chàng hơn khi phá thành đoạt lũy, với phong cách dũng mãnh mà đằm thắm.
Biết chắc Nhật Phủ chính thực người chồng thất lạc, Thúy Sơn hân hoang dâng hiến, lệ mừng tuôn ướt gối.
Hết hiệp, Nhật Phủ ngại ngùng hỏi :
- Nàng rất nồng nàn nhưng vì sao lại khóc nhiều như vậy?
Thúy Sơn giận dỗi trườn lên cắn vai chàng đau điếng rồi kể hết khúc nôi. Nhật Phủ bàng hoàng, ngơ ngác nhưng hiểu rằng đấy là cách giải thích hữu lý nhất cho cuộc đời chàng.
Niềm tin càng vững chắc khi Thúy Sơn đọc vanh vách đoạn đầu khẩu quyết của pho tâm pháp nội công mà chàng đang luyện. Pho tâm pháp này chỉ mình chàng biết mà thôi, và cứ ngỡ là sở học nhà họ Tần. Tuy nhiên, chàng vẫn còn ngơ ngác, chưa nhớ được quá khứ. Thúy Sơn bực bội tát yêu chàng và bảo :
- Sáng mai chúng ta về Lạc Dương nhờ Thần y chữa trị cho chàng!
Nhương Thư khí huyết phương cương, đã lại động tình, ngượng ngùng hỏi :
- Thế ngày xưa ta và nàng thường đấu mấy hiệp?
Phu thê ân ái mặn nồng đến cuối canh tư, ôm nhau ngủ vùi, khi mặt trời lên cao mới chịu thức dậy để lên đường.
Nhưng Thúy Sơn đã thay đổi ý định. Nàng biết khi về Lạc Dương, vợ chồng khó có điều kiện chăn gối, nên muốn ở lại đây thêm vài ngày cho thỏa tình cá nước.
Thúy Sơn nũng nịu nói :
- Tần đại ca! Chàng có đến bốn vợ khiến tiểu muội luôn chịu thiệt thòi! Hay là chúng ta ở lại thêm vài ngày nữa, đại ca dạy cho tiểu muội công phu Lục Mạch thần chỉ?
Nhương Thư thật thà đáp :
- Thì cứ về đến Tạ gia trang rồi ta sẽ dạy cho cả bốn nàng một lúc!
Thúy Sơn tức tối muốn nổ đom đóm mắt, giận dữ nói thẳng ra :
- Ðại ca muốn giữ đạo công bằng cũng được! Vậy thì tiểu muội chưa có thai quyết chưa về!
Vừa nói nàng vừa cấu nhéo Nhương Thư kịch liệt, mắt ươn ướt xuân tình. Nhương Thư đã hiểu, cười bảo :
- Té ra là thế! Ta sẽ chiều ý nàng!
Và chàng sực nhớ ra, thận trọng hỏi lại :
- Thế lúc ta chưa trúng tà pháp thì có thiên vị ai trong bốn nàng hay không?
Thúy Sơn hãnh diện ỏn ẻn đáp :
- Ðại ca yêu thương tiểu muội nhất đấy!
Quả đúng như thế, dù bề ngoài vẫn giữ đạo công chính nhưng trong lòng Nhương Thư vẫn xem trọng Thúy Sơn hơn. Nàng đã dám vì chàng mà lao xuống vực thẳm chết theo, chân tình ấy thế gian không ai sánh nổi.
Nhương Thư gật gù :
- Vậy là không tốt! Sau này ta phải ưu ái ba chị em họ Ðiền thêm mới được!
Thúy Sơn tức quá đấm lưng chàng thùm thụp.
Ngay sau khi ăn điểm tâm bằng chào, Nhương Thư giảng giải khẩu quyết Lục Mạch thần chỉ cho Thúy Sơn nghe.
Tuyệt học này chính là phép dồn chân khí ra ngoài cơ thể qua sáu huyệt trên đầu những ngón tay. Sáu huyệt này thuộc về sáu kinh mạch, nhưng mỗi bàn tay chỉ năm ngón, do vậy, có hai huyệt nằm chung một ngón.
- Huyệt Thiếu Thương thuộc Kinh Thủ Thái Âm Phế, nằm phía sau góc móng tay cái.
- Huyệt Thương Dương thuộc Kinh Thủ Dương Minh Ðại Trường, nằm sau góc móng ngón trỏ.
- Huyệt Trung Xung thuộc Kinh Thủ Quyết Âm Tâm Bào, nằm ở đầu ngón giữa.
- Huyệt Quan Xung thuộc Kinh Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu, nằm ở đầu ngón áp út.
- Huyệt Thiếu Xung thuộc Kinh Thủ Thiếu Âm Tâm, nằm ở mé trong đầu ngón út.
- Huyệt Thiếu Trạch thuộc Kinh Thủ Thái Dương Tiểu Trường, nằm ở góc móng ngoài ngón út.
Sáu kinh kia đều mang huyệt kép, nghĩa là bàn tay phải và bàn tay trái đều có thể thi triển Lục Mạch thần chỉ. Hai bàn tay cộng lại thành mười hai đạo chỉ phong, nhưng ít ai đủ công lực để xạ ra cùng một lúc.
Ðây là căn bản của Lục Mạch Thần Kiếm nhà họ Ðoàn đất Ðại Lý. Tiếc rằng tác giả chẳng nhớ khẩu quyết nếu không đã chép ra để chư vị luyện thử.
Nhắc lại, ngày dạy võ, đêm dạy yêu, sau chín hôm thì Thúy Sơn đỏ mặt thỏ thẻ :
- Ðại ca! Tiểu muội đã trễ kinh được bốn ngày, chắc là đã cấn thai! Còn khẩu quyết Lục Mạch thần chỉ cũng đã thuộc lòng, chúng ta đi thôi!
Nhương Thư mỉm cười :
- Lạ thực! Sao trước đây không ai chịu chửa đẻ, nay lại nhất loạt mang bầu dễ dàng thế này? Hay ta không phải là Tần Nhương Thư!
Chàng chưa phục hồi ký ức nên vẫn mơ hồ, chỉ biết tin vào lời của Thúy Sơn.
Cô ả họ Bạch cũng còn một chút xíu nghi hoặc, giấu kín trong tâm thức, nên giật thót mình. Song đã tự trấn an được ngay, hờn giận nói :
- Dẫu chàng là ai cũng mặc xác! Suy nghĩ hoài chắc tiểu muội phát điên mất!
- Lão phu xin báo cho chư vị hai việc rất quan trọng. Thứ nhất là ba cô gái họ Ðiền đã hoàn toàn khỏi bệnh!
Vô Ưu Cái mừng rỡ :
- Tạ ơn hoàng thiên! Có thế lão phu mới không hổ thẹn với Tần hiền đệ! À! Còn tin thứ hai? Tạ thần y nhăn mặt thở dài :
- Sáng nay, khi thăm mạch, lão phu phát hiện họ đều đã cấn thai!
Ðất trời đảo lộn, vũ trụ quay cuồng, cả nhà kinh hãi ồ lên, mặt tái xanh như tàu lá.
Hồng Diện Tôn Giả ngơ ngác :
- Trời đất! Chẳng lẽ là Tần Nhật Phủ?
Ngọa Long Tú Sĩ nghiêm giọng :
- Thế ba vị tiểu thư kia giải thích thế nào? Họ có nhớ được gì không?
Tạ thần y rầu rĩ đáp :
- Họ vui vẻ khẳng định rằng trong tháng vừa qua, Nhương Thư thường ghé về thăm họ, phu thê mặn nồng, tất phải có kết quả! Lão phu cố nói cho họ hiểu Nhương Thư đã chết sau khi giết Ðộc Biển Thước ở Tứ Phạn Thiên cung, thì họ khóc và cho rằng chồng hiện hồn về!
Thúy Sơn cũng áy náy xác nhận :
- Quả đúng vậy, ngay từ đầu tháng sáu, ba người ấy đã luôn miệng kể về những giấc mơ tương hội với Nhương Thư.
Vô Ưu Cái trợn mắt cười nhạt :
- Lão phu không tin có ma! Cho gọi Tần Nhật Phủ lên đây! Chỉ mình gã ta mới đủ bản lãnh qua mắt Thúy Sơn và lực lượng tuần tra nghiêm ngặt ở chốn này!
Tào Ưng hăm hở :
- Ðể tại hạ đi cho!
Lát sau, Tứ Mi Ngọc Diện kiếm khách lên đến, gương mặt anh tuấn và đoan chính kia chẳng một nét lo âu.
Vô Ưu Cái bỗng ngần ngại, lựa lời mà nói cho khéo. Ông kể sơ sự việc rồi hỏi :
- Tần thiếu hiệp! Lão phu rất tôn trọng nhân phẩm của thiếu hiệp. Song nơi đây, chẳng phải ai cũng đủ bản lãnh để vào! Do vậy, lão phu mong thiếu hiệp cứ nói thật lòng, lão phu sẽ đứng ra tác thành cho thiếu hiệp và ba đứa em dâu góa bụa!
Tứ Mi Ngọc Diện kiếm khách lộ vẻ buồn rầu, nghiêm nghị đáp :
- Tại hạ từ lâu đã nghe truyền tụng về nhân cách và công trạng của Nhương Thư, lòng rất tôn kính, quyết noi theo gương ấy, lẽ nào lại dám mạo phạm đến thê thiếp của chàng ta? Hơn nữa, Tần mỗ là người hờ hững với sắc dục, cả Thế Lan là vị hôn thê mà vẫn chưa chạm đến!
Tào Ưng nói thẳng :
- Ngươi có dám thề không?
Họ Tần gật đầu :
- Phủ tôi mà có mạo phạm đến ba vị tiểu thư họ Ðiền thì xin chết thảm dưới lưỡi búa của lôi thần!
Bọn Hồng Diện Tôn Giả đều là tay cáo già lão luyện, cơ trí tinh minh, nhận ra vẻ thành thực tuyệt đối của Nhương Thư, liền nhìn nhau thở dài. Vô Ưu Cái bèn tạ lỗi với họ Tần, chàng mỉm cười lắc đầu rồi bỏ đi.
Ở đây, mấy lão hồ ly vò đầu bứt tóc, cố phân tích xem ai là hung thủ. Họ cho mời ba nạn nhân lên hỏi han. Uyển Xuân buồn bã đáp :
- Hầu đại ca không tin bọn tiểu muội sao? Phu thê đầu ấp tay gối đâu thể lầm được? Từ hơi hướng cho đến cử chỉ đều đúng Tần tướng công, nếu không bọn tiểu muội đã kháng cự rồi!
Bạch Cúc thì phản ứng mạnh, dựng ngược đôi mày liễu :
- Hầu đại ca định gán tiếng bất trinh cho bọn tiểu muội hay sao? Ðại ca không tin ma quỷ nhưng người khác thì có!
Hồng Diện Tôn Giả tức quá hỏi lại :
- Thế tại sao hồn Nhương Thư không về ân ái với Thúy Sơn?
Bạch Cúc nghe có lý nhưng vẫn đanh đá đáp :
- Có lẽ tướng công yêu bọn ta nhiều hơn!
Vô Ưu Cái hiểu rằng chẳng thà để họ nuôi ảo tưởng còn hơn đau khổ vì sự thực nên cười xòa :
- Thôi thôi! Cả ba đều khẳng định như vậy thì chắc không thể sai! Lão phu rất mừng vì Nhương Thư đã có người nối dõi!
Ba thai phụ ngoa nguẩy bỏ đi. ở đây, Vô Ưu Cái than trời :
- Lão phu đến phát điên mất!
Bỗng Tứ Mi Ngọc Diện kiếm khách lên đến, vai khoác bọc hành lý. Gã nghiêm nghị nói :
- Từ nay đến đại hội võ lâm còn hơn hai tháng, tại hạ ở lại đây không tiện, xin được cáo từ. Ðúng ngày rằm tháng chín, tại hạ sẽ có mặt để thượng đài.
Giữ mãi cũng không được, Vô Ưu Cái đành để Tần Nhật Phủ ra đi, sau khi dặn chàng đúng hẹn.
Họ Tần vừa rời sảnh, Bất Trí thư sinh bàn ngay :
- Tần Nhật Phủ bản lãnh siêu phàm nhưng kém phần kinh nghiệm, chúng ta phải cho người theo hỗ trợ mới được! Gã mà sa chân vào ma đạo là đại họa cho võ lâm!
Ngọa Long Tú Sĩ tán thành :
- Cao hiền đệ nói chí phải! Theo ý lão phu, ta nên điều Dương Châu Thần Thâu Bạch Túc Nhiên bám theo Tần Nhật Phủ! Chỉ họ Bạch mới làm được việc này!
Dương Châu Thần Thâu vừa đến Lạc Dương được mấy ngày trước. Họ Bạch được hội đồng võ lâm triệu tập để lãnh nhiệm vụ tiềm nhập Sơn Hải bang, nhưng sự hồi đầu của Ngọa Long Tú Sĩ đã khiến công tác ấy không cần thiết nữa.
Ngày xưa, thuyền và ngựa là phương tiện giao thông duy nhất, kỹ thuật làm cầu qua sông lớn chưa có, nên hành trình gặp nhiều trắc trở, khó xác định thời gian. Bởi thế, Tần Nhật Phủ định về Sơn Tây mà không dám, sợ trễ kỳ đại hội.
Thực ra, tâm trạng họ Tần không hề bình yên như nét mặt. Chàng ta nhận ra rằng ký ức mình có những khoảng trống mơ hồ, mờ mịt tựa chiều sương. Ðó là tuổi thơ, thời gian học võ, dung mạo người thân và phong cảnh quê nhà.
Trước đây chàng luôn bị Ải Thần Quân ở bên cạnh khống chế, chỉ chuyên tâm rèn luyện võ nghệ để chuẩn bị cho đại hội, không suy nghĩ nhiều. Song từ lúc rời Tạ gia trang, một mình một ngựa dong ruổi, chàng có thời gian để tự vấn.
Tần Nhật Phủ không có định hướng, vô tình đi về hướng Ðông, đến chiều dừng chân nơi tiểu trấn. Ðêm ấy tĩnh tọa, hành công xong, chàng tiếp tục đào bới trí nhớ, và tìm thấy một hình ảnh lạ lùng. Ðấy là ba vòi nước suối phun rất mạnh, gần đó có bia đá khắc ba chữ Báo Ðột Tuyền. Dường như chàng đã đến nơi ấy cùng ba nữ nhân nữa, song không rõ dung mạo.
Nhật Phủ ngơ ngẩn vì chưa bao giờ du ngoạn Tế Nam cả. Chàng nhắm mắt mường tượng, rùng mình nhớ đến ba người vợ góa của Nhương Thư. Ðiền gia trang quả đúng là ở rất gần suối Báo Ðột.
Phải chăng Tế Nam có vị trí rất quan trọng trong quá khứ của chàng?
Ðêm ấy, Nhật Phủ, tức Nhương Thư ngủ không yên giấc, đầu óc quay cuồng với những nghi vấn. Chàng mơ màng nhìn thấy những hình ảnh lạnh lùng. Gương mặt từ bi, nhân hậu của một nhà sư rất già, một thi thể phụ nhân lõa lồ đẫm máu, một hố sâu hun hút, đen ngòm.
Những mảnh vụn của dĩ vãng này tuy nhỏ bé nhưng lại là kết quả của Nhiên Ðăng tâm pháp. Chính Ải Thần Quân cũng không ngờ rằng pho nội công Phật môn kia có thể hóa giải tà pháp Di Hồn. Lão dạy chàng võ nghệ nhưng không thể thay đổi đường lối vận khí nhiều năm quen thuộc. Song việc gì cũng phải có thời gian nên hiện tại Nhương Thư chưa thể quét sạch ngay được màn u minh trong tâm thức.
Sáng ra, Nhương Thư soi bộ mặt phờ phạc vào chiếc gương đồng, lòng đầy nghi hoặc và cảm thấy xa lạ, nhất là đôi lông mày kép quái dị kia.
Ải Thần Quân đã dùng một thứ thuốc thần kỳ vẽ lên, kích thích chân lông nơi ấy phát triển, sau nửa năm trở thành chân mày. Tất nhiên, những sợi lông mày ấy mảnh hơn, nhạt màu hơn hàng dưới, và không mọc lại khi bị cạo, nếu không bôi thêm thuốc.
Chẳng phải lão lột của mình mà khâu cho Nhương Thư vì cơ thể con người sẽ đào thải những vật xa lạ.
Chúng ta hãy tạm quên Nhương Thư, quay lại Tạ gia trang ở Lạc Dương.
Tuy tin lời Tần Nhật Phủ song Vô Ưu Cái chẳng cam tâm bỏ qua việc tìm kiếm kẻ đã làm cho ba cô em dâu góa bụa của mình phưỡn bụng.
Ông âm thầm triệu tập toàn bộ toán cao thủ bảo vệ Tạ gia trang về Tổng đàn để tra hỏi, tránh không để ba ả họ Ðiền biết được.
Bọn đệ tử Cái bang tuyệt đối trung thành nên thực thà kể lại rằng trong tháng qua mình đã nhiều lần ngủ gục. Thúy Sơn cũng thú nhật rằng ngủ rất ngon.
Ngọa Long Tú Sĩ cho vẽ lại ví trí canh gác của từng người, phát hiện những kẻ ấy nối thành một đường, đi từ khu phòng của Tần Nhật Phủ đến khuê phòng của bọn Mã Lan.
Hồng Diện Tôn Giả phẫn nộ gầm lên :
- Khốn nạn thực! Chúng ta bị tiểu tử họ Tần lừa rồi! Hèn gì gã vội vã rời Lạc Dương ngay!
Chứng cứ đã rành, song Vô Ưu Cái vẫn thận trọng phân tích :
- Cứ cho rằng Tần Nhật Phủ là thủ phạm, thì gã phải giỏi thuật Nhiếp Hồn mới có thể khiến ba nàng kia tưởng mình là Nhương Thư! Vậy vì sao gã lại cứu họ thoát khỏi tà pháp của Kỵ Ba Thần Quân? Tạ thần y đã khẳng định rằng thuật châm cứu và thuốc thang chỉ thành công hoàn toàn sau ít nhất hai năm điều trị! Và lão phu không tin một tên dâm tặc xảo quyệt đến mức ấy lại chịu bỏ qua một giai nhân như Bạch hiền muội! Gã thừa sức khiến Thúy Sơn không nhớ được gì cả!
Lập luận vững chắc, hữu lý này khiến các lão hồ ly phải phân vân. Bất Trí thư sinh buột miệng than :
- Lại trời cho Tần Nhật Phủ chính là Nhương Thư! Nếu không chúng ta mặt mũi nào gặp y ở chốn suối vàng nữa!
Cao lão luôn khẳng định Nhương Thư vẫn còn sống mà giờ đây nói thế chứng tỏ lòng tin đã lung lay. Thúy Sơn bật khóc ôm mặt bỏ chạy về phòng.
Chiều hôm ấy, nàng đang ngồi gặm nhấm nối thống khổ ở vườn hoa sau Tổng đà, thì Ngọa Long Tú Sĩ đi đến. Ông nghiêm giọng :
- Chỉ mình phu nhân là có thể khám phá ra chân tướng Tần Nhật Phủ! Còn bằng cách nào thì phu nhân tự hiểu! Hãy đi đi! Nếu Nhật Phủ không phải là Nhương Thư thì cứ giết gã!
Thúy Sơn thông minh tuyệt thế, biết Tú sĩ chẳng đẩy mình vào chỗ chết, mừng rỡ nói :
- Phải chăng tiên sinh đã nắm được tám phần hy vọng?
Lỗ Ðăng Hân mỉm cười gật đầu :
- Ðúng vậy! Song hai phần bất trắc kia đáng giá cả cuộc đời phu nhân đấy!
Thúy Sơn kiên quyết đáp :
- Nếu Nhương Thư không còn thì tiểu muội cũng chẳng muốn sống làm gì nữa!
Nửa đêm, nàng khăn gói ra đi, để lại một bức thư cho sư phụ và Vô Ưu Cái.
Bọn hán tử báo cho Thúy Sơn biết hướng đi của Tần Nhật Phủ, nàng liền phi nước đại đuổi theo, bốn ngày sau bắt kịp mục tiêu ở Trịnh Châu.
Nàng vào thành lúc rạng sáng, mừng rỡ vì gặp Dương Châu Thần Thâu Bạch Túc Nhiên. Họ Bạch đi trước nàng một ngày, luôn bám theo đuôi Tần Nhật Phủ.
Gã đang ngồi gật gù ở một mái hiên bên đường, chạy ra chặn Thúy Sơn lại :
- Phu nhân đến đây làm gì? Họ Tần đang trọ trong tòa lữ điếm bên kia đường đấy!
Thúy Sơn liền kể sơ kết quả điều tra dâm tặc ở Tạ gia trang, rồi nghiêm nghị nói :
- Ngọa Long Tú Sĩ đã nghi ngờ Tần Nhật Phủ là Nhương Thư, khuyên ta hy sinh tiết hạnh để kiểm chứng. Túc hạ hãy chịu khó bám theo ta, khi cần thiết sẽ dùng ám khí tiêu diệt gã!
Dương Châu Thần Thâu tuy không phải đệ tử Ðường môn nhưng lại có tài phóng độc tiễn rất thần diệu. Gã nhăn mặt bàn :
- Hà tất phu nhân phải đặt cả cuộc đời mình vào canh bạc này! Muốn kiểm tra hư thực thì cứ kiên nhẫn theo dõi. Hơn nữa, trừ dáng vóc và giọng nói ra, Nhật Phủ nào có điểm gì giống với công tử đâu?
Thúy Sơn chột dạ phân vân, không dám tiếp cận Tần Nhật Phủ. Ðồng ý cùng Bạch Túc Nhiên âm thầm điều tra.
Mãi đến giữa giờ Thìn, Tần Nhật Phủ mới rời lữ điếm, gương mặt phờ phạc vì mất ngủ, ánh mắt buồn rầu khó tả.
Ðúng là đêm qua chàng giật mình trở giấc lúc cuối canh tư vì một giấc mơ quái dị. Nhật Phủ nằm mộng thấy mình đang ở Tạ gia trang, ân ái với người vợ mất trí của Nhương Thư là Mã Lan. Cảnh mây mưa ấy hiện ra rất rõ ràng, có đầy đủ hơi ấm và mùi thơm từ thân thể nuột nà của người góa phụ. Nhật Phủ thoát dương, kinh hãi ngồi bật dậy, và không sao ngủ lại được. Cảm giác chân thật kia khiến chàng nghi ngờ rằng có thể chính mình là tên dâm tặc điên loạn. Chỉ có kẻ điên mới không nhớ được quá khứ, và tất nhiên sẽ không làm chủ được hành vi.
Nỗi tuyệt vọng cứ lớn dần, Nhật Phủ tự phỉ nhổ mình và không còn muốn sống nữa. Nhưng để tạ lỗi với Tần Nhương Thư, chàng sẽ liều chết giết cho được Kỵ Ba Thần Quân.
Ðã nuôi chủ ý như vậy nên Nhật Phủ phi nước đại về hướng Ðông, chiều hôm sau rẽ trái và đến Khai Phong vào quá trưa ngày mười ba.
Ðôi lông mày kép là chiêu bài lừng lẫy của Tứ Mi Ngọc Diện kiếm khách nên đám đệ tử Âm Sơn giáo mau chóng phi báo về Tổng đàn ở Cô Ðộc bảo.
Dùng bữa xong, Tần Nhật Phủ đi tìm Âm Sơn lão tổ. Giới võ lâm Khai Phong không thiếu óc hiếu kỳ đã rầm rộ bám theo, tổng số không dưới bốn mươi.
Cô Ðộc bảo nằm ở phía Ðông thành Khai Phong, giờ đã chính thức thuộc về Âm Sơn giáo. Vô Ưu Cái đã đem cơ ngơi này hiến cho Âm Sơn lão tổ để chuộc Dạ Quân Tử Quách Tàn Bôi. Họ Quách được tha lập tức trở về Tứ Xuyên thăm mẹ già. Còn người chủ cũ của Cô Ðộc bảo là Trung Nguyên Cao Sĩ thì đã âm thầm xuất gia từ hai năm trước, trở thành đệ tử phái Thiếu Lâm, việc này rất ít người biết.
Nhờ việc tổ chức đại hội võ lâm mà liên minh giữa Âm Sơn giáo và Sơn Hải bang tan rã. Âm Sơn lão tổ án binh bất động, để mặc lực lượng Bạch đạo đánh nhau với Kỵ Ba Thần Quân.
Nhờ tin tức của Ngọa Long Tú Sĩ mà phe chính phái đã xuất quân từ Cưu Sơn, phá hủy nhiều cơ sở mật của Sơn Hải bang ở Huy Châu, Bắc Giang Tô khiến chúng không thể bành trướng ra ngoài phủ Sơn Ðông.
Ðệ tử các phái đều cải trang, chiến đấu dưới danh nghĩa Cưu bang, khiến oai danh Hoàng Nghi Tuyệt và Từ Thanh Huệ nổi như cồn.
Sau khi điểm sơ cục diện võ lâm, chúng ta quay lại với Tần Nhật Phủ. Chàng ta dừng cương trước Cô Ðộc bảo, lạnh lùng nói với mấy gã gác cổng :
- Các ngươi vào báo với Âm Sơn lão tổ rằng có Tứ Mi Ngọc Diện kiếm khách đến so tài cao thấp!
Âm Sơn lão tổ Lương Dã Toàn đang uống trà với Nghiên Tái Thuần, nghe báo tin liền cau mày hỏi :
- Thuần nhi! Sao gã họ Tần đến khiêu chiến với ta?
Nghiên Tái Thuần lúc lắc cái đầu to tướng :
- Lạ thực! Giả như bọn Vô Ưu Cái chiêu mộ được Tần Nhật Phủ thì cũng để dành cho đại hội võ lâm chứ sao lại đưa gã vào chỗ chết thế này? Thực là khó hiểu! Thôi được, sư phụ cứ ra đấu với họ Tần, và đặt điều kiện bắt y phải qui phục nếu thua!
Lương Dã Toàn mừng rỡ :
- Hay lắm! Nếu thu phục được Tứ Mi Ngọc Diện kiếm khách thì thực lực Âm Sơn giáo sẽ mạnh lên hẳn! Nghe đồn rằng Nhật Phủ đã từng cầm hòa với Hồng Diện Tôn Giả ở Bắc Kinh!
Nghiên Tái Thuần cười xảo quyệt :
- Sư phụ hãy ăn mặc thật chỉnh tề, kéo dài thời gian. Tần Nhật Phủ còn trẻ, chờ đợi lâu tất sẽ bồn chồn, tâm loạn động, kiếm pháp lộ nhiều sơ hở!
Âm Sơn lão tổ hài lòng khen :
- Ngươi đúng là quân sư tốt của lão phu!
Song Nghiên Tái Thuần lại không ngờ sự xảo quyệt của mình đã gây tai họa. Số là Thúy Sơn và Dương Châu Thần Thâu cũng có mặt trong đám hào khách hiếu kỳ. Lúc đầu, họ không biết mục đích của Tứ Mi Ngọc Diện kiếm khách, lòng rất nghi hoặc. Khi nghe chàng lên tiếng khiêu chiến với Âm Sơn lão tổ thì Thúy Sơn mới tá hỏa tam tinh. Nàng bối rối hỏi Dương Châu Thần Thâu :
- Bạch túc hạ, làm sao bây giờ? Sao họ Tần lại đến đây liều mạng với Lương lão quỷ, đi ngược với kế hoạch của hội đồng võ lâm? Quân số Âm Sơn giáo đông như kiến, Nhật Phủ chẳng thể nào thoát thân được!
Bạch Túc Nhiên gãi tai, nhăn mặt :
- Ta cũng không hiểu nổi! Nhưng trước mắt phải tìm cách giải vây cái đã!
Họ Bạch có dung mạo đoan chính, dễ mến, khiến cả thiên hạ phải lầm to. Thực ra, Bạch Túc Nhiên cực kỳ xảo trá, quỷ quyệt, thủ đoạn lại tàn nhẫn phi thường. Có điều, gã chỉ lấy trộm của bọn trọc phú, cường hào, ác bá mà thôi, cho nên được cả hai phe chính tà tôn trọng.
Dương Châu Thần Thâu nghĩ ngợi một lúc, tủm tỉm hỏi Thúy Sơn :
- Phu nhân có mang theo vàng đấy không?
Nàng góa bụa sầu muộn gật đầu :
- Ðộ bốn vạn lượng! Túc hạ cần bao nhiêu?
- Sao phu nhân lại mang theo cả một gia tài như thế? Tại hạ chỉ cần năm trăm lượng là đủ!
Thúy Sơn không trả lời, lặng lẽ móc ngân phiếu trao cho Dương Châu Thần Thâu ngàn lượng. Mắt nàng hơi ươn ướt vì thương nhớ trượng phu, số của cải này do Nhương Thư lấy được của Trác Thiên Lộc. Nàng thầm ghen với sự giàu sang của ba cô gái họ Ðiền nên đã giữ lấy để sau này có của hồi môn mà về làm dâu họ Tần.
Thúy Sơn buồn bã nói :
- Bạch túc hạ cứ cầm cả ngàn lượng, nếu thiếu tiểu muội sẽ đưa thêm!
Bạch Túc Nhiên nheo mắt đáp :
- Tần Nhật Phủ được xem như người nhà của quan Tả Ðô ngự sử cầm đầu Ðông Xưởng. Việc này đã được truyền tụng khắp quan trường, vì vậy, chỉ cần vài trăm lượng cũng đủ khiến Tổng binh thành Khai Phong phải kéo quân đến giải vây cho họ Tần. Phu nhân hãy yên tâm chờ tin của tại hạ!
Nói xong, gã quay ngựa phóng như bay trở lại thành Khai Phong, cách Cô Ðộc bảo chừng chục dặm.
Thúy Sơn yên lòng quay sang ngắm Tần Nhật Phủ. Nàng đã cải nam trang, mang râu rậm, đội nón vành rộng nên chẳng sợ ai nhận ra. Bạch Túc Nhiên là đạo chích, trong hành lý lúc nào cũng sẵn đạo cụ dịch dung.
Lúc này đã là đầu giờ Thân, vầng dương ngã về tây nhưng vẫn còn chói lọi, nhuộm hồng bộ võ phục trắng và gương mặt rám nắng của Tần Nhật Phủ.
Chủ nhà lần khân mãi chẳng chịu ra, khách quan chiến đều nóng ruột mà họ Tần vẫn bình thản đứng im như pho tượng, mắt hướng về ngọn núi mờ xa, phía sau lưng Cô Ðộc bảo.
Lòng Thúy Sơn lại rộn rã niềm hy vọng vì phong thái trầm tĩnh, định lực thâm hậu kia nào có khác Nhương Thư.
Hơn khắc sau, Âm Sơn lão tổ và bọn đầu lĩnh Âm Sơn giáo mới khệnh khạng xuất hiện.
Lương Dã Toàn vốn là người cao to lực lưỡng, tuy mặc đạo bào nho nhã màu nguyệt bạch, đầu đội mũ đạo sĩ, mà vẫn oai phong lẫm liệt như võ tướng. Nhờ Thiên Niên Tuyết Sâm mà râu tóc lão đen nhánh, mặt hồng hào, trông trẻ như mới năm mươi. Giờ đã là Giáo chủ một giáo phái, Lương Dã Toàn mạ vàng cây côn thép cho xứng với thân phận cao cả.
Thúy Sơn giận run khi nhận ra kẻ mặc trường bào gấm đen sang trọng, đi sau lưng Âm Sơn lão tổ, chính là gã phản bội Nghiên Tái Thuần. Họ Nghiên cũng cầm đoản côn, nhưng đường kính nhỏ hơn côn của Lương Dã Toàn, và mạ bạc sáng loáng.
Nghiên Tái Thuần nghiêng chiếc đầu to, hấp háy đôi mắt liếng, ngắm nghía Tần Nhật Phủ rồi nói nhỏ vài câu với Lương Dã Toàn.
Lương Dã Toàn cười ha hả, vòng tay nói với khách :
- Từ lâu, lão phu vẫn thường ngưỡng mộ thanh danh của bậc anh tài trẻ tuổi đất Hà Bắc, không ngờ hôm nay lại được Tần công tử ghé thăm, quả là vinh hạnh! Lão phu vốn “ái tài như mạng”, sẵn sàng mời công tử hạ cố nhận chiếc ghế Phó giáo chủ Âm Sơn giáo! Nếu công tử không chê, xin mời vào sảnh bàn bạc!
Miếng mồi vinh hoa phú quý này không thể mua chuộc được bậc anh hùng. Nhật Phủ hờ hững lắc đầu :
- Tại hạ vốn nhạt mùi danh lợi, chỉ xem trọng võ học, nên đến đây để lãnh giáo tôn giá vài chiêu. Nếu tôn giá sợ thì hãy lột chiêu bài, rút quân về Tây Hạ!
Âm Sơn lão tổ tính tình nóng nảy, không chịu nổi lời khiêu khích ngạo mạn kia, liền trợn mắt nạt :
- Lão phu sở hữu trăm năm công lực, lẽ nào lại sợ một gã tiểu tử chưa ráo máu đầu! Ngươi đã dám khoác lác thì chớ trách lão phu tàn nhẫn!
Nghiên Tái Thuần vội kéo áo sư phụ để nhắc nhở. Lương Dã Toàn hiểu ý lùi lại để Nghiên Tái Thuần bước lên.
Họ Nghiên vòng tay cười nói :
- Công tử có dám đánh cược với tại hạ hay không? Nghĩa là, nếu công tử bại trận thì phải trở thành người của Âm Sơn giáo, bằng như công tử thắng thì bọn ta sẽ rút về Tây Hạ!
Nhật Phủ ở Lạc Dương cả tháng, thường được nghe nhắc đến gã phản bội xấu trai này. Nay gặp mặt, chàng vô cùng chán ghét, lạnh lùng đáp :
- Ta đồng ý nếu ngươi chịu xuất thủ! Sau ba mươi chiêu mà ngươi vẫn lành lặn thì ta sẽ qui hàng!
Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ cũng đồn xa. Bọn hào khách Khai Phong đều biết Nghiên Tái Thuần khi sư diệt tổ, phản lại võ lâm Trung Nguyên. Do vậy, họ nhao nhao xúi giục Nghiên Tái Thuần nhận lời, mong gã sẽ chết thảm dưới tay Tứ Mi Ngọc Diện kiếm khách. Dù chính hay tà, kẻ phản sư luôn bị người đời khinh ghét. Có kẻ mỉa mai :
- Ba mươi chiêu mà cũng không cầm cự nổi thì thật là nhục nhã cho Âm Sơn giáo! Tướng ngươi xấu xí như ma, lại nhút nhát thì còn sống làm quái gì nữa!
Khách quan chiến phá lên cười chế nhạo sự lưỡng lự của Nghiên Tái Thuần. Song họ Nghiên gian xảo có thừa, thản nhiên cười đáp :
- Tại hạ mới học côn pháp chẳng bao lâu, không dám bêu xấu ân sư, đành phải chịu tiếng nhát gan vậy! Xin Tần công tử cứ đấu với gia sư mới xứng với thân phận một bậc anh hùng!
Tần Nhật Phủ thở dài :
- Khá khen cho ngươi giỏi chịu nhục còn hơn Hàn Tín! Thôi được, để ta giết Âm Sơn lão tổ xong sẽ tìm đến ngươi sau!
Câu nói lạnh lùng như băng và chắc như đinh đóng cột này đã làm cho Nghiên Tái Thuần chột dạ, không còn cười nổi nữa.
Lương Dã Toàn nghe đối phương đòi lấy mạng mình, điên tiết bước ra :
- Tiểu oa nhi ngông cuồng! Ngươi tận số rồi!
Lão chực xông đến thì nhận ra Nhật Phủ đã rút gươm dựng đứng trước ngực, phong thái uy nghi như thiên tướng. Sát khí dàn dụa không gian. Lương Dã Toàn thoáng rùng mình, thức ngộ rằng Nhật Phủ đã đạt đến trình độ thượng thừa trong kiếm đạo, chẳng phải kẻ dễ bị ăn hiếp.
Song Âm Sơn lão tổ chưa kịp bình tâm thì Tứ Mi Ngọc Diện kiếm khách đã thực hiện câu “tiên hạ thủ vi cường!”. Họ Tần hóa thành đạo kiếm quang sáng bạc, bay vút đi, thân ảnh chập chờn nhưng nhanh tựa sao băng.
ở tuổi dưới ba mươi mà luyện thành Ngự kiếm thuật thì quả là chuyện cổ lai hi hữu. Lương Dã Toàn biến sắc, múa tít kim côn, lực đạo ngàn cân xé không gian vun vút, kín đáo và mãnh liệt phi thường.
Hai màn lưới thép chạm nhau chói tai, song phương dội ra và có tiếng Âm Sơn lão tổ gầm lên giận dữ. Lão đã nhờ công lực thâm hậu mà đánh bạt được chiêu Ngự kiếm, song vẫn bị một vết thương nhỏ nơi bắp vai trái. Lòng tự tôn của một lão đại ma đầu không thể chấp nhận được sự thiệt thòi nhỏ bé ấy, Lương Dã Toàn nổi điên dồn sức vào đường côn, quyết đập nát xác gã tiểu tử khốn kiếp kia.
Cây kim côn nặng đến bốn mươi ba cân ban phát những cú đập trời giáng, khiến hổ khẩu họ Tần đau rát. Gã thầm hiểu công lực mình kém xa đối thủ, đành dở pho khinh công Cửu Huyền thần bộ ra đối phó.
Tuyệt học của Sấu Tiên quả thần diệu tuyệt luân, chín bóng ảnh quay cuồng quanh Lương Dã Toàn tạo nên một cảnh tượng kỳ dị, khiến bọn hào khách phục sát đất, hoan hô vang dội.
Lương Dã Toàn thầm khiếp sợ trước pho thân pháp ma quỷ kia vì nhận ra nguồn gốc. Sấu Tiên đã từng đả bại Thần Quang Chân nhân nhờ bộ pháp Cửu Huyền.
Từ những bóng thực hư lẫn lộn ấy, Tần Nhật Phủ ập vào thọc kiếm xuyên qua lưới côn, lần lược đâm hàng chục lỗ trên cơ thể đối phương. Song luồng cương khí hộ thân dày đặc của một kẻ sở hữu đến trăm năm công lực đã ngăn cản đà tiến của mũi kiếm nên không vết nào sâu hơn cả.
Âm Sơn lão tổ vẫn kiên cường chiến đấu, bảo vệ chu đáo các tử huyệt, chờ đối phương mệt mỏi mà hạ thủ.
Quả thực vậy, tốc độ sao băng, hư ảo của Cửu Huyền thân pháp rất tiêu hao chân khí nên Tần Nhật Phủ chẳng thể thi triển lâu dài được. Do thế, tuy thương tích đầy mình song cuối cùng Lương Dã Toàn sẽ là người chiến thắng.
Bộ đạo bào bạch nguyệt bằng gấm thượng hạng đã rách như tổ ong, nhuộm hồng máu, nhưng đường côn của Lương Dã Toàn vẫn cương mãnh như bão tố.
Sau vài khắc, nguồn tu vi gần hoa giáp của Tần Nhật Phủ đã suy giảm thấy rõ. Gã chỉ còn có thể hóa thành năm bóng ảnh mà thôi.
Dù bọn hào khách trầm trò tán dương, nhưng Nhật Phủ tự biết mình sẽ chết nếu không kết liễu ngay được Lương Dã Toàn. Chàng chẳng tiếc mạng, chỉ tiếc sau trận này không còn sống đến đến Tế Nam tiêu diệt Kỵ Ba Thần Quân.
Nhật Phủ đành an phận với cục diện, quyết định một đổi một. Chàng dồn bốn thành lực đạo sang bàn tay tả đang bắt kiếm ấn rồi xông vào.
Nhật Phủ xuất chiêu “Trang Tử Khóc Thê” trong pho Huyền Không kiếm pháp, thân kiếm rung động phát ra những âm thanh ngân nga như tiếng hát thê lương. Chiêu này lấy tích Trang Chu ngồi bên xác vợ già, lúc đầu thì khóc lóc, sau lại ca hát cho đúng đạo trời.
Âm thanh thì thế, còn kiếm ảnh là màn sương gồm hàng ngàn giọt lệ long lanh. Ðạo tự nhiên là có sinh có diệt, nhưng tình nghĩa phu thê lại khơi dòng lệ thảm.
Âm Sơn lão tổ vẫn giữ nguyên đấu pháp cũ, phòng thủ kín đáo và tấn công bằng sức mạnh chẻ núi. Lão không hề bối rối, nghiến răng công phá màn kiếm quang mù mịt kia, mừng vì chỉ vài thế đã đánh bạt được thanh thép nguy hiểm.
Và tất nhiên lão thừa thắng xông lên vì đối phương đã lộ sơ hở chết người. Lương Dã Toàn chớp cơ hội, thọc mũi côn vào ngực họ Tần. Lão cảm nhận được xương lồng ngực của Nhật Phủ gẫy răng rắc nhưng đồng thời cũng thấy mắt phải mình đau buốt, rồi não bộ nóng rực lên như bị dùi sắt nung đỏ xiên vào.
Thân hình Tần Nhật Phủ văng ngược, lăn lông lốc trên mặt cỏ, còn Âm Sơn lão tổ ôm mặt rú lên như điên loạn. Lão đã bị một đạo Lục Mạch thần chỉ phá vỡ nhãn cầu, xuyên vào óc nên không thể không chết.
Toàn trường kinh hoàng trước tiếng thét ghê rợn và thê thảm của Âm Sơn lão tổ, rồi sững sờ nhìn lão ngã quị, thân thể co giật liên hồi.
Nghiên Tái Thuần sớm hoàn hồn, xông đến vung Ngân côn hạ sát Tần Nhật Phủ. Nhưng một hán tử áo xanh đội nón rộng vành đã kịp xuất hiện cạnh họ Tần, vung kiếm đỡ đòn. Người ấy chính là Bạch Thúy Sơn.
Nghiên Tái Thuần nhờ tà pháp Thái Bổ, sau khi uống ba viên Thiên Niên Tuyết Sâm, đêm đêm giao hợp với nữ nhân để hút Âm nguyên nên công lực tăng tiến phi thường. Bọn kỹ nữ Khai Phong chỉ sau một lần phục vụ Nghiên Tái Thuần là liệt giường tám chín ngày, không dám tiếp gã nữa. Thế là họ Nghiên dùng bản lãnh võ công làm hại đám dân nữ trong vùng lân cận Khai Phong. Tóm lại, giờ đây gã sở hữu đến gần ba chục năm công lực.
Nghiên Tái Thuần lại thông minh tuyệt thế, vài tháng đã thuộc làu pho Âm Sơn côn pháp, chỉ kém phần kinh nghiệm lâm trận.
So ra, Nghiên Tái Thuần không hơn được một kẻ dày công luyện tập như Thúy Sơn, nhưng nàng lại không dám rời xa Nhật Phủ nên bị bó tay, bó chân lúng túng trước kẻ thù.
Thúy Sơn cắn răng chống đỡ những đường côn vũ bão của Nghiên Tái Thuần, hổ khẩu tóe máu mà vẫn phải trực diện va chạm để bảo vệ cái xác dưới chân mình. Tuy không biết chắc nhưng nàng hi vọng Nhật Phủ chưa chết.
Và nếu họ Tần chính thực là Nhương Thư thì càng có nhiều khả năng sống sót, vì cơ thể chàng nhờ tinh huyết Thủy Xà Vương mà rắn chắc phi thường. Nhương Thư từng trúng liền mấy gậy sắt của cao thủ Bát Quái môn ở Cưu Sơn mà vẫn lành lặn. Trường côn của đám sư huynh Từ Thanh Huệ cũng nặng chẳng kém Kim côn của Âm Sơn lão tổ.
So sánh đơn giản thì như thế, song Thúy Sơn cũng biết Lương Dã Toàn có đến trăm năm công lực, đòn ra nát đá tan vàng. Nhưng dẫu sao Thúy Sơn cũng không để mất niềm hy vọng cuối cùng của đời mình.
Nàng di chuyển quanh thân xác Tần Nhật Phủ, vất vả giải phá những chiêu côn hiểm ác của Nghiên Tái Thuần, lòng thầm van trời xanh thúc giục Dương Châu Thần Thâu đem quân triều đình đến sớm, trước khi nàng kiệt sức.
Tiếng khóc la của bọn dũng sĩ Ðảng Hạ vang lên, chứng tỏ rằng Âm Sơn lão tổ đã thăng thiên và đám đệ tử thân tín của lão giận dữ, đánh đuổi bọn hào khách Khai Phong, rồi vây chặt đấu trường. Chờ Thúy Sơn thất cơ là xông vào bằm xác cả nàng lẫn Tứ Mi Ngọc Diện kiếm khách.
Nghiên Tái Thuần vững bụng chiến đấu, chỉ vài chục hiệp đã đánh văng nón tre trên đầu đối thủ. Gã đã âm thầm si mê, thèm khát bốn ả góa phụ của Nhương Thư nên nhận ra ngay Thúy Sơn. Nghiên Tái Thuần mừng rỡ cười dâm đãng :
- Té ra là Bạch phu nhân! Tạ ơn trời đã xui khiến nàng đến đây để Nghiên mỗ được thỏa lòng mong ước!
Thúy Sơn giận dữ chém liền bốn kiếm như sấm sét. Nghiên Tái Thuần vung côn đỡ đòn, phản kích lại và mỉa mai :
- Phải chăng nàng đã ngứa nghề nên trốn theo gã Tứ Mi Ngọc Diện kiếm khách này? Tiếc thay gã đã chết rồi, không ai chịu nổi một côn của Âm Sơn lão tổ vào ngực mà sống sót nổi! À mà không sao, bản lãnh phòng the của ta còn lợi hại hơn Nhật Phủ bội phần!
Dứt lời, Nghiên Tái Thuần tấn công ráo riết cố đánh văng bảo kiếm của nàng mà bắt sống.
Thúy Sơn bản chất ngoan cường, thà chết chứ không chịu nhục, đem hết sở học ra đối phó, kiếm quang cuồn cuộn sát khí, nhẫn nại duy trì cục diện để chờ viện binh.
Ðường côn của Nghiên Tái Thuần nặng như búa bổ nên hổ khẩu Thúy Sơn rách toạc, máu rỉ ướt lòng bàn tay, cơ hồ không còn cầm vững chuôi kiếm nữa.
Trong lúc hiểm nghèo ấy, bất ngờ Tần Nhật Phủ mở mắt, đưa cao bàn tay hữu và máy động ngón giữa, từ huyệt Thương Dương sau góc móng, một đạo chỉ kình bay ra, xạ thẳng vào huyệt Khí Hải của Nghiên Tái Thuần.
Họ Tần thọ trọng thương, công lực chẳng còn bao nhiêu, thủ pháp lại thiếu chuẩn xác, nên đạo chỉ phong kia lệch mục tiêu, trúng vào hạ nang của đối phương.
Nhật Phủ là bậc anh hùng, dù chán ghét họ Nghiên nhưng cũng không bao giờ nghĩ đến chuyện tấn công vào hạ thể, đưa Nghiên Tái Thuần vào cảnh tuyệt tự. Xong trời xui đất khiến nên một viên Ngọc Hành của Nghiên Tái Thuần lại lãnh đủ, bị Lục Mạch thần chỉ xuyên thủng.
Ðây là một bộ phận yếu ớt, nhạy cảm nhất trong cơ thể con người, dù không gây tử vọng. Nghiên Tái Thuần đau thấy ông bà ông vải, rú lên the thé, tay chân bủn rủn. Tất nhiên đường côn của gã mất lực đạo và lộ sơ hở. Thúy Sơn mừng rỡ nghiến răng thọc một kiếm vào ngực gã phản trắc ti tiện.
May cho Nghiên Tái Thuần ở chỗ gã co rúm người vì đau đớn nên chỉ bị đâm trúng vai, như thế cũng đủ khiến họ Nghiên thét lên, tung mình ra xa. Gã đang thúc thủ hạ xông đến thì Thúy Sơn đã móc Bạt Sơn Thần Lựu ném vào hàng ngũ bọn Ðảng Hạ ở hướng Ðông.
Hỏa khí nổ vang trời, thịt xương tan nát văng tứ tán, khiến đám người hủ lậu đất Tây bắc kia kinh tâm tán đởm, bỏ chạy cả. Lúc này Thúy Sơn đã kịp cõng Tần Nhật Phủ trên lưng, lao về phía phòng tuyến bị vỡ.
Nghiên Tái Thuần tức tốc thúc giục đệ tử Âm Sơn giáo truy sát, song Thúy Sơn đã ném ngược lại một trái Thần Lựu nữa, tăng số thương vong của kẻ thù và khiến chúng phải từ bỏ ý định đuổi theo.
Thúy Sơn thoát về hướng Ðông và biệt dạng trong cánh rừng già dọc bờ Nam sông Hoàng Hà. Nàng không dám trở lại thành Khai Phong vì nơi ấy ngập tràn kẻ địch, Âm Sơn bảo kê toàn bộ sanh ý trong thành, tay chân rải rác khắp nơi. Hơn nữa, nàng cho rằng quan quân Lạc Dương bị Âm Sơn giáo mua chuộc nên đã không nghe theo lời mời của Dương Châu Thần Thâu đến giải vây cho Tần Nhật Phủ.
Thúy Sơn cõng họ Tần chạy miết, tay dùng bảo kiếm chặt cành mở lối. Ðược mười dặm, nàng gặp một tòa nhà gỗ lớn khang trang, tọa lạc trên bãi cỏ phẳng giữa rừng, mừng rỡ rảo bước đến gọi. Nhưng mãi chẳng thấy chủ nhân lên tiếng, Thúy Sơn liền đẩy cổng dậu gỗ mà vào.
Thấy cửa chính bị khóa chặt, biết chủ nhà đi vắng, Thúy Sơn vung kiếm phá ổ khóa.
Ðồ đạc, vật dụng trong nhà tuy không quí giá nhưng rất đầy đủ. Thúy Sơn đặt Nhật Phủ nằm xuống chiếc giường vạt tre rồi tất tả trở ra ngoài, phi thân lên một ngọn cây Du cao vút để quan sát và nghe ngóng. Biết chắc Âm Sơn giáo không đuổi theo, nàng thở phào nhảy xuống, vào nhà chăm sóc thương thế cho nạn nhân.
Tuy thẹn thùng nhưng Thúy Sơn thức ngộ rằng đây là cơ hội hiếm có để nàng kiểm tra cơ thể Nhật Phủ. Nhương Thư có những vết sẹo, những nốt ruồi mà nàng rất quen thuộc.
Tần Nhật Phủ đang mê man bất tỉnh, máu trong phổi liên tục ứa ra khóe miệng. Thúy Sơn vội cho bệnh nhân uống mấy viên linh đan trị nội thương, rồi tranh thủ lúc ánh tà dương chưa tắt, cởi áo Nhật Phủ ra để xem xét.
Ðầu Kim côn của Âm Sơn lão tổ đã gây ra một vết tím bầm sưng vù dưới vú phải của họ Tần. Thúy Sơn ấn thử, cảm giác được sự rời rạc của những lóng xương bị gãy, thở dài lo lắng. Nàng chỉ hy vọng không đoạn xương nào cắm vào phổi họ Tần.
Thúy Sơn bôi đầy cao lên thương tích rồi bắt đầu quan sát kỹ những vết sẹo trên thân trước Nhật Phủ. Khổ thay, gã có rất nhiều sẹo dọc ngang, mới chồng lên cũ, chẳng thể nào tìm ra chân tướng. Từ thắt lưng trở xuống, Nhương Thư không có dấu vết gì đặc biệt, còn dương vật thì Thúy Sơn cho rằng ai cũng giống ai. Vậy thì chỉ còn cách liều chết ân ái với Nhật Phủ mà thôi. Trong cuộc mây mưa, Nhương Thư có những thói quen mà nàng tuyệt đối chẳng thể nào lầm.
Thúy Sơn cẩn thận xăm soi gương mặt đẹp của Tứ Mi Ngọc Diện kiếm khách. Ðôi lông mày kép dị tướng kia hoàn toàn là thực, và da mặt chàng không hề có sẹo.
Thực ra, tài nghệ của Ải Thần Quân chẳng siêu phàm đến mức ấy, mà chính dược lực của ba loại kỳ trân trong cơ thể Nhương Thư đã làm cho những vết sẹo kia biến mất. Chàng từng bị đâm chém rất sâu mà khi lành cũng chỉ để lại dấu vết mờ mờ, huống hồ gì những đường rạch nhẹ nhàng khéo léo của Ải Thần Quân.
Y phục của Thúy Sơn dính đầy máu do Nhật Phủ ói ra, nên nàng xuống nhà tìm chỗ tắm rửa. Là nữ nhân, nàng không chịu nổi sự dơ bẩn.
Tòa mộc xá này tuy chỉ có một cửa chính song bên trong lại chia làm ba gian, phía sau có thêm nhà bếp nhỏ. Nhà bếp là từ dùng để chỉ nơi nấu nướng và vệ sinh, Thúy Sơn hài lòng vì lu sành trong nhà tắm đầy ắp nước.
Nàng tò mò lục lạo một hồi phát hiện gạo và thịt khô rất dồi dào. Còn nguồn nước là giếng sau vườn, xung quanh trồng đầy rau.
Khách giang hồ luôn cột chặt tay nải nhỏ vào lưng nên cả Thúy Sơn lẫn Nhật Phủ đều có y phục sạch để thay. Tắm gội xong, Thúy Sơn trở vào nhà trên, ngần ngại một lúc thầm khấn vái Nhương Thư rồi cởi quần dài Nhật Phủ ra. Nàng dùng khăn ướt lau người cho gã, chuẩn bị thay bộ võ phục mới.
Họ Tần vẫn mê man, người hâm hấp sốt nhưng mạch vẫn đều đặn và máu trong phổi đã thôi ứa ra. Thúy Sơn đỏ mặt nhìn cơ thể gần như trần truồng, rùng mình vì cảm giác quen thuộc. Những bắp thịt cuồn cuộn săn chắc kia nào có lạ gì với nàng. Và dường như mùi da thịt này cũng đúng là của Nhương Thư. Nhưng Thúy Sơn vẫn không thể đoan chắc, chỉ sợ mình lầm, gương mặt của Nhật Phủ quá ư là xa lạ.
Ðau đớn vì mối nghi ngờ, Thúy Sơn ứa nước mắt, cắm cúi mặc quần áo cho họ Tần. Nàng chợt bối rối khi nghĩ đến lúc bệnh nhân tiêu tiểu, chỉ biết thở dài phó mặc.
Thúy Sơn xuống bếp vo gạo, nấu cháo với thịt khô, chắt nước đổ vào miệng người bệnh. Nàng mừng rỡ vì gã nuốt ngon lành, không hề nôn ra.
Trời đã tối hẳn, may mà trong nhà sẵn hai ngọn đèn dầu mỏ. Thúy Sơn đốt cả hai, một để lại trên bàn gần giường bệnh, một cầm theo để xem xét hai gian kia.
Tần Nhật Phủ đang nằm ở phòng mé tả, có lẽ là phòng ngủ của chủ nhà. Gọi là phòng cũng không đúng vì ba gian chỉ được ngăn cách nhau bằng hai bức bình phong, mỗi bức gồm năm mảnh gỗ đen bóng, chạm trổ hoa văn cầu kỳ.
Gian giữa có một bệ thờ trên đặt tượng Tam Thanh, bát nhang, chuông, mõ. Phải chăng chủ nhân nơi đây là một đạo sĩ. Trước bệ thờ có mảnh chiếu và một chiếc bồ đoàn.
Gian mé hữu chất đầy sách trên kệ gỗ sát vách, giữa là án thư và chiếc ghế dựa. Thúy Sơn hiếu kỳ lật sách xem thử, chỉ thấy toàn là kinh sách của đạo giáo.
Nàng quay về gian giữa, thắp hương cắm vào lò rồi quì xuống khấn vái, khóc lóc. Hồng Diện Tôn Giả thờ Phật, nhưng trong lúc rối ren này, Thúy Sơn sẵn sàng cầu khẩn bất cứ vị thần nào, mong sao phù hộ cho nàng đủ sáng suốt và may mắn trong cuộc thử nghiệm chết người này. Chỉ riêng việc nàng tắm rửa cho Tần Nhật Phủ cũng đủ gọi là thất tiết, không mặt mũi nào sống nữa. Chẳng lẽ nàng để gã tiểu tiện ra quần mà không làm sạch.
Lệ thầm trào tuôn cũng khiến nàng tỉnh táo hơn, càng tin vào linh cảm của mình. Vả lại, Ngọa Long Tú Sĩ đã khẳng định được tám phần sự thực, và ba nàng tiểu thư họ Ðiền cũng khăng khăng xác nhận mùi chồng.
Ðã có chủ ý, Thúy Sơn trèo lên giường nằm chung với Nhật Phủ vì không thể nằm dưới đất được. Nửa đêm nàng cho gã uống thuốc lần nữa và phát hiện đũng quần của họ Tần ướt đẫm.
Thúy Sơn tần ngần, lưỡng lự một lúc rồi cắn răng lao vào canh bạc. Nàng cởi cả quần dài lẫn quần ngắn của gã trai hư đốn kia, trống ngực đập thình thịch nhớ lại những ngày dưới vực thẳm Sáp Vân Phong. Kỷ niệm ấy mãi mãi khắc sâu trong lòng nên không thể lầm được. Nhưng nàng chỉ biết có một nam nhân duy nhất, lấy cơ sở nào để so sánh.
Sau ba ngày mê man, cơ thể Nhật Phủ đã hồi sinh. Chàng ta tỉnh lại lúc rạng sáng ngày mười bảy, ngơ ngác nhận ra người vợ góa xinh đẹp của Tần Nhương Thư nằm cạnh mình.
Nhật Phủ hồi tưởng lại, hiểu rằng sau khi chàng dùng Lục Mạch thần chỉ đã thương Nghiên Tái Thuần, Thúy Sơn đã đưa chàng đào tẩu đến khu rừng này. Qua khung cửa sổ mở rộng kia, chàng nhìn rõ màu đỏ vàng của những cây ô Thích sớm thư về, và nghe chim rừng ríu rít đón bình minh.
Nhật Phủ ngắm nhìn gương mặt thanh tú nhưng xanh xao của Thúy Sơn, cố nén tiếng thở dài. Chàng chợt nghe lòng rung động mãnh liệt những cảm giác yêu thương. Giờ đây, chàng mới thức ngộ được rằng mình thầm ái mộ nàng quả phụ này.
Hình bóng ba người đàn bà họ Ðiền hiện ra khiến Nhật Phủ vô cùng chua xót, hoang mang. Từ ngày xuất đạo, chàng luôn tôn sùng bậc kỳ hiệp Ngũ Ðài Sơn là Tần Nhương Thư, xem đấy là tấm gương sáng, nào ngờ, chính chàng lại làm kẻ bất nghĩa. Dường như chàng đã say mê bốn người vợ góa của Nhương Thư.
Nhật Phủ nghe bàng quang căng cứng, rón rén ngồi lên, ra phía sau tiểu tiện. Và chàng giật mình khi thấy cả quần lót cũng được thay. Vậy là Thúy Sơn đã vì chàng mà hi sinh tiết hạnh.
Nhật Phủ thẫn thờ trở vào nhà trên, đi thử sang hai gian kia, rồi ngồi xếp bằng trên án thư vận công kiểm tra chân khí.
Chàng mừng vì kinh mạch thông suốt, chỉ hơi đau khi lưu chuyển qua huyệt Nhũ Căn nơi ngực phải. Huyệt này thuộc Kinh Túc Dương Minh Vị. Do vậy, chàng không thể thi triển khinh công. Về ngoại thương, hai lóng xương ngực bị gãy vẫn chưa liền, thì tay phải cũng chẳng cử động được. Tóm lại, Nhật Phủ phải tĩnh dưỡng thêm một thời gian dài mới mong khôi phục võ công.
Họ Tần đành phế bỏ ý định đi Tế Nam giết Kỵ Ba Thần Quân, song trở lại Lạc Dương thì lòng thêm hổ thẹn. Chưa biết quyết định thế nào thì có tiếng chân người chạy đến.
Ðấy là Thúy Sơn, thấy chàng, nàng thở phào nhẹ nhõm :
- Tiểu muội thức giấc, chẳng thấy công tử đâu lòng vô cùng lo lắng! Không ngờ công tử lại hồi phục nhanh như vậy, mới ba ngày đêm đã có thể đi lại!
Nhật Phủ hổ thẹn tự nhủ thầm :
- “Ta mê man ba ngày đêm, tiêu tiểu không hay biết, khiến Bạch phu nhân phải khổ sở biết bao!”
Chàng bước xuống, vòng tay vái dài :
- Ơn đức của phu nhân tại hạ dẫu chết ngàn lần cũng không đền đáp nổi!
Biết chàng ám chỉ việc tiết hạnh, Thúy Sơn đỏ mặt cúi đầu, lát sau đáp bằng giọng thê lương :
- Công tử là vận mạng của võ lâm, tiểu muội ngộ biến phải tùng quyền, sau này sẽ tự sát để tạ tội với tiên phu ở suối vàng!
Nhật Phủ kinh hãi lắp bắp :
- Không được! Kẻ đáng chết nhất là tại hạ! Sau khi diệt xong Kỵ Ba Thần Quân, Tần mỗ sẽ tự sát ngay!
Thúy Sơn cười mát :
- Công tử chết đi có trả lại danh dự cho tiểu muội được không?
Nhật Phủ lúng túng :
- Thế tại hạ phải làm thế nào đây?
Thúy Sơn nghiêm giọng :
- Ta có một điều kiện nho nhỏ! Chẳng hiểu công tử có dám đáp ứng hay không?
Nhật Phủ khẳng khái đáp :
- Xin phu nhân cứ dạy! Dẫu bất cứ yêu cầu nào tại hạ cũng xin tuân mệnh!
Thúy Sơn gật gù :
- Ta muốn công tử trở thành thủ hạ trung thành với ta, luôn theo sát để bảo vệ, không được tự do làm theo ý mình!
Nhật Phủ bối rối không hiểu, song đã lỡ hứa đành phải giữ lời :
- Tại hạ xin đặt mình dưới sự sai khiến của phu nhân!
Thúy Sơn tuy hài lòng nhưng vẫn hồi hộp vì không biết chắc kết quả. Nàng trầm ngâm hỏi :
- Thương tích của công tử thì sao?
Nhật Phủ đáp :
- Bẩm phu nhân! Có lẽ phải tịnh dưỡng thêm vào ngày nữa!
Thúy Sơn mỉm cười :
- Nơi đây còn đủ gạo thịt cho cả tháng, chúng ta cứ nghỉ ngơi cho thật khỏe mạnh rồi hãy lên đường. Ðây là vùng cứ địa của Âm Sơn giáo, chẳng thể xem thường được!
Nàng không biết rằng Dương Châu Thần Thâu chỉ đến trễ nửa khắc, và đã cùng Tổng binh Khai Phong đuổi cổ Âm Sơn giáo về Tây Hạ. Hiện giờ, Bạch Túc Nhiên cùng đệ tử Cái bang đang ráo riết truy tìm nàng và Nhật Phủ.
Ngày hôm ấy, Thúy Sơn rất vui, lòng đắc ý vì kế sách của mình. Trước đây, lúc còn ở Tạ gia trang, nàng đã nhiều lần dọ hỏi quá khứ của Tần Nhật Phủ, gã không nói thì nàng cũng chẳng dám làm gì. Nay với thân phận chủ nhân, nàng tin rằng gã phải mở miệng.
Thúy Sơn đi một vòng vào rừng, săn được hai con chồn và một con rắn to đem về nấu bữa trưa.
Chủ nhà có cả gói trà Long Tĩnh thượng hạng, chính hiệu Hàng Châu, nàng cũng pha cho Nhật Phủ uống. Tuy mang danh chủ tớ nhưng Thúy Sơn vẫn hầu hạ họ Tần chu đáo, khiến gã không hiểu mục đích của nàng.
Xong bữa, Thúy Sơn nhấp hớp trà rồi hỏi :
- Phải chăng công tử đã chán sống nên mới đơn thân độc mã đi tìm Âm Sơn lão tổ?
Nàng hỏi rất khéo nên họ Tần phải thú thực :
- Bẩm phải! Tại hạ có nỗi khổ tâm nên không còn thiết sống nữa!
Thúy Sơn mừng rỡ hỏi tiếp :
- Phải chăng nỗi khổ tâm ấy liên quan đến ba người chị em chung thuyền của ta?
Nhật Phủ đau khổ gật đầu, ấp úng :
- Ðúng thế! Tại hạ cho rằng mình mắc quái bệnh về tâm thần nên có thể đã hành động trong lúc mộng du?
Thúy Sơn cau mày :
- Vì sao công tử biết mình mắc bệnh?
Nhật Phủ cười thảm :
- Chỉ có kẻ tâm thần mới không nhớ được quá khứ của mình!
Thúy Sơn run bắn lên vì hạnh phúc. Có đến chín phần là Nhương Thư bị Ải Thần Quân thay đổi dung mạo và dùng tà thuật xóa bỏ ký ức. Lão xóa được nhưng không thể bù vào cả một dĩ vãng dài đến hai mươi mấy năm, gồm biết bao nhiêu hình ảnh và ký ức.
Trong vài ngày sau đó, Thúy Sơn cố gắng mô tả những sự cố trong đời Nhương Thư để gợi cho chàng nhớ lại, song không có kết quả. Nhật Phủ vẫn dửng dưng, cất lời tán dương thần tượng của mình.
Gần cuối tháng bảy, Nhật Phủ đã hoàn toàn bình phục, công lực sung mãn như xưa, mở lời đòi đi Tế Nam.
Thúy Sơn nát cả cõi lòng, giận hờn nói :
- Công tử đã giao đời mình cho ta, sao lại còn định tự sát lần nữa?
Nhật Phủ buồn bã đáp :
- Tại hạ không thể sống trong hoàn cảnh éo le này thêm nữa! Mong phu nhân lượng thứ chu! Mỗi ngày tại hạ càng thêm đắc tội với Tần đại hiệp!
Thúy Sơn kinh ngạc :
- Tại sao thế?
Nhật Phủ nhìn nàng bằng ánh mắt thê lương :
- Tại hạ đã yêu phu nhân!
Thúy Sơn vừa cảm động vừa tức cười, cúi đầu vân vê tà áo, lát sau cố ra vẻ nghiêm nghị :
- Không sao! Ta đã quyết định lấy công tử làm chồng rồi! Ta còn trẻ, chẳng thể làm thân quả phụ mãi được! Giết xong Kỵ Ba Thần Quân, chúng ta sẽ tìm chỗ non xanh nước biếc mà ẩn dật!
Nhật Phủ bối rối :
- Nhưng tại hạ mặt mũi nào sống yên vui khi đã đắc tội với ba vị phu nhân họ Ðiền?
Thúy Sơn thản nhiên đáp :
- Ta sẽ nói thật và rủ họ cùng về hầu hạ công tử. Dẫu sao giọt máu trong bụng họ cũng là của chàng!
Nhật Phủ ngơ ngác như kẻ lạc vào cõi tiên. Không ngờ sự việc lại được giải quyết đơn giản và thuận lợi như vậy. Chàng thầm yêu cả bốn nàng quả phụ và được cả bốn.
Nhật Phủ lúng túng vái dài :
- Tần mỗ được phu nhân hạ cố thành toàn, cảm kích mà nói chẳng nên lời!
Ðêm xuống, Thúy Sơn nũng nịu bảo :
- Ðã là phu thê, chàng hà tất phải ngủ ở án thư nữa!
Tất nhiên Nhật Phủ hoan hỉ vâng lời. Hai người nằm cạnh nhau, im như thóc vì xấu hổ. Thúy Sơn xa chồng đã lâu, nay được trùng phùng, lòng xuân phụ rộn ràng, xao xuyến. Thấy đối phương cứ đực ra, nàng đành phải làm mặt dày, chủ động lăn sang, ngồi lên đưa tay vuốt ve gương mặt họ Tần.
Dưới ánh đèn tọa đăng, đôi mắt Thúy Sơn rực rỡ niềm yêu thương và khao khát. Nàng run rẩy cởi áo, để lộ thân hình ngà ngọc, nhũ phong của nàng hơi nhỏ nhưng thật săn chắc và kiêu hãnh.
Nhật Phủ mỉm cười hạnh phúc, đắm đuối mơn man đôi tạo vật kỳ diệu, động tác rất nhẹ nhàng. Rồi chàng ngồi dậy, thoát y cho cả hai, vuốt ve Thúy Sơn rất lâu mới gầy cuộc truy hoan.
Thúy Sơn ứa lệ vì cảm nhận được tất cả những gì thân thiết, từ cử chỉ cho đến mùi da thịt của Nhật Phủ khi động tình. Chàng càng là chàng hơn khi phá thành đoạt lũy, với phong cách dũng mãnh mà đằm thắm.
Biết chắc Nhật Phủ chính thực người chồng thất lạc, Thúy Sơn hân hoang dâng hiến, lệ mừng tuôn ướt gối.
Hết hiệp, Nhật Phủ ngại ngùng hỏi :
- Nàng rất nồng nàn nhưng vì sao lại khóc nhiều như vậy?
Thúy Sơn giận dỗi trườn lên cắn vai chàng đau điếng rồi kể hết khúc nôi. Nhật Phủ bàng hoàng, ngơ ngác nhưng hiểu rằng đấy là cách giải thích hữu lý nhất cho cuộc đời chàng.
Niềm tin càng vững chắc khi Thúy Sơn đọc vanh vách đoạn đầu khẩu quyết của pho tâm pháp nội công mà chàng đang luyện. Pho tâm pháp này chỉ mình chàng biết mà thôi, và cứ ngỡ là sở học nhà họ Tần. Tuy nhiên, chàng vẫn còn ngơ ngác, chưa nhớ được quá khứ. Thúy Sơn bực bội tát yêu chàng và bảo :
- Sáng mai chúng ta về Lạc Dương nhờ Thần y chữa trị cho chàng!
Nhương Thư khí huyết phương cương, đã lại động tình, ngượng ngùng hỏi :
- Thế ngày xưa ta và nàng thường đấu mấy hiệp?
Phu thê ân ái mặn nồng đến cuối canh tư, ôm nhau ngủ vùi, khi mặt trời lên cao mới chịu thức dậy để lên đường.
Nhưng Thúy Sơn đã thay đổi ý định. Nàng biết khi về Lạc Dương, vợ chồng khó có điều kiện chăn gối, nên muốn ở lại đây thêm vài ngày cho thỏa tình cá nước.
Thúy Sơn nũng nịu nói :
- Tần đại ca! Chàng có đến bốn vợ khiến tiểu muội luôn chịu thiệt thòi! Hay là chúng ta ở lại thêm vài ngày nữa, đại ca dạy cho tiểu muội công phu Lục Mạch thần chỉ?
Nhương Thư thật thà đáp :
- Thì cứ về đến Tạ gia trang rồi ta sẽ dạy cho cả bốn nàng một lúc!
Thúy Sơn tức tối muốn nổ đom đóm mắt, giận dữ nói thẳng ra :
- Ðại ca muốn giữ đạo công bằng cũng được! Vậy thì tiểu muội chưa có thai quyết chưa về!
Vừa nói nàng vừa cấu nhéo Nhương Thư kịch liệt, mắt ươn ướt xuân tình. Nhương Thư đã hiểu, cười bảo :
- Té ra là thế! Ta sẽ chiều ý nàng!
Và chàng sực nhớ ra, thận trọng hỏi lại :
- Thế lúc ta chưa trúng tà pháp thì có thiên vị ai trong bốn nàng hay không?
Thúy Sơn hãnh diện ỏn ẻn đáp :
- Ðại ca yêu thương tiểu muội nhất đấy!
Quả đúng như thế, dù bề ngoài vẫn giữ đạo công chính nhưng trong lòng Nhương Thư vẫn xem trọng Thúy Sơn hơn. Nàng đã dám vì chàng mà lao xuống vực thẳm chết theo, chân tình ấy thế gian không ai sánh nổi.
Nhương Thư gật gù :
- Vậy là không tốt! Sau này ta phải ưu ái ba chị em họ Ðiền thêm mới được!
Thúy Sơn tức quá đấm lưng chàng thùm thụp.
Ngay sau khi ăn điểm tâm bằng chào, Nhương Thư giảng giải khẩu quyết Lục Mạch thần chỉ cho Thúy Sơn nghe.
Tuyệt học này chính là phép dồn chân khí ra ngoài cơ thể qua sáu huyệt trên đầu những ngón tay. Sáu huyệt này thuộc về sáu kinh mạch, nhưng mỗi bàn tay chỉ năm ngón, do vậy, có hai huyệt nằm chung một ngón.
- Huyệt Thiếu Thương thuộc Kinh Thủ Thái Âm Phế, nằm phía sau góc móng tay cái.
- Huyệt Thương Dương thuộc Kinh Thủ Dương Minh Ðại Trường, nằm sau góc móng ngón trỏ.
- Huyệt Trung Xung thuộc Kinh Thủ Quyết Âm Tâm Bào, nằm ở đầu ngón giữa.
- Huyệt Quan Xung thuộc Kinh Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu, nằm ở đầu ngón áp út.
- Huyệt Thiếu Xung thuộc Kinh Thủ Thiếu Âm Tâm, nằm ở mé trong đầu ngón út.
- Huyệt Thiếu Trạch thuộc Kinh Thủ Thái Dương Tiểu Trường, nằm ở góc móng ngoài ngón út.
Sáu kinh kia đều mang huyệt kép, nghĩa là bàn tay phải và bàn tay trái đều có thể thi triển Lục Mạch thần chỉ. Hai bàn tay cộng lại thành mười hai đạo chỉ phong, nhưng ít ai đủ công lực để xạ ra cùng một lúc.
Ðây là căn bản của Lục Mạch Thần Kiếm nhà họ Ðoàn đất Ðại Lý. Tiếc rằng tác giả chẳng nhớ khẩu quyết nếu không đã chép ra để chư vị luyện thử.
Nhắc lại, ngày dạy võ, đêm dạy yêu, sau chín hôm thì Thúy Sơn đỏ mặt thỏ thẻ :
- Ðại ca! Tiểu muội đã trễ kinh được bốn ngày, chắc là đã cấn thai! Còn khẩu quyết Lục Mạch thần chỉ cũng đã thuộc lòng, chúng ta đi thôi!
Nhương Thư mỉm cười :
- Lạ thực! Sao trước đây không ai chịu chửa đẻ, nay lại nhất loạt mang bầu dễ dàng thế này? Hay ta không phải là Tần Nhương Thư!
Chàng chưa phục hồi ký ức nên vẫn mơ hồ, chỉ biết tin vào lời của Thúy Sơn.
Cô ả họ Bạch cũng còn một chút xíu nghi hoặc, giấu kín trong tâm thức, nên giật thót mình. Song đã tự trấn an được ngay, hờn giận nói :
- Dẫu chàng là ai cũng mặc xác! Suy nghĩ hoài chắc tiểu muội phát điên mất!
Danh sách chương