Gần nghìn dặm về phía bắc, gió sớm vẫn lạnh như thường ngày.
Bởi vì gần đây biên quan yên bình nên dân chúng trong thành Tịnh Châu đang vô cùng náo nhiệt chuẩn bị cho "lễ hội Cốc Vũ" (1)
Đầu đường cuối ngõ, từng nhóm nam thanh nữ tú đi chơi, đâu đâu cũng là người.
Cả tỉnh thành đều biết người tên Thái Ngọc Tập là một trong những nội thị được hoàng đế sủng ái nhất.
Lần này hắn chỉ dẫn theo hai người thị vệ, vội vã lên đường mấy ngày mới từ Tây Kinh đuổi tới thành Tịnh Châu.
Trong thành Tịnh Châu, người nhà Lan tri châu ở trong một căn tứ hợp viện nhỏ không mấy nổi bật.
Khi Lan tri châu còn tại thế, cuộc sống của bọn họ tuy có tiết kiệm, nhưng tốt xấu gì cũng có phủ tri châu để ở, trong nhà trống trải nhưng rộng rãi.
Về sau ông ấy mất, Lan gia lại bị tịch thu tài sản, người nhà không có nơi nương tựa nên mới thuê căn tứ hợp viện này.
Những năm này, Lan gia phải sống dựa vào trưởng tử Lan Phong, hắn đầu quân cho quân đội Hà Đông, lãnh được một ít tiền lương, mỗi tháng phải trả ba trăm văn tiền thuê nhà.
Hôm nay là ngày hưu mộc, hắn không đi đến quân doanh mà ở nhà phụ dọn dẹp. Lão nô trong nhà thấy trên đường bán bùa "trừ bò cạp", nói là tiết Cốc Vũ mua thứ này trừ tà là tốt nhất nên liền mua hai tấm về.
Thái đô tri cưỡi ngựa đi đến góc phố, đứng ở ngõ nhỏ từ phía xa mà nhìn.
Lão nô đang cầm hồ dán, Lan Phong đứng trên một cái ghế nhỏ, vươn tay dán bức vẽ rồng bay phượng múa lên hai cánh cửa.
Cửa là một miếng gỗ mỏng đã bị nứt, còn trên bức vẽ dày đặc màu sắc kia là hình Trương Thiên Sư (2) hung thần ác sát được vẽ nguệch ngoạc.
Thiếu niên đang dán tranh kia ước chừng mười bảy, mười tám tuổi, một thân y phục bằng vải bố mỏng manh, nhưng vóc dáng hắn rất cao, bờ vai vững chãi, thân hình rắn chắc, khuôn mặt thanh tú. Bộ dạng rất tốt.
Hắn thở một hơi nhẹ nhõm, nghĩ thầm trong lòng, bộ dáng thanh tú này xem ra có thể làm giảm bớt một ít ủy khuất của công chúa. Trong lòng bệ hạ cũng sẽ dễ chịu hơn.
Hắn do dự một lát rồi xoay người lên ngựa, dự định lùi lại mấy bước, nói với thị vệ đi theo: "Ngươi đi thông báo trước đi."
Người ta nhà bần hàn, cũng cần một chút thời gian để chuẩn bị.
Lão nô của Lan gia đã gần năm mươi tuổi, đứa sai vặt thì năm nay mới mười ba tuổi, Lan Phong là người khỏe nhất trong nhà. Từ dán bức tranh hay đến những việc nặng trong nhà đều chờ ngày hắn nghỉ mới về làm.
Hôm nay nắng đẹp, vài món đồ dùng để trong căn phòng phía tây suốt mùa dông, hôm nay cần đem ra phơi nắng. Đầu tiên Lan Phong khiêng hai cái ghế, sau đó đến cái bàn.
Lão nô muốn tới hỗ trợ nhưng Lan Phong nhớ đầu gối bên trái của ông luôn bị đau nên liền kêu ông ra ngoài. Một mình dựng cái bàn vuông lên, dự định để lên lưng để khiêng ra.
Bên ngoài có người gõ cửa, Lan gia đệ đệ đang ở ngoài sân chơi với mấy con kiến, nghe tiếng liền chạy như bay đi mở cửa, vừa chạy vừa hỏi: "Ai vậy?"
Lão nô đi theo phía sau: "Cậu chạy chậm lại một chút!"
Mở cửa ra, là hai vị quan sai vóc dáng cao lớn.
Trên mặt hai người mang theo ý cười, chắp tay ôm quyền nói: "Chúng ta từ Tây Kinh tới. Chúc mừng các vị, hoàng ân mênh mông, Lan gia có đại hỷ sự."
Quản gia ngây người hồi lâu sau đó mới phản ứng, vội vã nói: "Hai vị khách quý vui lòng chờ, ta đi gọi đại lang ngay!"
Ông kích động đi đến nhà chính tìm Lan Phong: "Đại lang quân! Người ở Tây Kinh tới!"
Lan Phong mới bước vài bước khiêng cái bàn ra tới cửa, nghe vậy ngẩng đầu lên nhìn ông.
Lão nô liếc nhìn bên ngoài một cái, giúp hắn đỡ bàn xuống, nhỏ giọng nói: "Nói là hỷ sự, chẳng lẽ là như lời đồn đãi, vì hôn sự của cậu.."
Lan Phong đặt bàn gỗ xuống: "Nếu là hỷ sự vậy thì đừng nghi ngờ lung tung nữa, để người khác nghe thấy không tốt. Lưu thúc, thúc đi chuẩn bị tiền lì xì và trà nước, nói Tiểu Ninh đem ghế trúc đến trong viện đi."
Lão nô không hiểu vì sao phải đem ghế trúc đi, nhưng ông đã quen nghe lời Lan Phong vì thế gật đầu đi ra ngoài làm việc.
Lan Phong đứng đó một lúc lâu, lấy khăn ướt đang treo trên giá lau sạch bụi trên vai và giày vải sau đó mới từ cửa sau đi nhanh đến nhà chính.
Nhà chính là nơi tổ mẫu Lan gia ở.
Lão tổ mẫu đã sáu mươi tuổi, mấy năm trước, khi con trai qua đời, do nóng lòng nên ngã gãy chân, lại thêm đau thương quá độ nên hiện giờ hầu hết thời gian chỉ có thể nằm trên giường, đi lại rất khó khăn.
Bà nhìn Lan Phong quỳ gối bên giường, tỉ mỉ chỉnh lại y phục cho bà sau đó quỳ xuống trước mặt bà, muốn cõng bà lên lưng. Tinh thần của bà không tốt lắm, hoài nghi nhìn cháu trai.
Lan Phong kiên nhẫn giải thích: "Người ở Tây Kinh tới, cả nhà phải cùng nhau tiếp thánh chỉ."
Thiếu niên đem bà cõng trên lưng, tấm lưng cao to nhưng lại rất gầy, bà đau lòng nhỏ giọng nói bên tai cháu trai: "Có phải đến vì hôn sự của con không?"
Vài ngày trước Triệu tướng quân đến đây, mang theo vài lời bàn tán trên đường.
Nói Tây Kinh có lời đồn rằng hoàng đế muốn chọn một vị tôn thất quý nữ để tứ hôn cho đại lang quân Lan gia đang đến tuổi kết hôn.
Thấy cháu trai không nói gì, tổ mẫu lầm bầm: "Nhà chúng ta như vậy, quý nữ làm sao ở quen? Không phải bệ hạ.. muốn con đi ở rể chứ?"
Lan Phong mím môi không nói gì, dù sao thì hoàng mệnh khó cãi.
Nếu đã có ý chỉ tứ hôn thì nói nhiều cũng vô dụng.
Thái đô tri ở ngoài cửa, thấy Lan gia đã chuẩn bị xong mới chậm rãi đẩy cửa vào, hân hoan nói: "Lan lão thái thái, đại lang quân, tiểu lang quân, xin chào. Hoàng thượng đã sớm có ý chỉ, trong lòng không lúc nào không nghĩ tới nên ra lệnh cho ta đi cả đêm để đến đây."
Lan Phong nhận lấy trà, cung kính đưa tới trước mặt hắn: "Đại nhân đã một đường bôn ba, uống một chút trà nóng đi."
Chén trà làm từ sứ trắng thô, được rửa rất sạch sẽ, lá trà to nhưng không có cặn. Rõ ràng là đã được chọn lọc cẩn thận.
Thái đô tri không chần chừ, liền nhận chén trà rồi ngửa đầu uống một hơi, sau đó chắp tay nói: "Đa tạ."
Hắn rút từ bên hông ra một quyển trục màu vàng, nói: "Thánh chỉ đến."
Dứt lời thì ho khan một tiếng, rồi lại bổ sung: "Hoàng thượng đặc biệt nói, lão thái thái đi đứng không tiện, ngồi nghe là được."
Lan Phong tạ ơn sau đó giúp tổ mẫu ngồi xuống ghế trúc, rồi đi đến phía trước, vén vạt áo lên, cùng mọi người Lan gia cung kính quỳ xuống.
"Trẫm cảm động và nhớ thương Cảnh Diên một đời thanh liêm, bình định man di, hy sinh vì nước, đặc biệt truy phong làm tham tri chính sự, thưởng cho sinh mẫu một tòa nhà ở Tây Kinh. Đại lang Lan gia cung kính, giản dị, hiếu thảo, chi lan ngọc thụ (3), bản tính lương thiện, dũng cảm, anh tuấn, tứ hôn tam hoàng nữ Phúc Gia công chúa, phong làm phò mã đô úy.
Lan Phong quỳ gối trong viện, lòng căng thẳng.
Mấy chữ tam hoàng nữ Phúc Gia này phút chốc làm đầu hắn trống rỗng.
Tính tính hắn trầm ổn. Dù trong đầu có rối loạn thế nào thì cũng không biểu hiện ra.
Thái đô tri vừa dứt lời, toàn bộ căn phòng rơi vào trẫm tĩnh đáng sợ, tiểu đệ miệng há hốc.
Lan Phong không nhanh không chậm, cùng người nhà tạ ơn, lễ nghĩa chu toàn.
Thái đô tri nhìn Lan phong một cách hài lòng, đợi đối phương tiếp nhận thánh chỉ xong thì ôm quyền hành lễ:" Đại lang quân, hôn kỳ của ngài và công chúa Phúc Gia được định vào hai tháng sau, chớp mắt cũng không xa nữa, thu xếp một chút rồi mau đến kinh thành đi. "
Dứt lời, hai người tùy tùng lấy thước dây đo dáng người hắn, nói là để làm hôn phục, sau đó lại hỏi về một vài thói quen và kiêng kị.
Tiểu đệ liếc nhìn Lan Phong một cái, nhịn không được mà nhỏ giọng hỏi tổ mẫu:" Vừa rồi con nghe lầm phải không? Công chúa Phúc gia nguyện ý gả cho đại ca con sao? "
Thái đô tri nhận tiền lì xì mà Lan Phong cho lão quản gia đem đến, nghe vậy thì cười nói:" Công chúa Phúc Gia là viên ngọc quý trên tay bệ hạ, hôn sự của người đương nhiên phải do người quyết định. "
Lan Phong hơi dừng động tác.
Thái đô tri thấy được nên nên trêu đùa đến bên tai hắn nói:" Phò mã gia, không dối gạt ngài, hôn sự này là công chúa tự mình cầu xin hoàng hậu. Ngài cũng không nên cô phụ tấm chân tình của kim chi ngọc diệp. "
Đầu Lan Phong ong ong, qua một hồi lâu mới có thể bình tĩnh lại mà cảm tạ nói:" Lan Phong nhất định không phụ hoàng ân. "
Trước mắt Thái đô tri hiện thoáng qua thần thái của Lan tri châu khi còn sống, đôi mắt bỗng đỏ lên.
Hắn gật gật đầu nói:" Vậy tại hạ về kinh trước, đại lang quân ở Tịnh Châu có khó khăn gì cứ tìm Triệu tướng quân đến Tây Kinh tìm tại hạ. "
Tiễn Thái đô tri xong Lan Phong quay trở về viện, thấy mọi người trong nhà cả lão tổ mẫu đều giữ nguyên tư thế vừa rồi, sững sợ tại chỗ.
Trong viện không ai dám nói chuyện, Thái đô tri cùng hai người tùy tùng y phục hoa lệ, cưỡi những con ngựa to lớn, còn ở nơi này đều là gia đình người bình thường ở.
Hàng xóm thấy bọn họ đi ra từ tiểu viện của Lan gia thì kinh ngạc không thôi, đều vây quanh ở cửa hóng chuyện.
Một người phụ nữ nói đùa:" Nếu không phải thời gian không đúng thì ta còn tưởng đại lang được làm trạng nguyên đó chứ. "
Lão nô cười nói:" Đại lang? Võ trạng nguyên sao? "
Lão nô cùng hàng xóm nói chuyện vài câu, sau khi đóng cửa thì phát hiện Lan Phong đã cõng lão tổ mẫu vào buồng trong.
Đứa sai vặt Tiểu Ninh cùng Lan đệ đệ ngây ngốc, Tiểu Ninh nói:" Lưu thúc, con vẫn chưa hiểu, người kết hôn cùng đại lang là công chúa sao? Công chúa đến đây thì ở phòng nào? "
Lan đệ đệ suy cho cùng thì kiến thức rộng hơn chút:" Ngốc muốn chết, công chúa sao có thể đến chứ? Đương nhiên là chúng ta cùng nhau đến Tây Kinh! Nghe nói trong kinh thành có phủ công chúa, công chúa đều ở nơi đó. "
Lan đệ đệ trong mắt lóe sáng, Tây Kinh là một nơi phú quý, có món ngon, có cảnh đẹp. Tiểu Ninh lại không mong chờ đến vậy:" Ở nhà của tân nương đại lang không phải cũng như ở rể sao? Ở kinh thành có thể sống tốt không, có nhiều quy củ không? "
Ở Lan gia, hắn và đệ đệ cùng ăn cùng sống, chưa từng chịu ủy khuất gì. Tới kinh thành, nhà người ta giàu có, có đánh chửi hạ nhân không? Trong phòng, Lan Phong đặt tổ mẫu trên giường, giúp bà cởi giày.
Lão tổ mẫu vẫn còn kinh ngạc xem lẫn vui mừng, bà nhìn cháu trai, thử thăm dò:" Con cũng nghe thấy những lời Thái đô tri vừa nói, là công chúa chủ động yêu cầu.. Phong nhi, nhiều năm như vậy rồi, các con có liên lạc với nhau sao? "
Lan Phong nhíu mày, cắt lời bà:" Nãi nãi, công chúa vẫn chưa xuất giá. "
Đừng làm hỏng danh dự của nàng.
Tổ mẫu biết mình nói sai, trong lòng hoảng hốt một lát, sau đó nhịn không đươc lại nói:" Vậy hẳn nàng còn nhớ rõ chuyện cứu con năm đó? Năm đó cứu con, hiện giờ lại chọn con làm Phò mã, hôn nhân là chuyện lớn, một tiểu nương tử, sẽ không vì cha con hy sinh vì nước liền phó thác chung thân.. "
Lan Phong không nhìn bà mà nhìn xuống đất, nhỏ giọng:" Con không biết. "
Trên mặt đất sạch sẽ, đơn sơ.
Buổi tối cả nhà thu thập đồ đạc đến nửa đêm, vừa thu dọn vừa mong chờ về cuộc sống sau này ở kinh thành phồn hoa.
Khi sự kinh ngạc và lo lắng dần tan biến, già trẻ trong nhà nói cười rôm rả.
Lan Phong không nói nhiều lắm, chờ mọi người trong nhà đều đi ngủ hắn mới thắp đèn, từ trong chiếc rương ở dưới giường lấy ra một túi bằng vải bố.
Mở túi ra là một thanh đoản kiếm được chế tác tinh tế. Ở phần lưỡi kiếm gần chuôi có hoa văn sóng biển bằng bạc, mũi kiếm có hình lá trúc, chuôi kiếm và vỏ kiếm được chạm nổi hoa văn uốn lượn
Dưới ánh đèn, Lan Phong chăm chú nhìn thanh kiếm, nhìn lâu đến xuất thần.
Rất nhiều năm trước, tiểu công chúa kiêu ngạo, hát dân ca rất hay trong thành Tây Kinh, ban thưởng cho hắn thanh đoản kiếm này vì hắn đã đứng đầu trong cuộc thi bắn cung, cuối cùng còn cứu hắn một mạng.
Lúc bị xét nhà, hắn không hề do dự, mạo hiểm cho dù mất đầu mà giấu thanh đoản kiếm này.
Dưới ngọn đèn mờ đục lưỡi kiếm lóe lên ánh sáng sắc bén. Những lời tổ mẫu vừa nói thoáng qua tâm trí hắn. Hắn không dám nghĩ nữa, để thanh kiếm vào túi, cất cẩn thận.
Mấy ngày sau, Lan Phong được Triệu tướng quân giúp đỡ ba mươi lượng bạc, liền vội đi mua một chiếc xe bò cũ kỹ, mang theo một ít lễ vật rồi đưa cả nhà lên đường về phía nam.
Thái đô tri vừa về kinh chưa được mấy ngày, bên Phúc Gia đã phái người tới thăm dò tình hình của Lan gia rồi.
Bên trong tẩm cung của công chúa, vì thời tiết đã dần ấm áp nên các cung nữ đem thảm nhung dày trên tường đều gỡ xuống, rèm cửa cũng đổi thành vải mỏng. Công chúa có thể buông bỏ quá khứ, bắt đầu cuộc sống mới, các cung nữ dù bận rộn nhưng tinh thần rất hăng hái.
Phúc gia tính tình đơn giản, trải qua nửa tháng thong dong, cuộc sống của nàng đã từ tiết kiệm thành xa hoa, nhu cầu muốn sống cũng cao hơn.
Bạch hòa miệng đắng lưỡi khô, một hơi đem tình huống của Lan gia từ trên xuống dưới đều nói cho Phúc Gia nghe.
Đại lang quân không có ham mê gì xấu, bộ dáng rất dễ nhìn. Người nhà có hơi nhát gan sợ phiền phức, chưa có tiếp xúc nhiều với bên ngoài, nhị lang quân có hơi gầy yếu.
Phúc Gia gật gật đầu, tỏ vẻ đã biết.
Bạch Hòa bỗng nhiên ấp a ấp úng:" Còn có một chuyện, không phải chuyện tốt.. "
Phúc Gia nói:" Nói luôn đi. "
Bạch Hòa nói:" Lan đại lang có một người biểu muội, nghe nói hai người có ý với nhau, cũng được trưởng bối tác hợp. "
* * *
(1) Cốc Vũ: Là một trong 24 tiết khí của các lịch Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên. Đây là một khái niệm trong công tác lập lịch của các nước Đông Á chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc cổ đại. Ý nghĩa của tiết khí này, đối với vùng Trung Hoa cổ đại, là mưa rào.
Theo nghĩa Hán văn thì" cốc "có nghĩa là những ngũ cốc nói chung," vũ"có nghĩa là mưa. Cốc Vũ hiểu một cách đầy đủ là mưa rào, mưa nặng hạt như những hạt ngũ cốc. Ngoài ra, cũng có thể hiểu Cốc Vũ là những trận mưa rào rất tốt cho mùa màng, ngô lúa, ngũ cốc, hoa màu..
Quan niệm dân gian cho rằng đây là tiết khí đánh dấu sự kết thúc của mùa xuân và mùa hè nên người dân thường tiến hành tế thần biển, thần mưa để cầu một năm mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng, mùa màng bội thu.
(2) Trương Thiên Sư tổ sư, sáng lập ra Thiên Sư Đạo. Sức ảnh hưởng của ngài Trương Thiên Sư là vô cùng to lớn đến với sự phát triển của Đạo giáo cho đến tận ngày nay. Ông được coi là Giáo tổ của Đạo Giáo. Trương Thiên Sư còn đại diện cho quân tử, với hình tượng cưỡi hổ tay cầm kiếm nhiều người quan niệm treo hình ông sẽ giúp tránh xa tiểu nhân, trấn tà. Xua đuổi chướng ngại xui xẻo.
(3) Chi lan ngọc thụ: Thành ngữ Trung Quốc ẩn dụ những đứa trẻ có tương lai đầy hứa hẹn.
Danh sách chương