Sở Hoan chạy thẳng vào phòng bên trái, nương theo ánh trăng mà nhìn vào bên trong. Trong phòng trống không, chỉ có một cái giường gỗ, bên giường đặt hai cái ghế dựa, một lão phụ nhân tóc bạc trắng đã ngồi dậy, nhìn Sở Hoan đang đứng ngoài cửa, ngỡ ngàng run giọng hỏi:

- Nhị lang, thật sự… thật sự là Nhị lang đã về.

Sở Hoan thả cái bọc rơi phịch xuống đất, tiến lên nhìn lão phụ nhân tóc bạc trắng, quỳ rạp xuống dưới chân bà:

- Là con, con là Nhị lang của mẹ, con đã về.

Lão phụ nhân nước mắt như mưa, giang hai tay ôm lấy Sở Hoan. Tuy rằng nhiều năm không gặp, nhưng bà liếc mắt cũng có thể nhận ra chàng thanh niên này chính là đứa con trai đã mất tích nhiều năm của mình.

Bà ôm lấy hắn, không dám buông, chỉ sợ niềm vui đó sẽ vỡ tan như một giấc mộng.

Tố Nương lúc này cũng đã vào phòng, đứng cạnh cửa, nhìn cảnh hai mẹ con nhận nhau, bùi ngùi xúc động, nhưng rất nhanh, lại nhìn Sở Hoan một cách tức giận, rồi lại thấy cái bọc màu xám trên mặt đất, trên mặt lập tức nở nụ cười, lắc mông đi tới, dịu dàng nói:

- Nhị lang về là tốt rồi. Mấy năm nay lão nương ngày đêm mong nhớ, cuối cùng đệ ấy đã về.

Lão phụ nhân lúc này mới buông tay, lau nước mắt, hướng Sở Hoan nói:

- Đây là chị dâu con, mau bái kiến.

Sở Hoan cũng đã đoán được, liền đứng dậy, thi lễ với Tố Nương. Tố Nương cười cười, cúi người đáp lại, rồi chủ động đi nhặt cái bọc lên, cười nói:

- Đây là quà của Nhị lang? Để ta giúp đệ xử lý

Chỉ cảm thấy cái bọc rất nặng, chạm vào tay thấy cưng cứng. Sở Hoan đã nhận lấy, cung kính:

- Không dám làm phiền Tố Nương tỷ.

Lão phụ nhân đã nói:

- Nhị lang, con đi đường vất vả, đi ăn gì đi.

Sở Hoan đến nắm tay lão phụ nhân, lại cười:

- Mẹ, Nhị lang không đói.

Lão phụ nhân đã hướng Tố Nương nói:

- Tố Nương, Nhị lang không chịu ăn, con cứ làm chút gì đó đi.

Tố Nương đáp ứng một tiếng, xoay người đi ra ngoài. Phòng khách lập tức sáng lên, lại thấy Tố Nương cầm theo ngọn đèn đưa vào phòng của lão phụ nhân, lúc này mới đi ra ngoài.

Lão phụ nhân kéo tay Sở Hoan đến ngồi bên giường, khẽ thở dài:

- Hai năm nay, toàn bộ việc trong nhà may có Tố Nương, nếu không hôm nay con về không còn gặp mẹ nữa.

Sở Hoan lấy làm lạ, hắn nhớ trong nhà còn có phụ thân và huynh trưởng, nhưng giờ không nhìn thấy một ai.

- Mẹ, cha và đại ca đâu?

Sở Hoan nắm bàn tay khô quắt của mẹ, nghi hoặc hỏi.

Lão phụ nhân nghe vậy, thân thể run lên, đôi mắt lại hoe đỏ:

- Bọn họ… bọn họ đều không ở nhân thế. Nhị lang… con về trễ rồi.

Sở Hoan há miệng thở dốc.

Trong ký ức của hắn, cha sức khỏe không tốt, hơn nữa tuổi tác đã cao, hắn rời nhà đã nhiều năm, cha qua đời cũng có thể hiểu. Nhưng đại ca lớn hơn hắn có bốn tuổi, đang độ trai tráng, làm sao cũng lìa nhân thế?

Nói như thế, Tố Nương là quả tẩu sao?

Chẳng lẽ trong nhà, cũng chỉ còn hai phụ nhân một già một trẻ này chống đỡ ?

Nghĩ đến đây, Sở Hoan thấy trong lòng đau xót. Hắn nhìn căn phòng trống hênh hao không có đồ vật gì đáng giá, gạch gỗ cũng đã nhiều năm không sửa chữa, cũ nát mục ruỗng cả rồi, thậm chí không biết từ nơi nào gió còn lùa vào từng đợt. Cũng may lão phụ nhân trên giường đệm chăn đủ ấp ám, nhưng cảnh nhà thiếu thốn nhìn cũng thấy ngay.

- Phụ thân con vốn có bệnh trong người, tám năm trước con đột nhiên mất tích, phụ thân đi tìm khắp nơi không thấy đau lòng quá bệnh càng nặng thêm.

Lão phụ nhân thương tâm nói:

- Gắng gượng mãi, cuối cùng trụ không được nửa năm, đành phải đi.

- Thế còn… đại ca… vì sao?

Sở Hoan hỏi.

- Sau khi cha con mất, đại ca con lo cho cả cái nhà này.

Lão phụ nhân kể tiếp:

- Trong nhà nghèo khó, năm đó vì trị liệu bệnh cho cha con, nợ không ít bạc. Mấy năm nay đại ca con dựa vào hai mẫu đất cằn mà vừa phải hoàn trả nợ nần, vừa lo chi tiêu trong nhà, bạc vào không bằng ra.

Sở Hoan ảm đạm.

- Trong nhà không có bạc, đã thế, lại đến thời điểm cha con và cha của Tố Nương ước định hôn lễ. Đại ca con tuổi tác cũng đã lớn, theo lý thuyết cũng nên có vợ rồi. Chỉ có điều, trong nhà cũng đâu có bạc để hắn cưới vợ, đành hoãn đi hoãn lại…

Lão phụ nhân thở dài:

- Đại ca con vì muốn nạp Tố Nương, ngoài làm ruộng còn phải thường xuyên ra ngoài đánh cá, mong kiếm thêm được chút bạc. Hai năm trước, đại ca con đi lên thị trấn bán cá, xảy ra chuyện tranh chấp nhau, bị người ta đánh trọng thương, sau khi trở về, mấy tháng liền không thể rời khỏi giường.

Sở Hoan nghe vậy, hai tay nắm thành nắm đấm, giọng lạnh lùng:

- Là ai đánh trọng thương đại ca?

- Hiện tại cũng không biết, nghe nói là một bang lưu manh ở thị trấn.

Lão phụ nhân đau khổ nói:

- Đại ca con không thể ngồi dậy, sức khỏe ngày càng kém, rất hay thổ huyết. Ta không cách nào khác, đi tìm cậu gia để bàn bạc. Cậu con liền đề nghị cưới Tố Nương về, xem bệnh Đại lang có đỡ hơn được không? (vớ vẩn thật, vợ nó đè cho càng nhanh chết). Ta liền vét toàn bộ tiền bạc trong nhà lại vay mượn thêm một ít, cuối cùng rước được Tố Nương về nhà. Ai ngờ…

Nói đến đây, lão phụ nhân trào nước mắt, đưa tay lên lau, nghẹn ngào nói:

- Ai ngờ Tố Nương xuất giá đến nhà chúng ta chưa đầy một tháng, đại ca con… đại ca… đã đi.

Sở Hoan thở dài, thật sự đúng là không thể ngờ trong nhà lại xảy ra biến cố lớn như thế, chỉ còn lại hai nữ nhân một già một trẻ kiên cường bám trụ, trong khổ sở túng thiếu.

Hắn thầm nghĩ: “Nếu ta đã trở về, bất kể xảy ra chuyện gì, trước tiên phải bảo vệ mẹ và tẩu tẩu bình an”.

Lão phụ nhân nắm tay Sở Hoan hạ giọng nói:

- Tố Nương là một cô nương tốt, sau khi đại ca con mất, nó ngày đêm chăm sóc ta. Trong nhà không có nam đinh, cũng may có thím Từ gia trong thôn hỗ trợ, biết Tố Nương giỏi thêu thùa nên thím Từ gia giao tơ lụa đến cho Tô Nương thêu rồi đổi cho thím Từ gia lấy chút bạc.

Nói đến đây, chợt lau nước mắt, cố gắng mỉm cười:

- Con xem ta, vừa gặp đã nói một thôi một hồi, Nhị lang, mau kể cho mẹ biết, mấy năm nay con ở đâu? Vì sao không trở về? Con cũng biết, mẹ mấy năm nay mong tin con đỏ cả mắt, trong thôn mọi người nói con… Ôi, nhưng vi nương biết con nhất định sẽ quay về với ta. Con xem, không phải là đã trở về sao?

Sở Hoan lập tức trầm ngâm, mãi sau mới nói:

- Mẹ, con… tám năm trước đi ra ngoài bị một tên cướp bắt cóc, mấy năm nay đều phải làm việc cho bọn họ, lần này vất vả mãi mới có cơ hội trốn thoát.

Nói đến đây, trong lòng hổ thẹn: “Không phải là con muốn gạt mẹ, chẳng qua là việc quá ly kỳ, nói ra, sợ mẹ cũng không tin”.

Sự tình quả thật rất ly kỳ.

Sỏ Hoan nhớ rõ, kiếp trước đang ở bên trong quán rượu, làm người pha chế rượu, hắn nhìn thấy mấy tên lưu manh ức hiếp bà chủ của mình, nhất thời phẫn nộ, đứng ra ngăn cản, sau khi đánh ngã ba gã lưu lanh, liều bị đâm một đao đúng tim, ngã xuống đất hôn mê, đến khi tỉnh lại, đã đi đến thế giới này.

Hắn vẫn còn nhớ rõ, sau khi tỉnh lại, nhìn thấy một khuôn mặt râu quai nón. Từ ngày rời khỏi nơi này cũng đã tám năm. Nhưng trí nhớ vẫn không hề phai nhạt, nói cách khác, thân thể này đã phải sống hai kiếp. Kiếp trước Sa Phi Bằng, kiếp này Sở Hoan.

Sự việc ly kỳ như vậy, hắn đương nhiên sẽ không dám nói rõ cho mẹ biết, đừng nói là các trưởng lão trong thôn, mà ngay cả các hoàng thân quốc thích đối với việc như vậy chỉ sợ cũng sẽ nhếch môi cười nhạt.

Hắn trong lòng rõ ràng, nếu mình nói sự thật, mẹ chẳng những không tin, thậm chí sẽ cho rằng hắn có bệnh ở đầu, sau khi ra ngoài nhiều năm đã trở thành một thằng ngốc.

Hai mẹ con đang nói chuyện thì nghe bên ngoài có tiếng động. Sở Hoan biết Tố Nương mang đồ ăn lên cho mình, liền đi ra ngoài động viên một tiếng.

Sở Hoan vẫn nhớ, Tố Nương là con gái Diệp gia ở thôn bên cạnh, cha của cô cũng xuất thân nông dân, năm đó có chút giao tình với cha của hắn, hai nhà ngẫu nhiên có quan hệ qua lại, nhớ rõ khi Tố Nương còn nhỏ, cũng theo cha đến nhà hắn vài lần. Cô tuy rằng ngang tuổi với Sở Hoan, nhưng tính tình có chút hoang dã, bắt hắn kêu mình là tỷ tỷ.

Lúc còn nhỏ, hai nhà đã khế ước hôn sự, nói cách khác, cho dù lúc đó Sở Hoan và Tố Nương thân thiết với nhau hơn, nhưng việc hôn sự đã định sẽ gả Tố Nương cho lão Đại.

Sở Hoan đỡ mẹ nằm xuống, lúc này mới ra cửa. Phòng khách cũng không rộng lắm, trên bàn đốt ngọn đèn dầu, một góc trong phòng khách cũng chính là bếp. Tố Nương đang cúi người thổi củi, cặp mông căng tròn chật cứng trong chiếc váy bằng vải thô, đẹp và tròn đến mức như được vẽ bằng compa, mê người đến cực điểm. Khi cô cúi người xuống chêm thêm củi, cặp mông nhẹ nhàng lay động càng thêm quyến rũ.

Sở Hoan vội vàng chuyển ánh mắt, nhìn về phía nhà bếp, thấy có vài cái chén bát đã cũ đựng một ít bột hồ, một túi bột mì bên cạnh cũng chẳng còn được là bao…

Tốn Nương cảm thấy phía sau có người liền xoay mông lại, thấy là Sở Hoan cũng không nói nhiều, nhanh nhẹn đổ hồ vào nồi bắt đầu quấy, miệng nói:

- Trong nhà lương tồn không còn nhiều lắm, hy vọng đủ cho đệ hai cái bánh. Coi bộ dạng của đệ, xem chừng mấy năm sống bên ngoài cũng không được tốt, cũng chưa chắc đã có cái ăn.

Giọng cô có chút khàn khàn, nhưng nghe rất êm tai, tuy rằng đã không còn lạnh lùng như trước, nhưng nói là nhiệt tình thì cũng không hẳn.

Thấy Sở Hoan không nói lời nào, lại quay đầu nhìn, đưa tay lên vén mớ tóc đen dính bên má, cực kỳ nữ tính, hỏi tiếp:

- Sao không nói gì? Câm điếc à?

Sở Hoan thấy Tố Nương quần áo mộc mạc, phong thái nhanh nhẹn trong lòng cảm thán, chắp tay thi lễ, nghiêm nghị nói:

- Tố Nương tỷ, hai năm nay đã khiến tỷ phải vất vả chăm sóc mẫu thân, Nhị lang xin cảm tạ.

- AI cần đệ nói lời cảm tạ!

Kệ bếp phát ra âm thanh cọt kẹt:

- Ta qua cửa là thành người của nhà họ Sở, chăm sóc lão nương cũng là điều đương nhiên. Đệ nếu muốn cám tạ ta, tốt nhất sau này đừng để thua kém, hãy hiếu thuận với lão nương.

Dừng một chút mới nói tiếp:

- Vị thiếu gia này cuối cùng đã trở về.

Sở Hoan hiểu Tố Nương vì sao khó chịu như thế, dù sao cũng là con cái trong nhà đi một mạch 8 năm không trở về, Tố Nương hiển nhiên khó tránh khỏi oán thán.

Tố Nương lại nói:

- Trong phòng ta có hai tấm ván, trước tiên trải một tấm ở phòng khách ngủ tạm, qua đêm nay, sẽ tính tiếp.

Sở Hoan gật đầu nhìn, thấy trong phòng khách có linh đường phụ thân và huynh trưởng, liền đến cung kính lạy vài cái, rồi đi đến gian phòng bên phải, đang định đẩy cửa, đột nhiên nghĩ không biết vào phòng Tố Nương như vậy có tiện không, đang định hỏi thì Tố Nương đã lên tiếng:

- Bên trong không có gì cả, đệ cứ lấy tám ván ra là được.

Dù sao cũng là nhà nông dân, không giống phú gia nhà cao cửa rộng lắm lễ nhi phiền phức, Sở Hoan đẩy cửa bước vào, lúc này ngọn đèn đã đưa ra phòng khách, nên trong phòng hôn ám. Sở Hoan mở cửa sổ, dưới ánh trăng rọi vào, tranh thủ quan sát một phen. Gian phòng này cũng cực kỳ đơn sơ, chỉ một cái giường gỗ nhỏ, phía sau có hai ngăn tủ mộc đựng quần áo.

Bên giường có một cái bàn nhỏ, mặt trên bày một cái hộp tre, bên trong để một cây kéo, bên cạnh có ít tơ gấm. Sở Hoan nhớ mẹ đã nói, Tố Nương gần đây thuê thùa để đổi lấy bạc duy trì sự sống của hai người.

Trên bàn còn đặt một cái gương đồng và một cây lược gỗ đã cũ. Sở Hoan lắc đầu cười khổ khi thấy trên giường chăn gối cực kỳ ngăn nắp, nhưng nhìn cũng biết là đơn bạc hơn chăn đệm dành cho mẫu thân rất nhiều.

Nhà này tuy nghèo rớt mồng tơi, nhưng có thể thấy Tố Nương là một con dâu cực kỳ hiếu thuận.

Trong góc phòng kê hai tấm ván gỗ, cũng không biết là làm gì. Sở Hoan lấy một tấm ván gỗ đưa ra phòng khách, đặt ở một góc phòng. Tố Nương đã đặt hai cái bánh lên đĩa, đưa đến nói:

- Tốt lắm, ăn xong rồi ngủ đi.

Lại thu dọn một hồi, đi vào phòng mình, lát sau, ôm chăn đệm đi ra, đặt trên tấm vãn gỗ, cũng không nhiều lời, đi vào phòng mẫu thân, một lát lại đi ra, liếc mắt nhìn Sở Hoan một cái, mặt sầm xuống, hừ lạnh một tiếng, lắc mông đi vào phòng của mình đóng cửa lại.

Sở Hoan cảm thấy có chút không hiểu, ăn hai cái bánh cũng lưng lửng dạ, liền đi vào phòng mẫu thân. Mẫu thân đã nằm xuống, hai mẹ con nói chuyện một chút. Sở Hoan biết mẹ sức khỏe không tốt, nên sớm rời phòng, cầm cái bọc lên, cảm thấy hình như có chút xáo trộn, nghờ vực môt hồi, bỗng nhiên hiểu ra.

Tố Nương ban đầu cầm lấy cái bọc có chút tươi cười, giọng điệu tuy rằng không quá hoan hỉ, nhưng cũng mềm mỏng hơn đôi chút. Nhưng vừa rồi hừ lạnh một tiếng khiến hắn không hiểu nguyên nhân, lúc này mới hiểu, chỉ sợ ban đầu Tố Nương hy vọng trong cái bọc là tiền bạc, nên khi phát hiện chỉ là phá giáp, liền thay đổi nét mặt.

Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện