Đến lúc thú tội: Xe vừa vào bến, tôi đã bỏ rơi Grover tắp lự.
Tôi biết, tôi biết. Làm thế là quá đáng với bạn bè lắm lắm.
Nhưng Grover làm tôi sợ muốn chết. Nó nhìn tôi như thể tôi chết từ tám đời, miệng lẩm bẩm: “Biết ngay mà, lần nào cũng thế” và “Sao không ai trụ nổi cho đến hết năm lớp sáu?”
Tôi không còn lạ gì Grover. Bàng quang nó hoạt động trên mức bình thường mỗi khi chủ nhân lo âu. Thế nên tôi không ngạc nhiên khi vừa xuống xe buýt, nó bắt tôi hứa phải đợi nó trước khi te te chạy thẳng vào nhà vệ sinh. Thay vì chờ bạn, tôi lấy va li chuồn ra cổng đón taxi về khu Thượng Manhattan.
Tôi bảo tài xế:
- Khu đông, ngã tư đường một lẻ bốn và đưòng Hoàng Tử.
***
Trước khi giới thiệu độc giả với mẹ tôi, tôi xin có đôi lời.
Tên bà là Sally Jackson, người tốt bụng nhất trần đời và là minh chứng sống cho câu triết lý cửa miệng của tôi: Người hiền chẳng bao giờ gặp lành.
Mẹ tôi lên năm tuổi cũng là lúc ông bà ngoại tôi tử nạn vì máy bay rơi. Sau đó, bà được ông cậu mang về nuôi nhưng người đó chẳng thèm quan tâm gì đến cô cháu gái. Vì muốn làm tiểu thuyết gia, nên suốt thời gian học trung học, mẹ tôi vừa học vừa đi làm quần quật cốt dành tiền lên đại học dự khóa viết văn. Thế rồi ông cậu bị ung thư khiến mẹ tôi đang học lớp mười hai phải bỏ ngang để ở nhà chăm sóc cậu. Ít lâu sau, ông cậu mất bỏ lại mẹ tôi tứ cố vô thân, không tiền bạc, không bằng cấp.
Thời gian ngắn ngủi tươi đẹp nhất của mẹ tôi là lúc gặp cha tôi.
Tôi không nhớ tý gì về cha, ngoại trừ cảm giác ấm áp bao trùm. Có thể đó là dấu vết nụ cười ông dành cho tôi. Mẹ không muốn nhắc đến cha vì hễ đả động đến chuyện ấy, mẹ lại buồn vô hạn. Mẹ cũng không có lấy một tấm hình của ông.
Chắc bạn đọc cũng hiểu: cha mẹ tôi không cưới xin gì hết. Mẹ bảo cha giàu có và là yếu nhân. Quan hệ của họ được giấu trong vòng bí mật. Thế rồi một ngày kia, cha lên tàu vượt biển Đại Tây Dương trong một chuyến công du khẩn cấp và không bao giờ trở lại.
Mẹ bảo cha mất tích ngoài khơi. Không phải chết, chỉ mất tích thôi.
Mẹ xoay xỏa đủ mọi nghề, học bổ túc ban đêm lấy bằng tú tài và cố gắng nuôi tôi khôn lớn. Chưa bao giờ tôi thấy mẹ phàn nàn hay nổi nóng, dù chỉ một lần. Nhưng tôi biết, tôi là một đứa trẻ chẳng dễ nuôi chút nào.
Cuối cùng, mẹ lấy dượng Gabe Ugliano, người chỉ đễ chịu trong ba mươi giây đầu gặp mặt, sau đó để lộ ngay bản chất là tay đểu cáng có hạng. Hồi còn bé tí, tôi đã gán cho dượng cái tên “Gabe Cóc Chết”. Xin lỗi vì tôi tả quá thực nhưng dượng Gabe hôi thật cơ. Người ông ta lúc nào cũng có mùi bánh pizza tỏi thiu ủ cả tháng trong quần đùi bẩn.
Làm trung gian hòa giải cho tôi và dượng, cuộc sống của mẹ khó nhọc thêm mấy phần: nào là cách Gabe Cóc chết đối xử với bà, nào là nỗi lo vì xung đột giữa cha dượng và con ghẻ có thể bùng nổ bất cứ lúc nào… Đơn cử là chuyện tôi về nhà là minh chứng hùng hồn cho điều đó.
***
Vừa bước qua ngưỡng cửa căn hộ nhỏ xíu, tôi vừa hy vọng mẹ đã đi làm về. Nhưng tôi sớm phải thất vọng vì trong phòng khách chỉ có dượng Gabe đang vui vẻ cùng đám bạn cờ bạc. Tivi mở kênh thể thao ESPN ồn ã. Vỏ bim bim và lon bia rỗng vương vãi khắp mặt thảm.
Chẳng buồn nhìn lên, dượng Gabe vừa cắn đầu điếu xì gà, vừa làu bàu:
- Mày về đấy à? - Mẹ con đâu ạ?
- Đi làm. Mày có tiền không?
Thế đấy. Không hề có chuyện dượng niềm nở: “Vào nhà đi con. Mừng con dã trở về. Sáu tháng qua, con sống thế nào?”
Cha dượng tôi mập ra trông thấy. Trông ông ta giống con hải mã mú míp ních trong bộ quần áo mua ở cửa hàng đồ cũ. Đầu Gabe Cóc Chết chỉ còn ba cọng tóc lúc nào cũng chải mượt, vắt ngang qua đỉnh đầu hói bóng lưỡng như thể trông cho đẹp trai, bảnh chọe hay gì gì đó.
Dù quản lý gian hàng bán đồ điện tử Mega-Mart dưới khu Queens nhưng ông ta hầu như chỉ ngồi nhà. Theo tôi, đáng lẽ dượng phải bị đuổi việc từ lâu rồi mới phải. Ngược lại, dượng cứ lãnh lương tì tì để mua xì gà (thứ làm tôi buồn nôn) và tất nhiên, để uống bia. Lúc nào cũng thấy ông ấy nốc bia. Mỗi khi thấy mặt tôi ở nhà, dượng lại đòi tôi cúng tiền cho xới bạc. Gabe Cóc Chết gọi đó là “Bí mật giữa cánh dàng ông với nhau”, ngụ ý rằng nếu tôi hé môi với mẹ, ông ta sẽ đánh tôi sống dở chết dở.
Tôi bảo:
- Con không có tiền.
Gabe Cóc Chết nhướn đôi lông mày bóng dâu.
Ông ta đánh hơi thấy mùi tiền thính như chó săn thấy con mồi. Kể cũng lạ, tôi tưởng mùi hôi thối từ cơ thể ông át mọi mùi khác chứ.
- Mày đi tãi từ bến xe về chắc chứn tốn cả hai chục đồng. Chí ít giờ trong túi mày phải còn sáu bảy đồng tiền lẻ. Nhà tao đâu phải nhà nuôi trẻ làm phúc. Muốn sống ở đây phải biết điều chứ. Tao nói có gì trật không, Eddie?
Chú Eddie, vốn là quản lý tòa nhà chung cư này, nhìn tôi với vẻ mặt cắn rứt. Nếu tách chú khỏi chiếu bạc này, ai cũng bảo chú không đến nỗi tệ. Chú bảo:
- Kìa Gabe, cháu nó vừa chân ướt chân ráo vào nhà mà.
Dượng Gabe đay lại:
- Nhưng tao nói có đúng không?
Eddie vội cúi xuồng đĩa bánh, không dám ngẩng đầu lên. Hai người lạ ngồi cạnh cú cũng im lặng.
Tôi móc nắm tiền trong túi ném lên bàn:
- Này đây. Cầu cho dượng thua cháy túi.
Dượng Gabe gào lên sau lưng tôi:
- Này học sinh ưu tú, người ta gửi bảng điểm của mày về đây rồi đấy, con ạ. Học ngu còn ra vẻ ta đây!
Tôi sập cửa phòng “mình” đánh rầm. Thực ra, đó không hẳn là phòng riêng của tôi. Trong lúc tôi ở lại trường nội trú, nó là “phòng nghiên cứu” của dượng Gabe. Khốn nỗi ông ta chẳng “nghiên cứu” gì ngoài đống tạp chí xe hơi cũ. Tuy nhiên, cha ghẻ tôi khoái tống táng đồ đạc của tôi vào tủ, “trưng bày” đôi giày cao cổ dính ầy bùn lên bậu cửa sổ và cố hết sức làm phòng này ám mùi nước hoa đàn ông gớm guốc trộn mùi khói thuốc lá và bia thiu chua lòm.
Tôi ném va li lên giường.
Về nhà thích thật.
Có thể nói mùi dượng Gabe còn tệ hơn ác mộng về cô Dodds, tệ hơn cả âm thanh sởn da gà lúc bà già bán trái cây cắt sợi dây xanh.
Nghĩ đến đó, tôi thấy tay chân bủn rủn. Tôi nhớ nét mặt hớt ha hớt hải của Grover – cách nó bắt tôi hứa không về nhà nếu không có nó đi cùng. Bất giác tôi rùng mình. Tôi cảm giác người nào... hoặc con gì đang ngó tôi chằm chằm. Có thể ngay lúc này nó đang bò lên cầu thang, móng vuốt ngày càng mọc dài nhọn hoắt.
Đúng lúc ấy, tiếng mẹ tôi vang lên :
- Percy về đấy à con ?
Tôi nhìn mẹ đứng ngay cửa phòng, bao nỗi sợ hãi tan biến mất.
Chỉ cần thấy mẹ bước vào phòng, lòng tan an bình, thanh thản ngay. Mắt mẹ lấp lánh và đổi màu dưới ánh đèn. Nụ cười mẹ ấm áp như tấm chăn mềm mại ủ ấm tôi ngày đông giá. Mái tóc nâu dài của mẹ điểm bạc nhưng với tôi, mẹ không bao giờ già. Mỗi khi mẹ nhìn tôi, hình như bà chỉ thấy tôi tốt đẹp mọi bề, không một chút xấu xa. Tôi chưa bao giờ nghe mẹ gắt gỏng hay nặng lời với ai bao giờ, ngay cả với dượng Gabe và tôi.
Mẹ ôm tôi vào lòng :
- Trời, Percy của mẹ. Mới từ Giáng sinh đến giờ, con đã cao lớn quá chừng.
Áo thun đồng phục của nhân viên cửa hàng kẹo mang dòng chữ “Nước Mỹ Ngọt Ngào” mẹ mang tên người có mùi thơm dễ chịu nhất trên đời. Nó là hỗn hợp mùi của sôcôla, cam thảo và đủ thứ ngọt ngon bày bán trong cửa hàng dưới khu mua sắm Grand Central. Như mọi khi, để đón tôi về nhà, mẹ mang về cho tôi một bịch tướng toàn “hàng mẫu miễn phí”.
Hai mẹ con ngồi bên mép giường. Nhìn tôi ăn ngấu nghiến các thanh kẹo dẻo có mùi quả việt quất, mẹ dịu dàng vuốt tóc tôi, bắt tôi kể hết mọi điều tôi chưa viết trong thư. Mẹ không hề đả động đến chuyện tôi bị đuổi học. Dù thế tôi vẫn băn khoăn: liệu tôi thế này có là bình thường chăng ? Liệu tôi có ngoan, có xứng với tình yêu thương của mẹ ?
Tôi bảo rằng mẹ hỏi dồn dập như thế, tôi lấy sức đâu trả lời cho kịp: “Thôi mẹ, cứ hỏi người ta hoài!”. Nhưng trong thâm tâm, tôi cực kỳ vui sướng vì lại được ở bên mẹ.
Có tiếng dượng Gabe từ phòng ngoài gọi oang oang :
- Này Sally, món xúp đậu có chưa?
Tôi nghiến răng trèo trẹo.
Người tốt bụng, xinh đẹp nhất đời như mẹ tôi xứng đáng lấy được người chồng triệu phú, chứ không phải cơm bưng nước rót cho lão Gabe Cóc Chết kia!
Muốn làm mẹ vui, tôi bảo mấy ngày cuối cùng ở Học viện Yancy vui lắm. Tôi còn bảo rằng dù bị đuổi học nhưng tôi không quá buồn bã. Ít nhất thì lần này, tôi cũng trụ được đến gần hết năm. Không những thế, tôi còn có thêm một vài người bạn mới và học tiếng Latinh không tồi. Còn nữa, thật lòng mà nói, mấy vụ đánh nhau không đến nỗi ghê gớm như trong thư thầy hiệu trưởng gửi phụ huynh. Tôi thật sự thích Học viện Yancy lắm và đó là tình cảm tận đáy lòng tôi.
Càng kể, tôi càng tin năm vừa qua tôi hoàn toàn vui vẻ. Tôi nghẹn ngào khi nhắc đến thầy Brunner và Grover. Giờ ngồi ôn lại, tôi thấy ngay cả vụ né tránh được bánh kẹp bơ đậu phộng của Nancy Bobofit ném vào người không đến nỗi quá khó chịu.
Nhưng khi kể đến chuyến tham quan viện bảo tàng thì...
Ánh mắt mẹ tôi như thúc giục tôi kể hết :
- Con bảo sao cơ? Cái gì làm con sợ thế?
- Thưa mẹ, không có gì ạ.
Phải nói dối mẹ, tôi day dứt ghê lắm. Tôi định kể mẹ nghe chuyện cô Dodds, chuyện ba bà già cắt sợi dây xanh nhưng chính tôi cũng thấy chúng thật ngớ ngẩn, không thể xảy ra trong đời thực.
Mẹ cắn môi ra chiều suy nghĩ. Bà biết tôi cố giấu nhưng không ép tôi nói thật.
- Có quà bất ngờ cho con đây. Mẹ con mình sẽ đi tắm biển.
Tôi mở to mắt sung sướng:
- Đến Montauk nữa hả mẹ?
- Ừ. Mình đi nghỉ ba đêm hai ngày. Cũng căn nhà gỗ cũ.
- Khi nào ạ?
Mẹ mỉm cười:
- Mẹ thay đồ xong, mình đi ngay.
Tôi không tin vào tai mình. Hai năm nay mẹ con tôi chưa đi Montauk vì được Gabe bảo nhà không đủ tiền. Chỉ nghĩ đến chuyện được đi biển, lòng tôi náo nức như hồi con thơ bé.
Dượng Gabe thò đầu vào cửa gầm lên:
Sally, tôi bảo cô nấu nò xúp đậu chứ có yêu cầu nem công chả phượng đâu mà chưa làm, còn ngồi ỳ đó?
Tôi chỉ muốn cho ông ta ăn quả thụi nhưng mẹ đã kịp đưa mắt ngăn lại. Tôi hiểu mẹ muốn nhắc tôi “chín bỏ làm mười” cho yên nhà yên cửa cho đến lúc mẹ thu xếp xong đồ đạc cho chuyến đi. Đến lúc ấy, hai mẹ con sẽ được yên thân.
Mẹ quay sang dượng Gabe:
- Em làm ngay đây. Chẳng là hai mẹ con vừa bàn sẽ đến Montauk vài ngày.
Cha ghẻ tôi nheo mắt:
- Lại đi à? Cô nói thật không đấy ?
Tôi lầm bầm:
- Biết ngay mà. Đời nào dượng cho mình đi chơi.
Mẹ tôi bình thản :
- Dượng đồng ý đấy. Chẳng qua dượng lo chuyện tiền nong thôi.
“Lo” ư? “Tức cành hông” thì có! Dượng tức vì phải bớt bia bớt rượu.
Mẹ nói thêm:
- Con à, Gabriel sẽ không phải làm món súp đậu. Mẹ sẽ làm món xúp đậu bảy lớp cho ông ấy ăn trong những ngày cuối tuần. Ngoài ra còn có xốt guacamole. Kem chua. Toàn món ngon thôi.
Mắt Gabe Cóc Chết sáng rực:
- Với lại, chi phí chuyến đi biển... trừ vào quỹ may quần áo mới của cô nhé.
- Vâng, cứ như thế anh ạ.
- Với lại, tối Chủ nhật cô nhớ thu xếp về sớm để kịp nấu bữa tối. Mà này, chớ lấy xe tôi đi lung tung. Chỉ đi từ đây đến Montauk và từ đó về nhà thôi đấy.
- Anh yên tâm, mẹ con em sẽ giữ gìn xe cẩn thận.
Dượng Gabe gãi cằm:
- Tôi chỉ đồng ý nếu cô nhanh tay làm vài món lai rai ngay bây giờ. Với lại bảo thằng nhỏ xin lỗi vì về đúng lúc tôi đang chơi bài làm người ta mất tập trung.
Tôi bụng bảo dạ: “Hay để tôi đá trúng “bộ hạ” ông vài phát? Muốn nằm liệt giường rên rỉ cả tuần không?”
Nhưng mẹ tôi đã lừ mắt nhìn, nhắc tôi đừng chọ tức dượng.
Tôi chỉ muốn hét thật to: “Sao mẹ để ông ta trèo đầu trèo cổ hoài vậy? Ông ta nghĩ gì đâu cần mẹ quan tâm cho mệt xác?”
Tôi đành làu bàu:
- Con xin lỗi. Con có lỗi vì đã làm dượng mất tập trung trong ván bài cực kỳ quan trọng khi nãy. Mời dượng quay lại xới bạc ngay kẻo mọi người chờ.
Gabe Cóc Chết nheo mắt, cố vận hành bộ óc bé như hạt đậu để tìm xem trong giọng nói tôi có chút mỉa mai nào chăng.
- Thôi thôi, giờ mày nói gì chả được.
Nói đoạn, ông ta quay ra chơi bài.
Mẹ tôi bảo:
- Cảm ơn con. Ngay khi đến Montauk, mẹ con mình sẽ nói nốt chuyện... bất cứ chuyện gì con chưa kịp nói, nhé?
Tôi thoáng thấy ánh lo sợ trong mắt mẹ, hệt như mắt Grover trên xe buýt lúc chiều. Giống Grover, chắc mẹ cũng cảm nhân luồng gió lạnh buốt khác thường vừ vụt qua và linh tính hiểm nguy đang rình rập từng bước chân tôi.
Nhưng ngay sau đó mẹ cười xòa khiến tôi cho rằng mình lầm. Đời nào người như mẹ lại có những suy nghĩ u ám như thế.
- Mẹ xong ngay bây giờ đây.
Mẹ vỗ nhẹ đầu tôi rồi tất tả vào bếp.
***
Hơn tiếng đồng hồ sau, chúng tôi đã sẵn sàng lên đường.
Dượng Gabe không làm gi, chỉ quăng vội hành lý lên xe cho mẹ rồi vội vã quay lại với ván bài dở dang. Ông ta luôn miệng chì chiết, rên rỉ vì cuối tuần mẹ không ở nhà nấu đồ ăn nấu sốt, lại còn mang chiếc Camaro đời 78 của ông ta đi những hai ngày.
Quăng chiếc túi cuối cùng lên xe, ông ta hầm hè với tôi :
- Chỉ cần xe trầy một vết nhỏ thôi là mày liệu hồn tao đấy.
Làm như tôi sắp lái xe không bằng. Khổ nỗi cha ghẻ tôi không cần biết. Nếu hải âu trót ị lên lớp sơn mới của xe, ông ta sẽ tìm cách đổ hết tội lên đầu tôi.
Nhìn cha dượng đã ngà sau lảo đảo quay vào tòa chung cư, tôi tức không chịu nổi nên vô tình vung tay lên đúng lúc dượng Gabe vừa đến cửa. Tôi làm động tác giống hệt Grover làm lúc trên xe buýt, một kiểu làm dấu đuổi tà gì đó và phẩy tay về hướng Gabe Cóc Chết. Thế là cách cổng sập mạnh, va trúng mông khiến ông ta bay thẳng đến chân cậu thang hệt như bị trúng đạn đại bác. Chắc tại gió to quá, hay tại bản lề cửa bị hư nhưng tôi không nán lại lâu đủ để tìm hiểu rõ nguyên nhân.
Leo tót lên xe, tôi giục mẹ đi thật nhanh.
***
Nhà gỗ hai mẹ con thuê nằm trên bãi biển phái nam, gần cuối đảo Long Island. Nhà nhỏ xíu sơn màu tùng lam nhẹ bị lún gần nửa dưới cồn cát. Rèm cửa trong nhà bạc phếch. Khăn trải giường lúc nào cũng dính cát bay từ ngoài vào và tủ kệ đầy mạng nhện. Còn biển thường lạnh buốt đến độ không thể bơi được.
Nhưng tôi thích nơi này vô cùng.
Hồi tôi còn bé xíu, mẹ đã đưa tôi đến đây. Còn mẹ đến nơi này trước cả khi có tôi. Dù chưa bao giờ mẹ nói ra nhưng tôi biết tại sao bà gắn bó đặc biệt với nơi này. Đây là nơi mẹ gặp gỡ cha tôi.
Xe càng đến gần Montauk, mẹ càng trẻ lại. Dấu vết của bao năm tháng nhọc nhằn hằn trên mặt mẹ chợt biến mất. Mắt mẹ đổi màu xanh biếc như màu biển khơi.
Xe đến nơi đúng lúc hoàng hôn. Hai mẹ con mở hết cửa sổ và dọn quanh một lượt như mọi khi. Xong xuôi, mẹ con tôi vừa dạo chơi trên bờ biển vừa ném bỏng ngô xanh cho đàn hải âu vờn quanh. Chúng tôi ăn thạch, kẹo bơ cứng màu xanh màu biển cùng đủ loại hàng mẫu miễn phí mẹ mang từ cửa hàng về.
Tôi xin có đôi dòng giải thích về thực phẩm màu xanh biển của mẹ.
Chẳng là dượng Gabe có lần bảo đồ ăn không thể có màu xanh nước biển. Mẹ và dượng cãi nhau, như bao chuyện nhỏ nhặt khác. Nhưng kể từ đó, mẹ hay tìm thực phẩm màu xanh về ăn: mẹ làm bánh sinh nhật có màu xanh, làm sinh tố xanh từ quả việt quất. Mẹ mua loại tortilla chip làm từ ngô xanh và các loại kẹo xanh từ tiệm về nhà. Dượng Gabe tức điên còn tôi khoái vô cùng.
Chọn đồ ăn màu xanh cộng với việc mẹ giữ họ thời con gái, không lấy họ Ugliano của dượng chứng tỏ mẹ không nhất nhất nghe lời ông ta. Tôi cũng giống mẹ ở chỗ rất có cá tính.
Thấy màn đêm dần buông, chúng tôi cùng nhóm lửa nướng xúc xích và kẹo marshmallow.
Mẹ thủ thỉ kể tôi nghe nhiều chuyện thời thơ ấu của mẹ, cả những chuyện xảy ra trước khi ông bà ngoại tôi mất vì tai nạn máy bay. Mẹ còn kể cho nghe về những cuốn sách mẹ muốn viết một khi mẹ có đủ tiền và nghỉ việc ở cửa hàng kẹo.
Cuối cùng, tôi lấy hết can đảm nêu thắc mắc đeo bám tôi mỗi lần đến nghỉ ở Montauk: thắc mắc về cha ruột tôi.
Cặp mắt mẹ mơ màng. Chắc bà sắp nhắc lại câu chyện về cha mà tôi nghe nhiều lần nhưng vẫn muốn nghe nữa.
- Cha con rất tốt bụng, đẹp trai, cao lớn và có uy lắm. Tuy nhiên, ông cũng rất dịu dàng. Con giống cha ở mái tóc đen bóng và màu mắt xanh lá cây tuyệt đẹp.
Tôi đỏ mắt:
- Thôi mà mẹ.
Mẹ vẫn cười cười, làm như bà biết tôi nghĩ gì.
Tôi sẽ ngượng chín nếu phải thú nhân tôi hay ngắm mình trong gương, hình dung mình lớn thêm vài chục tuổi để từ đó có chút khái niệm về diện mạo cha mình.
Mẹ tôi lục tung túi kẹo tìm kẹo màu xanh biển:
- Giá cha nhìn thấy con lúc này. Hẳn ông sẽ tự hào lắm lắm.
Tôi tự hỏi sao mẹ có thể bình thản mà nói thế. Tôi có gì hay ho chứ? Chẳng qua tôi chỉ là học sinh cá biệt vừa mắc chứng hiếu động thái quá vừa bị bệnh khó đọc với tổng kết dưới mức trung bình, đã thế còn phải học lớp sáu những sáu năm và bị đuổi học những sáu lần.
- Hồi ấy, con lên mấy? Lúc cha đi ấy?
Mẹ tôi đăm đăm nhìn ngọn lửa:
- Cha chỉ ở bên mẹ một mùa hè. Ngay trên bãi biển này. Cũng căn nhà gỗ này đây.
- Nhưng… lúc con mới sinh, cha có thấy con mà.
- Không đâu con. Ông biết mẹ sắp sinh nhưng chưa bao giờ thấy con. Ông có việc phải đi trước khi con chào đời.
Tôi định đính chính là: Theo trí nhớ, con biết đôi chút về cha. Cảm giác ấm áp. Và nụ cười của ông.
Tôi luôn cho rằng khi tôi mới rời bụng mẹ, hai cha con có gặp nhau. Dù mẹ không trực tiếp công nhận điều đó, tôi vẫn luôn tin nhất thiết đó phải là sự thật.
Giờ tôi lại nghe nói là cha chưa bao giờ thấy mặt con…
Tự nhiên tôi giận cha quá.
Dẫu biết mình vô lý nhưng tôi vẫn bất mãn vì ông đã vượt biển lần ấy, vì ông không có can đảm cưới mẹ tôi. Nếu cha không bỏ rơi hai mẹ con, đâu đến nỗi giờ chúng tôi phải sống chung nhà với Gabe Cóc Chết, tôi đâu phải học nội trú và chỉ được ở bên mẹ lúc nghỉ hè.
- Năm tới con lại ở nội trú ư? Mẹ định tìm cho con trường khác à?
Mẹ thổi thổi thanh kẹo từ trong đống lửa ra. Giọng bà đầy muộn phiền:
- Cũng chưa biết nữa. Chắc... chắc ta phải tính cách thôi.
- Mẹ không muốn con ở bên mẹ ư?
Tôi hối hận ngay lập tức vì đã trót lỡ lời.
Mắt mẹ ầng ậc nước. Bà nắm tay tôi thật chặt:
- Ôi, không phải vậy đây Percy. Mẹ... mẹ buộc phải làm thế. Vì điều đó tốt cho con nên mẹ mới phải gởi con đi xa như vậy.
Nghe mẹ nói, tôi lại nhớ đến lời thầy Brunner: Tốt nhất tôi nên rời khỏi Học viện Yancy.
- Vì con không được bình thường ư?
- Con nói như thể đó là điều tồi tệ vậy. Nhưng con đâu biết con trai mẹ đặc biệt vô cùng. Mẹ tưởng Học viện Yancy xa xôi như thế sẽ tốt cho con. Mẹ đã nhầm vì tưởng cuối cùng cũng tìm được chỗ an toàn cho con.
- Mẹ nói an toàn là sao? Chẳng lẽ con gặp nguy hiểm gì ư?
Khi ánh mắt chúng tôi gặp nhau, ký ức lại ùa về tràn ngập tâm trí tôi. Từ trước đến giờ tôi gặp nhiều chuyện rất kỳ cục và đáng sợ, trong đó có nhiều chuyện tôi chỉ muốn quên phắt.
Hồi lớp ba, có một ông mặc áo khoác đen to sù sụ theo dõi tôi ngoài sân chơi. Mãi đế khi thầy cô dọa gọi cảnh sát, ông ta mới gầm lên bỏ đi. Tuy nhiên, không ai tin khi nghe tôi kể rằng dưới vành mũ sùm sụp của hắn chỉ có một con mắt ngay giữa trán.
Chưa hết, trước đó rất lâu, hồi tôi học mẫu giáo, đến giờ ngủ trưa cô bảo mẫu vô tình đặt tôi vào cũi có con rắn nằm sẵn trong đó tự lúc nào. Lúc đón con, mẹ tôi thét lên khi thấy toi đang chơi với con rắn dài thậm thượt. Chỉ bằng đôi tay nhr xíu, mũm mĩm, tôi đã thắt nút mình rắn như thắt nút dải ruy băng.
Đến tuổi đi học – những chuyện sởn gai ốc luôn xảy ra. Những chuyện cực kỳ nguy hiểm. Và tôi bị buộc phải chuyển trường.
Dẫu biết nên kể cho mẹ chuyện ba bà già ở sạp trái cây, chuyện cô Dodds ở viện bảo tàng, nhất là màn ảo giác kỳ cục trong đó tôi phanh thây cô giáo thành tro bụi bằng thanh kiếm dài, thế nhưng tôi lại không dám.
Lạ thay, tôi có cảm giác nếu báo tin ấy, chuyến đi Montauk sẽ kết thúc ngay lập tức mà tôi lại không muốn thế chút nào.
- Mẹ cố giữ con càng gần mẹ càng tốt. Nhưng mọi người bảo thế là sai lầm. Nhưng còn có một lựa chọn duy nhất: nơi cha muốn gửi con theo học. Nhưng… mẹ không đành lòng làm thế.
- Cha muốn gửi con đến trường đặc biệt ư?
- Không phải trường. Là trại hè.
Tôi không hiểu gì cả.
Tại sao người cha không ở bên từ khi tôi chào đời có thể bàn với mẹ chuyện đưa tôi đi trại hè? Va nếu chuyện đi trại hè quan trọng đến vậy, tại sao trước nay mẹ chưa từng đả động đến?
Thấy tôi hoang mang, mẹ bảo:
- Xin lỗi con, nhưng mẹ không thể nói với con về trại hè. Mẹ… không thể để con đến đó. Làm thế có nghĩa mẹ con ta sẽ vĩnh viễn không còn gặp mặt nhau.
- Vĩnh viễn ư? Nhưng con tưởng trại hè chỉ…
Mẹ quay mặt đi, chăm cú nhìn đống lửa. Nhìn mặt mẹ, tôi biết chỉ cần tôi hỏi thêm câu nữa, bà sẽ khóc òa.
***
Giấc mơ đêm ấy của tôi sống động như ngoài đời thật.
Ngoài biển mưa gió bão bùng. Hai con vật đẹp như tranh vẽ, một con tuấn mã trắng tuyền và con đại bàng lông như dát vàng, đánh nhau dữ dội sát mép sóng. Đại bàng xà xuống, giương móng vuốt to lớn cào rách mũi chú ngựa trắng. Chú ngựa giận dữ chồm lên, vung chân dá cánh đại bàng. Giữa lúc giao tranh, đất trời rung chuyển. Đâu đó sâu trong lòng đất vang lên tiếng gầm ghê rợn xúi giục chúng lao vào nhau cắn xé.
Tôi chạy về phía chúng và biết mình nhất định phải can ngăn nhưng không hiểu sao chân tôi chạy rất chậm. Tôi biết cứ đà nay, tôi sẽ không kịp mất. Từ xa, tôi thấy đại bàng nhào xuống mổ lòi mắt chú ngựa bạch. Tôi thét lên: “Đừng!”
Tôi giật mình choàng tỉnh.
Bên ngoài đang có bão thật. Gió mạnh cỡ này chắc chắn phải có cây đổ, nhà sập chứ chẳng chơi.
Ngoài bãi cát không có tuấn mã và đại bàng, chỉ có sấm chớp chốc chốc rực sáng cả bầu trời. Những ngọn sóng cao sáu mét dội vào đụn cát nghe như tiếng đại bác.
Mẹ tôi thức giấc sau loạt sấm rền. Bà ngồi dậy, mắt mở to, nhìn tôi âu lo:
- Bão nhiệt đới.
Tôi biết chuyện này thật điên rồ. Mới đầu hè, biển ở Long Island không bao giờ có bão lớn như thế. Thế nhưng, đại dương dường như đã quên điều đó.
Trong tiếng gió hú, tôi nghe có tiếng gầm gừ từ xa vọng tới. Tiếng kêu nghe đau đớn, vật vã làm tôi sởn cả tóc gáy.
Sau đó là tiếng động tiến đến gần hơn, nghe như tiếng búa nện trên cát. Một giọng nói tuyệt vọng – ai đó vừa hét vừa đập vào cửa căn nhà gỗ.
Mẹ tôi mặc nguyên váy ngủ lao xuống đất, chạy ra mở cửa.
Grover ướt như chuột lột hiện trên khung cửa. Nhưng hình như... cậu ta không phải Grover, bạn tôi.
Nó hổn hển:
- Tôi kiếm hai mẹ con suốt đê. Các người nghĩ sao mà ra đây thế?
Mẹ nhìn tôi hoảng hốt. Bà không sợ Grover. Lý do nó đến tìm mới làm bà kinh hãi.
Tiếng mẹ gào át cả tiếng mưa:
- Percy! Ở trường đã xảy ra chuyện gì? Con đã không kể cho mẹ nghe chuyện gì?
Tôi chết sững, mắt nhìn Grover đăm đăm nhưng không hiểu trước mắt mình là cái gì.
Nó gào lên:
- Những Kẻ Bất Tử! Nó đuổi sát tôi rồi. Cậu chưa kể với mẹ ư?
Tôi sốc thực sự khi nghe nó mắng bằng tiếng Latinh. Tôi hiểu nó vừa nói gì nhưng quá kinh ngạc vì không biết bằng cách nào Grover tìm đến tận đây giữa đêm hôm khuya khoắt. Với lại, Grover không mặc quần. Chân nó... chỗ lúc trước là chân nó thì...
Mẹ nghiêm khắc nhìn tôi và lần đầu tiên đanh giọng ra lệnh:
- PERCY! Nói cho mẹ NGAY.
Tôi lắp bắp kể về ba bà già ở sạp trái cây và về cô Dodds. Mẹ nhìn chằm chằm vào tôi, mặt bà tái nhợt như thây ma trong ánh sáng lập loe.
Bà chộp lấy túi xách và quăng áo mưa cho tôi:
- Ra xe ngay. Cả hai đứa. NHANH LÊN!
Grover chạy ra chiếc Camaro. Nói chạy cũng không đúng, nó đang phi nước đại. Phần thân sau lông lá gân guốc của nó rung rung. Giờ tôi mới nhớ nó bảo có bệnh về cơ. Tôi đã hiểu lý do nó chạy thì nhanh nhưng đi bình thường lại như bị tật.
Bởi vì chỗ đáng lẽ phải có bàn chân lại thay bằng cặp móng guốc.
Tôi biết, tôi biết. Làm thế là quá đáng với bạn bè lắm lắm.
Nhưng Grover làm tôi sợ muốn chết. Nó nhìn tôi như thể tôi chết từ tám đời, miệng lẩm bẩm: “Biết ngay mà, lần nào cũng thế” và “Sao không ai trụ nổi cho đến hết năm lớp sáu?”
Tôi không còn lạ gì Grover. Bàng quang nó hoạt động trên mức bình thường mỗi khi chủ nhân lo âu. Thế nên tôi không ngạc nhiên khi vừa xuống xe buýt, nó bắt tôi hứa phải đợi nó trước khi te te chạy thẳng vào nhà vệ sinh. Thay vì chờ bạn, tôi lấy va li chuồn ra cổng đón taxi về khu Thượng Manhattan.
Tôi bảo tài xế:
- Khu đông, ngã tư đường một lẻ bốn và đưòng Hoàng Tử.
***
Trước khi giới thiệu độc giả với mẹ tôi, tôi xin có đôi lời.
Tên bà là Sally Jackson, người tốt bụng nhất trần đời và là minh chứng sống cho câu triết lý cửa miệng của tôi: Người hiền chẳng bao giờ gặp lành.
Mẹ tôi lên năm tuổi cũng là lúc ông bà ngoại tôi tử nạn vì máy bay rơi. Sau đó, bà được ông cậu mang về nuôi nhưng người đó chẳng thèm quan tâm gì đến cô cháu gái. Vì muốn làm tiểu thuyết gia, nên suốt thời gian học trung học, mẹ tôi vừa học vừa đi làm quần quật cốt dành tiền lên đại học dự khóa viết văn. Thế rồi ông cậu bị ung thư khiến mẹ tôi đang học lớp mười hai phải bỏ ngang để ở nhà chăm sóc cậu. Ít lâu sau, ông cậu mất bỏ lại mẹ tôi tứ cố vô thân, không tiền bạc, không bằng cấp.
Thời gian ngắn ngủi tươi đẹp nhất của mẹ tôi là lúc gặp cha tôi.
Tôi không nhớ tý gì về cha, ngoại trừ cảm giác ấm áp bao trùm. Có thể đó là dấu vết nụ cười ông dành cho tôi. Mẹ không muốn nhắc đến cha vì hễ đả động đến chuyện ấy, mẹ lại buồn vô hạn. Mẹ cũng không có lấy một tấm hình của ông.
Chắc bạn đọc cũng hiểu: cha mẹ tôi không cưới xin gì hết. Mẹ bảo cha giàu có và là yếu nhân. Quan hệ của họ được giấu trong vòng bí mật. Thế rồi một ngày kia, cha lên tàu vượt biển Đại Tây Dương trong một chuyến công du khẩn cấp và không bao giờ trở lại.
Mẹ bảo cha mất tích ngoài khơi. Không phải chết, chỉ mất tích thôi.
Mẹ xoay xỏa đủ mọi nghề, học bổ túc ban đêm lấy bằng tú tài và cố gắng nuôi tôi khôn lớn. Chưa bao giờ tôi thấy mẹ phàn nàn hay nổi nóng, dù chỉ một lần. Nhưng tôi biết, tôi là một đứa trẻ chẳng dễ nuôi chút nào.
Cuối cùng, mẹ lấy dượng Gabe Ugliano, người chỉ đễ chịu trong ba mươi giây đầu gặp mặt, sau đó để lộ ngay bản chất là tay đểu cáng có hạng. Hồi còn bé tí, tôi đã gán cho dượng cái tên “Gabe Cóc Chết”. Xin lỗi vì tôi tả quá thực nhưng dượng Gabe hôi thật cơ. Người ông ta lúc nào cũng có mùi bánh pizza tỏi thiu ủ cả tháng trong quần đùi bẩn.
Làm trung gian hòa giải cho tôi và dượng, cuộc sống của mẹ khó nhọc thêm mấy phần: nào là cách Gabe Cóc chết đối xử với bà, nào là nỗi lo vì xung đột giữa cha dượng và con ghẻ có thể bùng nổ bất cứ lúc nào… Đơn cử là chuyện tôi về nhà là minh chứng hùng hồn cho điều đó.
***
Vừa bước qua ngưỡng cửa căn hộ nhỏ xíu, tôi vừa hy vọng mẹ đã đi làm về. Nhưng tôi sớm phải thất vọng vì trong phòng khách chỉ có dượng Gabe đang vui vẻ cùng đám bạn cờ bạc. Tivi mở kênh thể thao ESPN ồn ã. Vỏ bim bim và lon bia rỗng vương vãi khắp mặt thảm.
Chẳng buồn nhìn lên, dượng Gabe vừa cắn đầu điếu xì gà, vừa làu bàu:
- Mày về đấy à? - Mẹ con đâu ạ?
- Đi làm. Mày có tiền không?
Thế đấy. Không hề có chuyện dượng niềm nở: “Vào nhà đi con. Mừng con dã trở về. Sáu tháng qua, con sống thế nào?”
Cha dượng tôi mập ra trông thấy. Trông ông ta giống con hải mã mú míp ních trong bộ quần áo mua ở cửa hàng đồ cũ. Đầu Gabe Cóc Chết chỉ còn ba cọng tóc lúc nào cũng chải mượt, vắt ngang qua đỉnh đầu hói bóng lưỡng như thể trông cho đẹp trai, bảnh chọe hay gì gì đó.
Dù quản lý gian hàng bán đồ điện tử Mega-Mart dưới khu Queens nhưng ông ta hầu như chỉ ngồi nhà. Theo tôi, đáng lẽ dượng phải bị đuổi việc từ lâu rồi mới phải. Ngược lại, dượng cứ lãnh lương tì tì để mua xì gà (thứ làm tôi buồn nôn) và tất nhiên, để uống bia. Lúc nào cũng thấy ông ấy nốc bia. Mỗi khi thấy mặt tôi ở nhà, dượng lại đòi tôi cúng tiền cho xới bạc. Gabe Cóc Chết gọi đó là “Bí mật giữa cánh dàng ông với nhau”, ngụ ý rằng nếu tôi hé môi với mẹ, ông ta sẽ đánh tôi sống dở chết dở.
Tôi bảo:
- Con không có tiền.
Gabe Cóc Chết nhướn đôi lông mày bóng dâu.
Ông ta đánh hơi thấy mùi tiền thính như chó săn thấy con mồi. Kể cũng lạ, tôi tưởng mùi hôi thối từ cơ thể ông át mọi mùi khác chứ.
- Mày đi tãi từ bến xe về chắc chứn tốn cả hai chục đồng. Chí ít giờ trong túi mày phải còn sáu bảy đồng tiền lẻ. Nhà tao đâu phải nhà nuôi trẻ làm phúc. Muốn sống ở đây phải biết điều chứ. Tao nói có gì trật không, Eddie?
Chú Eddie, vốn là quản lý tòa nhà chung cư này, nhìn tôi với vẻ mặt cắn rứt. Nếu tách chú khỏi chiếu bạc này, ai cũng bảo chú không đến nỗi tệ. Chú bảo:
- Kìa Gabe, cháu nó vừa chân ướt chân ráo vào nhà mà.
Dượng Gabe đay lại:
- Nhưng tao nói có đúng không?
Eddie vội cúi xuồng đĩa bánh, không dám ngẩng đầu lên. Hai người lạ ngồi cạnh cú cũng im lặng.
Tôi móc nắm tiền trong túi ném lên bàn:
- Này đây. Cầu cho dượng thua cháy túi.
Dượng Gabe gào lên sau lưng tôi:
- Này học sinh ưu tú, người ta gửi bảng điểm của mày về đây rồi đấy, con ạ. Học ngu còn ra vẻ ta đây!
Tôi sập cửa phòng “mình” đánh rầm. Thực ra, đó không hẳn là phòng riêng của tôi. Trong lúc tôi ở lại trường nội trú, nó là “phòng nghiên cứu” của dượng Gabe. Khốn nỗi ông ta chẳng “nghiên cứu” gì ngoài đống tạp chí xe hơi cũ. Tuy nhiên, cha ghẻ tôi khoái tống táng đồ đạc của tôi vào tủ, “trưng bày” đôi giày cao cổ dính ầy bùn lên bậu cửa sổ và cố hết sức làm phòng này ám mùi nước hoa đàn ông gớm guốc trộn mùi khói thuốc lá và bia thiu chua lòm.
Tôi ném va li lên giường.
Về nhà thích thật.
Có thể nói mùi dượng Gabe còn tệ hơn ác mộng về cô Dodds, tệ hơn cả âm thanh sởn da gà lúc bà già bán trái cây cắt sợi dây xanh.
Nghĩ đến đó, tôi thấy tay chân bủn rủn. Tôi nhớ nét mặt hớt ha hớt hải của Grover – cách nó bắt tôi hứa không về nhà nếu không có nó đi cùng. Bất giác tôi rùng mình. Tôi cảm giác người nào... hoặc con gì đang ngó tôi chằm chằm. Có thể ngay lúc này nó đang bò lên cầu thang, móng vuốt ngày càng mọc dài nhọn hoắt.
Đúng lúc ấy, tiếng mẹ tôi vang lên :
- Percy về đấy à con ?
Tôi nhìn mẹ đứng ngay cửa phòng, bao nỗi sợ hãi tan biến mất.
Chỉ cần thấy mẹ bước vào phòng, lòng tan an bình, thanh thản ngay. Mắt mẹ lấp lánh và đổi màu dưới ánh đèn. Nụ cười mẹ ấm áp như tấm chăn mềm mại ủ ấm tôi ngày đông giá. Mái tóc nâu dài của mẹ điểm bạc nhưng với tôi, mẹ không bao giờ già. Mỗi khi mẹ nhìn tôi, hình như bà chỉ thấy tôi tốt đẹp mọi bề, không một chút xấu xa. Tôi chưa bao giờ nghe mẹ gắt gỏng hay nặng lời với ai bao giờ, ngay cả với dượng Gabe và tôi.
Mẹ ôm tôi vào lòng :
- Trời, Percy của mẹ. Mới từ Giáng sinh đến giờ, con đã cao lớn quá chừng.
Áo thun đồng phục của nhân viên cửa hàng kẹo mang dòng chữ “Nước Mỹ Ngọt Ngào” mẹ mang tên người có mùi thơm dễ chịu nhất trên đời. Nó là hỗn hợp mùi của sôcôla, cam thảo và đủ thứ ngọt ngon bày bán trong cửa hàng dưới khu mua sắm Grand Central. Như mọi khi, để đón tôi về nhà, mẹ mang về cho tôi một bịch tướng toàn “hàng mẫu miễn phí”.
Hai mẹ con ngồi bên mép giường. Nhìn tôi ăn ngấu nghiến các thanh kẹo dẻo có mùi quả việt quất, mẹ dịu dàng vuốt tóc tôi, bắt tôi kể hết mọi điều tôi chưa viết trong thư. Mẹ không hề đả động đến chuyện tôi bị đuổi học. Dù thế tôi vẫn băn khoăn: liệu tôi thế này có là bình thường chăng ? Liệu tôi có ngoan, có xứng với tình yêu thương của mẹ ?
Tôi bảo rằng mẹ hỏi dồn dập như thế, tôi lấy sức đâu trả lời cho kịp: “Thôi mẹ, cứ hỏi người ta hoài!”. Nhưng trong thâm tâm, tôi cực kỳ vui sướng vì lại được ở bên mẹ.
Có tiếng dượng Gabe từ phòng ngoài gọi oang oang :
- Này Sally, món xúp đậu có chưa?
Tôi nghiến răng trèo trẹo.
Người tốt bụng, xinh đẹp nhất đời như mẹ tôi xứng đáng lấy được người chồng triệu phú, chứ không phải cơm bưng nước rót cho lão Gabe Cóc Chết kia!
Muốn làm mẹ vui, tôi bảo mấy ngày cuối cùng ở Học viện Yancy vui lắm. Tôi còn bảo rằng dù bị đuổi học nhưng tôi không quá buồn bã. Ít nhất thì lần này, tôi cũng trụ được đến gần hết năm. Không những thế, tôi còn có thêm một vài người bạn mới và học tiếng Latinh không tồi. Còn nữa, thật lòng mà nói, mấy vụ đánh nhau không đến nỗi ghê gớm như trong thư thầy hiệu trưởng gửi phụ huynh. Tôi thật sự thích Học viện Yancy lắm và đó là tình cảm tận đáy lòng tôi.
Càng kể, tôi càng tin năm vừa qua tôi hoàn toàn vui vẻ. Tôi nghẹn ngào khi nhắc đến thầy Brunner và Grover. Giờ ngồi ôn lại, tôi thấy ngay cả vụ né tránh được bánh kẹp bơ đậu phộng của Nancy Bobofit ném vào người không đến nỗi quá khó chịu.
Nhưng khi kể đến chuyến tham quan viện bảo tàng thì...
Ánh mắt mẹ tôi như thúc giục tôi kể hết :
- Con bảo sao cơ? Cái gì làm con sợ thế?
- Thưa mẹ, không có gì ạ.
Phải nói dối mẹ, tôi day dứt ghê lắm. Tôi định kể mẹ nghe chuyện cô Dodds, chuyện ba bà già cắt sợi dây xanh nhưng chính tôi cũng thấy chúng thật ngớ ngẩn, không thể xảy ra trong đời thực.
Mẹ cắn môi ra chiều suy nghĩ. Bà biết tôi cố giấu nhưng không ép tôi nói thật.
- Có quà bất ngờ cho con đây. Mẹ con mình sẽ đi tắm biển.
Tôi mở to mắt sung sướng:
- Đến Montauk nữa hả mẹ?
- Ừ. Mình đi nghỉ ba đêm hai ngày. Cũng căn nhà gỗ cũ.
- Khi nào ạ?
Mẹ mỉm cười:
- Mẹ thay đồ xong, mình đi ngay.
Tôi không tin vào tai mình. Hai năm nay mẹ con tôi chưa đi Montauk vì được Gabe bảo nhà không đủ tiền. Chỉ nghĩ đến chuyện được đi biển, lòng tôi náo nức như hồi con thơ bé.
Dượng Gabe thò đầu vào cửa gầm lên:
Sally, tôi bảo cô nấu nò xúp đậu chứ có yêu cầu nem công chả phượng đâu mà chưa làm, còn ngồi ỳ đó?
Tôi chỉ muốn cho ông ta ăn quả thụi nhưng mẹ đã kịp đưa mắt ngăn lại. Tôi hiểu mẹ muốn nhắc tôi “chín bỏ làm mười” cho yên nhà yên cửa cho đến lúc mẹ thu xếp xong đồ đạc cho chuyến đi. Đến lúc ấy, hai mẹ con sẽ được yên thân.
Mẹ quay sang dượng Gabe:
- Em làm ngay đây. Chẳng là hai mẹ con vừa bàn sẽ đến Montauk vài ngày.
Cha ghẻ tôi nheo mắt:
- Lại đi à? Cô nói thật không đấy ?
Tôi lầm bầm:
- Biết ngay mà. Đời nào dượng cho mình đi chơi.
Mẹ tôi bình thản :
- Dượng đồng ý đấy. Chẳng qua dượng lo chuyện tiền nong thôi.
“Lo” ư? “Tức cành hông” thì có! Dượng tức vì phải bớt bia bớt rượu.
Mẹ nói thêm:
- Con à, Gabriel sẽ không phải làm món súp đậu. Mẹ sẽ làm món xúp đậu bảy lớp cho ông ấy ăn trong những ngày cuối tuần. Ngoài ra còn có xốt guacamole. Kem chua. Toàn món ngon thôi.
Mắt Gabe Cóc Chết sáng rực:
- Với lại, chi phí chuyến đi biển... trừ vào quỹ may quần áo mới của cô nhé.
- Vâng, cứ như thế anh ạ.
- Với lại, tối Chủ nhật cô nhớ thu xếp về sớm để kịp nấu bữa tối. Mà này, chớ lấy xe tôi đi lung tung. Chỉ đi từ đây đến Montauk và từ đó về nhà thôi đấy.
- Anh yên tâm, mẹ con em sẽ giữ gìn xe cẩn thận.
Dượng Gabe gãi cằm:
- Tôi chỉ đồng ý nếu cô nhanh tay làm vài món lai rai ngay bây giờ. Với lại bảo thằng nhỏ xin lỗi vì về đúng lúc tôi đang chơi bài làm người ta mất tập trung.
Tôi bụng bảo dạ: “Hay để tôi đá trúng “bộ hạ” ông vài phát? Muốn nằm liệt giường rên rỉ cả tuần không?”
Nhưng mẹ tôi đã lừ mắt nhìn, nhắc tôi đừng chọ tức dượng.
Tôi chỉ muốn hét thật to: “Sao mẹ để ông ta trèo đầu trèo cổ hoài vậy? Ông ta nghĩ gì đâu cần mẹ quan tâm cho mệt xác?”
Tôi đành làu bàu:
- Con xin lỗi. Con có lỗi vì đã làm dượng mất tập trung trong ván bài cực kỳ quan trọng khi nãy. Mời dượng quay lại xới bạc ngay kẻo mọi người chờ.
Gabe Cóc Chết nheo mắt, cố vận hành bộ óc bé như hạt đậu để tìm xem trong giọng nói tôi có chút mỉa mai nào chăng.
- Thôi thôi, giờ mày nói gì chả được.
Nói đoạn, ông ta quay ra chơi bài.
Mẹ tôi bảo:
- Cảm ơn con. Ngay khi đến Montauk, mẹ con mình sẽ nói nốt chuyện... bất cứ chuyện gì con chưa kịp nói, nhé?
Tôi thoáng thấy ánh lo sợ trong mắt mẹ, hệt như mắt Grover trên xe buýt lúc chiều. Giống Grover, chắc mẹ cũng cảm nhân luồng gió lạnh buốt khác thường vừ vụt qua và linh tính hiểm nguy đang rình rập từng bước chân tôi.
Nhưng ngay sau đó mẹ cười xòa khiến tôi cho rằng mình lầm. Đời nào người như mẹ lại có những suy nghĩ u ám như thế.
- Mẹ xong ngay bây giờ đây.
Mẹ vỗ nhẹ đầu tôi rồi tất tả vào bếp.
***
Hơn tiếng đồng hồ sau, chúng tôi đã sẵn sàng lên đường.
Dượng Gabe không làm gi, chỉ quăng vội hành lý lên xe cho mẹ rồi vội vã quay lại với ván bài dở dang. Ông ta luôn miệng chì chiết, rên rỉ vì cuối tuần mẹ không ở nhà nấu đồ ăn nấu sốt, lại còn mang chiếc Camaro đời 78 của ông ta đi những hai ngày.
Quăng chiếc túi cuối cùng lên xe, ông ta hầm hè với tôi :
- Chỉ cần xe trầy một vết nhỏ thôi là mày liệu hồn tao đấy.
Làm như tôi sắp lái xe không bằng. Khổ nỗi cha ghẻ tôi không cần biết. Nếu hải âu trót ị lên lớp sơn mới của xe, ông ta sẽ tìm cách đổ hết tội lên đầu tôi.
Nhìn cha dượng đã ngà sau lảo đảo quay vào tòa chung cư, tôi tức không chịu nổi nên vô tình vung tay lên đúng lúc dượng Gabe vừa đến cửa. Tôi làm động tác giống hệt Grover làm lúc trên xe buýt, một kiểu làm dấu đuổi tà gì đó và phẩy tay về hướng Gabe Cóc Chết. Thế là cách cổng sập mạnh, va trúng mông khiến ông ta bay thẳng đến chân cậu thang hệt như bị trúng đạn đại bác. Chắc tại gió to quá, hay tại bản lề cửa bị hư nhưng tôi không nán lại lâu đủ để tìm hiểu rõ nguyên nhân.
Leo tót lên xe, tôi giục mẹ đi thật nhanh.
***
Nhà gỗ hai mẹ con thuê nằm trên bãi biển phái nam, gần cuối đảo Long Island. Nhà nhỏ xíu sơn màu tùng lam nhẹ bị lún gần nửa dưới cồn cát. Rèm cửa trong nhà bạc phếch. Khăn trải giường lúc nào cũng dính cát bay từ ngoài vào và tủ kệ đầy mạng nhện. Còn biển thường lạnh buốt đến độ không thể bơi được.
Nhưng tôi thích nơi này vô cùng.
Hồi tôi còn bé xíu, mẹ đã đưa tôi đến đây. Còn mẹ đến nơi này trước cả khi có tôi. Dù chưa bao giờ mẹ nói ra nhưng tôi biết tại sao bà gắn bó đặc biệt với nơi này. Đây là nơi mẹ gặp gỡ cha tôi.
Xe càng đến gần Montauk, mẹ càng trẻ lại. Dấu vết của bao năm tháng nhọc nhằn hằn trên mặt mẹ chợt biến mất. Mắt mẹ đổi màu xanh biếc như màu biển khơi.
Xe đến nơi đúng lúc hoàng hôn. Hai mẹ con mở hết cửa sổ và dọn quanh một lượt như mọi khi. Xong xuôi, mẹ con tôi vừa dạo chơi trên bờ biển vừa ném bỏng ngô xanh cho đàn hải âu vờn quanh. Chúng tôi ăn thạch, kẹo bơ cứng màu xanh màu biển cùng đủ loại hàng mẫu miễn phí mẹ mang từ cửa hàng về.
Tôi xin có đôi dòng giải thích về thực phẩm màu xanh biển của mẹ.
Chẳng là dượng Gabe có lần bảo đồ ăn không thể có màu xanh nước biển. Mẹ và dượng cãi nhau, như bao chuyện nhỏ nhặt khác. Nhưng kể từ đó, mẹ hay tìm thực phẩm màu xanh về ăn: mẹ làm bánh sinh nhật có màu xanh, làm sinh tố xanh từ quả việt quất. Mẹ mua loại tortilla chip làm từ ngô xanh và các loại kẹo xanh từ tiệm về nhà. Dượng Gabe tức điên còn tôi khoái vô cùng.
Chọn đồ ăn màu xanh cộng với việc mẹ giữ họ thời con gái, không lấy họ Ugliano của dượng chứng tỏ mẹ không nhất nhất nghe lời ông ta. Tôi cũng giống mẹ ở chỗ rất có cá tính.
Thấy màn đêm dần buông, chúng tôi cùng nhóm lửa nướng xúc xích và kẹo marshmallow.
Mẹ thủ thỉ kể tôi nghe nhiều chuyện thời thơ ấu của mẹ, cả những chuyện xảy ra trước khi ông bà ngoại tôi mất vì tai nạn máy bay. Mẹ còn kể cho nghe về những cuốn sách mẹ muốn viết một khi mẹ có đủ tiền và nghỉ việc ở cửa hàng kẹo.
Cuối cùng, tôi lấy hết can đảm nêu thắc mắc đeo bám tôi mỗi lần đến nghỉ ở Montauk: thắc mắc về cha ruột tôi.
Cặp mắt mẹ mơ màng. Chắc bà sắp nhắc lại câu chyện về cha mà tôi nghe nhiều lần nhưng vẫn muốn nghe nữa.
- Cha con rất tốt bụng, đẹp trai, cao lớn và có uy lắm. Tuy nhiên, ông cũng rất dịu dàng. Con giống cha ở mái tóc đen bóng và màu mắt xanh lá cây tuyệt đẹp.
Tôi đỏ mắt:
- Thôi mà mẹ.
Mẹ vẫn cười cười, làm như bà biết tôi nghĩ gì.
Tôi sẽ ngượng chín nếu phải thú nhân tôi hay ngắm mình trong gương, hình dung mình lớn thêm vài chục tuổi để từ đó có chút khái niệm về diện mạo cha mình.
Mẹ tôi lục tung túi kẹo tìm kẹo màu xanh biển:
- Giá cha nhìn thấy con lúc này. Hẳn ông sẽ tự hào lắm lắm.
Tôi tự hỏi sao mẹ có thể bình thản mà nói thế. Tôi có gì hay ho chứ? Chẳng qua tôi chỉ là học sinh cá biệt vừa mắc chứng hiếu động thái quá vừa bị bệnh khó đọc với tổng kết dưới mức trung bình, đã thế còn phải học lớp sáu những sáu năm và bị đuổi học những sáu lần.
- Hồi ấy, con lên mấy? Lúc cha đi ấy?
Mẹ tôi đăm đăm nhìn ngọn lửa:
- Cha chỉ ở bên mẹ một mùa hè. Ngay trên bãi biển này. Cũng căn nhà gỗ này đây.
- Nhưng… lúc con mới sinh, cha có thấy con mà.
- Không đâu con. Ông biết mẹ sắp sinh nhưng chưa bao giờ thấy con. Ông có việc phải đi trước khi con chào đời.
Tôi định đính chính là: Theo trí nhớ, con biết đôi chút về cha. Cảm giác ấm áp. Và nụ cười của ông.
Tôi luôn cho rằng khi tôi mới rời bụng mẹ, hai cha con có gặp nhau. Dù mẹ không trực tiếp công nhận điều đó, tôi vẫn luôn tin nhất thiết đó phải là sự thật.
Giờ tôi lại nghe nói là cha chưa bao giờ thấy mặt con…
Tự nhiên tôi giận cha quá.
Dẫu biết mình vô lý nhưng tôi vẫn bất mãn vì ông đã vượt biển lần ấy, vì ông không có can đảm cưới mẹ tôi. Nếu cha không bỏ rơi hai mẹ con, đâu đến nỗi giờ chúng tôi phải sống chung nhà với Gabe Cóc Chết, tôi đâu phải học nội trú và chỉ được ở bên mẹ lúc nghỉ hè.
- Năm tới con lại ở nội trú ư? Mẹ định tìm cho con trường khác à?
Mẹ thổi thổi thanh kẹo từ trong đống lửa ra. Giọng bà đầy muộn phiền:
- Cũng chưa biết nữa. Chắc... chắc ta phải tính cách thôi.
- Mẹ không muốn con ở bên mẹ ư?
Tôi hối hận ngay lập tức vì đã trót lỡ lời.
Mắt mẹ ầng ậc nước. Bà nắm tay tôi thật chặt:
- Ôi, không phải vậy đây Percy. Mẹ... mẹ buộc phải làm thế. Vì điều đó tốt cho con nên mẹ mới phải gởi con đi xa như vậy.
Nghe mẹ nói, tôi lại nhớ đến lời thầy Brunner: Tốt nhất tôi nên rời khỏi Học viện Yancy.
- Vì con không được bình thường ư?
- Con nói như thể đó là điều tồi tệ vậy. Nhưng con đâu biết con trai mẹ đặc biệt vô cùng. Mẹ tưởng Học viện Yancy xa xôi như thế sẽ tốt cho con. Mẹ đã nhầm vì tưởng cuối cùng cũng tìm được chỗ an toàn cho con.
- Mẹ nói an toàn là sao? Chẳng lẽ con gặp nguy hiểm gì ư?
Khi ánh mắt chúng tôi gặp nhau, ký ức lại ùa về tràn ngập tâm trí tôi. Từ trước đến giờ tôi gặp nhiều chuyện rất kỳ cục và đáng sợ, trong đó có nhiều chuyện tôi chỉ muốn quên phắt.
Hồi lớp ba, có một ông mặc áo khoác đen to sù sụ theo dõi tôi ngoài sân chơi. Mãi đế khi thầy cô dọa gọi cảnh sát, ông ta mới gầm lên bỏ đi. Tuy nhiên, không ai tin khi nghe tôi kể rằng dưới vành mũ sùm sụp của hắn chỉ có một con mắt ngay giữa trán.
Chưa hết, trước đó rất lâu, hồi tôi học mẫu giáo, đến giờ ngủ trưa cô bảo mẫu vô tình đặt tôi vào cũi có con rắn nằm sẵn trong đó tự lúc nào. Lúc đón con, mẹ tôi thét lên khi thấy toi đang chơi với con rắn dài thậm thượt. Chỉ bằng đôi tay nhr xíu, mũm mĩm, tôi đã thắt nút mình rắn như thắt nút dải ruy băng.
Đến tuổi đi học – những chuyện sởn gai ốc luôn xảy ra. Những chuyện cực kỳ nguy hiểm. Và tôi bị buộc phải chuyển trường.
Dẫu biết nên kể cho mẹ chuyện ba bà già ở sạp trái cây, chuyện cô Dodds ở viện bảo tàng, nhất là màn ảo giác kỳ cục trong đó tôi phanh thây cô giáo thành tro bụi bằng thanh kiếm dài, thế nhưng tôi lại không dám.
Lạ thay, tôi có cảm giác nếu báo tin ấy, chuyến đi Montauk sẽ kết thúc ngay lập tức mà tôi lại không muốn thế chút nào.
- Mẹ cố giữ con càng gần mẹ càng tốt. Nhưng mọi người bảo thế là sai lầm. Nhưng còn có một lựa chọn duy nhất: nơi cha muốn gửi con theo học. Nhưng… mẹ không đành lòng làm thế.
- Cha muốn gửi con đến trường đặc biệt ư?
- Không phải trường. Là trại hè.
Tôi không hiểu gì cả.
Tại sao người cha không ở bên từ khi tôi chào đời có thể bàn với mẹ chuyện đưa tôi đi trại hè? Va nếu chuyện đi trại hè quan trọng đến vậy, tại sao trước nay mẹ chưa từng đả động đến?
Thấy tôi hoang mang, mẹ bảo:
- Xin lỗi con, nhưng mẹ không thể nói với con về trại hè. Mẹ… không thể để con đến đó. Làm thế có nghĩa mẹ con ta sẽ vĩnh viễn không còn gặp mặt nhau.
- Vĩnh viễn ư? Nhưng con tưởng trại hè chỉ…
Mẹ quay mặt đi, chăm cú nhìn đống lửa. Nhìn mặt mẹ, tôi biết chỉ cần tôi hỏi thêm câu nữa, bà sẽ khóc òa.
***
Giấc mơ đêm ấy của tôi sống động như ngoài đời thật.
Ngoài biển mưa gió bão bùng. Hai con vật đẹp như tranh vẽ, một con tuấn mã trắng tuyền và con đại bàng lông như dát vàng, đánh nhau dữ dội sát mép sóng. Đại bàng xà xuống, giương móng vuốt to lớn cào rách mũi chú ngựa trắng. Chú ngựa giận dữ chồm lên, vung chân dá cánh đại bàng. Giữa lúc giao tranh, đất trời rung chuyển. Đâu đó sâu trong lòng đất vang lên tiếng gầm ghê rợn xúi giục chúng lao vào nhau cắn xé.
Tôi chạy về phía chúng và biết mình nhất định phải can ngăn nhưng không hiểu sao chân tôi chạy rất chậm. Tôi biết cứ đà nay, tôi sẽ không kịp mất. Từ xa, tôi thấy đại bàng nhào xuống mổ lòi mắt chú ngựa bạch. Tôi thét lên: “Đừng!”
Tôi giật mình choàng tỉnh.
Bên ngoài đang có bão thật. Gió mạnh cỡ này chắc chắn phải có cây đổ, nhà sập chứ chẳng chơi.
Ngoài bãi cát không có tuấn mã và đại bàng, chỉ có sấm chớp chốc chốc rực sáng cả bầu trời. Những ngọn sóng cao sáu mét dội vào đụn cát nghe như tiếng đại bác.
Mẹ tôi thức giấc sau loạt sấm rền. Bà ngồi dậy, mắt mở to, nhìn tôi âu lo:
- Bão nhiệt đới.
Tôi biết chuyện này thật điên rồ. Mới đầu hè, biển ở Long Island không bao giờ có bão lớn như thế. Thế nhưng, đại dương dường như đã quên điều đó.
Trong tiếng gió hú, tôi nghe có tiếng gầm gừ từ xa vọng tới. Tiếng kêu nghe đau đớn, vật vã làm tôi sởn cả tóc gáy.
Sau đó là tiếng động tiến đến gần hơn, nghe như tiếng búa nện trên cát. Một giọng nói tuyệt vọng – ai đó vừa hét vừa đập vào cửa căn nhà gỗ.
Mẹ tôi mặc nguyên váy ngủ lao xuống đất, chạy ra mở cửa.
Grover ướt như chuột lột hiện trên khung cửa. Nhưng hình như... cậu ta không phải Grover, bạn tôi.
Nó hổn hển:
- Tôi kiếm hai mẹ con suốt đê. Các người nghĩ sao mà ra đây thế?
Mẹ nhìn tôi hoảng hốt. Bà không sợ Grover. Lý do nó đến tìm mới làm bà kinh hãi.
Tiếng mẹ gào át cả tiếng mưa:
- Percy! Ở trường đã xảy ra chuyện gì? Con đã không kể cho mẹ nghe chuyện gì?
Tôi chết sững, mắt nhìn Grover đăm đăm nhưng không hiểu trước mắt mình là cái gì.
Nó gào lên:
- Những Kẻ Bất Tử! Nó đuổi sát tôi rồi. Cậu chưa kể với mẹ ư?
Tôi sốc thực sự khi nghe nó mắng bằng tiếng Latinh. Tôi hiểu nó vừa nói gì nhưng quá kinh ngạc vì không biết bằng cách nào Grover tìm đến tận đây giữa đêm hôm khuya khoắt. Với lại, Grover không mặc quần. Chân nó... chỗ lúc trước là chân nó thì...
Mẹ nghiêm khắc nhìn tôi và lần đầu tiên đanh giọng ra lệnh:
- PERCY! Nói cho mẹ NGAY.
Tôi lắp bắp kể về ba bà già ở sạp trái cây và về cô Dodds. Mẹ nhìn chằm chằm vào tôi, mặt bà tái nhợt như thây ma trong ánh sáng lập loe.
Bà chộp lấy túi xách và quăng áo mưa cho tôi:
- Ra xe ngay. Cả hai đứa. NHANH LÊN!
Grover chạy ra chiếc Camaro. Nói chạy cũng không đúng, nó đang phi nước đại. Phần thân sau lông lá gân guốc của nó rung rung. Giờ tôi mới nhớ nó bảo có bệnh về cơ. Tôi đã hiểu lý do nó chạy thì nhanh nhưng đi bình thường lại như bị tật.
Bởi vì chỗ đáng lẽ phải có bàn chân lại thay bằng cặp móng guốc.
Danh sách chương