NGHE BẢO CẢ QUỶ THẦN CŨNG SỢ ÁC NHÂN, HUỐNG CHI LÀ LŨ VÔ LẠI.
Nghe bảo cả quỷ thần cũng sợ ác nhân, huống chi là lũ vô lại.
Xưa kia Trình lão thái công nom có vẻ hiền hậu, Lâm lão an nhân đanh thép ngoài lời, Tố Tỷ lại nhu nhược yếu đuối, đám Tú Anh chỉ là con cháu, một khi Ngô gia “đến thăm” thì chả bao giờ có chuyện trở về tay không, bèn cho rằng nhà họ Trình dễ bắt nạt. Ông Trình tống cả đám Ngô nhị lang vào nha môn, Ngô gia chẳng nghĩ đấy là chuyện to tát gì.
Họ Ngô sống ngoài thành Giang Châu, lúc chú cháu Ngô nhị lang no đòn rồi cong vẹo ưỡn ẹo trở về, trời đã ngả chiều. Ngô đại nương tử thấy con trai bị đánh, cơn tức lập tức bốc lên cao ba trượng, định bụng vào thành đến trước cửa nhà họ Trình chửi đổng: “Trình gia quá xảo quyệt rồi, tiền là chúng tự cho, lại lừa bọn tôi viết giấy làm chứng, sau trở mặt đem kiện…” Ngô đại lang thấy cả em và con trai đều bị đòn, cũng ấm ức đầy bụng, chẳng hề ngăn cản.
Dân trong thôn nghe được, ai nấy đều líu lưỡi: Nhà họ Ngô này vô lý quá rồi, khi không ai lại tự dưng tặng tiền cho ông bà chứ? Chẳng phải do các ông các bà thường xuyên tới cửa nhà người ta tống tiền à? Tới mức họ chịu hết nổi, coi kìa, thiệt thân rồi chứ gì? Có làm gì cũng phải nhín nhín người ta một tý, sau này mới dễ nhìn mặt nhau chứ.
Ngô đại nương tử chẳng nguôi nổi cơn giận: “Tối rồi, nhà cũng chẳng còn bao nhiêu tiền, hôm nay mời không nổi đại phu đâu, đòi được tiền rồi chữa chạy đàng hoàng sau.”
Nhưng Trình gia lại ở bên trong thành, sắc trời đã muộn, cửa thành cũng đóng, đành nhịn nhục chờ đến sáng sớm hôm sau mới vào gây chuyện.
Tiết đầu hạ, Giang Châu nhiều mưa, hôm sau trời đổ mưa, Ngô đại nương đã già, chân tay chẳng lẹ làng gì cho cam, muốn đến nhà họ Trình thì phải qua cầu vượt sông, vô cùng bất tiện, đành phải hoãn thêm một ngày.
Ngày mốt trời quang mây tạnh, Ngô đại nương chuẩn bị sẵn sàng, lại lôi con dâu cả: “Chồng mày bị Trình gia đánh cho no đòn rồi, mày đi với mẹ đến nhà chúng nó ăn vạ thôi!”
Chẳng đợi đến lúc mẹ con bọn họ vào thành, trong thành đã có nha dịch đến tìm.
Ấy là Trình lão thái công đã nói bóng gió với chủ bộ, lôi ra chuyện Ngô gia vẫn đang nợ tiền tô thuế, rồi truy xét cả mấy chuyện đại loại như Ngô nhị lang trước kia đã lừa gạt con gái nhà mình, gộp lại xử lý chung —– Phải diệt sạch hậu hoạn mới được. Để kiếm hời từ chỗ ông Trình, đương nhiên chủ bộ huyện sẽ xử lý vụ này, trời hẵng còn sớm đã phái nha dịch đến bắt người.
Ngô đại nương tử vốn đã khởi động sẵn để đại náo một trận, đòi cho bằng được hai, ba mươi xâu tiền về làm chi phí sinh hoạt, thấy đám sai dịch như sói như hùm thì lập tức xẹp lòng hăng hái. Nhà họ Ngô chỉ vì nghèo đói mà nản chí chứ chẳng đến mức quá ngu ngốc, nhìn tình hình đã biết có Trình gia góp mặt vào, không dám đến gây chuyện nữa.
Sai dịch cũng rất khoan dung mà rằng: “Các người năm nào cũng nợ thuế, quả thực rất khó ưa, nhưng ta lại là người mềm lòng, trong nhà có kẻ vừa bị đánh, giờ mà tống giam, chỉ sợ cũng sẽ chết trong tù? Để lại đây cho các người tự chữa trị, chờ đến khi tay lành chân lặn rồi thì đi theo ta một chuyến, vậy nhé!”
Ngượng thay cho cái danh chanh chua của Ngô đại nương tử, vậy mà chỉ biết ngậm miệng nhìn sai dịch giải chồng và con trai nhỏ của mình vào thành. Vốn muốn đến Trình gia quậy một trận, giờ lại không dám nữa, chỉ biết cắn móng tay hỏi mãi: “Giờ phải làm gì mới được? Giờ phải làm gì mới được đây?”
Con dâu cả đáp: “E rằng lần này đã khiến nhà nhị nương bực mình, hẳn là nên đến đấy xin lượng tình thì chuyện mới êm ạ.”
Ngô nhị lang nằm trong phòng nghe được, khản giọng hét vọng ra: “Trình gia độc ác, ta không có người vợ nào như vậy!”
Con dâu cả lại cầu xin Ngô đại nương tử: “Tú Anh muội tử mới sinh con gái, cũng là cốt nhục nhà họ Ngô, không nể mặt tăng cũng phải nể mặt Phật…”
Ngô đại nương tử cả giận đáp: “Muốn đi thì con tự mà đi, mẹ nghĩ có đi bọn chúng cũng cầm gậy đánh trở về! Con không sợ thì đi đi.”
Khiến con dâu cả không dám nhúc nhích nữa.
Cứ thế dăm ba ngày, cuối cùng chúng chẳng thể thôi sốt ruột mà đi hóng tin. Bấy giờ mới hay nha môn không thăng đường, nhốt cả bọn đàn ông chưa bị thương vào lao, lại ban lệnh: Trả hết thuế nợ trước giờ mới thả người. Người còn lành lặn của Ngô gia đã bị nhốt cả, có thể lấy gì để chuộc thân đây? Ngô đại nương tử có thể mặc chồng nhưng không thể kệ con, thu dọn rồi bán lại những thứ mà mình bóc lột được của nhà họ Trình bao năm qua, đông vun tây vén cũng chẳng đủ.
Cha con Ngô đại lang thiếu ăn thiếu uống trong ngục, khổ cũng chẳng biết than ai, chú cháu Ngô nhị lang dãi gió nằm sương ở nhà, bệnh càng nghiêm trọng —– Nhà họ Ngô làm gì có thức ăn nước uống ngon lành, làm gì có thuốc cao thuốc dán? •••••
Ông Trình vốn có quan hệ với huyện nha, nghe tin vui mà tiểu lại quen biết phái nha dịch đến báo: “Nhốt cả đám lành lặn lại rồi, hôm trước đại nương tử nhà chúng có đến nha môn cầu tình, xin được trả trước một nửa, thả người ra rồi cùng nghĩ cách.”
Ông Trình đánh mắt thương xót: “Các ngươi vất vả rồi, ngày nóng thế này mà vẫn phải chạy đến đây một chuyến, làm nha dịch đúng là chẳng dễ dàng gì. Bình An, lấy cái phong bì đến đây, mời mọi người dùng chút trà lạnh cho đỡ nóng.”
Nha dịch cười: “Tạ thái công ban thưởng ạ ~” Nhận bao đỏ rồi về phục mệnh.
Ông Trình thong thả ung dung đến thăm chắt gái của mình. Hết tháng cữ, Tú Anh lại vội vội vàng vàng tiếp quản tất cả gia sự, cùng ra cùng vào với Trình Khiêm, bận rộn đủ thứ. Trình Khiêm gửi rể, ra lệnh nhiều lúc bị phớt lờ, phải có người nhà họ Trình đứng ra áp chế. Tú Anh lại là phụ nữ, lộ mặt ra ngoài dẫu sao cũng không quy củ lắm. Vừa khéo kết giao với lý sự, Trình lão thái công dần buông tay, để mặc hai vợ chồng nhà nàng.
Đại tỷ được mợ Lý chăm, cả ngày sang chỗ Lâm lão an nhân và Tố Tỷ để họ cưng nựng. Trình lão thái công thỉnh thoảng đi xã giao một hai bận, phần lớn thời gian rỗi rãi còn lại hoặc quay về vườn hoa sau nhà pha trà phẩm vị, hoặc đi dạo ngoại ô. Hôm nay xong việc, bỗng dưng nhớ con bé, bèn đi đến phòng của bạn già. Hai người già rất không muốn giao con bé cho Tố Tỷ chăm sóc, sợ bà dạy dỗ nó thành một đứa yếu nhớt.
Đại tỷ đang ngủ rất ngoan, bà Lâm và Tố Tỷ chỉ tựa người vào giường ngắm con bé thôi cũng đã vô cùng thích thú. Tố Tỷ còn khẽ giọng chuyện trò với bà Lâm: “Con bé mà có thêm một thằng em nữa thì viên mãn cả.”
Bà Lâm đáp: “Thể nào cũng có mà!”
Tố Tỷ tiếp: “Vẫn chưa có tên, ít nhiều gì vẫn phải đặt cho con bé cái nhũ danh chứ ạ.”
Ông Trình ung dung bước vào, Tố Tỷ đứng bật dậy, thưa một tiếng : “Cha.” Xong lại im lặng.
Bà Lâm nói: “Ông đến vừa khéo, lúc nãy Tố Tỷ vừa bàn với tôi, bảo muốn đặt nhũ danh cho đại tỷ, ông nghĩ một cái đi —– tên nào nghe hay hay một chút.”
Tố Tỷ do dự một hồi, có vẻ như muốn nói gì đó, ông Trình thấy vậy bèn hỏi: “Tố Tỷ nghĩ ra tên rồi?”
Tố Tỷ khẽ đáp: “Tên thật vẫn phải nhờ cha hoặc những người văn nhã như con rể suy nghĩ ra một cái tên tao nhã, nhưng còn nhũ danh, hay cứ gọi là Dẫn Đệ nhé? Để lấy hên.”
Ông Trình chưa kịp phản bác thì bà Lâm đã lên tiếng: “Nhảm nhí! Mẹ nó là Chiêu Đệ thì làm sao nó lấy cái tên Dẫn Đệ được?”
Tố Tỷ cúi thấp đầu xuống.
Ông Trình nói: “Chờ vợ chồng Tú Anh về rồi tính tiếp vậy.” Ông cũng không thích cái tên mà Tố Tỷ chọn, nhưng nghĩ lại con bé này xưa nay yếu đuối, nếu nói trắng ra có khi nó lại mít ướt, thế là tìm cách quanh co.
Chiều, Trình Khiêm và Tú Anh về đến nhà, đến thăm con gái một chút, giữa lúc đó đại tỷ thức giấc hai lần, một là lúc cho bú, một là lúc thay tã. Tú Anh vui vẻ bước đến, thấy gương mặt say ngủ của đại tỷ, không khỏi thèm đâm chọt đôi má phúng của con gái. Trình Khiêm chỉ mỉm cười đứng đấy, không góp lời.
Cơm tối cả nhà dùng chung, thức ăn cái uống của nhà họ Trình chẳng chê vào đâu được, sản nghiệp trù phú, bữa nào cũng có cả cá lẫn thịt, gạo trắng nước trong. Lâm lão an nhân niềm nở với cháu gái một cách kỳ lạ: “Lương trà mới mua, ngày nóng uống một chung cho mát người —– Cũng đừng uống nhiều quá, hại thân.”
Tú Anh bật cười: “Dạ cháu biết mà ~ Hôm nay đại tỷ không quậy phá gì chứ ạ?”
Bà Lâm cười tít mắt: “Con bé ngoan lắm.”
Ông Trình ngước mắt lên, thấy Trình Khiêm chậm rãi dùng đũa gắp thức ăn, ý cười nhàn nhạt trên mặt, thằng cháu rể này không thích nói chuyện giữa bữa cơm. Nhà họ Trình từng có quy định “Ăn không nói”, sau này lại bị dẹp đi, nguyên nhân ấy à, đại khái là lúc đầu thằng Ngô nhị đến đã gây ảnh hưởng xấu. Ngô gia nghèo hèn, không có nhiều quy tắc, thường hay trò chuyện bên bàn cơm, ông Trình không thích, Tố Tỷ thì lúc nào cũng làm mặt xấu với ông, dụ ông tiếp lời.
Tự nhiên sao lại nghĩ đến cái nhà ấy thế? Trình lão thái công nhíu mày, ho một tiếng: “Dùng bữa xong ta có lời muốn nói.” Nói rồi chuyên tâm uống rượu, lại nhón lấy đậu hồi hương được luộc nhừ làm mồi nhắm.
Mọi người chẳng hiểu mô tê gì, sợ rằng đã xảy ra chuyện gì đó, thế là lại im lặng ăn uống.
Dùng cơm xong, mỗi người cầm một chung trà mới pha, chờ Trình lão thái công mở lời. Chuyện ông Trình muốn bàn chính là việc đặt tên cho đại tỷ: “Tiệc đầy tháng đã làm, bách gia y đã mặc, cũng đến lúc rồi, đặt tên bây giờ không xem là quá sớm nữa. Mọi người có nghĩ ra tên chưa?”
Đã bị bà Lâm bác bỏ ý kiến, Tố Tỷ không góp lời nữa, Tú Anh đăm chiêu cả buổi, lại thấy dù lấy cái tên nào cũng chẳng vẹn toàn mãn ý, không xứng với con. Trình Khiêm có lòng cân nhắc, song lại cho rằng không thích hợp lắm: E rằng cái tên này khó mà được duyệt.
Ông Trình thấy con gái cúi đầu, vợ già và cháu gái thì cau chặt mày, thế là cứ bỏ qua đám phụ nữ, hỏi thẳng cháu rể: “A Khiêm thấy thế nào?”
Trình Khiêm đáp: “Nhờ thái công làm chủ.”
Ông Trình vuốt râu: “Cháu cùng ông viết vài cái xem thử.”
Trình Khiêm từ chối không được, đành phải đứng dậy đi với Trình lão thái công, mỗi người viết vài tên. Tố Tỷ khá thích chữ “Tư”, lão an nhân lại thấy chữ “Liên” rất đẹp, tranh cãi mãi. Trình lão thái công lại bàn bạc với cháu rể, dò ý Trình Khiêm, cuối cùng định một chữ “Ngọc”.
Đây là tên mà Trình Khiêm đã đặt, ông Trình nói: “Có ngũ đức, dịu dàng ấm áp, nhân ái chính trực, rất hay! Rất hợp!” Tố Tỷ đọc rất nhiều sách, cũng góp lời: “Quân tử tỉ đức như ngọc.” Tú Anh tuy có đọc sách, song lại ghét nhất ai dẫn câu dẫn từ: “Thế cứ gọi là Ngọc Tỷ vậy!”
Con bé bèn có tên chính thức —– Trình Ngọc Tỷ.
Lâm lão an nhân mừng rỡ, bế chắt gái lên nựng: “Sau này cháu sẽ là Ngọc Tỷ nhé!”
Ngọc Tỷ đã đẫy giấc, trưởng bối dùng xong cơm tối, đến lúc nghỉ ngơi thì con bé lại hoạt bát hẳn, bú sữa rồi thay tã lót lần nữa, sau đó ê ê a a, thỉnh thoảng nấc hai tiếng. Được Tú Anh bế lên đì đùng, lại cười tươi rói.
Con bé còn nhỏ nên không biết, ông cố nó đã hại ông ngoại nó nhà tan cửa nát rồi.
•••••
Từ hôm đặt tên cho Ngọc Tỷ, nhà họ Trình ngày ngày an yên, vài tháng trôi qua mà chẳng có chuyện gì lớn xảy ra.
Trình Tố Tỷ lấy làm lạ: “Bình lặng thế này, hình như ta quên mất chuyện gì rồi ấy nhỉ.”
Thứ mà bà quên chắc hẳn là Ngô gia, cha con Ngô đại lang đã bị nhốt mấy tháng, Ngô đại nương tử vắt óc tìm cách cứu chồng con, chẳng còn hơi sức đâu mà đi gây chuyện. Ngô nhị lang vốn không nhà không việc, lại không ai chăm sóc tỉ mỉ, bệnh chết. Vì thiếu thuốc men mà chân hai đứa con trai lớn của Ngô đại nương tử có tật, chịu một vố đau mới biết thế nào là sợ —– Chẳng dám đến quậy nữa.
Cha con Ngô đại lang trong ngục bị đám sai dịch “tra tấn” mỗi ngày, khổ không biết than ai.
Chẳng những trung thu mà ngay cả đông chí, tết nhất, nhà họ Ngô cũng chẳng có sức để gây chuyện ồn ào.
Trình lão thái công thấy đã hòm hòm, bèn đưa tin cho chủ bộ, bảo lão thả cha con nhà họ Ngô ra ngoài, vẫn bắt phải nộp đủ thuế thiếu. Chủ bộ đáp lời: “Do thái công lên tiếng ta mới dám mạo hiểm chuyến này. Vì lý do không nộp đủ thuế mà tống dân vào ngục vốn là chuyện không thỏa đáng, trễ vài ngày, người chết trong ngục thì chẳng biết phải ăn nói thế nào.”
Trình lão thái công hiểu ý, thưởng một hũ và bốn cái cúp bạc cho chủ bộ, lại chuẩn bị cả móng heo, vịt quay, cá tươi, xem như lễ mừng năm mới. Cả hai đều lợi.
Trời đã vào đông, gió lạnh thốc người, sắp đến cuối năm. Ngô đại nương tử mắng Ngô đại lang một chặp: “Nếu không có tôi trả nửa đống thuế thì ông làm sao mà ra được?”
Ngô đại lang ngoan ngoãn nghe mắng mà không đáp trả, quét mắt vào nhà, chỉ còn bốn bức tường: “Đừng vội cãi nhau! Vẫn còn nợ vài xâu, nộp sớm cho đủ, đỡ phải bị rước vào tiếp.” Buộc lòng phải vắt óc tìm cách bán vợ và con gái để đắp vào.
Ngô đại nương tử đã già, chẳng ai thèm mua. Còn hai đứa con dâu, đều là thôn nữ, chưa từng sống an nhàn thoải mái, vẻ ngoài cũng chẳng đẹp đẽ gì lắm, chả đáng bao tiền, chỉ còn cách bán mẫu đất không ai thèm thì mới vun vén đủ. Ngô đại lang bàn với con trai, bán sạch —– Đứa con gái đầu cũng đã bán đi từ sớm, chỉ hận mạng yểu, không thể bán lần hai.
Cầm được vài xâu tiền, đóng đủ thuế thì đã không đủ tiền bốc thuốc, dứt khoát đổi sang mua rượu thịt. Ngô đại nương tử đau lòng: “Tốt xấu gì cũng phải nhín lại vài đồng để sống qua ngày chứ.” Bị Ngô đại lang đập cho một trận, vung chân đạp vào ngực, không dám nhiều lời nữa.
Cha con Ngô gia chè chén hăng say, tranh nhau rượu thịt. Trong ngục đồ ăn thức uống chẳng ngon lành gì, vừa ra khỏi ngục thì ngốn cho nhiều, Ngô đại lang đầy bụng mà chết. Còn ba đứa con trai, đứa nào cũng không nhà không nghề, đứa thì vết thương chưa lành, tiết trời giá rét, đứa thì say rượu ngủ quên, chết trong mộng.
Tai họa đã trừ, Trình Khiêm nhìn mà âm thầm bội phục. Bà Lâm sẵng giọng: “Cái ông già này, đã có cách, sao không làm cho sớm?”
Ông Trình đáp: “Đều là trò chẳng tốt đẹp gì, tôi chỉ không muốn gây sự, biết thế nào được.” Lại lén dạy Tú Anh, “Không làm thì thôi, đã làm thì phải tận gốc, đừng tốn hơi thừa lời.”
Nghe bảo cả quỷ thần cũng sợ ác nhân, huống chi là lũ vô lại.
Xưa kia Trình lão thái công nom có vẻ hiền hậu, Lâm lão an nhân đanh thép ngoài lời, Tố Tỷ lại nhu nhược yếu đuối, đám Tú Anh chỉ là con cháu, một khi Ngô gia “đến thăm” thì chả bao giờ có chuyện trở về tay không, bèn cho rằng nhà họ Trình dễ bắt nạt. Ông Trình tống cả đám Ngô nhị lang vào nha môn, Ngô gia chẳng nghĩ đấy là chuyện to tát gì.
Họ Ngô sống ngoài thành Giang Châu, lúc chú cháu Ngô nhị lang no đòn rồi cong vẹo ưỡn ẹo trở về, trời đã ngả chiều. Ngô đại nương tử thấy con trai bị đánh, cơn tức lập tức bốc lên cao ba trượng, định bụng vào thành đến trước cửa nhà họ Trình chửi đổng: “Trình gia quá xảo quyệt rồi, tiền là chúng tự cho, lại lừa bọn tôi viết giấy làm chứng, sau trở mặt đem kiện…” Ngô đại lang thấy cả em và con trai đều bị đòn, cũng ấm ức đầy bụng, chẳng hề ngăn cản.
Dân trong thôn nghe được, ai nấy đều líu lưỡi: Nhà họ Ngô này vô lý quá rồi, khi không ai lại tự dưng tặng tiền cho ông bà chứ? Chẳng phải do các ông các bà thường xuyên tới cửa nhà người ta tống tiền à? Tới mức họ chịu hết nổi, coi kìa, thiệt thân rồi chứ gì? Có làm gì cũng phải nhín nhín người ta một tý, sau này mới dễ nhìn mặt nhau chứ.
Ngô đại nương tử chẳng nguôi nổi cơn giận: “Tối rồi, nhà cũng chẳng còn bao nhiêu tiền, hôm nay mời không nổi đại phu đâu, đòi được tiền rồi chữa chạy đàng hoàng sau.”
Nhưng Trình gia lại ở bên trong thành, sắc trời đã muộn, cửa thành cũng đóng, đành nhịn nhục chờ đến sáng sớm hôm sau mới vào gây chuyện.
Tiết đầu hạ, Giang Châu nhiều mưa, hôm sau trời đổ mưa, Ngô đại nương đã già, chân tay chẳng lẹ làng gì cho cam, muốn đến nhà họ Trình thì phải qua cầu vượt sông, vô cùng bất tiện, đành phải hoãn thêm một ngày.
Ngày mốt trời quang mây tạnh, Ngô đại nương chuẩn bị sẵn sàng, lại lôi con dâu cả: “Chồng mày bị Trình gia đánh cho no đòn rồi, mày đi với mẹ đến nhà chúng nó ăn vạ thôi!”
Chẳng đợi đến lúc mẹ con bọn họ vào thành, trong thành đã có nha dịch đến tìm.
Ấy là Trình lão thái công đã nói bóng gió với chủ bộ, lôi ra chuyện Ngô gia vẫn đang nợ tiền tô thuế, rồi truy xét cả mấy chuyện đại loại như Ngô nhị lang trước kia đã lừa gạt con gái nhà mình, gộp lại xử lý chung —– Phải diệt sạch hậu hoạn mới được. Để kiếm hời từ chỗ ông Trình, đương nhiên chủ bộ huyện sẽ xử lý vụ này, trời hẵng còn sớm đã phái nha dịch đến bắt người.
Ngô đại nương tử vốn đã khởi động sẵn để đại náo một trận, đòi cho bằng được hai, ba mươi xâu tiền về làm chi phí sinh hoạt, thấy đám sai dịch như sói như hùm thì lập tức xẹp lòng hăng hái. Nhà họ Ngô chỉ vì nghèo đói mà nản chí chứ chẳng đến mức quá ngu ngốc, nhìn tình hình đã biết có Trình gia góp mặt vào, không dám đến gây chuyện nữa.
Sai dịch cũng rất khoan dung mà rằng: “Các người năm nào cũng nợ thuế, quả thực rất khó ưa, nhưng ta lại là người mềm lòng, trong nhà có kẻ vừa bị đánh, giờ mà tống giam, chỉ sợ cũng sẽ chết trong tù? Để lại đây cho các người tự chữa trị, chờ đến khi tay lành chân lặn rồi thì đi theo ta một chuyến, vậy nhé!”
Ngượng thay cho cái danh chanh chua của Ngô đại nương tử, vậy mà chỉ biết ngậm miệng nhìn sai dịch giải chồng và con trai nhỏ của mình vào thành. Vốn muốn đến Trình gia quậy một trận, giờ lại không dám nữa, chỉ biết cắn móng tay hỏi mãi: “Giờ phải làm gì mới được? Giờ phải làm gì mới được đây?”
Con dâu cả đáp: “E rằng lần này đã khiến nhà nhị nương bực mình, hẳn là nên đến đấy xin lượng tình thì chuyện mới êm ạ.”
Ngô nhị lang nằm trong phòng nghe được, khản giọng hét vọng ra: “Trình gia độc ác, ta không có người vợ nào như vậy!”
Con dâu cả lại cầu xin Ngô đại nương tử: “Tú Anh muội tử mới sinh con gái, cũng là cốt nhục nhà họ Ngô, không nể mặt tăng cũng phải nể mặt Phật…”
Ngô đại nương tử cả giận đáp: “Muốn đi thì con tự mà đi, mẹ nghĩ có đi bọn chúng cũng cầm gậy đánh trở về! Con không sợ thì đi đi.”
Khiến con dâu cả không dám nhúc nhích nữa.
Cứ thế dăm ba ngày, cuối cùng chúng chẳng thể thôi sốt ruột mà đi hóng tin. Bấy giờ mới hay nha môn không thăng đường, nhốt cả bọn đàn ông chưa bị thương vào lao, lại ban lệnh: Trả hết thuế nợ trước giờ mới thả người. Người còn lành lặn của Ngô gia đã bị nhốt cả, có thể lấy gì để chuộc thân đây? Ngô đại nương tử có thể mặc chồng nhưng không thể kệ con, thu dọn rồi bán lại những thứ mà mình bóc lột được của nhà họ Trình bao năm qua, đông vun tây vén cũng chẳng đủ.
Cha con Ngô đại lang thiếu ăn thiếu uống trong ngục, khổ cũng chẳng biết than ai, chú cháu Ngô nhị lang dãi gió nằm sương ở nhà, bệnh càng nghiêm trọng —– Nhà họ Ngô làm gì có thức ăn nước uống ngon lành, làm gì có thuốc cao thuốc dán? •••••
Ông Trình vốn có quan hệ với huyện nha, nghe tin vui mà tiểu lại quen biết phái nha dịch đến báo: “Nhốt cả đám lành lặn lại rồi, hôm trước đại nương tử nhà chúng có đến nha môn cầu tình, xin được trả trước một nửa, thả người ra rồi cùng nghĩ cách.”
Ông Trình đánh mắt thương xót: “Các ngươi vất vả rồi, ngày nóng thế này mà vẫn phải chạy đến đây một chuyến, làm nha dịch đúng là chẳng dễ dàng gì. Bình An, lấy cái phong bì đến đây, mời mọi người dùng chút trà lạnh cho đỡ nóng.”
Nha dịch cười: “Tạ thái công ban thưởng ạ ~” Nhận bao đỏ rồi về phục mệnh.
Ông Trình thong thả ung dung đến thăm chắt gái của mình. Hết tháng cữ, Tú Anh lại vội vội vàng vàng tiếp quản tất cả gia sự, cùng ra cùng vào với Trình Khiêm, bận rộn đủ thứ. Trình Khiêm gửi rể, ra lệnh nhiều lúc bị phớt lờ, phải có người nhà họ Trình đứng ra áp chế. Tú Anh lại là phụ nữ, lộ mặt ra ngoài dẫu sao cũng không quy củ lắm. Vừa khéo kết giao với lý sự, Trình lão thái công dần buông tay, để mặc hai vợ chồng nhà nàng.
Đại tỷ được mợ Lý chăm, cả ngày sang chỗ Lâm lão an nhân và Tố Tỷ để họ cưng nựng. Trình lão thái công thỉnh thoảng đi xã giao một hai bận, phần lớn thời gian rỗi rãi còn lại hoặc quay về vườn hoa sau nhà pha trà phẩm vị, hoặc đi dạo ngoại ô. Hôm nay xong việc, bỗng dưng nhớ con bé, bèn đi đến phòng của bạn già. Hai người già rất không muốn giao con bé cho Tố Tỷ chăm sóc, sợ bà dạy dỗ nó thành một đứa yếu nhớt.
Đại tỷ đang ngủ rất ngoan, bà Lâm và Tố Tỷ chỉ tựa người vào giường ngắm con bé thôi cũng đã vô cùng thích thú. Tố Tỷ còn khẽ giọng chuyện trò với bà Lâm: “Con bé mà có thêm một thằng em nữa thì viên mãn cả.”
Bà Lâm đáp: “Thể nào cũng có mà!”
Tố Tỷ tiếp: “Vẫn chưa có tên, ít nhiều gì vẫn phải đặt cho con bé cái nhũ danh chứ ạ.”
Ông Trình ung dung bước vào, Tố Tỷ đứng bật dậy, thưa một tiếng : “Cha.” Xong lại im lặng.
Bà Lâm nói: “Ông đến vừa khéo, lúc nãy Tố Tỷ vừa bàn với tôi, bảo muốn đặt nhũ danh cho đại tỷ, ông nghĩ một cái đi —– tên nào nghe hay hay một chút.”
Tố Tỷ do dự một hồi, có vẻ như muốn nói gì đó, ông Trình thấy vậy bèn hỏi: “Tố Tỷ nghĩ ra tên rồi?”
Tố Tỷ khẽ đáp: “Tên thật vẫn phải nhờ cha hoặc những người văn nhã như con rể suy nghĩ ra một cái tên tao nhã, nhưng còn nhũ danh, hay cứ gọi là Dẫn Đệ nhé? Để lấy hên.”
Ông Trình chưa kịp phản bác thì bà Lâm đã lên tiếng: “Nhảm nhí! Mẹ nó là Chiêu Đệ thì làm sao nó lấy cái tên Dẫn Đệ được?”
Tố Tỷ cúi thấp đầu xuống.
Ông Trình nói: “Chờ vợ chồng Tú Anh về rồi tính tiếp vậy.” Ông cũng không thích cái tên mà Tố Tỷ chọn, nhưng nghĩ lại con bé này xưa nay yếu đuối, nếu nói trắng ra có khi nó lại mít ướt, thế là tìm cách quanh co.
Chiều, Trình Khiêm và Tú Anh về đến nhà, đến thăm con gái một chút, giữa lúc đó đại tỷ thức giấc hai lần, một là lúc cho bú, một là lúc thay tã. Tú Anh vui vẻ bước đến, thấy gương mặt say ngủ của đại tỷ, không khỏi thèm đâm chọt đôi má phúng của con gái. Trình Khiêm chỉ mỉm cười đứng đấy, không góp lời.
Cơm tối cả nhà dùng chung, thức ăn cái uống của nhà họ Trình chẳng chê vào đâu được, sản nghiệp trù phú, bữa nào cũng có cả cá lẫn thịt, gạo trắng nước trong. Lâm lão an nhân niềm nở với cháu gái một cách kỳ lạ: “Lương trà mới mua, ngày nóng uống một chung cho mát người —– Cũng đừng uống nhiều quá, hại thân.”
Tú Anh bật cười: “Dạ cháu biết mà ~ Hôm nay đại tỷ không quậy phá gì chứ ạ?”
Bà Lâm cười tít mắt: “Con bé ngoan lắm.”
Ông Trình ngước mắt lên, thấy Trình Khiêm chậm rãi dùng đũa gắp thức ăn, ý cười nhàn nhạt trên mặt, thằng cháu rể này không thích nói chuyện giữa bữa cơm. Nhà họ Trình từng có quy định “Ăn không nói”, sau này lại bị dẹp đi, nguyên nhân ấy à, đại khái là lúc đầu thằng Ngô nhị đến đã gây ảnh hưởng xấu. Ngô gia nghèo hèn, không có nhiều quy tắc, thường hay trò chuyện bên bàn cơm, ông Trình không thích, Tố Tỷ thì lúc nào cũng làm mặt xấu với ông, dụ ông tiếp lời.
Tự nhiên sao lại nghĩ đến cái nhà ấy thế? Trình lão thái công nhíu mày, ho một tiếng: “Dùng bữa xong ta có lời muốn nói.” Nói rồi chuyên tâm uống rượu, lại nhón lấy đậu hồi hương được luộc nhừ làm mồi nhắm.
Mọi người chẳng hiểu mô tê gì, sợ rằng đã xảy ra chuyện gì đó, thế là lại im lặng ăn uống.
Dùng cơm xong, mỗi người cầm một chung trà mới pha, chờ Trình lão thái công mở lời. Chuyện ông Trình muốn bàn chính là việc đặt tên cho đại tỷ: “Tiệc đầy tháng đã làm, bách gia y đã mặc, cũng đến lúc rồi, đặt tên bây giờ không xem là quá sớm nữa. Mọi người có nghĩ ra tên chưa?”
Đã bị bà Lâm bác bỏ ý kiến, Tố Tỷ không góp lời nữa, Tú Anh đăm chiêu cả buổi, lại thấy dù lấy cái tên nào cũng chẳng vẹn toàn mãn ý, không xứng với con. Trình Khiêm có lòng cân nhắc, song lại cho rằng không thích hợp lắm: E rằng cái tên này khó mà được duyệt.
Ông Trình thấy con gái cúi đầu, vợ già và cháu gái thì cau chặt mày, thế là cứ bỏ qua đám phụ nữ, hỏi thẳng cháu rể: “A Khiêm thấy thế nào?”
Trình Khiêm đáp: “Nhờ thái công làm chủ.”
Ông Trình vuốt râu: “Cháu cùng ông viết vài cái xem thử.”
Trình Khiêm từ chối không được, đành phải đứng dậy đi với Trình lão thái công, mỗi người viết vài tên. Tố Tỷ khá thích chữ “Tư”, lão an nhân lại thấy chữ “Liên” rất đẹp, tranh cãi mãi. Trình lão thái công lại bàn bạc với cháu rể, dò ý Trình Khiêm, cuối cùng định một chữ “Ngọc”.
Đây là tên mà Trình Khiêm đã đặt, ông Trình nói: “Có ngũ đức, dịu dàng ấm áp, nhân ái chính trực, rất hay! Rất hợp!” Tố Tỷ đọc rất nhiều sách, cũng góp lời: “Quân tử tỉ đức như ngọc.” Tú Anh tuy có đọc sách, song lại ghét nhất ai dẫn câu dẫn từ: “Thế cứ gọi là Ngọc Tỷ vậy!”
Con bé bèn có tên chính thức —– Trình Ngọc Tỷ.
Lâm lão an nhân mừng rỡ, bế chắt gái lên nựng: “Sau này cháu sẽ là Ngọc Tỷ nhé!”
Ngọc Tỷ đã đẫy giấc, trưởng bối dùng xong cơm tối, đến lúc nghỉ ngơi thì con bé lại hoạt bát hẳn, bú sữa rồi thay tã lót lần nữa, sau đó ê ê a a, thỉnh thoảng nấc hai tiếng. Được Tú Anh bế lên đì đùng, lại cười tươi rói.
Con bé còn nhỏ nên không biết, ông cố nó đã hại ông ngoại nó nhà tan cửa nát rồi.
•••••
Từ hôm đặt tên cho Ngọc Tỷ, nhà họ Trình ngày ngày an yên, vài tháng trôi qua mà chẳng có chuyện gì lớn xảy ra.
Trình Tố Tỷ lấy làm lạ: “Bình lặng thế này, hình như ta quên mất chuyện gì rồi ấy nhỉ.”
Thứ mà bà quên chắc hẳn là Ngô gia, cha con Ngô đại lang đã bị nhốt mấy tháng, Ngô đại nương tử vắt óc tìm cách cứu chồng con, chẳng còn hơi sức đâu mà đi gây chuyện. Ngô nhị lang vốn không nhà không việc, lại không ai chăm sóc tỉ mỉ, bệnh chết. Vì thiếu thuốc men mà chân hai đứa con trai lớn của Ngô đại nương tử có tật, chịu một vố đau mới biết thế nào là sợ —– Chẳng dám đến quậy nữa.
Cha con Ngô đại lang trong ngục bị đám sai dịch “tra tấn” mỗi ngày, khổ không biết than ai.
Chẳng những trung thu mà ngay cả đông chí, tết nhất, nhà họ Ngô cũng chẳng có sức để gây chuyện ồn ào.
Trình lão thái công thấy đã hòm hòm, bèn đưa tin cho chủ bộ, bảo lão thả cha con nhà họ Ngô ra ngoài, vẫn bắt phải nộp đủ thuế thiếu. Chủ bộ đáp lời: “Do thái công lên tiếng ta mới dám mạo hiểm chuyến này. Vì lý do không nộp đủ thuế mà tống dân vào ngục vốn là chuyện không thỏa đáng, trễ vài ngày, người chết trong ngục thì chẳng biết phải ăn nói thế nào.”
Trình lão thái công hiểu ý, thưởng một hũ và bốn cái cúp bạc cho chủ bộ, lại chuẩn bị cả móng heo, vịt quay, cá tươi, xem như lễ mừng năm mới. Cả hai đều lợi.
Trời đã vào đông, gió lạnh thốc người, sắp đến cuối năm. Ngô đại nương tử mắng Ngô đại lang một chặp: “Nếu không có tôi trả nửa đống thuế thì ông làm sao mà ra được?”
Ngô đại lang ngoan ngoãn nghe mắng mà không đáp trả, quét mắt vào nhà, chỉ còn bốn bức tường: “Đừng vội cãi nhau! Vẫn còn nợ vài xâu, nộp sớm cho đủ, đỡ phải bị rước vào tiếp.” Buộc lòng phải vắt óc tìm cách bán vợ và con gái để đắp vào.
Ngô đại nương tử đã già, chẳng ai thèm mua. Còn hai đứa con dâu, đều là thôn nữ, chưa từng sống an nhàn thoải mái, vẻ ngoài cũng chẳng đẹp đẽ gì lắm, chả đáng bao tiền, chỉ còn cách bán mẫu đất không ai thèm thì mới vun vén đủ. Ngô đại lang bàn với con trai, bán sạch —– Đứa con gái đầu cũng đã bán đi từ sớm, chỉ hận mạng yểu, không thể bán lần hai.
Cầm được vài xâu tiền, đóng đủ thuế thì đã không đủ tiền bốc thuốc, dứt khoát đổi sang mua rượu thịt. Ngô đại nương tử đau lòng: “Tốt xấu gì cũng phải nhín lại vài đồng để sống qua ngày chứ.” Bị Ngô đại lang đập cho một trận, vung chân đạp vào ngực, không dám nhiều lời nữa.
Cha con Ngô gia chè chén hăng say, tranh nhau rượu thịt. Trong ngục đồ ăn thức uống chẳng ngon lành gì, vừa ra khỏi ngục thì ngốn cho nhiều, Ngô đại lang đầy bụng mà chết. Còn ba đứa con trai, đứa nào cũng không nhà không nghề, đứa thì vết thương chưa lành, tiết trời giá rét, đứa thì say rượu ngủ quên, chết trong mộng.
Tai họa đã trừ, Trình Khiêm nhìn mà âm thầm bội phục. Bà Lâm sẵng giọng: “Cái ông già này, đã có cách, sao không làm cho sớm?”
Ông Trình đáp: “Đều là trò chẳng tốt đẹp gì, tôi chỉ không muốn gây sự, biết thế nào được.” Lại lén dạy Tú Anh, “Không làm thì thôi, đã làm thì phải tận gốc, đừng tốn hơi thừa lời.”
Danh sách chương