CHƯƠNG II: NHỮNG BƯỚC TẮT, BƯỚC NGANG
Bình minh không đến muộn. Đúng giờ. Đúng hẹn. Đúng như quy trình vốn dĩ sẵn có xưa nay. Tiểu Vũ lệu bệu chia tay mẹ ở một buổi bình minh nữa mà cả hai mẹ con vô hình trung đã không hẹn mà cùng nhau đón suốt chừng đó năm trời. Bác Đạm lùi hẳn về phía sau, để khoảng riêng cho hai mẹ con. Bác thi thoảng nhìn qua, vẻ như đang dò chừng thái độ, cảm xúc của mẹ để có thể đến ôm mẹ, động viên mẹ kịp thời. Tiểu Vũ nhìn thấy hành động, dẫu rất nhỏ ấy của bác Đạm, và thấy yên bình đến lạ lùng. Tiểu Vũ đi, phải đi, theo con đường mà cả mẹ và Tiểu Vũ đều biết cô cần phải đi, để lại mẹ với người đàn ông mà cô không thật sự biết mình đã quen chưa. Dẫu sao, Tiểu Vũ cũng không còn thấy lo sợ nữa - nỗi sợ không tên và cũng không muốn chạm đến, vì đâu đó sẽ có chỗ cho cảm xúc không mấy hay ho - và có lẽ như thế có nghĩa, cô đã thấy yên tâm phần nào về mẹ, về mối quan hệ mong rằng sẽ không đem đến cho bà thêm những chông chênh trong cuộc đời.
- Tiểu Vũ! - Có tiếng gọi, nghe chừng không quen. - Tiểu Vũ!
Tiểu Vũ và mẹ quay hẳn lại, cau mày, cố nhớ. Cô không chắc mình có quen người đang lao đến, vẫy lia vẫy lịa về phía cô và mẹ vẫn đứng cạnh nhau hay không?! Tiểu Vũ vốn không phải người lạnh lùng, nhưng từ khi mất mát đổ xuống đời cô và mẹ, cô đã tự huyễn hoặc mình rằng, chỉ mẹ, chỉ cô là đủ cho cả thế giới này. Nên, suốt khoảng thời gian đi học, Tiểu Vũ gần như không có một người bạn nào. Cô không cố tình tránh xa họ, chỉ dè chừng, giữ khoảng cách. Bọn trẻ con thời cấp một vô tư, không hiểu. Chúng đơn giản rủ nhảy dây cùng, không chơi nghĩa là đứa kia không thích trò đó. Và, chúng thì không bao giờ phải bận lòng suy nghĩ, có nên chơi trò gì cho đứa kia cùng chơi hay không. Không thích trò của chúng thì cứ ngồi nhìn - bản năng của đám đông từ khi mới chớm thành hình đã thế, một người nên học cách để hòa hợp với một nhóm người. Nhưng đến cấp hai rồi cấp ba, thì cái suy nghĩ đơn giản ấy tuyệt nhiên không còn nữa. Bạn bè cũng vài đứa lân la đến hỏi thăm Tiểu Vũ, nhưng cô vẫn cứ dè chừng. Một vài lần, họ bắt đầu tránh xa đứa con gái nhà giàu, xinh đẹp và kiêu kỳ đó. Dĩ nhiên thôi, nếu đáp trả sự quan tâm bằng thái độ lạnh lùng, thì không thể mong phía đối diện cố gắng quá nhiều lần tiếp sau đó nữa! Tiểu Vũ không có bạn, thậm chí đến bạn ngồi trà sữa, hay bạn bàn tán phấn son cũng không; cô tự biết mình chọn con đường đi vào cuộc sống nào và chưa từng nghĩ lại thử bản thân có hối hận hay không.
Vậy, người kia là ai nhỉ? Mẹ có vẻ cũng suy nghĩ, cố nhớ thử người đang vẫy gọi Tiểu Vũ kia là ai. Mẹ cũng biết, cô con gái của mẹ không có bạn bè, dẫu rất nhiều lần, bà mở lòng bảo Tiểu Vũ phải kết bạn, phải ra ngoài, phải sống cho trọn vẹn những ngày tháng tuổi trẻ đáng giá. Có thể vấp ngã, có thể sai lầm, nhưng tuổi trẻ là khoảng thời gian để lao vào và sống đúng nghĩa; mà khởi nguồn của sống luôn là kết giao. Thế nhưng, suốt chừng ấy năm, Tiểu Vũ vẫn không làm theo những gì mẹ bảo! Giờ, có một người lạ gọi tên Tiểu Vũ, mẹ thật có phần bất ngờ.
Chàng trai cao, mắt sáng và nụ cười buồn tiến nhanh đến, đứng trước mặt Tiểu Vũ và mẹ, thở "hồn hồn" - kiểu thở Tiểu Vũ vừa mới tự đặt tên vì dẫu có kiểu gì đó rất tự nhiên, nhưng có vẻ chàng trai đang cố để không tạo những âm thanh khó chịu về phía cô và mẹ.
- Chào cô! - Chàng trai nói nhanh, gật đầu rất lễ phép với mẹ rồi quay sang Tiểu Vũ, nở nụ cười khiến cô chông chênh lòng mình. - Tiểu Vũ!
- Anh là... - Tiểu Vũ nghi hoặc.
Chàng trai đứng im, nhìn Tiểu Vũ, nhìn lại một quãng dài đường đời không có cơ hội giáp mặt nhau. Không có câu trả lời. Chẳng có gì gợi ý. Chàng trai cứ thế đứng im nhìn Tiểu Vũ và đợi chờ. Nếu thời gian đem cái tên của anh ra khỏi đầu cô, có lẽ, anh nên tìm cách để đưa nó trở lại - cách nào đấy để hy vọng sau này không phải làm điều ấy thêm lần nào nữa, bởi chẳng ai thật sự có ý nghĩa với ai nếu bị lãng quên hai lần trong cuộc đời!
- A! - Tiểu Vũ reo lên.
Chàng trai gật đầu đầy xúc động. Là Phôn! Phải rồi! Là Phôn đây mà! Là Quang Tiến. Nhưng thật ra, cái tên Phôn lại dễ gây ấn tượng hơn với Tiểu Vũ, có lẽ vì ngày xưa, cô từng loay hoay tự hỏi, là Phôn hay là Pôn.
Mẹ cũng đã nhớ ra. Có những nỗi nhớ được đan thành sợi, kéo ra thành rất dài - thành một chuỗi ký ức đan chéo nhau giữa mớ hỗn độn cảm xúc buồn vui... Từ thằng bé theo mẹ bán nước rong không có quần áo đồng phục, đến lời cảm ơn rối rít trước cổng trường, rồi cuộc xô xát... Mẹ sững người lặng im. Tiểu Vũ ngửi được - rõ ràng là ngửi thấy chứ không phải cảm giác được - một mùi sợ hãi, hoang mang và đau đớn toát ra từ cái nhìn của mẹ. Cô đưa tay qua, nhẹ nhàng ôm lấy bờ vai của mẹ giờ đã bắt đầu hao gầy, giữ để bờ vai ấy không run lên theo nhịp run rẩy của tâm hồn vừa chạm phải một mảnh ghép đã được chôn giấu rất kỹ lưỡng. Hình như Phôn cũng biết chuyện gì đang diễn ra. Phôn im lặng cúi đầu.
Câu chuyện diễn ra nhanh. Phôn được học bổng, cùng trường với Tiểu Vũ. Suốt những ngày loay hoay tìm người quen để hỏi về cuộc sống, môi trường, lớp học, Phôn tìm thấy cái tên Tiểu Vũ vốn vẫn luôn thân quen với anh. Dẫu, sau thời gian ở cạnh cô trong bệnh viện, tất cả những gì giữa Phôn và cô có, là những lần Phôn lén lút núp sau gốc cây nhìn về phía bóng Tiểu Vũ xiêu xiêu đổ nghiêng giữa trời chiều giờ tan học, vội vã bước lên chiếc ô tô cáu cạnh của mình và đi; chưa từng bao giờ quay lại nhìn, chưa từng bao giờ phát hiện ra bóng cậu trai lấp ló suốt rất nhiều năm, nhiều tháng... Nhưng với Phôn, Tiểu Vũ vẫn luôn rất quen thuộc.
Khi biết thông tin về Tiểu Vũ, Phôn nghe ngộp thở lắm. Anh tự hỏi, liệu khi đối diện nhau, cô có nhận ra anh? Mà, nhận ra rồi, liệu cô có tiếp chuyện? Hay cô sẽ giữ khoảng cách bằng kiểu im lặng đáng sợ, trôi ra từ đôi mắt tròn to, đen láy nhưng đầy ướt át, như gần mười lăm năm trước cô đã làm? Có thể Tiểu Vũ không nhớ, nhưng Phôn thì không bao giờ có thể quên; buổi chiều ảm đạm giữa hành lang bệnh viện sặc mùi etilen, một Tiểu Vũ sáu tuổi ngơ ngác nhìn mẹ khuỵu xuống trước một bóng blu trắng, rồi bật dậy lao vào phòng có xác người đàn ông từng là tất cả của mẹ và cô... Lúc ấy, Phôn cũng chỉ là một đứa trẻ, nhưng đủ hiểu chuyện gì vừa xảy ra - hiểu một cách mơ hồ để cảm thông cũng rất mơ hồ - và đưa tay sang nắm lấy tay Tiểu Vũ. Ngay khoảnh khắc ấy, thứ duy nhất Phôn nhận được là cái nhìn vô hồn từ Tiểu Vũ. Cô rời đi, không nói với anh một lời nào, tiến thẳng về phía thế giới mà tự cô đã khép chặt lại, chỉ cho phép duy nhất thêm một người khác nữa bước vào - mẹ!
Tận đến khi nhìn thấy Tiểu Vũ ở sân bay - không biết tại sao, nhưng giữa hàng trăm con người đứng đấy, đi qua đấy, Phôn nhận ra cô ngay - Phôn càng thấy ngộp thở hơn. Trong anh, có một niềm tin mãnh liệt vào một từ mà con người ta thường rất hay nhắc trong đời họ - duyên. Và, Phôn chạy lại, bằng những bước duyên ấy, không dám mong Tiểu Vũ sẽ đón nhận mình, không dám nghĩ gì cả, chỉ là phải gọi và anh gọi, thế thôi!
***
Nếu như nói đúng sự thật, thì cảm giác muốn tự bù đắp cho mình quá lớn, đến độ chuyện Phôn luôn đủ khéo léo để lấy lòng Tiểu Vũ chẳng mấy ý nghĩa với cô cả. Cô đã cô đơn đủ lâu để biết sợ cảm giác ấy - có một ai khác xuất hiện và muốn chăm sóc, muốn chở che. Thêm phần, xưa nay, cô vốn chỉ nghĩ về mẹ theo kiểu, có bất kỳ điều gì hay ho trong cuộc sống, cô và mẹ đều có thể chia sẻ với nhau; thế nên, nếu chia sẻ với ai khác cũng đồng nghĩa với việc cô chấp nhận cho người đó thế chỗ mẹ - theo một cách nào đó - mà suy nghĩ này thì thật quá khó chấp nhận. Nhưng giờ, Tiểu Vũ biết, mẹ có quyền chia sẻ với bác Đạm - là cách rất giản đơn để hai con người có thể hiểu nhau và yêu nhau nhiều hơn - nên, phần của cô, cô sẽ giữ cho mình. Đương nhiên, cô vẫn nghĩ, cô sẽ kể cho mẹ nghe hết, ở thời điểm cô tin mẹ sẵn sàng nghe. Còn lại, Tiểu Vũ thật sự muốn mẹ có quyền được hưởng những ngày tháng hạnh phúc riêng tư, bù lại chuỗi ngày mẹ vò võ một mình lo cho cô. Tiểu Vũ hơn bao giờ hết, biết mình cần có một người chịu lắng nghe, để xả ra cho bằng hết những ngổn ngang trong lòng, để tìm cho mình một lối đi mới theo cách hoàn toàn mới. Và, cách đơn giản nhất để có thể thực hiện điều ấy, là cô chọn Phôn! Có phần nào đó vị kỷ - Tiểu Vũ biết chứ - nhưng duy nhất một cảm giác có thể giúp con người ta dám mạnh dạn chia sẻ, đó là an toàn; và lúc này đây, người duy nhất khiến Tiểu Vũ thấy an toàn, ngoài mẹ, là Phôn!
Thứ được gọi là "chọn để chia sẻ" này phải được kể theo thứ tự như sau. Tiểu Vũ giúp Phôn mọi thủ tục vào ký túc xá nam. Cô cứ ngỡ, khi biết cô ở ký túc xá nữ, Phôn sẽ thắc mắc tại sao gia đình nhiều điều kiện thế, cô không tự ra ngoài thuê nhà ở cho thoải mái, lại chọn nơi có đến hai cái giường trong một phòng - điều đương nhiên là cô sẽ ở cùng một người không chắc có thể xem là bạn. Thế nhưng, phản ứng duy nhất của Phôn lại rất buồn cười; anh quay sang, nhoẻn miệng cười và hỏi.
- Thế từ chỗ Phôn sang Tiểu Vũ xa hay gần? Hy vọng là dễ đi.
Hết ngày đầu tiên sắp xếp chỗ ở, Tiểu Vũ đãi Phôn một bữa vừa phải ở chỗ mình làm - nơi mà từ mai, cô lại phải sắp xếp lịch để tuần đến đứng ba ngày, mỗi ngày tám tiếng. Phôn không giành trả tiền sau khi nghe Tiểu Vũ bảo cô được giảm giá đến năm mươi phần trăm. Anh bảo.
- Thế lần sau đến đây, Tiểu Vũ dùng cái thẻ được giảm giá cho Phôn mượn để trả tiền, nhé? Tiểu Vũ đã tưởng, Phôn sẽ thắc mắc chuyện gia đình cô có điều kiện - có thừa - để cô không cần phải đi làm thêm kiếm số tiền khá ít ỏi so với số tiền mẹ sẽ bỏ ra lo cho sự học của Tiểu Vũ nơi này, nhưng không, Phôn không hỏi gì cả. Mọi thứ trong câu chuyện giữa anh và cô tự nhiên theo cách chậm rãi tiến dần, đúng trình tự, đúng không gian; gần như chẳng bao giờ Phôn thắc mắc gì cả, nhưng điều ấy hoàn toàn không có nghĩa không tạo cho Tiểu Vũ cảm giác được quan tâm. Khi một người giàu kết bạn với một người nghèo, thì chắc chắn người tránh nhắc về gia cảnh sẽ là người có điều kiện thoải mái hơn, như một kiểu không muốn tổn thương người còn lại. Giữa Tiểu Vũ và Phôn thì hoàn toàn khác; chính anh chẳng bao giờ quan tâm đến thân thế của cô, vì đơn giản, thứ cô cần là một tình bạn, chứ không phải một lý lịch trích ngang của một người cùng vai vế trong xã hội.
Chỉ sau chừng một tuần hơn chút, Phôn cũng tìm được việc làm thêm cho mình. Phôn tự tìm, không nhờ vả gì Tiểu Vũ cả. Phôn chỉ đến, bảo, ngày Phôn làm việc cùng ngày với cô đi làm, nên anh sẽ ghé đưa cô đi làm cùng, vì chỗ làm của hai người cũng không cách xa nhau lắm, chúng nằm trên cùng một con đường. Tiểu Vũ hơi bất ngờ với thông tin này. Cô ở đây lâu hơn Phôn, cô từng loay hoay, mất đến gần nửa năm mới có thể tìm ra một công việc để làm, thế mà, anh mới sang đây chỉ một tháng đã tìm được việc. Quả thật, cô thấy bất ngờ.
- Chà, có vẻ như có người rất giỏi chuyện tự xoay xở, nhỉ? - Tiểu Vũ nói, không thể giấu được sự hồ hởi của mình.
- Sẽ không có khó khăn gì khi mình biết còn có ai đó ở bên cạnh! - Phôn nói, nhẹ nhàng và rất chân thành.
Suốt một tháng sau đó, đều đặn mỗi tuần ba buổi, Phôn đến đi bộ cùng Tiểu Vũ đến chỗ làm của cô rồi anh lặng lẽ đến chỗ làm của mình. Anh bảo cô phải đợi anh đến đón thì mới được về, vì trời khuya, đi lại một mình có phần bất tiện. Tiểu Vũ không hề phản đối - thậm chí cô còn không có suy nghĩ sẽ phản đối - và hồ hởi đợi đến lúc hết giờ làm, hai đứa đi bộ cạnh nhau trên con đường lên màu đèn xanh đỏ. Quả thật, cảm giác có một ai đó ở cạnh mình vì họ thật sự muốn làm điều ấy là cảm giác rất tuyệt, là thứ bắt đầu cho sự bổi hổi, ngóng mong...
Có đôi lần, Tiểu Vũ muốn lên tiếng hỏi về mẹ của Phôn - người đàn bà khắc khổ trong trí nhớ mơ hồ của cô - nhưng không dám. Vì, không hiểu sao, dẫu chưa từng bao giờ nhắc đến, nhưng Tiểu Vũ có cảm giác rằng Phôn không muốn nói về chuyện này. Phôn thậm chí không muốn nhắc về những ký ức ở Việt Nam. Cái kiểu tránh né rất vụng về và có phần đau khổ.
Tiểu Vũ cũng đau khổ. Vì, cứ khi để ý đến Phôn, cứ khi muốn hỏi về cuộc sống của anh, để anh biết rằng cô muốn chia sẻ nhiều hơn những bước sóng cạnh nhau đến lớp, đến chỗ làm, là cô lại nhớ về cha, nhớ về dấu mốc đã đem người đàn ông duy nhất trong đời cô tin là hoàn hảo ra khỏi cô và mẹ. Rồi, cứ vậy, cô lại nghĩ đến mẹ với một nỗi chông chênh rất lạ, rằng, không biết đời mẹ đã thật sự bình yên?
***
Mùa thu ở xứ người rất khác so với mùa thu Việt Nam - khác với mùa thu ở những địa danh mà Tiểu Vũ đã cùng mẹ đi qua ở nước nhà. Ở quê nhà, Tiểu Vũ thường hay tìm được những đầu gió xao xác lá vàng, nắng vàng để đậu tâm hồn mình vào những bảng lảng thân quen. Mùa thu nơi xứ người hanh hao một nỗi nhớ nhung vàng vọt với từng đọt gió chấp chới trên cao, đến độ, có cố với, tay cô cũng không thể chạm vào.
Mẹ gọi sang, bảo với Tiểu Vũ, nghe đâu mùa thu nơi Tiểu Vũ đang ở đẹp lắm, và, mẹ muốn cùng Tiểu Vũ đi qua mùa thu này. Trong lòng cô có chút hoài nghi nhưng không dám nói. Một năm trời ròng rã trước đấy, mẹ chưa từng bao giờ nói thẳng, nhưng luôn úp mở về chuyện tiêu xài không chạm đến chỗ lãng phí, nên hai mẹ con phải xa nhau đằng đẵng suốt một năm. Giờ, Tiểu Vũ mới chỉ sang học lại vài tháng, chẳng hiểu sao mẹ lại nghĩ đã đủ để mẹ tiêu một khoản tiền lớn hơn khoản tiền mua vé cho Tiểu Vũ về thăm nhà, chỉ vì, mẹ muốn nhìn ngắm một mùa thu đẹp? Có phải khi yêu, con người ta sẽ quên đi khái niệm hợp lý mình từng xây dựng trong cuộc đời?
Tiểu Vũ đương nhiên không phản đối - không có lý do gì để phản đối, khi mà nỗi nhớ nhung dành cho mẹ lớn át hẳn tất cả mọi sự vốn đẹp đẽ trong ký ức cô. Nhưng, sự hồ nghi hoặc chút ít lo ngại đang lấn bấn trong lòng Tiểu Vũ rất khó có thể giấu được một người chu đáo như Phôn.
- Có chuyện gì à, Tiểu Vũ? - Phôn hỏi, ngay khi vừa giáp mặt Tiểu Vũ vào buổi chiều cả hai cùng thong dong dạo chơi. - Phôn thấy Tiểu Vũ có vẻ buồn?
- Mẹ Tiểu Vũ sẽ sang thăm! - Tiểu Vũ trả lời, không giấu giếm.
- Vậy sao? - Phôn lại hỏi, không giấu được vẻ ngạc nhiên. - Phôn tưởng, vậy sẽ khiến Tiểu Vũ vui chứ?
- À! - Tiểu Vũ nhướng mày, cười nụ cười phệt một lúm đồng tiền nhạt bên má. - Vui chứ, rất vui!
- Không thấy gì là vui cả! - Phôn nhún vai. - Mà thôi, hôm nay ngày nghỉ, chúng ta đi chơi và có hứa sẽ chỉ vui. Thêm tin ấy nữa, chúng ta sẽ vui gấp đôi, nhé?
Phôn nói, rồi rất nhanh, rất dứt khoát, anh kéo tay Tiểu Vũ đi, băng qua con lộ rợp hai hàng cây đang trút lá vàng xào xạc, tiến thẳng về phía bờ biển ì oạp sóng mà mỗi tối, Tiểu Vũ đều đòi anh đưa cô đến nhưng luôn bị từ chối, vì đấy là tụ điểm của những cô gái bán dâm với khách làng chơi. Vốn Tiểu Vũ chưa bao giờ quan tâm đến những cô gái ấy, không quan tâm và không phán xét! Chuyện tốt xấu giữa cuộc đời này được đánh giá qua góc nhìn của mỗi người, mà chẳng ai nhìn giống ai cả; thế nên, đừng áp đặt cái nhìn của mình vào một thứ nào đó rồi mặc định đúng hay sai. Phôn cũng không nghĩ về chuyện này quá nhiều, nhưng anh không muốn đầu óc của Tiểu Vũ lấm bẩn; vì dẫu cho là xã hội nào, có tiến bộ đến đâu, chuyện hai con người chia sẻ nhu cầu tình dục theo cách bán mua đều không thể gọi là tự nhiên và tốt đẹp được. Phôn không muốn Tiểu Vũ phải nhìn thấy, nghe thấy bất kỳ gì giống như vậy, thế nên, muốn dạo chơi nơi đây thì phải ở khoảng thời gian mà anh tin chắc rằng, cả hai có thể thoải mái hoàn toàn trước tất cả mọi thứ, dĩ nhiên, đầu tiên là tránh đi những chuyện mà anh đã và đang e ngại cho chính cô!
- Phôn này! - Tiểu Vũ quay sang nhìn Phôn đang hồ hởi đi như chạy sát cạnh cô. - Sao... sao Phôn biết khu này là của gái bán hoa?
Phôn hơi khựng lại, có vẻ lúng túng, vì chính trong đầu anh cũng đang nghĩ đến điều này - lý do mà mãi mãi anh chẳng chịu đưa cô nàng xuống ngắm biển. Chiều tà đỏ ở cuối đường chân trời, nơi vệt trời và biển bỗng dưng thành thẳng tưng. Phôn nhìn về phía ấy, rồi quay sang Tiểu Vũ, cười hiền.
- Họ đã từng mời Phôn vào những ngày đầu Phôn đến đây!
- Đã từng? - Tiểu Vũ cao giọng, nửa ngạc nhiên, nửa khó chịu.
- À... - Phôn lúng túng. - Những ngày Phôn đi tìm việc. Có vài hôm khá khuya và Phôn chỉ đi một mình...
- Nhưng... dẫu sao... chắc họ... chắc họ biết Phôn thiếu thốn thì mới... - Tiểu Vũ cố nói những từ rất khó để mở lời, vì cô không còn có thể giấu lòng mình được nữa rồi!
Thật là, nghe một câu thú nhận đầy chân thật từ Phôn, thứ đầu tiên trôi ra trong đầu Tiểu Vũ là cảnh Phôn cởi trần, quần jeans cũng đã tháo khuy, nằm ngắm nghía cô gái điếm không mặc quần áo. Không biết sao, nhưng Tiểu Vũ lại thấy họ nằm cạnh nhau và Phôn ngắm nghía cô nàng tóc vàng nọ. Tiểu Vũ không thấy gì hơn, hay vì đầu óc cô non nớt đến độ không thể nghĩ ra, sau khi cởi quần áo, một đàn ông - một đàn bà sẽ làm gì với nhau? Và nói thật, cho dù có biết, thì chắc Tiểu Vũ cũng không dám để mình tưởng tượng đến cảnh ấy. Vì, chỉ mới nghĩ đến chuyện Phôn ở cạnh một cô gái khác - cho dù là có mặc quần áo hay không - thì Tiểu Vũ cũng đã thấy đau lắm rồi. Nếu còn gì khác nữa, có lẽ, cô sẽ không chịu đựng nổi. Lạ lùng nhỉ, con người có thể làm đau bản thân bởi chính những suy nghĩ, những tưởng tượng của mình?!
Phôn lặng im - hoàn toàn lặng im sau câu nói vừa rồi của Tiểu Vũ. Kiểu lặng im có vẻ đáng sợ, đến mức Tiểu Vũ phải đưa mắt liếc nhìn sang. Phôn cúi mặt, chậm rãi bước đi, hoàn toàn không còn chút hồ hởi nào của ban đầu nữa.
- Phôn giận Tiểu Vũ à? - Tiểu Vũ e dè hỏi.
- Ừ! - Phôn thẳng thừng.
- Chỉ là... - Tiểu Vũ huơ tay, cố tìm lời giải thích.
- Chỉ là đàn ông, ai rồi cũng sẽ thế, phải không? - Phôn dừng lại, quay hẳn sang. - Họ có thể làm tình với những người mà họ không hề có cảm giác yêu thương, hả?
Lần đầu tiên Tiểu Vũ biết, có lúc Phôn cũng nổi giận. Mà, khi một người được đánh giá theo kiểu "cũng biết nổi giận" thì sẽ thật sự rất đáng sợ khi chạm đến cơn giận dữ của mình. Tiểu Vũ lặng im, không nói, không giải thích. Cái tự ái của một cô gái mới lớn, đối diện với cảm giác hờn ghen đầu tiên mình tìm thấy trong đời rất khó bị đánh gục để thừa nhận, để giải thích. Tiểu Vũ im lặng, theo đúng cách Phôn đã im lặng với cô trước đó một phút. Phải! Anh cần tự mình trải qua cái cảm giác ghê gớm mà anh đã cố tình tạo ra đi.
Không biết Phôn có thấy mình đã sai khi nổi nóng hay không, chỉ biết, với bản tính luôn nhún nhường người khác - dĩ nhiên chỉ là những người anh quan tâm và yêu thương - thì Phôn đã ngay lập tức xin lỗi Tiểu Vũ, để hai đứa có một buổi chiều vui vẻ như đã hứa với nhau.
Tiểu Vũ nhún vai sau khi nghe câu xin lỗi từ Phôn. Cô không muốn giận anh, vì cũng chẳng có lý do gì để giận cả. Nhưng cô cũng không muốn mình trở nên quá dễ dãi với chuyện để người khác bắt nạt mình rồi bỏ qua chỉ vì hai từ xin lỗi. Thật sự, kiểu nhún vai có vẻ bất cần chút ấy, lại khiến cô trở nên hấp dẫn lạ lùng. Mái tóc bung xù không kịp trở về nếp dưới những đọt gió mỏng liêu xiêu càng khiến Tiểu Vũ đẹp hơn nữa. Phôn cúi mặt xuống, sau một hồi lâu ngắm nghía gương mặt đẹp tựa thiên thần của Tiểu Vũ, bẽn lẽn đưa bàn tay hãy còn rất run rẩy của mình, khe khẽ chạm vào bàn tay cô cũng đang run rẩy. Họ đan tay nhau, đi dọc suốt con đường dẫn về bãi biển vàng vàng. Cả hai đều biết, lòng mình đang xốn lên một nỗi rộn ràng mà đi suốt cả cuộc đời, họ mãi mãi không bao giờ tìm thấy thứ gì đẹp giống như thế.
- Có vẻ như... - Tiểu Vũ mở lời sau khoảng im lặng lúc cả hai ngồi xuống cạnh nhau, nhìn ra biển. - Phôn đã từng nghe những điều nghi hoặc người ta dành cho đàn ông.
Phôn chớp mắt, vẫn nhìn thẳng. Anh không hiểu tại sao cô lại ương bướng đến mức này? Anh không hiểu tại sao cô cứ phải bàn mãi về một đề tài mà cô đã chắc chắn nó sẽ khiến người khác cảm thấy khó chịu? Anh không giận, không bực vì điều ấy. Ngược lại, anh thấy yêu mến cô nhiều hơn. Bởi, những gì cô thể hiện - vừa mới thể hiện - là minh chứng rõ ràng cho sự rắn rỏi, cả quyết mà trước đây mười mấy năm, anh đã cảm nhận được, để rồi lòng cứ thầm thương, trộm nghĩ hoài, không dứt ra được, cho dù, lúc ấy anh chỉ là một cậu nhóc chưa hiểu gì về tình yêu. Nhưng, quả thật, câu hỏi của cô, về vấn đề đã khiến anh nổi cộc ban nãy khiến anh trở lại với cảm giác hoàn toàn không thoải mái. Phôn thở dài.
- Không phải ai rồi cũng nghĩ thế đâu, Phôn ạ! - Tiểu Vũ lại nói, cố để mở cho bằng được một góc tâm hồn Phôn đã quyết đóng chặt lại.
- Tiểu Vũ có nghĩ thế không? - Phôn hỏi, dẫu sự thật trong lòng anh vốn đã có suy nghĩ, cô chẳng bao giờ chịu tin đàn ông, từ câu nói vô tình ban nãy về đề tài những cô gái điếm.
- Cũng tùy người! - Tiểu Vũ thật thà. - Nhưng với Phôn thì không!
- Nếu không... - Phôn quay hẳn sang Tiểu Vũ. - Tại sao khi nãy Tiểu Vũ lại bảo, vì họ thấy Phôn thiếu thốn nên họ mới mời?
- Vì sự thật là nhìn Phôn thiếu thốn! - Tiểu Vũ lại nhún vai, nói, thật tình và buồn nhiều phần khi buộc phải nói thế.
- Nhìn Phôn thấy rõ ràng là người thiếu tình dục à? - Phôn hỏi, cay cú. - Tiểu Vũ hiểu rõ về nhu cầu tình dục của đàn ông, nhỉ?
- Nhìn Phôn, thấy thiếu thốn một cái gì đấy, giống như là một người ở cạnh! - Tiểu Vũ nói, cũng rất rõ ràng, không ngại ngần, không giấu giếm và cũng không nổi giận như Phôn tưởng cô sẽ. - Còn về chuyện có hiểu hay không thì...
Phôn quay nhanh sang, kề môi mình vào đôi môi chúm chím hồng hồng trên gương mặt thanh tú của Tiểu Vũ. Có đôi chút bất ngờ nên gượng lại, nhưng rồi rất nhanh, cảm giác thèm muốn được dâng tặng nụ hôn trinh nguyên đầu đời cho người mà cô tin sẽ đem đến yên bình cho mình trong một quãng rất dài, Tiểu Vũ khẽ khàng đáp lại.
Phôn vòng hẳn vòng tay rắn rỏi của anh, ôm qua đôi vai nhỏ đang run lên vì những cảm xúc quá đỗi mãnh liệt của cô người yêu bé nhỏ. Tiểu Vũ thả lỏng thân mình đã mềm rũ, tuồn thẳng vào vòng tay của anh mỗi lúc một siết chặt hơn. Mùi môi của cô túa thẳng vào khứu giác anh, mềm và thơm hây hẩy - tựa mùi của khoảnh giao mùa nắng nhạt - để anh tin, cái vững vàng của thằng đàn ông trong anh nhất thiết phải sống mãi, để chở che, để bảo vệ, để yêu thương.
Cứ thế, giữa hoàng hôn đổ muộn, hai bóng người ngồi trước biển, ôm và trao nhau nụ hôn đầu đời - thứ đẹp đẽ nhất mà cả hai đã từng có được, cho dù, hoàn cảnh của họ trái ngược nhau.
***
Tiểu Vũ rất hào hứng trước ý nghĩ sẽ kể cho mẹ nghe về chuyện tình của mình với Phôn. Phôn thì không. Với anh, chuyện được Tiểu Vũ đón nhận tình cảm đã là quá nhiều, đã là quá may mắn. Anh không tin cuộc đời có hai niềm may mắn đến cùng nhau. Nên, chuyện mẹ Tiểu Vũ sẽ kịch liệt phản đối con gái bà yêu một chàng trai nghèo là chuyện anh nghĩ sẽ có thể xảy ra nhiều hơn chuyện bà đồng ý, ủng hộ.
Anh không nghĩ mình sợ khi đối diện với chuyện ấy. Nhưng, anh chưa nghĩ ra mình sẽ phải làm gì. Anh có thể yêu cô như cái sự thật nghiễm nhiên trong đời anh, rằng, cô là tất cả những gì anh có. Anh có thể đi cùng trời cuối biển với cô, cho dù, chuyện ấy chỉ để nhìn thấy cô cười. Anh có thể đem mạng sống của mình ra thế chấp, nếu điều ấy đem lại hạnh phúc cho cô. Chính vì thế, anh nghĩ, mình không bao giờ dám rời bỏ mối tình này, cho dù bất kỳ chuyện gì xảy ra. Nhưng, nếu mẹ cô phản đối và cô buộc phải nghe theo điều ấy, thì chuyện anh ở lại còn có ý nghĩa gì?
Phôn nghĩ, sau khi Tiểu Vũ học xong, anh sẽ cố giữ cô ở lại thêm một năm nữa, đợi anh học xong, cả hai cùng về. Giờ đến lúc ấy, chắc cũng còn đủ thời gian để anh cố làm việc, cố dành tiền, đủ để sắm vàng vòng làm lễ vật hỏi cưới cô. Hy vọng, khi ấy, anh sẽ được chấp nhận. Nên, chuyện anh khuyên Tiểu Vũ hãy chầm chậm công bố mối quan hệ, thật ra là có lý do cả, cũng như, anh đã có những sắp xếp, dự liệu trong đầu mình. Nhưng, điều ấy lại khiến Tiểu Vũ thấy tổn thương kinh khủng.
Cô nghĩ, ngày xưa mẹ lấy cha, cũng bốn bàn tay trắng siết nhau mà thành nên một gia đình hạnh phúc. Cha đã thành công trong làm ăn, để lại cho mẹ con cô một khối tài sản khổng lồ; đó là điều mà Phôn cũng có thể tạo ra khi anh vững vàng. Nên, chuyện hai đứa có hoàn cảnh khác nhau trước đây, lúc này không thể là lý do để tình yêu cô dành cho anh bị phản đối. Không có tranh cãi. Chỉ có những tiếng thở dài của Phôn và những giọt nước mắt của Tiểu Vũ. Cô quyết tự làm theo ý mình và theo cách của mình.
Tiểu Vũ không mấy bất ngờ khi thấy bác Đạm là người đẩy hành lý cho mẹ ở sân bay. Cũng có lúc, cô mong chỉ có hai mẹ con - nhất là khi Phôn cứ cương quyết cản trở chuyện cô nói với mẹ - để thỏa sức mà tâm sự với nhau. Nhưng, khi mẹ nói về một mùa thu đẹp ở một nơi xa lạ, Tiểu Vũ đã biết, mẹ muốn có kỷ niệm đẹp với người đàn ông mà mẹ đã chọn sau chừng ấy năm để tang cha. Và, cô thấy không khó để đón nhận chuyện ấy.
Buổi cơm chiều bốn người diễn ra khá trơn tru, vui vẻ ở nơi Tiểu Vũ làm việc. Mẹ và Phôn có vẻ rất tự hào khi chủ nhà hàng ra tận cửa đón cả bốn người vào, rồi đồng ý cho Tiểu Vũ nghỉ làm hai tuần, trong khoảng thời gian mẹ ở đây. Riêng bác Đạm, tuyệt không nói gì.
Tiểu Vũ để ý nhiều lần, cố gợi chuyện nhiều lần, nhưng bác Đạm có vẻ chỉ trả lời cho có lệ, rồi nhanh chóng trở lại với những suy tư bác đem từ Việt Nam sang tận đây. Mẹ có phần lúng túng, nhưng Phôn và Tiểu Vũ đã thừa khéo léo để giúp mẹ thấy thoải mái hơn với chuyện cứ tôn trọng sự riêng tư của bác Đạm.
Tiểu Vũ nấn ná ở lại với Phôn thêm chút nữa, đợi đến giờ Phôn đi làm, cũng như để nài nỉ anh cho cô kể về mối quan hệ này với mẹ. Mẹ bảo mẹ và bác Đạm sang khách sạn gần đấy đợi cô.
Tiểu Vũ buồn bã tiến về phía khách sạn sau khi nghe Phôn cương quyết bảo cho anh thêm vài ngày nữa, tự anh sẽ tìm cách nói với mẹ cô. Tiểu Vũ đứng tần ngần trước cửa phòng khách sạn không khóa, chỉ khép hờ. Anh chàng phục vụ hỏi lại Tiểu Vũ, có cần thêm gì không rồi mới rời đi. Cô đứng nhìn theo anh chàng phục vụ điển trai người Mỹ, tần ngần không muốn vào.
- Đợi thêm vài hôm nữa, em sẽ nói. - Tiếng mẹ rất khẽ vọng ra. - Mình vừa đến nơi mà...
- Hình như em có vẻ chần chừ thì phải? - Giọng bác Đạm đầy trách cứ.
Tiểu Vũ im lặng tựa lưng vào khoảng tường sát cánh cửa khép hờ. Mẹ cũng có chuyện muốn nói? Hay, mẹ và bác Đạm đã quyết đến với nhau bằng một đám cưới nhỉ? Nếu thế thì sao? Cũng hay! Có lẽ, đó lại sẽ là cơ hội tốt để mẹ đón nhận Phôn. Mình đợi vậy! Tiểu Vũ nghĩ.
- Anh biết là em cũng muốn mà! - Giọng mẹ có vẻ khẩn khoản, cố để bác Đạm không giận thêm.
- Em đã muốn đi một mình đấy thôi...
Tiểu Vũ lặng đi. Còn có gì đấy đằng sau câu chuyện dang dở khiến Tiểu Vũ phải đoán mò, nhiều hơn một đám cưới. Tiểu Vũ chắc chắn vậy, nhưng không biết là gì. Dĩ nhiên, đó phải là chuyện khó nói lắm thì mẹ và bác Đạm mới có vẻ căng thẳng khi bàn bạc thời điểm nói với Tiểu Vũ. Dẫu sao, cô cũng mong, đó chỉ là chuyện mẹ muốn cưới mà ngại cô không đồng tình thôi.
Tiểu Vũ lặng im nghe thêm. Những tiếng trao đổi trong phòng nhỏ dần khiến cô không còn nghe thấy gì nữa. Tiểu Vũ hít thở, toan dấn bước vào. Thì, dội thẳng đến tai Tiểu Vũ, tiếng mẹ thở gấp - rất gấp. Rồi, tiếng mẹ si sỉ rên rỉ. Tiếng ọp ọep giường chiếu... Tiểu Vũ lại lặng đi...
***
Phôn vội vã bước ra. Tiểu Vũ nhìn lên, mắt nhòe ướt. Cô không muốn khóc, vì, chuyện mẹ làm tình với người mẹ yêu không thể là lý do để cô khóc. Nhưng, không hiểu sao nước mắt cứ trào ra.
- Em... em sao vậy? - Phôn lo lắng. Anh đoán, mẹ cô đã từ chối rồi.
- Anh còn tiền chứ, Phôn?
- Còn! - Phôn ngồi xuống, cau mày, bất ngờ và ấp úng. - Sao, hả em?
- Đêm nay, mình ở khách sạn, được không anh?
i
Bình minh không đến muộn. Đúng giờ. Đúng hẹn. Đúng như quy trình vốn dĩ sẵn có xưa nay. Tiểu Vũ lệu bệu chia tay mẹ ở một buổi bình minh nữa mà cả hai mẹ con vô hình trung đã không hẹn mà cùng nhau đón suốt chừng đó năm trời. Bác Đạm lùi hẳn về phía sau, để khoảng riêng cho hai mẹ con. Bác thi thoảng nhìn qua, vẻ như đang dò chừng thái độ, cảm xúc của mẹ để có thể đến ôm mẹ, động viên mẹ kịp thời. Tiểu Vũ nhìn thấy hành động, dẫu rất nhỏ ấy của bác Đạm, và thấy yên bình đến lạ lùng. Tiểu Vũ đi, phải đi, theo con đường mà cả mẹ và Tiểu Vũ đều biết cô cần phải đi, để lại mẹ với người đàn ông mà cô không thật sự biết mình đã quen chưa. Dẫu sao, Tiểu Vũ cũng không còn thấy lo sợ nữa - nỗi sợ không tên và cũng không muốn chạm đến, vì đâu đó sẽ có chỗ cho cảm xúc không mấy hay ho - và có lẽ như thế có nghĩa, cô đã thấy yên tâm phần nào về mẹ, về mối quan hệ mong rằng sẽ không đem đến cho bà thêm những chông chênh trong cuộc đời.
- Tiểu Vũ! - Có tiếng gọi, nghe chừng không quen. - Tiểu Vũ!
Tiểu Vũ và mẹ quay hẳn lại, cau mày, cố nhớ. Cô không chắc mình có quen người đang lao đến, vẫy lia vẫy lịa về phía cô và mẹ vẫn đứng cạnh nhau hay không?! Tiểu Vũ vốn không phải người lạnh lùng, nhưng từ khi mất mát đổ xuống đời cô và mẹ, cô đã tự huyễn hoặc mình rằng, chỉ mẹ, chỉ cô là đủ cho cả thế giới này. Nên, suốt khoảng thời gian đi học, Tiểu Vũ gần như không có một người bạn nào. Cô không cố tình tránh xa họ, chỉ dè chừng, giữ khoảng cách. Bọn trẻ con thời cấp một vô tư, không hiểu. Chúng đơn giản rủ nhảy dây cùng, không chơi nghĩa là đứa kia không thích trò đó. Và, chúng thì không bao giờ phải bận lòng suy nghĩ, có nên chơi trò gì cho đứa kia cùng chơi hay không. Không thích trò của chúng thì cứ ngồi nhìn - bản năng của đám đông từ khi mới chớm thành hình đã thế, một người nên học cách để hòa hợp với một nhóm người. Nhưng đến cấp hai rồi cấp ba, thì cái suy nghĩ đơn giản ấy tuyệt nhiên không còn nữa. Bạn bè cũng vài đứa lân la đến hỏi thăm Tiểu Vũ, nhưng cô vẫn cứ dè chừng. Một vài lần, họ bắt đầu tránh xa đứa con gái nhà giàu, xinh đẹp và kiêu kỳ đó. Dĩ nhiên thôi, nếu đáp trả sự quan tâm bằng thái độ lạnh lùng, thì không thể mong phía đối diện cố gắng quá nhiều lần tiếp sau đó nữa! Tiểu Vũ không có bạn, thậm chí đến bạn ngồi trà sữa, hay bạn bàn tán phấn son cũng không; cô tự biết mình chọn con đường đi vào cuộc sống nào và chưa từng nghĩ lại thử bản thân có hối hận hay không.
Vậy, người kia là ai nhỉ? Mẹ có vẻ cũng suy nghĩ, cố nhớ thử người đang vẫy gọi Tiểu Vũ kia là ai. Mẹ cũng biết, cô con gái của mẹ không có bạn bè, dẫu rất nhiều lần, bà mở lòng bảo Tiểu Vũ phải kết bạn, phải ra ngoài, phải sống cho trọn vẹn những ngày tháng tuổi trẻ đáng giá. Có thể vấp ngã, có thể sai lầm, nhưng tuổi trẻ là khoảng thời gian để lao vào và sống đúng nghĩa; mà khởi nguồn của sống luôn là kết giao. Thế nhưng, suốt chừng ấy năm, Tiểu Vũ vẫn không làm theo những gì mẹ bảo! Giờ, có một người lạ gọi tên Tiểu Vũ, mẹ thật có phần bất ngờ.
Chàng trai cao, mắt sáng và nụ cười buồn tiến nhanh đến, đứng trước mặt Tiểu Vũ và mẹ, thở "hồn hồn" - kiểu thở Tiểu Vũ vừa mới tự đặt tên vì dẫu có kiểu gì đó rất tự nhiên, nhưng có vẻ chàng trai đang cố để không tạo những âm thanh khó chịu về phía cô và mẹ.
- Chào cô! - Chàng trai nói nhanh, gật đầu rất lễ phép với mẹ rồi quay sang Tiểu Vũ, nở nụ cười khiến cô chông chênh lòng mình. - Tiểu Vũ!
- Anh là... - Tiểu Vũ nghi hoặc.
Chàng trai đứng im, nhìn Tiểu Vũ, nhìn lại một quãng dài đường đời không có cơ hội giáp mặt nhau. Không có câu trả lời. Chẳng có gì gợi ý. Chàng trai cứ thế đứng im nhìn Tiểu Vũ và đợi chờ. Nếu thời gian đem cái tên của anh ra khỏi đầu cô, có lẽ, anh nên tìm cách để đưa nó trở lại - cách nào đấy để hy vọng sau này không phải làm điều ấy thêm lần nào nữa, bởi chẳng ai thật sự có ý nghĩa với ai nếu bị lãng quên hai lần trong cuộc đời!
- A! - Tiểu Vũ reo lên.
Chàng trai gật đầu đầy xúc động. Là Phôn! Phải rồi! Là Phôn đây mà! Là Quang Tiến. Nhưng thật ra, cái tên Phôn lại dễ gây ấn tượng hơn với Tiểu Vũ, có lẽ vì ngày xưa, cô từng loay hoay tự hỏi, là Phôn hay là Pôn.
Mẹ cũng đã nhớ ra. Có những nỗi nhớ được đan thành sợi, kéo ra thành rất dài - thành một chuỗi ký ức đan chéo nhau giữa mớ hỗn độn cảm xúc buồn vui... Từ thằng bé theo mẹ bán nước rong không có quần áo đồng phục, đến lời cảm ơn rối rít trước cổng trường, rồi cuộc xô xát... Mẹ sững người lặng im. Tiểu Vũ ngửi được - rõ ràng là ngửi thấy chứ không phải cảm giác được - một mùi sợ hãi, hoang mang và đau đớn toát ra từ cái nhìn của mẹ. Cô đưa tay qua, nhẹ nhàng ôm lấy bờ vai của mẹ giờ đã bắt đầu hao gầy, giữ để bờ vai ấy không run lên theo nhịp run rẩy của tâm hồn vừa chạm phải một mảnh ghép đã được chôn giấu rất kỹ lưỡng. Hình như Phôn cũng biết chuyện gì đang diễn ra. Phôn im lặng cúi đầu.
Câu chuyện diễn ra nhanh. Phôn được học bổng, cùng trường với Tiểu Vũ. Suốt những ngày loay hoay tìm người quen để hỏi về cuộc sống, môi trường, lớp học, Phôn tìm thấy cái tên Tiểu Vũ vốn vẫn luôn thân quen với anh. Dẫu, sau thời gian ở cạnh cô trong bệnh viện, tất cả những gì giữa Phôn và cô có, là những lần Phôn lén lút núp sau gốc cây nhìn về phía bóng Tiểu Vũ xiêu xiêu đổ nghiêng giữa trời chiều giờ tan học, vội vã bước lên chiếc ô tô cáu cạnh của mình và đi; chưa từng bao giờ quay lại nhìn, chưa từng bao giờ phát hiện ra bóng cậu trai lấp ló suốt rất nhiều năm, nhiều tháng... Nhưng với Phôn, Tiểu Vũ vẫn luôn rất quen thuộc.
Khi biết thông tin về Tiểu Vũ, Phôn nghe ngộp thở lắm. Anh tự hỏi, liệu khi đối diện nhau, cô có nhận ra anh? Mà, nhận ra rồi, liệu cô có tiếp chuyện? Hay cô sẽ giữ khoảng cách bằng kiểu im lặng đáng sợ, trôi ra từ đôi mắt tròn to, đen láy nhưng đầy ướt át, như gần mười lăm năm trước cô đã làm? Có thể Tiểu Vũ không nhớ, nhưng Phôn thì không bao giờ có thể quên; buổi chiều ảm đạm giữa hành lang bệnh viện sặc mùi etilen, một Tiểu Vũ sáu tuổi ngơ ngác nhìn mẹ khuỵu xuống trước một bóng blu trắng, rồi bật dậy lao vào phòng có xác người đàn ông từng là tất cả của mẹ và cô... Lúc ấy, Phôn cũng chỉ là một đứa trẻ, nhưng đủ hiểu chuyện gì vừa xảy ra - hiểu một cách mơ hồ để cảm thông cũng rất mơ hồ - và đưa tay sang nắm lấy tay Tiểu Vũ. Ngay khoảnh khắc ấy, thứ duy nhất Phôn nhận được là cái nhìn vô hồn từ Tiểu Vũ. Cô rời đi, không nói với anh một lời nào, tiến thẳng về phía thế giới mà tự cô đã khép chặt lại, chỉ cho phép duy nhất thêm một người khác nữa bước vào - mẹ!
Tận đến khi nhìn thấy Tiểu Vũ ở sân bay - không biết tại sao, nhưng giữa hàng trăm con người đứng đấy, đi qua đấy, Phôn nhận ra cô ngay - Phôn càng thấy ngộp thở hơn. Trong anh, có một niềm tin mãnh liệt vào một từ mà con người ta thường rất hay nhắc trong đời họ - duyên. Và, Phôn chạy lại, bằng những bước duyên ấy, không dám mong Tiểu Vũ sẽ đón nhận mình, không dám nghĩ gì cả, chỉ là phải gọi và anh gọi, thế thôi!
***
Nếu như nói đúng sự thật, thì cảm giác muốn tự bù đắp cho mình quá lớn, đến độ chuyện Phôn luôn đủ khéo léo để lấy lòng Tiểu Vũ chẳng mấy ý nghĩa với cô cả. Cô đã cô đơn đủ lâu để biết sợ cảm giác ấy - có một ai khác xuất hiện và muốn chăm sóc, muốn chở che. Thêm phần, xưa nay, cô vốn chỉ nghĩ về mẹ theo kiểu, có bất kỳ điều gì hay ho trong cuộc sống, cô và mẹ đều có thể chia sẻ với nhau; thế nên, nếu chia sẻ với ai khác cũng đồng nghĩa với việc cô chấp nhận cho người đó thế chỗ mẹ - theo một cách nào đó - mà suy nghĩ này thì thật quá khó chấp nhận. Nhưng giờ, Tiểu Vũ biết, mẹ có quyền chia sẻ với bác Đạm - là cách rất giản đơn để hai con người có thể hiểu nhau và yêu nhau nhiều hơn - nên, phần của cô, cô sẽ giữ cho mình. Đương nhiên, cô vẫn nghĩ, cô sẽ kể cho mẹ nghe hết, ở thời điểm cô tin mẹ sẵn sàng nghe. Còn lại, Tiểu Vũ thật sự muốn mẹ có quyền được hưởng những ngày tháng hạnh phúc riêng tư, bù lại chuỗi ngày mẹ vò võ một mình lo cho cô. Tiểu Vũ hơn bao giờ hết, biết mình cần có một người chịu lắng nghe, để xả ra cho bằng hết những ngổn ngang trong lòng, để tìm cho mình một lối đi mới theo cách hoàn toàn mới. Và, cách đơn giản nhất để có thể thực hiện điều ấy, là cô chọn Phôn! Có phần nào đó vị kỷ - Tiểu Vũ biết chứ - nhưng duy nhất một cảm giác có thể giúp con người ta dám mạnh dạn chia sẻ, đó là an toàn; và lúc này đây, người duy nhất khiến Tiểu Vũ thấy an toàn, ngoài mẹ, là Phôn!
Thứ được gọi là "chọn để chia sẻ" này phải được kể theo thứ tự như sau. Tiểu Vũ giúp Phôn mọi thủ tục vào ký túc xá nam. Cô cứ ngỡ, khi biết cô ở ký túc xá nữ, Phôn sẽ thắc mắc tại sao gia đình nhiều điều kiện thế, cô không tự ra ngoài thuê nhà ở cho thoải mái, lại chọn nơi có đến hai cái giường trong một phòng - điều đương nhiên là cô sẽ ở cùng một người không chắc có thể xem là bạn. Thế nhưng, phản ứng duy nhất của Phôn lại rất buồn cười; anh quay sang, nhoẻn miệng cười và hỏi.
- Thế từ chỗ Phôn sang Tiểu Vũ xa hay gần? Hy vọng là dễ đi.
Hết ngày đầu tiên sắp xếp chỗ ở, Tiểu Vũ đãi Phôn một bữa vừa phải ở chỗ mình làm - nơi mà từ mai, cô lại phải sắp xếp lịch để tuần đến đứng ba ngày, mỗi ngày tám tiếng. Phôn không giành trả tiền sau khi nghe Tiểu Vũ bảo cô được giảm giá đến năm mươi phần trăm. Anh bảo.
- Thế lần sau đến đây, Tiểu Vũ dùng cái thẻ được giảm giá cho Phôn mượn để trả tiền, nhé? Tiểu Vũ đã tưởng, Phôn sẽ thắc mắc chuyện gia đình cô có điều kiện - có thừa - để cô không cần phải đi làm thêm kiếm số tiền khá ít ỏi so với số tiền mẹ sẽ bỏ ra lo cho sự học của Tiểu Vũ nơi này, nhưng không, Phôn không hỏi gì cả. Mọi thứ trong câu chuyện giữa anh và cô tự nhiên theo cách chậm rãi tiến dần, đúng trình tự, đúng không gian; gần như chẳng bao giờ Phôn thắc mắc gì cả, nhưng điều ấy hoàn toàn không có nghĩa không tạo cho Tiểu Vũ cảm giác được quan tâm. Khi một người giàu kết bạn với một người nghèo, thì chắc chắn người tránh nhắc về gia cảnh sẽ là người có điều kiện thoải mái hơn, như một kiểu không muốn tổn thương người còn lại. Giữa Tiểu Vũ và Phôn thì hoàn toàn khác; chính anh chẳng bao giờ quan tâm đến thân thế của cô, vì đơn giản, thứ cô cần là một tình bạn, chứ không phải một lý lịch trích ngang của một người cùng vai vế trong xã hội.
Chỉ sau chừng một tuần hơn chút, Phôn cũng tìm được việc làm thêm cho mình. Phôn tự tìm, không nhờ vả gì Tiểu Vũ cả. Phôn chỉ đến, bảo, ngày Phôn làm việc cùng ngày với cô đi làm, nên anh sẽ ghé đưa cô đi làm cùng, vì chỗ làm của hai người cũng không cách xa nhau lắm, chúng nằm trên cùng một con đường. Tiểu Vũ hơi bất ngờ với thông tin này. Cô ở đây lâu hơn Phôn, cô từng loay hoay, mất đến gần nửa năm mới có thể tìm ra một công việc để làm, thế mà, anh mới sang đây chỉ một tháng đã tìm được việc. Quả thật, cô thấy bất ngờ.
- Chà, có vẻ như có người rất giỏi chuyện tự xoay xở, nhỉ? - Tiểu Vũ nói, không thể giấu được sự hồ hởi của mình.
- Sẽ không có khó khăn gì khi mình biết còn có ai đó ở bên cạnh! - Phôn nói, nhẹ nhàng và rất chân thành.
Suốt một tháng sau đó, đều đặn mỗi tuần ba buổi, Phôn đến đi bộ cùng Tiểu Vũ đến chỗ làm của cô rồi anh lặng lẽ đến chỗ làm của mình. Anh bảo cô phải đợi anh đến đón thì mới được về, vì trời khuya, đi lại một mình có phần bất tiện. Tiểu Vũ không hề phản đối - thậm chí cô còn không có suy nghĩ sẽ phản đối - và hồ hởi đợi đến lúc hết giờ làm, hai đứa đi bộ cạnh nhau trên con đường lên màu đèn xanh đỏ. Quả thật, cảm giác có một ai đó ở cạnh mình vì họ thật sự muốn làm điều ấy là cảm giác rất tuyệt, là thứ bắt đầu cho sự bổi hổi, ngóng mong...
Có đôi lần, Tiểu Vũ muốn lên tiếng hỏi về mẹ của Phôn - người đàn bà khắc khổ trong trí nhớ mơ hồ của cô - nhưng không dám. Vì, không hiểu sao, dẫu chưa từng bao giờ nhắc đến, nhưng Tiểu Vũ có cảm giác rằng Phôn không muốn nói về chuyện này. Phôn thậm chí không muốn nhắc về những ký ức ở Việt Nam. Cái kiểu tránh né rất vụng về và có phần đau khổ.
Tiểu Vũ cũng đau khổ. Vì, cứ khi để ý đến Phôn, cứ khi muốn hỏi về cuộc sống của anh, để anh biết rằng cô muốn chia sẻ nhiều hơn những bước sóng cạnh nhau đến lớp, đến chỗ làm, là cô lại nhớ về cha, nhớ về dấu mốc đã đem người đàn ông duy nhất trong đời cô tin là hoàn hảo ra khỏi cô và mẹ. Rồi, cứ vậy, cô lại nghĩ đến mẹ với một nỗi chông chênh rất lạ, rằng, không biết đời mẹ đã thật sự bình yên?
***
Mùa thu ở xứ người rất khác so với mùa thu Việt Nam - khác với mùa thu ở những địa danh mà Tiểu Vũ đã cùng mẹ đi qua ở nước nhà. Ở quê nhà, Tiểu Vũ thường hay tìm được những đầu gió xao xác lá vàng, nắng vàng để đậu tâm hồn mình vào những bảng lảng thân quen. Mùa thu nơi xứ người hanh hao một nỗi nhớ nhung vàng vọt với từng đọt gió chấp chới trên cao, đến độ, có cố với, tay cô cũng không thể chạm vào.
Mẹ gọi sang, bảo với Tiểu Vũ, nghe đâu mùa thu nơi Tiểu Vũ đang ở đẹp lắm, và, mẹ muốn cùng Tiểu Vũ đi qua mùa thu này. Trong lòng cô có chút hoài nghi nhưng không dám nói. Một năm trời ròng rã trước đấy, mẹ chưa từng bao giờ nói thẳng, nhưng luôn úp mở về chuyện tiêu xài không chạm đến chỗ lãng phí, nên hai mẹ con phải xa nhau đằng đẵng suốt một năm. Giờ, Tiểu Vũ mới chỉ sang học lại vài tháng, chẳng hiểu sao mẹ lại nghĩ đã đủ để mẹ tiêu một khoản tiền lớn hơn khoản tiền mua vé cho Tiểu Vũ về thăm nhà, chỉ vì, mẹ muốn nhìn ngắm một mùa thu đẹp? Có phải khi yêu, con người ta sẽ quên đi khái niệm hợp lý mình từng xây dựng trong cuộc đời?
Tiểu Vũ đương nhiên không phản đối - không có lý do gì để phản đối, khi mà nỗi nhớ nhung dành cho mẹ lớn át hẳn tất cả mọi sự vốn đẹp đẽ trong ký ức cô. Nhưng, sự hồ nghi hoặc chút ít lo ngại đang lấn bấn trong lòng Tiểu Vũ rất khó có thể giấu được một người chu đáo như Phôn.
- Có chuyện gì à, Tiểu Vũ? - Phôn hỏi, ngay khi vừa giáp mặt Tiểu Vũ vào buổi chiều cả hai cùng thong dong dạo chơi. - Phôn thấy Tiểu Vũ có vẻ buồn?
- Mẹ Tiểu Vũ sẽ sang thăm! - Tiểu Vũ trả lời, không giấu giếm.
- Vậy sao? - Phôn lại hỏi, không giấu được vẻ ngạc nhiên. - Phôn tưởng, vậy sẽ khiến Tiểu Vũ vui chứ?
- À! - Tiểu Vũ nhướng mày, cười nụ cười phệt một lúm đồng tiền nhạt bên má. - Vui chứ, rất vui!
- Không thấy gì là vui cả! - Phôn nhún vai. - Mà thôi, hôm nay ngày nghỉ, chúng ta đi chơi và có hứa sẽ chỉ vui. Thêm tin ấy nữa, chúng ta sẽ vui gấp đôi, nhé?
Phôn nói, rồi rất nhanh, rất dứt khoát, anh kéo tay Tiểu Vũ đi, băng qua con lộ rợp hai hàng cây đang trút lá vàng xào xạc, tiến thẳng về phía bờ biển ì oạp sóng mà mỗi tối, Tiểu Vũ đều đòi anh đưa cô đến nhưng luôn bị từ chối, vì đấy là tụ điểm của những cô gái bán dâm với khách làng chơi. Vốn Tiểu Vũ chưa bao giờ quan tâm đến những cô gái ấy, không quan tâm và không phán xét! Chuyện tốt xấu giữa cuộc đời này được đánh giá qua góc nhìn của mỗi người, mà chẳng ai nhìn giống ai cả; thế nên, đừng áp đặt cái nhìn của mình vào một thứ nào đó rồi mặc định đúng hay sai. Phôn cũng không nghĩ về chuyện này quá nhiều, nhưng anh không muốn đầu óc của Tiểu Vũ lấm bẩn; vì dẫu cho là xã hội nào, có tiến bộ đến đâu, chuyện hai con người chia sẻ nhu cầu tình dục theo cách bán mua đều không thể gọi là tự nhiên và tốt đẹp được. Phôn không muốn Tiểu Vũ phải nhìn thấy, nghe thấy bất kỳ gì giống như vậy, thế nên, muốn dạo chơi nơi đây thì phải ở khoảng thời gian mà anh tin chắc rằng, cả hai có thể thoải mái hoàn toàn trước tất cả mọi thứ, dĩ nhiên, đầu tiên là tránh đi những chuyện mà anh đã và đang e ngại cho chính cô!
- Phôn này! - Tiểu Vũ quay sang nhìn Phôn đang hồ hởi đi như chạy sát cạnh cô. - Sao... sao Phôn biết khu này là của gái bán hoa?
Phôn hơi khựng lại, có vẻ lúng túng, vì chính trong đầu anh cũng đang nghĩ đến điều này - lý do mà mãi mãi anh chẳng chịu đưa cô nàng xuống ngắm biển. Chiều tà đỏ ở cuối đường chân trời, nơi vệt trời và biển bỗng dưng thành thẳng tưng. Phôn nhìn về phía ấy, rồi quay sang Tiểu Vũ, cười hiền.
- Họ đã từng mời Phôn vào những ngày đầu Phôn đến đây!
- Đã từng? - Tiểu Vũ cao giọng, nửa ngạc nhiên, nửa khó chịu.
- À... - Phôn lúng túng. - Những ngày Phôn đi tìm việc. Có vài hôm khá khuya và Phôn chỉ đi một mình...
- Nhưng... dẫu sao... chắc họ... chắc họ biết Phôn thiếu thốn thì mới... - Tiểu Vũ cố nói những từ rất khó để mở lời, vì cô không còn có thể giấu lòng mình được nữa rồi!
Thật là, nghe một câu thú nhận đầy chân thật từ Phôn, thứ đầu tiên trôi ra trong đầu Tiểu Vũ là cảnh Phôn cởi trần, quần jeans cũng đã tháo khuy, nằm ngắm nghía cô gái điếm không mặc quần áo. Không biết sao, nhưng Tiểu Vũ lại thấy họ nằm cạnh nhau và Phôn ngắm nghía cô nàng tóc vàng nọ. Tiểu Vũ không thấy gì hơn, hay vì đầu óc cô non nớt đến độ không thể nghĩ ra, sau khi cởi quần áo, một đàn ông - một đàn bà sẽ làm gì với nhau? Và nói thật, cho dù có biết, thì chắc Tiểu Vũ cũng không dám để mình tưởng tượng đến cảnh ấy. Vì, chỉ mới nghĩ đến chuyện Phôn ở cạnh một cô gái khác - cho dù là có mặc quần áo hay không - thì Tiểu Vũ cũng đã thấy đau lắm rồi. Nếu còn gì khác nữa, có lẽ, cô sẽ không chịu đựng nổi. Lạ lùng nhỉ, con người có thể làm đau bản thân bởi chính những suy nghĩ, những tưởng tượng của mình?!
Phôn lặng im - hoàn toàn lặng im sau câu nói vừa rồi của Tiểu Vũ. Kiểu lặng im có vẻ đáng sợ, đến mức Tiểu Vũ phải đưa mắt liếc nhìn sang. Phôn cúi mặt, chậm rãi bước đi, hoàn toàn không còn chút hồ hởi nào của ban đầu nữa.
- Phôn giận Tiểu Vũ à? - Tiểu Vũ e dè hỏi.
- Ừ! - Phôn thẳng thừng.
- Chỉ là... - Tiểu Vũ huơ tay, cố tìm lời giải thích.
- Chỉ là đàn ông, ai rồi cũng sẽ thế, phải không? - Phôn dừng lại, quay hẳn sang. - Họ có thể làm tình với những người mà họ không hề có cảm giác yêu thương, hả?
Lần đầu tiên Tiểu Vũ biết, có lúc Phôn cũng nổi giận. Mà, khi một người được đánh giá theo kiểu "cũng biết nổi giận" thì sẽ thật sự rất đáng sợ khi chạm đến cơn giận dữ của mình. Tiểu Vũ lặng im, không nói, không giải thích. Cái tự ái của một cô gái mới lớn, đối diện với cảm giác hờn ghen đầu tiên mình tìm thấy trong đời rất khó bị đánh gục để thừa nhận, để giải thích. Tiểu Vũ im lặng, theo đúng cách Phôn đã im lặng với cô trước đó một phút. Phải! Anh cần tự mình trải qua cái cảm giác ghê gớm mà anh đã cố tình tạo ra đi.
Không biết Phôn có thấy mình đã sai khi nổi nóng hay không, chỉ biết, với bản tính luôn nhún nhường người khác - dĩ nhiên chỉ là những người anh quan tâm và yêu thương - thì Phôn đã ngay lập tức xin lỗi Tiểu Vũ, để hai đứa có một buổi chiều vui vẻ như đã hứa với nhau.
Tiểu Vũ nhún vai sau khi nghe câu xin lỗi từ Phôn. Cô không muốn giận anh, vì cũng chẳng có lý do gì để giận cả. Nhưng cô cũng không muốn mình trở nên quá dễ dãi với chuyện để người khác bắt nạt mình rồi bỏ qua chỉ vì hai từ xin lỗi. Thật sự, kiểu nhún vai có vẻ bất cần chút ấy, lại khiến cô trở nên hấp dẫn lạ lùng. Mái tóc bung xù không kịp trở về nếp dưới những đọt gió mỏng liêu xiêu càng khiến Tiểu Vũ đẹp hơn nữa. Phôn cúi mặt xuống, sau một hồi lâu ngắm nghía gương mặt đẹp tựa thiên thần của Tiểu Vũ, bẽn lẽn đưa bàn tay hãy còn rất run rẩy của mình, khe khẽ chạm vào bàn tay cô cũng đang run rẩy. Họ đan tay nhau, đi dọc suốt con đường dẫn về bãi biển vàng vàng. Cả hai đều biết, lòng mình đang xốn lên một nỗi rộn ràng mà đi suốt cả cuộc đời, họ mãi mãi không bao giờ tìm thấy thứ gì đẹp giống như thế.
- Có vẻ như... - Tiểu Vũ mở lời sau khoảng im lặng lúc cả hai ngồi xuống cạnh nhau, nhìn ra biển. - Phôn đã từng nghe những điều nghi hoặc người ta dành cho đàn ông.
Phôn chớp mắt, vẫn nhìn thẳng. Anh không hiểu tại sao cô lại ương bướng đến mức này? Anh không hiểu tại sao cô cứ phải bàn mãi về một đề tài mà cô đã chắc chắn nó sẽ khiến người khác cảm thấy khó chịu? Anh không giận, không bực vì điều ấy. Ngược lại, anh thấy yêu mến cô nhiều hơn. Bởi, những gì cô thể hiện - vừa mới thể hiện - là minh chứng rõ ràng cho sự rắn rỏi, cả quyết mà trước đây mười mấy năm, anh đã cảm nhận được, để rồi lòng cứ thầm thương, trộm nghĩ hoài, không dứt ra được, cho dù, lúc ấy anh chỉ là một cậu nhóc chưa hiểu gì về tình yêu. Nhưng, quả thật, câu hỏi của cô, về vấn đề đã khiến anh nổi cộc ban nãy khiến anh trở lại với cảm giác hoàn toàn không thoải mái. Phôn thở dài.
- Không phải ai rồi cũng nghĩ thế đâu, Phôn ạ! - Tiểu Vũ lại nói, cố để mở cho bằng được một góc tâm hồn Phôn đã quyết đóng chặt lại.
- Tiểu Vũ có nghĩ thế không? - Phôn hỏi, dẫu sự thật trong lòng anh vốn đã có suy nghĩ, cô chẳng bao giờ chịu tin đàn ông, từ câu nói vô tình ban nãy về đề tài những cô gái điếm.
- Cũng tùy người! - Tiểu Vũ thật thà. - Nhưng với Phôn thì không!
- Nếu không... - Phôn quay hẳn sang Tiểu Vũ. - Tại sao khi nãy Tiểu Vũ lại bảo, vì họ thấy Phôn thiếu thốn nên họ mới mời?
- Vì sự thật là nhìn Phôn thiếu thốn! - Tiểu Vũ lại nhún vai, nói, thật tình và buồn nhiều phần khi buộc phải nói thế.
- Nhìn Phôn thấy rõ ràng là người thiếu tình dục à? - Phôn hỏi, cay cú. - Tiểu Vũ hiểu rõ về nhu cầu tình dục của đàn ông, nhỉ?
- Nhìn Phôn, thấy thiếu thốn một cái gì đấy, giống như là một người ở cạnh! - Tiểu Vũ nói, cũng rất rõ ràng, không ngại ngần, không giấu giếm và cũng không nổi giận như Phôn tưởng cô sẽ. - Còn về chuyện có hiểu hay không thì...
Phôn quay nhanh sang, kề môi mình vào đôi môi chúm chím hồng hồng trên gương mặt thanh tú của Tiểu Vũ. Có đôi chút bất ngờ nên gượng lại, nhưng rồi rất nhanh, cảm giác thèm muốn được dâng tặng nụ hôn trinh nguyên đầu đời cho người mà cô tin sẽ đem đến yên bình cho mình trong một quãng rất dài, Tiểu Vũ khẽ khàng đáp lại.
Phôn vòng hẳn vòng tay rắn rỏi của anh, ôm qua đôi vai nhỏ đang run lên vì những cảm xúc quá đỗi mãnh liệt của cô người yêu bé nhỏ. Tiểu Vũ thả lỏng thân mình đã mềm rũ, tuồn thẳng vào vòng tay của anh mỗi lúc một siết chặt hơn. Mùi môi của cô túa thẳng vào khứu giác anh, mềm và thơm hây hẩy - tựa mùi của khoảnh giao mùa nắng nhạt - để anh tin, cái vững vàng của thằng đàn ông trong anh nhất thiết phải sống mãi, để chở che, để bảo vệ, để yêu thương.
Cứ thế, giữa hoàng hôn đổ muộn, hai bóng người ngồi trước biển, ôm và trao nhau nụ hôn đầu đời - thứ đẹp đẽ nhất mà cả hai đã từng có được, cho dù, hoàn cảnh của họ trái ngược nhau.
***
Tiểu Vũ rất hào hứng trước ý nghĩ sẽ kể cho mẹ nghe về chuyện tình của mình với Phôn. Phôn thì không. Với anh, chuyện được Tiểu Vũ đón nhận tình cảm đã là quá nhiều, đã là quá may mắn. Anh không tin cuộc đời có hai niềm may mắn đến cùng nhau. Nên, chuyện mẹ Tiểu Vũ sẽ kịch liệt phản đối con gái bà yêu một chàng trai nghèo là chuyện anh nghĩ sẽ có thể xảy ra nhiều hơn chuyện bà đồng ý, ủng hộ.
Anh không nghĩ mình sợ khi đối diện với chuyện ấy. Nhưng, anh chưa nghĩ ra mình sẽ phải làm gì. Anh có thể yêu cô như cái sự thật nghiễm nhiên trong đời anh, rằng, cô là tất cả những gì anh có. Anh có thể đi cùng trời cuối biển với cô, cho dù, chuyện ấy chỉ để nhìn thấy cô cười. Anh có thể đem mạng sống của mình ra thế chấp, nếu điều ấy đem lại hạnh phúc cho cô. Chính vì thế, anh nghĩ, mình không bao giờ dám rời bỏ mối tình này, cho dù bất kỳ chuyện gì xảy ra. Nhưng, nếu mẹ cô phản đối và cô buộc phải nghe theo điều ấy, thì chuyện anh ở lại còn có ý nghĩa gì?
Phôn nghĩ, sau khi Tiểu Vũ học xong, anh sẽ cố giữ cô ở lại thêm một năm nữa, đợi anh học xong, cả hai cùng về. Giờ đến lúc ấy, chắc cũng còn đủ thời gian để anh cố làm việc, cố dành tiền, đủ để sắm vàng vòng làm lễ vật hỏi cưới cô. Hy vọng, khi ấy, anh sẽ được chấp nhận. Nên, chuyện anh khuyên Tiểu Vũ hãy chầm chậm công bố mối quan hệ, thật ra là có lý do cả, cũng như, anh đã có những sắp xếp, dự liệu trong đầu mình. Nhưng, điều ấy lại khiến Tiểu Vũ thấy tổn thương kinh khủng.
Cô nghĩ, ngày xưa mẹ lấy cha, cũng bốn bàn tay trắng siết nhau mà thành nên một gia đình hạnh phúc. Cha đã thành công trong làm ăn, để lại cho mẹ con cô một khối tài sản khổng lồ; đó là điều mà Phôn cũng có thể tạo ra khi anh vững vàng. Nên, chuyện hai đứa có hoàn cảnh khác nhau trước đây, lúc này không thể là lý do để tình yêu cô dành cho anh bị phản đối. Không có tranh cãi. Chỉ có những tiếng thở dài của Phôn và những giọt nước mắt của Tiểu Vũ. Cô quyết tự làm theo ý mình và theo cách của mình.
Tiểu Vũ không mấy bất ngờ khi thấy bác Đạm là người đẩy hành lý cho mẹ ở sân bay. Cũng có lúc, cô mong chỉ có hai mẹ con - nhất là khi Phôn cứ cương quyết cản trở chuyện cô nói với mẹ - để thỏa sức mà tâm sự với nhau. Nhưng, khi mẹ nói về một mùa thu đẹp ở một nơi xa lạ, Tiểu Vũ đã biết, mẹ muốn có kỷ niệm đẹp với người đàn ông mà mẹ đã chọn sau chừng ấy năm để tang cha. Và, cô thấy không khó để đón nhận chuyện ấy.
Buổi cơm chiều bốn người diễn ra khá trơn tru, vui vẻ ở nơi Tiểu Vũ làm việc. Mẹ và Phôn có vẻ rất tự hào khi chủ nhà hàng ra tận cửa đón cả bốn người vào, rồi đồng ý cho Tiểu Vũ nghỉ làm hai tuần, trong khoảng thời gian mẹ ở đây. Riêng bác Đạm, tuyệt không nói gì.
Tiểu Vũ để ý nhiều lần, cố gợi chuyện nhiều lần, nhưng bác Đạm có vẻ chỉ trả lời cho có lệ, rồi nhanh chóng trở lại với những suy tư bác đem từ Việt Nam sang tận đây. Mẹ có phần lúng túng, nhưng Phôn và Tiểu Vũ đã thừa khéo léo để giúp mẹ thấy thoải mái hơn với chuyện cứ tôn trọng sự riêng tư của bác Đạm.
Tiểu Vũ nấn ná ở lại với Phôn thêm chút nữa, đợi đến giờ Phôn đi làm, cũng như để nài nỉ anh cho cô kể về mối quan hệ này với mẹ. Mẹ bảo mẹ và bác Đạm sang khách sạn gần đấy đợi cô.
Tiểu Vũ buồn bã tiến về phía khách sạn sau khi nghe Phôn cương quyết bảo cho anh thêm vài ngày nữa, tự anh sẽ tìm cách nói với mẹ cô. Tiểu Vũ đứng tần ngần trước cửa phòng khách sạn không khóa, chỉ khép hờ. Anh chàng phục vụ hỏi lại Tiểu Vũ, có cần thêm gì không rồi mới rời đi. Cô đứng nhìn theo anh chàng phục vụ điển trai người Mỹ, tần ngần không muốn vào.
- Đợi thêm vài hôm nữa, em sẽ nói. - Tiếng mẹ rất khẽ vọng ra. - Mình vừa đến nơi mà...
- Hình như em có vẻ chần chừ thì phải? - Giọng bác Đạm đầy trách cứ.
Tiểu Vũ im lặng tựa lưng vào khoảng tường sát cánh cửa khép hờ. Mẹ cũng có chuyện muốn nói? Hay, mẹ và bác Đạm đã quyết đến với nhau bằng một đám cưới nhỉ? Nếu thế thì sao? Cũng hay! Có lẽ, đó lại sẽ là cơ hội tốt để mẹ đón nhận Phôn. Mình đợi vậy! Tiểu Vũ nghĩ.
- Anh biết là em cũng muốn mà! - Giọng mẹ có vẻ khẩn khoản, cố để bác Đạm không giận thêm.
- Em đã muốn đi một mình đấy thôi...
Tiểu Vũ lặng đi. Còn có gì đấy đằng sau câu chuyện dang dở khiến Tiểu Vũ phải đoán mò, nhiều hơn một đám cưới. Tiểu Vũ chắc chắn vậy, nhưng không biết là gì. Dĩ nhiên, đó phải là chuyện khó nói lắm thì mẹ và bác Đạm mới có vẻ căng thẳng khi bàn bạc thời điểm nói với Tiểu Vũ. Dẫu sao, cô cũng mong, đó chỉ là chuyện mẹ muốn cưới mà ngại cô không đồng tình thôi.
Tiểu Vũ lặng im nghe thêm. Những tiếng trao đổi trong phòng nhỏ dần khiến cô không còn nghe thấy gì nữa. Tiểu Vũ hít thở, toan dấn bước vào. Thì, dội thẳng đến tai Tiểu Vũ, tiếng mẹ thở gấp - rất gấp. Rồi, tiếng mẹ si sỉ rên rỉ. Tiếng ọp ọep giường chiếu... Tiểu Vũ lại lặng đi...
***
Phôn vội vã bước ra. Tiểu Vũ nhìn lên, mắt nhòe ướt. Cô không muốn khóc, vì, chuyện mẹ làm tình với người mẹ yêu không thể là lý do để cô khóc. Nhưng, không hiểu sao nước mắt cứ trào ra.
- Em... em sao vậy? - Phôn lo lắng. Anh đoán, mẹ cô đã từ chối rồi.
- Anh còn tiền chứ, Phôn?
- Còn! - Phôn ngồi xuống, cau mày, bất ngờ và ấp úng. - Sao, hả em?
- Đêm nay, mình ở khách sạn, được không anh?
i
Danh sách chương