Xung quanh chẳng có ma nào, Bản Vương đành phải cởi áo phi xuống hồ.
Thằng cháu ngốc của Bản Vương mặc chi cho lắm áo, lông cáo gặp nước nặng như cùm, Bản Vương tốn sức chín trâu hai hổ mới vớt được nó lên, đến bờ chỉ thấy nó lạnh đến run cầm cập, mặt mũi tái xanh.
Bản Vương vội lấy áo khoác bên bờ bọc kín lại, ôm chạy về phòng, tay quen lột trần nó ra, nhét vào chăn.
Yến Cửu không kịp phản kháng, chỉ run rẩy trợn tròn mắt lườm ta, nghiến răng nghiến lợi hăm dọa: “Trẫm, Trẫm, Trẫm, trở về, nhất định, sẽ, trị, trị ngươi tội phạm, phạm thượng.”
“Ừ ừ.” – Bản Vương gật đầu lấy lệ, mở to lò sưởi trong phòng, sau đó sai người đi đun nước cho Bản Vương và Yến Cửu ngâm người tắm rửa.
Tuy Bản Vương không cảm thấy gì thật đấy, nhưng để người bị nhiễm lạnh kiểu gì cũng ốm ra.
Đổi bộ quần áo ướt sũng trên người, Bản Vương liếc Yến Cửu đang chui rúc trong chăn, lấy tấm khăn, ra lau tóc cho nó.
Lần này thì nó ngoan ngoãn gối lên đùi Bản Vương, nghển cổ, thoải mái hưởng thụ Bản Vương hầu hạ.
Bản Vương vừa tức vừa buồn cười, hỏi nó: “Trời lạnh thế mà chạy ra hồ làm gì?”
“Hiếm khi mới có trận tuyết rơi, Trẫm đi ra ngắm cảnh.” – nói rồi lại tức giận, không biết trút vào đâu thế là đổ hết lên cái cầu, “Hoàng thúc, đập cái cầu kia đi, cầu gì mà chẳng có lan can bảo vệ, nguy hiểm chết.”
Đã là ý chỉ của Thánh Thượng, Bản Vương nào dám cãi lời, chỉ đành gật đầu, đồng ý “Ừ”.
Nó im lặng một chốc, thấy mình nổi giận thật vô cớ, thế là giả đò ho khù khụ mấy cái, sửa lại: “Thôi, Trẫm nói vậy thôi, dù gì cũng bắc mấy chục năm rồi, trước kia Trẫm còn hay chạy chơi trên đấy, có chút kỷ niệm, giữ lại đi.”
Ta vẫn “Ừ ừ” đồng ý theo nó.
Thế rồi chả hiểu sao nó đùng đùng nổi giận, người ngoáy như con đông tây, nói rằng: “Ừ ừ ừ, cái gì cũng ừ? Nếu Hoàng thúc không thích thì cứ nói. Từ bao giờ giữa chúng ta lại khách sáo thế?”
Bản Vương nhức đầu, nói gì nghe nấy cũng sai hở? Lúc Bản Vương tăm tắp nghe theo thì có kẻ mắng nhiếc Bản Vương rẻ rúng Hoàng quyền, không coi Hoàng Đế ra gì, đến lúc trái lệnh thì lại nói ta được đằng chân lân đằng đầu.
Kiểu gì cũng bắt bẻ được.
Yến Cửu thấy ta không nói gì lại nhăn nhó ngoáy ngó người, hung hăng ghì đầu lên đùi ta, vì ngoạy ngọ liên tục mà chăn trượt xuống, để lộ ra bờ ngực trắng phau, trông còn mịn màng hơn cả gấm Vân Nam thượng hạng.
Làm Bản Vương bỗng nhớ đến lời Diêu Thư Vân mời mọc vừa ban sáng. Rằng đàn ông, không phải dạng vai u bắp thịt, râu tóc xồm xoàm, nếu làm về nghề trăng hoa đương nhiên là thân hình thon thả, da dẻ nõn nà.
Thật chứ, trần đời còn ai có thể sánh được với làn da mịn màng trơn láng bằng tiểu Hoàng Đế sống trong ngọc ngà nhung lụa đây.
Bản Vương mới bần thần, ánh mắt cũng quên cả kiêng kị.
Yến Cửu nằm trên đùi ta, tơ hơ để cả bờ ngực lõa lồ, đôi môi hồng đào nhoẻn lên, như cười như không hỏi ta rằng: “Hoàng Thúc, ngài đang nhìn gì đấy?”
“Không gì cả.” – Bản Vương đảo mắt về, nghiêm chỉnh đắp chăn cho nó.
Yến Cửu sượng mặt, tức thì lại nổi cơn giận dỗi, cuốn chăn, chui vào góc giường.
Thằng bé thay đổi cứ như thời tiết, làm Bản Vương cũng không hiểu ra làm sao.
Tục ngữ có câu “Trời tháng sáu và trẻ con là thay đổi thất thường”, ấy thế mà thằng cháu ta đã tròn mười lăm, vậy mà tính tình vẫn thật khó đoán.
Lại có câu, gần Vua như gần cọp, đúng là khổ không để đâu cho hết.
Tự dưng thấy thật tẻ nhạt, Bản Vương lấy miếng ngọc Dương Chi mà Tiểu Cửu tặng cho, quan sát một lúc rồi lấy đao tỉ mỉ đục khoét.
Từ một miếng ngọc chả hình thù trở thành một miếng ngọc dẹt hẳn hoi, Bản Vương thổi hết vụn ngọc, khắc hoa văn.
Mấy khóm xương bồ dần hé nở, từ từ lộ ra những chi tiết ban đầu cho miếng ngọc.
Bản Vương đang định khắc hai chữ “Tử Nhiên” vào mặt sau thì Yến Cửu lại trở mình, cuộn chăn bò lại, hỏi: “Trẫm chỉ biết nghìn vàng khó cầu được tranh chữ của Hoàng Thúc, không ngờ Hoàng Thúc điêu khắc cũng cao siêu thế.”
“Hoàng Thượng chê cười rồi.” – Bản Vương chà nhẹ miếng ngọc bích, nói: “Chút tài lẻ thôi.”
“Thật không?” – chừng như Yến Cửu rất lấy làm thích thú, đôi mắt phượng hấp háy đầy mong chờ, “Không biết Hoàng Thúc khắc để mình dùng, hay đem tặng ai?”
“Tặng Thư Vân.” – Bản Vương cười, “Mấy hôm trước hắn tìm cho ta một miếng huyết ngọc, miếng ngọc này là để đáp lễ.”
“Vậy à…” – thế rồi chả hiểu sao nó lại dỗi, xoay người chui vào lại góc giường.
Bản Vương: …
Đây là cớ làm sao?
Rốt cuộc là muốn ta sống sao?
Ngọc bội chưa khắc xong đã thấy nô tài bê hai chiếc thùng gỗ lớn, bẩm báo: “Vương gia, nước đã chuẩn bị xong rồi.”
“Ừ, các ngươi lui xuống đi.” – Bản Vương cất miếng ngọc, liếc nhìn Yến Cửu đang cuộn tròn trên giường, gọi nó: “Hoàng Thượng, dậy ngâm người xua lạnh đi nào.”
Yến Cửu rúc sâu vào trong chăn, không buồn nhúc nhích.
Cực chẳng đã, Bản Vương lại phải phạm thượng, mò vào ổ chăn kéo người, bế thẳng vào thùng nước.
Nãy vô tâm cũng chả để ý nhiều. Giờ nhìn vào bồn nước mới thấy cả người Yến Cửu trắng ngần như thoa phấn, mịn màng không tỳ vết, ngay cả ‘Tiểu thái tử’ rung rinh trong nước cũng xinh xắn và thanh tú hơn người thường.
Ta đây chỉ nhìn bâng quơ vậy chứ nào có tâm tư dâm dục nào, vậy mà chả hiểu sao con gấu con ấy lại đỏ bừng cả mặt mũi, hằm hằm lườm ta, gắt gỏng: “Nhìn cái gì thế hả? Cẩn thận Trẫm trị ngươi tội bất kính!”
Vâng vâng, Bản Vương cũng không thiếu cái đó nhé, không nhìn thì thôi.
Ta xoay người, cởi quần áo, vắt đại sang một bên, rồi nhấc chân bước vào thùng.
Ngoái đầu lại chỉ thấy Yến Cửu vội vã chuyển mắt không dám nhìn Bản Vương, y chóc kiểu có tật giật mình.
Bản Vương đây lại không ngại cho nó nhìn thêm mấy bận.
Nhờ chăm chỉ luyện võ, da dày thịt béo, trừ tay với bụng hơi có thịt ra còn lại chả có gì đáng xem.
Cho nó nhìn cũng chả mất miếng thịt nào.
Yến Cửu thì dường như rất hâm mộ, mong mỏi nhìn ta bảo rằng: “Hoàng Thúc sức dài vai rộng, tay chân thon dài, dáng người thật đẹp. Chả bù cho Trẫm, cũng muốn tập võ lắm mà xương cốt không hợp, mấy năm trước lại trúng độc, nằm liệt giường nửa năm mãi mới qua khỏi, nhưng cũng không được như trước kia, mới đứng trung bình tấn đã thở không ra hơi.”
Bản Vương trông khuôn mặt nó bị nước nóng hun hồng hào, bật cười, “Hoàng Thượng là Vua một nước, lấy mưu trí trị vì thiên hạ, mấy thứ võ vẽ này để phần cho hạng võ phu là được rồi.”
Nó nhéo nhéo cánh tay trắng nõn mềm mại của mình rồi bĩu môi, chìm sâu vào trong bồn, tóc tản ra la đà trên mặt nước, hệt như gấm đen hảo hạng.
Khuôn mặt nó nhuốm một lớp hơi nước li ti, giữa làn khói nhờ nhờ chừng như thêm mấy phần sầu não.
Bản Vương cách nó hai tấm ván, mặt đối mặt, nhất thời im lặng chẳng ai nói gì.
Bản Vương khép hờ mắt nghỉ ngơi, đến khi nhìn lại đã thấy mặt nó đỏ lựng, ánh mắt lờ đờ, cả người gật gà gật gù, rồi đột nhiên chìm nghỉm vào trong bồn.
Bản Vương hoảng hốt, nhảy vội ra khỏi bồn, áo cũng chưa kịp mặc, chạy ra mò nó lên.
Chỉ thấy Yến Cửu híp mắt, cả người nhũn như bùn, mềm oặt dựa vào lòng Bản Vương, thều thào, “Trẫm, hình như bị sốt rồi.”
Bản Vương vội vàng sờ trán nó, rồi chợt nhớ ra ta làm gì có xúc giác mà nhận ra nóng hay lạnh, thế là lau người cho nó, vùi vào trong chăn, sau đó khoác áo, cho người đi mời đại phu.
Ba năm trước, Yến Cửu bị Ngũ Hoàng Tử đầu độc, may thoát chết trở về, nhưng từ đó tạo thành gốc bệnh không dứt. Chỉ cần khó chịu thôi là sẽ phát bệnh như núi đổ, nằm bẹp trên giường không dậy nổi.
Lúc trưa cũng thế, nó nằm ngủ trên giường mà mặt mày nhăn nhó, trông đã biết là rất khó chịu.
Giờ đã sẩm tối, đại phu có tới bắt mạch hỏi han, kiểm tra đủ kiểu mới bốc thuốc, chỉ bảo là cảm lạnh thông thường, không có gì đáng lo.
Vậy nhưng Yến Cửu uống thuốc rồi mà chẳng thấy đỡ, đến nửa đêm thì sốt bừng bừng, không làm sao được Bản Vương đành sai người vào cung, khiêng đám ngự y đến đây.
Lại kiểm tra hỏi han, bốc thuốc uống thuốc các kiểu, lê thê đến ngày hôm sau, Yến Cửu vẫn không có gì biến chuyển, làm người đứng ngoài cũng lo lắng thay.
Ở trong cung, Yến Cửu lúc nào cũng là đối tượng được bảo vệ nghiêm ngặt nhất, trời lạnh mặc thêm áo, trời nóng vội giảm nhiệt, đi đường cũng có người chạy trước dọn sạch đá, chỉ sợ ngã thôi cũng nguy hiểm đến tính mạng.
Tóm lại là nâng như nâng trứng, hứng như hứng bông, làm nó càng thêm yết ớt.
Chỉ nhiễm lạnh chút xíu đã đổ bệnh.
Cả một đám người bó tay, ngoài cửa Tô Dung bỗng xin vào, nói là có học y thuật, cả gan muốn xem bệnh cho Hoàng Đế.
Nàng ta mới chân ướt chân ráo đến quý phủ đã muốn tranh công, Bản Vương chưa tra ra thân phận nàng, không muốn cho vào. Nhưng đến giữa trưa, Yến Cửu vẫn mê man sốt, Bản Vương buộc lòng phải cho nàng vào thử.
Vừa thấy Yến Cửu, nàng đã đăm chiêu một lúc lâu.
Tô Dung ra dáng đại phu đặt tay lên cổ tay Yến Cửu, nheo mắt nghe mạch, lại kiểm tra mắt và lưỡi rồi mới nói: “Hoàng Thượng quá yếu, dường như có liên quan đến gốc bệnh nhiều năm trước.” – rồi đứng dậy, “Vương gia, nô tì muốn mượn ngài giấy bút để viết phương thuốc.”
Bản Vương sai người mang giấy bút đến, nhìn nàng cặm cụi viết ra từng loại một, nét chữ mảnh dẻ, hai tiền rễ sắn, hai tiền quế, một tiền cam thảo, hai tiền cúc tây, hai tiền bạch thược…
Vừa đề bút đã viết liền tù tì, nghe chừng thường xuyên kê đơn thuốc.
Viết xong, Tô Dung thổi khô mực, đưa cho thái y để họ xem trước.
Mấy vị thái y ban đầu còn ra vẻ khinh khỉnh, nhưng cầm phương thuốc ngâm cứu một lúc đã biến sắc, vẻ mặt nghiêm túc, thảo luận với nhau một hồi mới lũ lượt quỳ xuống, mồ hôi đầm đìa, “Hạ quan vô dụng, tự phụ đọc nhiều sách y học, chữa được nhiều bệnh nan y, không ngờ hôm nay lại thua kém một cô nương, thật là hổ thẹn.”
Bản Vương còn hỏi lại cho chắc, “Ý các ngươi nói là phương thuốc này chữa được?”
“Vâng! Quả là thần kì!” – mấy người vỗ tay, mặt mày hồ hởi.
Nếu đã vậy Bản Vương cũng không dám chậm trễ, sai người đi bốc thuốc, sắc theo.
Sau khi cho tất cả ra ngoài, Bản Vương nhìn về phía Tô Dung, hỏi: “Cô nương, Bản Vương thấy nét bút của ngươi thanh nhã gọn gàng, như đã viết nhiều năm. Ngươi không phải con của thường dân phải không? Còn học y thuật nữa?”
Nàng khom người trả lời, “Bẩm chủ nhân, gia đình nô tì vốn mở y quán, cũng có chút danh tiếng trong địa phương. Từ nhỏ nô tì đã theo cha, mưa dầm thấm đất cũng học được sơ sơ.”
“Vậy à?” – Bản Vương nhìn nàng, “Học sơ sơ mà cũng có thể khiến mấy lão già đó tâm phục khẩu phục, nói vậy, y thuật của cha ngươi phải rất cao siêu, có thể chữa bách bệnh.”
Nhắc đến cha mình, Tô Dung không khỏi tự hào, đứng thẳng dậy trả lời ta, “Cha ta không chỉ giỏi nghề mà còn có tâm như từ mẫu. Gặp đồng hương khốn khó đều khám chữa miễn phí. Thường xuyên như thế nên nhà cửa chẳng khấm khá gì, chỉ đủ sống ấm no. Cha ta nói, hành y cũng như tế thế, không vì tiền tài. Dù y thuật có giỏi cũng không được để mất lòng người. Cha ta ông ấy —” nói tới đây thì nàng ta rơm rớm nước mắt, lại cố không cho chảy ra, nói tiếp: “Cho dù đối mặt với bệnh dịch hoành hành vẫn kiên trì cứu người. Cuối cùng ông ấy, không chết vì dịch bệnh, mà vì quá sức.”
Bản Vương cũng bùi ngùi.
Lương y như từ mẫu[1], nhân từ, y đức.
Người như thế, đời này không gặp, quả là đáng tiếc.
_____________
1. Nguyên gốc là cụm “Hạnh lâm xuân noãn”, ý chỉ những người hành nghề ycó y thuật cao minh, y đức cao thượng. Mình nghĩ chả mấy ai đọc chú thích đâu nên phang luôn câu dễ hiểu vào cho lành. Ai cảm thấy không thích có thể tự sửa:))
Chuyện rằng: Đổng Phụng là nhà y học trứ danh đời Tam Quốc và cuối thời Đông Hán. Ông xem mạch không lấy tiền, chỉ yêu cầu bệnh nhân khỏi bệnh trồng cây hạnh xung quanh nhà ông, bệnh nặng trồng năm cây, bệnh nhẹ trồng một cây. Làm như thế, sau mấy năm, xung quanh nhà ông có đến trên mười muôn cây hạnh, thành ra một rừng hạnh xuân. Ông lấy quả hạnh đổi lấy lương thực cứu giúp người nghèo, rất được nhân dân mến chuộng.
Mỗi độ xuân về, hoa hạnh nở rộ, xuân sắc đầy vườn, người ta lại nhớ đến Đổng Phụng, nên xưng tụng ông là ‘Hạnh Lâm Xuân Noãn’ (Xuân ấm rừng hạnh), ‘Dự Mãn Hạnh Lâm’ (Tiếng tăm dầy rừng hạnh)
Thằng cháu ngốc của Bản Vương mặc chi cho lắm áo, lông cáo gặp nước nặng như cùm, Bản Vương tốn sức chín trâu hai hổ mới vớt được nó lên, đến bờ chỉ thấy nó lạnh đến run cầm cập, mặt mũi tái xanh.
Bản Vương vội lấy áo khoác bên bờ bọc kín lại, ôm chạy về phòng, tay quen lột trần nó ra, nhét vào chăn.
Yến Cửu không kịp phản kháng, chỉ run rẩy trợn tròn mắt lườm ta, nghiến răng nghiến lợi hăm dọa: “Trẫm, Trẫm, Trẫm, trở về, nhất định, sẽ, trị, trị ngươi tội phạm, phạm thượng.”
“Ừ ừ.” – Bản Vương gật đầu lấy lệ, mở to lò sưởi trong phòng, sau đó sai người đi đun nước cho Bản Vương và Yến Cửu ngâm người tắm rửa.
Tuy Bản Vương không cảm thấy gì thật đấy, nhưng để người bị nhiễm lạnh kiểu gì cũng ốm ra.
Đổi bộ quần áo ướt sũng trên người, Bản Vương liếc Yến Cửu đang chui rúc trong chăn, lấy tấm khăn, ra lau tóc cho nó.
Lần này thì nó ngoan ngoãn gối lên đùi Bản Vương, nghển cổ, thoải mái hưởng thụ Bản Vương hầu hạ.
Bản Vương vừa tức vừa buồn cười, hỏi nó: “Trời lạnh thế mà chạy ra hồ làm gì?”
“Hiếm khi mới có trận tuyết rơi, Trẫm đi ra ngắm cảnh.” – nói rồi lại tức giận, không biết trút vào đâu thế là đổ hết lên cái cầu, “Hoàng thúc, đập cái cầu kia đi, cầu gì mà chẳng có lan can bảo vệ, nguy hiểm chết.”
Đã là ý chỉ của Thánh Thượng, Bản Vương nào dám cãi lời, chỉ đành gật đầu, đồng ý “Ừ”.
Nó im lặng một chốc, thấy mình nổi giận thật vô cớ, thế là giả đò ho khù khụ mấy cái, sửa lại: “Thôi, Trẫm nói vậy thôi, dù gì cũng bắc mấy chục năm rồi, trước kia Trẫm còn hay chạy chơi trên đấy, có chút kỷ niệm, giữ lại đi.”
Ta vẫn “Ừ ừ” đồng ý theo nó.
Thế rồi chả hiểu sao nó đùng đùng nổi giận, người ngoáy như con đông tây, nói rằng: “Ừ ừ ừ, cái gì cũng ừ? Nếu Hoàng thúc không thích thì cứ nói. Từ bao giờ giữa chúng ta lại khách sáo thế?”
Bản Vương nhức đầu, nói gì nghe nấy cũng sai hở? Lúc Bản Vương tăm tắp nghe theo thì có kẻ mắng nhiếc Bản Vương rẻ rúng Hoàng quyền, không coi Hoàng Đế ra gì, đến lúc trái lệnh thì lại nói ta được đằng chân lân đằng đầu.
Kiểu gì cũng bắt bẻ được.
Yến Cửu thấy ta không nói gì lại nhăn nhó ngoáy ngó người, hung hăng ghì đầu lên đùi ta, vì ngoạy ngọ liên tục mà chăn trượt xuống, để lộ ra bờ ngực trắng phau, trông còn mịn màng hơn cả gấm Vân Nam thượng hạng.
Làm Bản Vương bỗng nhớ đến lời Diêu Thư Vân mời mọc vừa ban sáng. Rằng đàn ông, không phải dạng vai u bắp thịt, râu tóc xồm xoàm, nếu làm về nghề trăng hoa đương nhiên là thân hình thon thả, da dẻ nõn nà.
Thật chứ, trần đời còn ai có thể sánh được với làn da mịn màng trơn láng bằng tiểu Hoàng Đế sống trong ngọc ngà nhung lụa đây.
Bản Vương mới bần thần, ánh mắt cũng quên cả kiêng kị.
Yến Cửu nằm trên đùi ta, tơ hơ để cả bờ ngực lõa lồ, đôi môi hồng đào nhoẻn lên, như cười như không hỏi ta rằng: “Hoàng Thúc, ngài đang nhìn gì đấy?”
“Không gì cả.” – Bản Vương đảo mắt về, nghiêm chỉnh đắp chăn cho nó.
Yến Cửu sượng mặt, tức thì lại nổi cơn giận dỗi, cuốn chăn, chui vào góc giường.
Thằng bé thay đổi cứ như thời tiết, làm Bản Vương cũng không hiểu ra làm sao.
Tục ngữ có câu “Trời tháng sáu và trẻ con là thay đổi thất thường”, ấy thế mà thằng cháu ta đã tròn mười lăm, vậy mà tính tình vẫn thật khó đoán.
Lại có câu, gần Vua như gần cọp, đúng là khổ không để đâu cho hết.
Tự dưng thấy thật tẻ nhạt, Bản Vương lấy miếng ngọc Dương Chi mà Tiểu Cửu tặng cho, quan sát một lúc rồi lấy đao tỉ mỉ đục khoét.
Từ một miếng ngọc chả hình thù trở thành một miếng ngọc dẹt hẳn hoi, Bản Vương thổi hết vụn ngọc, khắc hoa văn.
Mấy khóm xương bồ dần hé nở, từ từ lộ ra những chi tiết ban đầu cho miếng ngọc.
Bản Vương đang định khắc hai chữ “Tử Nhiên” vào mặt sau thì Yến Cửu lại trở mình, cuộn chăn bò lại, hỏi: “Trẫm chỉ biết nghìn vàng khó cầu được tranh chữ của Hoàng Thúc, không ngờ Hoàng Thúc điêu khắc cũng cao siêu thế.”
“Hoàng Thượng chê cười rồi.” – Bản Vương chà nhẹ miếng ngọc bích, nói: “Chút tài lẻ thôi.”
“Thật không?” – chừng như Yến Cửu rất lấy làm thích thú, đôi mắt phượng hấp háy đầy mong chờ, “Không biết Hoàng Thúc khắc để mình dùng, hay đem tặng ai?”
“Tặng Thư Vân.” – Bản Vương cười, “Mấy hôm trước hắn tìm cho ta một miếng huyết ngọc, miếng ngọc này là để đáp lễ.”
“Vậy à…” – thế rồi chả hiểu sao nó lại dỗi, xoay người chui vào lại góc giường.
Bản Vương: …
Đây là cớ làm sao?
Rốt cuộc là muốn ta sống sao?
Ngọc bội chưa khắc xong đã thấy nô tài bê hai chiếc thùng gỗ lớn, bẩm báo: “Vương gia, nước đã chuẩn bị xong rồi.”
“Ừ, các ngươi lui xuống đi.” – Bản Vương cất miếng ngọc, liếc nhìn Yến Cửu đang cuộn tròn trên giường, gọi nó: “Hoàng Thượng, dậy ngâm người xua lạnh đi nào.”
Yến Cửu rúc sâu vào trong chăn, không buồn nhúc nhích.
Cực chẳng đã, Bản Vương lại phải phạm thượng, mò vào ổ chăn kéo người, bế thẳng vào thùng nước.
Nãy vô tâm cũng chả để ý nhiều. Giờ nhìn vào bồn nước mới thấy cả người Yến Cửu trắng ngần như thoa phấn, mịn màng không tỳ vết, ngay cả ‘Tiểu thái tử’ rung rinh trong nước cũng xinh xắn và thanh tú hơn người thường.
Ta đây chỉ nhìn bâng quơ vậy chứ nào có tâm tư dâm dục nào, vậy mà chả hiểu sao con gấu con ấy lại đỏ bừng cả mặt mũi, hằm hằm lườm ta, gắt gỏng: “Nhìn cái gì thế hả? Cẩn thận Trẫm trị ngươi tội bất kính!”
Vâng vâng, Bản Vương cũng không thiếu cái đó nhé, không nhìn thì thôi.
Ta xoay người, cởi quần áo, vắt đại sang một bên, rồi nhấc chân bước vào thùng.
Ngoái đầu lại chỉ thấy Yến Cửu vội vã chuyển mắt không dám nhìn Bản Vương, y chóc kiểu có tật giật mình.
Bản Vương đây lại không ngại cho nó nhìn thêm mấy bận.
Nhờ chăm chỉ luyện võ, da dày thịt béo, trừ tay với bụng hơi có thịt ra còn lại chả có gì đáng xem.
Cho nó nhìn cũng chả mất miếng thịt nào.
Yến Cửu thì dường như rất hâm mộ, mong mỏi nhìn ta bảo rằng: “Hoàng Thúc sức dài vai rộng, tay chân thon dài, dáng người thật đẹp. Chả bù cho Trẫm, cũng muốn tập võ lắm mà xương cốt không hợp, mấy năm trước lại trúng độc, nằm liệt giường nửa năm mãi mới qua khỏi, nhưng cũng không được như trước kia, mới đứng trung bình tấn đã thở không ra hơi.”
Bản Vương trông khuôn mặt nó bị nước nóng hun hồng hào, bật cười, “Hoàng Thượng là Vua một nước, lấy mưu trí trị vì thiên hạ, mấy thứ võ vẽ này để phần cho hạng võ phu là được rồi.”
Nó nhéo nhéo cánh tay trắng nõn mềm mại của mình rồi bĩu môi, chìm sâu vào trong bồn, tóc tản ra la đà trên mặt nước, hệt như gấm đen hảo hạng.
Khuôn mặt nó nhuốm một lớp hơi nước li ti, giữa làn khói nhờ nhờ chừng như thêm mấy phần sầu não.
Bản Vương cách nó hai tấm ván, mặt đối mặt, nhất thời im lặng chẳng ai nói gì.
Bản Vương khép hờ mắt nghỉ ngơi, đến khi nhìn lại đã thấy mặt nó đỏ lựng, ánh mắt lờ đờ, cả người gật gà gật gù, rồi đột nhiên chìm nghỉm vào trong bồn.
Bản Vương hoảng hốt, nhảy vội ra khỏi bồn, áo cũng chưa kịp mặc, chạy ra mò nó lên.
Chỉ thấy Yến Cửu híp mắt, cả người nhũn như bùn, mềm oặt dựa vào lòng Bản Vương, thều thào, “Trẫm, hình như bị sốt rồi.”
Bản Vương vội vàng sờ trán nó, rồi chợt nhớ ra ta làm gì có xúc giác mà nhận ra nóng hay lạnh, thế là lau người cho nó, vùi vào trong chăn, sau đó khoác áo, cho người đi mời đại phu.
Ba năm trước, Yến Cửu bị Ngũ Hoàng Tử đầu độc, may thoát chết trở về, nhưng từ đó tạo thành gốc bệnh không dứt. Chỉ cần khó chịu thôi là sẽ phát bệnh như núi đổ, nằm bẹp trên giường không dậy nổi.
Lúc trưa cũng thế, nó nằm ngủ trên giường mà mặt mày nhăn nhó, trông đã biết là rất khó chịu.
Giờ đã sẩm tối, đại phu có tới bắt mạch hỏi han, kiểm tra đủ kiểu mới bốc thuốc, chỉ bảo là cảm lạnh thông thường, không có gì đáng lo.
Vậy nhưng Yến Cửu uống thuốc rồi mà chẳng thấy đỡ, đến nửa đêm thì sốt bừng bừng, không làm sao được Bản Vương đành sai người vào cung, khiêng đám ngự y đến đây.
Lại kiểm tra hỏi han, bốc thuốc uống thuốc các kiểu, lê thê đến ngày hôm sau, Yến Cửu vẫn không có gì biến chuyển, làm người đứng ngoài cũng lo lắng thay.
Ở trong cung, Yến Cửu lúc nào cũng là đối tượng được bảo vệ nghiêm ngặt nhất, trời lạnh mặc thêm áo, trời nóng vội giảm nhiệt, đi đường cũng có người chạy trước dọn sạch đá, chỉ sợ ngã thôi cũng nguy hiểm đến tính mạng.
Tóm lại là nâng như nâng trứng, hứng như hứng bông, làm nó càng thêm yết ớt.
Chỉ nhiễm lạnh chút xíu đã đổ bệnh.
Cả một đám người bó tay, ngoài cửa Tô Dung bỗng xin vào, nói là có học y thuật, cả gan muốn xem bệnh cho Hoàng Đế.
Nàng ta mới chân ướt chân ráo đến quý phủ đã muốn tranh công, Bản Vương chưa tra ra thân phận nàng, không muốn cho vào. Nhưng đến giữa trưa, Yến Cửu vẫn mê man sốt, Bản Vương buộc lòng phải cho nàng vào thử.
Vừa thấy Yến Cửu, nàng đã đăm chiêu một lúc lâu.
Tô Dung ra dáng đại phu đặt tay lên cổ tay Yến Cửu, nheo mắt nghe mạch, lại kiểm tra mắt và lưỡi rồi mới nói: “Hoàng Thượng quá yếu, dường như có liên quan đến gốc bệnh nhiều năm trước.” – rồi đứng dậy, “Vương gia, nô tì muốn mượn ngài giấy bút để viết phương thuốc.”
Bản Vương sai người mang giấy bút đến, nhìn nàng cặm cụi viết ra từng loại một, nét chữ mảnh dẻ, hai tiền rễ sắn, hai tiền quế, một tiền cam thảo, hai tiền cúc tây, hai tiền bạch thược…
Vừa đề bút đã viết liền tù tì, nghe chừng thường xuyên kê đơn thuốc.
Viết xong, Tô Dung thổi khô mực, đưa cho thái y để họ xem trước.
Mấy vị thái y ban đầu còn ra vẻ khinh khỉnh, nhưng cầm phương thuốc ngâm cứu một lúc đã biến sắc, vẻ mặt nghiêm túc, thảo luận với nhau một hồi mới lũ lượt quỳ xuống, mồ hôi đầm đìa, “Hạ quan vô dụng, tự phụ đọc nhiều sách y học, chữa được nhiều bệnh nan y, không ngờ hôm nay lại thua kém một cô nương, thật là hổ thẹn.”
Bản Vương còn hỏi lại cho chắc, “Ý các ngươi nói là phương thuốc này chữa được?”
“Vâng! Quả là thần kì!” – mấy người vỗ tay, mặt mày hồ hởi.
Nếu đã vậy Bản Vương cũng không dám chậm trễ, sai người đi bốc thuốc, sắc theo.
Sau khi cho tất cả ra ngoài, Bản Vương nhìn về phía Tô Dung, hỏi: “Cô nương, Bản Vương thấy nét bút của ngươi thanh nhã gọn gàng, như đã viết nhiều năm. Ngươi không phải con của thường dân phải không? Còn học y thuật nữa?”
Nàng khom người trả lời, “Bẩm chủ nhân, gia đình nô tì vốn mở y quán, cũng có chút danh tiếng trong địa phương. Từ nhỏ nô tì đã theo cha, mưa dầm thấm đất cũng học được sơ sơ.”
“Vậy à?” – Bản Vương nhìn nàng, “Học sơ sơ mà cũng có thể khiến mấy lão già đó tâm phục khẩu phục, nói vậy, y thuật của cha ngươi phải rất cao siêu, có thể chữa bách bệnh.”
Nhắc đến cha mình, Tô Dung không khỏi tự hào, đứng thẳng dậy trả lời ta, “Cha ta không chỉ giỏi nghề mà còn có tâm như từ mẫu. Gặp đồng hương khốn khó đều khám chữa miễn phí. Thường xuyên như thế nên nhà cửa chẳng khấm khá gì, chỉ đủ sống ấm no. Cha ta nói, hành y cũng như tế thế, không vì tiền tài. Dù y thuật có giỏi cũng không được để mất lòng người. Cha ta ông ấy —” nói tới đây thì nàng ta rơm rớm nước mắt, lại cố không cho chảy ra, nói tiếp: “Cho dù đối mặt với bệnh dịch hoành hành vẫn kiên trì cứu người. Cuối cùng ông ấy, không chết vì dịch bệnh, mà vì quá sức.”
Bản Vương cũng bùi ngùi.
Lương y như từ mẫu[1], nhân từ, y đức.
Người như thế, đời này không gặp, quả là đáng tiếc.
_____________
1. Nguyên gốc là cụm “Hạnh lâm xuân noãn”, ý chỉ những người hành nghề ycó y thuật cao minh, y đức cao thượng. Mình nghĩ chả mấy ai đọc chú thích đâu nên phang luôn câu dễ hiểu vào cho lành. Ai cảm thấy không thích có thể tự sửa:))
Chuyện rằng: Đổng Phụng là nhà y học trứ danh đời Tam Quốc và cuối thời Đông Hán. Ông xem mạch không lấy tiền, chỉ yêu cầu bệnh nhân khỏi bệnh trồng cây hạnh xung quanh nhà ông, bệnh nặng trồng năm cây, bệnh nhẹ trồng một cây. Làm như thế, sau mấy năm, xung quanh nhà ông có đến trên mười muôn cây hạnh, thành ra một rừng hạnh xuân. Ông lấy quả hạnh đổi lấy lương thực cứu giúp người nghèo, rất được nhân dân mến chuộng.
Mỗi độ xuân về, hoa hạnh nở rộ, xuân sắc đầy vườn, người ta lại nhớ đến Đổng Phụng, nên xưng tụng ông là ‘Hạnh Lâm Xuân Noãn’ (Xuân ấm rừng hạnh), ‘Dự Mãn Hạnh Lâm’ (Tiếng tăm dầy rừng hạnh)
Danh sách chương