Editor: Mèo ™
Minh Lam nghe thấy tiếng Nam Khánh ngã xuống, cô cuống cuồng quay lại đỡ anh đứng lên.
Dưới ánh đèn đường, cô thấy bộ đồ ngủ của anh đã bị dính bẩn, nước mưa vẫn không ngừng rơi xuống làm ướt cả hai. Vẻ ngoài nhếch nhác của anh khiến cô không nhịn được phải thốt lên: “Anh có sao không?”. Cô nắm tay anh đặt lên vai mình, dẫn anh quay về phòng. Nhìn xung quanh, có một cái giá treo nằm sau cánh cửa, cô lấy một chiếc khăn trên giá lau nước mưa trên tóc và mặt anh.
Nam Khánh né tránh, anh nhận lấy chiếc khăn trên tay cô, đỏ mặt nhẹ giọng nói: “Để tôi tự lau.”
Bấy giờ Minh Lam mới nhìn thấy vết trầy trên tay anh. Vết trầy kéo dài từ lòng bàn tay đến cổ tay, tróc cả một mảng da. Tuy máu đã bị nước mưa rửa trôi nhưng vẫn còn đang rướm máu.
Nghĩ đến việc anh bị ngã là do đuổi theo cô mà ra, Minh Lam áy náy: “Tay anh bị thương rồi, có đau không?”
Anh vừa lau tóc vừa trả lời: “Tôi nghĩ là không sao đâu.”
“Tủ thuốc ở đâu?”
“Không cần đâu.” Anh thản nhiên nói: “Vết thương của tôi, tôi tự cảm giác được. Cô không cần lo lắng.”
Cô không cố chấp nữa, chỉ nói: “Ít nhất cũng nên rửa sạch nó.”
“Ừm, đợi tôi một lát.” Anh đưa tay ra, lần sờ đến giá treo, treo khăn lại chỗ cũ, sau đó xác định vị trí của mình, xoay người, đi vào một căn phòng khác. Một lúc sau, anh ra khỏi phòng, quần áo trên người đã được thay sang một đồ ngủ bằng lụa màu tím.
Minh Lam thấy anh thay đồ ngủ, chợt nhớ bây giờ đã quá khuya rồi, không thể tiếp tục ở lại đây nữa. Dường như Nam Khánh đã biết ý định của cô từ trước. “Cô đặt phòng ở khách sạn nào? Tôi nhờ người đưa cô đến đó. Một cô gái đi một mình giữa đêm khuya sẽ không an toàn.”
“Tôi… Tôi vẫn chưa tìm được khách sạn.” Minh Lam thì thầm.
“Vậy cô có quay trở lại nội thành Đà Nẵng không?”
Minh Lam không biết nên trả lời anh như thế nào.
Nam Khánh đứng dựa vào cửa phòng ngủ, hơi hơi ngẩng đầu, như thể đang nghĩ đến điều gì đó, những không lâu sau anh quay sang chỗ cô đang đứng và nói: “Nếu tối nay không không định trở về, thì ở đây có hai căn phòng trống, cô cứ tự nhiên chọn một phòng cho mình. Chỉ là chỗ tôi không thường có khách ghé thăm, nên hai phòng đó không được dọn dẹp thường xuyên lắm, có lẽ sẽ không tinh tươm như phòng ở khách sạn.”
Thật lòng mà nói, Minh Lam hơi cảm động trước lời đề nghị của anh. Dù sao, giữa đêm khuya thế này, có được một chỗ che mưa che gió thì tốt hơn nhiều so với ở ngoài đường. Nhưng mà cô với Nam Khánh chỉ mới gặp nhau có một lần, cô có nên nhận lòng tốt của anh không? “Hửm?” Có lẽ do đợi một lúc lâu mà vẫn chưa nghe thấy cô trả lời, sự im lặng làm anh thấy bất an. Anh đi về phía giá treo sau cửa. “Minh Lam?”
Cô đi đến gần anh. “Tôi ở đây.” Cô cực kì tự nhiên nắm lấy cánh tay anh, chính cô cũng không phát hiện ra điều này. “Tôi chỉ đang suy nghĩ lời đề nghị của anh.”
“Nếu cô không thích, tôi có thể đánh thức nhân viên của tôi dậy, lái xe đưa cô về nội thành Đà Nẵng.”
Minh Lam sửng sôt: “Tôi không muốn phá giấc ngủ của người khác đâu.”
Nam Khánh cười: “Vậy thì cô cần gì phải suy nghĩ nữa?”
Minh Lam hơi ngẩng mặt lên, lần đầu tiên nhận ra, nụ cười của người đàn ông này thật tươi sáng, thậm chí còn vương chút nét trẻ con.
“Phòng dành cho khách ở tầng hai, đi thẳng đến cuối hành lang là nhà vệ sinh, trong phòng tắm có vòi hoa sen. Tuy ngôi nhà này được xây dựng khá lâu, nhưng nội thất bên trong đã được thiết kế lắp đặt lại, cũng xem như tiện nghi.” Nam Khánh nói. “Đèn ở tầng một tôi vẫn để sáng, nếu cô còn cần gì khác nữa, có thể đến tìm tôi bất cứ lúc nào.”
“Cám ơn anh, Nam Khánh.” Cô nói chân thành. “Tôi lên tầng đây, anh nghỉ ngơi sớm nhé.”
“Đợi đã, cô…” Nam Khánh nói: “Cô đến phòng tôi lấy quần áo sạch sẽ để thay đi, chắc cô cũng bị ướt hết rồi nhỉ?”
Minh Lam nghĩ, lúc này mà từ chối thì có vẻ quá kiêu ngạo, chi bằng thoải mái nhận ý tốt của anh vậy.
Minh Lam nhìn Nam Khánh mở tủ quần áo của mình ra, bên trong treo những bộ quần áo được sắp xếp từ màu nhạt đến đậm dần, từ trắng đến xám rồi đến đen, tất cả đều là quần áo thường mặc khi ra ngoài. Anh kéo ba ngăn tủ bên dưới, bên trong là những bộ đồ ngủ được xếp chỉnh tề ngay ngắn, cũng vẫn được để theo thứ tự từ màu sáng đến tối, nhưng màu sắc phong phú hơn nhiều, cũng không chỉ có hai màu trắng và xám đơn điệu nữa. Có thể là do mặc ở nhà, nên không cần lo lắng về vấn đề kết hợp màu sắc.
“Cô tự chọn đi.”
Minh Lam không cố ý lựa chọn, cô nhanh chóng lấy một chiếc áo trên cùng bên trái ngăn tủ, sau đó nói cảm ơn với Nam Khánh. Họ chúc nhau ngủ ngon lần nữa trước khi cô ra khỏi phòng anh và đi về phòng mình trên tầng hai.
Cơn mưa dần tạnh. Nam Khánh mở cửa sổ phòng ngủ cho thoáng, sau đó nằm xuống giường. Chiếc quạt trần bằng gỗ trên đầu đang chậm rãi quay đều. Gió đêm thổi những hàng cây trong sân làm lá cây xào xạt, thỉnh thoảng những hạt mưa rơi xuyên qua kẽ lá, đọng lại trên những lá sen to bên dưới.
Đèn ở phòng khách chắc vẫn còn sáng nhỉ? Anh mở to mắt nhìn về hướng cửa, nhưng không nhìn thấy gì, trước mắt chỉ toàn một mảnh tối đen. Đột nhiên anh thấy mình thật nực cười, khả năng cảm nhận được một chút ánh sáng trước kia cũng đã dần biến mất. Anh không nói chuyện này với bất cứ ai, dù sao, khả năng duy nhất còn lại đó cũng không có tác dụng gì. Nhưng trong mắt những người bình thường, có hay không có khả năng này, thì cũng đều là người mù cả thôi.
Anh đành từ bỏ, đứng dậy khỏi giường, lần mò ra đóng cửa phòng ngủ lại. Anh hơi mạnh tay nên tiếng động hơi lớn… Anh cười cay đắng xen chút tự giễu, xem ra, chính bản thân anh vẫn chưa hoàn toàn cam tâm.
Nhưng anh bắt buộc phải chấp nhận hiện thực… Anh đã không còn nhìn thấy được nữa.
Anh được hưởng thụ thế giới muôn màu muôn vẻ mười lăm năm. Nhưng anh bắt buộc phải sống trong thế giới tăm tối không chút ánh sáng này hơn năm mươi năm nữa.
Năm mươi năm? Cả một khoảng thời gian dài đằng đẳng! Nếu đã định phải sống cuộc đời đau khổ như thế, không bằng chết đi còn hơn! Khi anh vừa mới bị mù, thực sự anh đã nghĩ đến việc tự tử, nhưng sự việc ập đến quá đột ngột, không nhìn thấy gì một bước cũng khó đi, đừng nói đến việc tìm công cụ để tự tử. Anh không ăn không uống, dùng cách tuyệt thực để “được như ý nguyện”, và cuối cùng phải nhờ đến truyền dịch dinh dưỡng để cứu tính mạng anh.
Cho dù đã qua nhiều năm, nhưng bên tai anh thỉnh thoảng vẫn còn vang vọng tiếng gào thét điên cuồng của mẹ sau khi anh gặp tai nạn: “Tại sao không bỏ tiền để chuộc con? Tại sao ông không bỏ tiền để chuộc Doãn Sơ của chúng ta? Tại sao ông lại gọi cảnh sát?”
Cha khóc. Anh nghe thấy âm thanh nức nở của cha, nặng nề, đau đớn.
“Không phải ông đã nói sẽ xem Doãn Sơ như con trai ruột thịt của mình ư? Tôi hiểu rồi, tất cả là lỗi của tôi! Là tội lỗi của tôi! Trong lòng ông, ông vẫn luôn xem Doãn Sơ là người ngoài, có đúng không?”
Cuối cùng cha cũng lên tiếng cãi lại: ”Không phải! Vũ Hàm, bà đừng dùng những lời này để đổ lỗi cho tôi! Bốn mươi vạn không phải con số nhỏ, đây là do chúng ta cực khổ kiếm từng đồng một mà có! Huống chi lúc đó tôi cho rằng báo cảnh sát cứu con chúng ta là cách làm tốt nhất. Vũ Hàm, tha thứ cho tôi! Nếu có thể, tôi ước gì mình có thể đổi mắt mình cho Doãn Sơ!”
Cuối cùng mẹ cũng không tha thứ cho cha. Căn bệnh trầm cảm khiến thần trí bà ngày càng mơ hồ. Lúc trước, những khi tinh thần bà còn tỉnh táo, thỉnh thoảng bà có thể mỉm cười, ở bên cạnh an ủi anh, học chữ nổi cùng anh, còn gọt trái cây cho anh ăn nữa. Sau đó, bà hoàn toàn không thể thoát khỏi bóng ma tâm lý, từng giờ từng phút từng giây đều chỉ nghĩ đến một chuyện: Muốn được giải thoát!
Cuối cùng có một ngày, bà thừa dịp người giúp việc không có ở nhà, bà kéo Nam Khánh ra ban công. Mặt trời hôm đó rất chói chang, khuôn mặt của mẹ rất gần, dưới ánh sáng mặt trời, anh có thể mơ hồ nhìn thấy bóng dáng của bà.
Mẹ nhẹ nhàng nói với anh: "Doãn Sơ, cùng đi với mẹ nhé? Mẹ sẽ mãi mãi bảo vệ con."
Anh cảm thấy bầu không khí thật khác thường, rụt rè hỏi: "Mẹ ơi, mẹ muốn đi đâu?"
Mẹ anh ngồi trên bờ tường ban công, bà vẫn đang nắm tay anh.
"Con cũng đến đây." Bà đặt tay anh lên lan can ban công. "Ngồi lên đây."
Anh chạm vào lan can bằng inox đang phơi dưới ánh nắng mặt trời, nóng hổi. Anh giật thót, vội giật tay lại. Sau đó anh lại mò mẫm lần sờ chạm đến đầu gối của mẹ. Anh ôm chặt bà và hét lên trong hoảng loạn: "Mẹ ơi! Xuống đi! Có ai không! Mau đến đây!"
“Như vậy không tốt sao?” Giọng bà bình thản: "Thế giới này quá tàn nhẫn với chúng ta. Doãn Sơ, mẹ không muốn con ở lại chịu khổ! Con là con trai của mẹ, chỉ là con trai của riêng mẹ mà thôi, con hiểu không? Ở đây đã không còn ai là người thân của con nữa rồi, một mình con sống tiếp thế nào? Chẳng lẽ con muốn khổ sở sống trong thế giới vừa tối vừa lạnh đó mãi mãi sao?”
Anh không kịp suy nghĩ đã vội trả lời: “Con muốn! Mẹ ơi, con muốn!”
“Vậy ư?” Mẹ anh giơ tay vuốt ve từng đường nét gương mặt anh, sau đó bà cúi xuống, hôn lên trán anh một nụ hôn. “Có lẽ chỉ có mẹ là yếu đuối thôi! Doãn Sơ, mẹ xin lỗi.”
Chỉ trong chớp mắt, hơi ấm từ tay mẹ chợt biến mất, anh bị đẩy mạnh về phía sau, khi anh nhanh chóng đưa tay ra níu lại, chỉ bắt được một khoảng không.
Đột ngột bị mù và cú sốc khi mẹ tự tử trước mặt mình khiến anh bị mắc chứng “Mất ngôn ngữ” trong một thời gian dài. Suốt ba tháng, anh chưa từng nói một lời. Cha anh cũng không có cách nào giúp anh khôi phục. Cha ư? – Anh có thể tiếp tục gọi ông ta là cha sao? Nếu không phải do ông ta, có lẽ anh sẽ không bao giờ biết được mình không phải là con ruột của Diệp Danh An. Những lời mẹ nói trước khi mất vẫn còn văng vẳng bên tai: “Con chỉ là con trai của riêng mẹ mà thôi, con không còn ai là người thân ở đây nữa!” Anh không bao giờ có thể ưỡn ngực ngẩng cao đầu sống trong căn nhà này, tự lừa mình dối người rằng chưa từng xảy ra chuyện gì cả. Không thể quay trở lại cuộc sống như trước kia nữa.
Bốn mươi vạn, người mà anh đã gọi là cha trong suốt mười lăm năm, vì ông ta không chịu trả bốn mươi vạn tiền chuộc, dẫn đến thảm kịch anh bị mù vĩnh viễn. Anh có trách ông ta không? Anh không thể trách! Người đàn ông không có quan hệ máu mủ này đã nuôi dưỡng chăm sóc anh trong suốt mười lăm năm. Ngay cả khi anh lên năm tuổi, mẹ anh sinh một cô con gái cho ông ta, ông ta cũng chưa hề phân biệt đối xử giữa hai anh em. Bình tĩnh xem xét, anh chân thành biết ơn công dưỡng dục của ông ta. Tuy nhiên, anh không thể mở lòng đón nhận ông ta lần nữa.
Có lẽ, Diệp Danh An cũng cảm giác được. Nếu tiếp tục sống trong căn nhà này sẽ chỉ khiến “con trai” của ông ta ngày càng trở nên khép mình, hoặc chính ông ta cũng không thể chịu nổi dằn vặt khi cùng sống dưới một mái nhà với anh. Ba tháng sau cái chết của mẹ anh, theo sự nhờ vả của Diệp Danh An, anh được sắp xếp rời khỏi nhà họ Diệp, đến ở nhà một người dì đã kết hôn với một doanh nhân và hiếm muộn con cái ở Việt Nam.
Kể từ đó, tên của anh từ “Diệp Doãn Sơ” biến thành “Nguyễn Nam Khánh”.
Minh Lam nghe thấy tiếng Nam Khánh ngã xuống, cô cuống cuồng quay lại đỡ anh đứng lên.
Dưới ánh đèn đường, cô thấy bộ đồ ngủ của anh đã bị dính bẩn, nước mưa vẫn không ngừng rơi xuống làm ướt cả hai. Vẻ ngoài nhếch nhác của anh khiến cô không nhịn được phải thốt lên: “Anh có sao không?”. Cô nắm tay anh đặt lên vai mình, dẫn anh quay về phòng. Nhìn xung quanh, có một cái giá treo nằm sau cánh cửa, cô lấy một chiếc khăn trên giá lau nước mưa trên tóc và mặt anh.
Nam Khánh né tránh, anh nhận lấy chiếc khăn trên tay cô, đỏ mặt nhẹ giọng nói: “Để tôi tự lau.”
Bấy giờ Minh Lam mới nhìn thấy vết trầy trên tay anh. Vết trầy kéo dài từ lòng bàn tay đến cổ tay, tróc cả một mảng da. Tuy máu đã bị nước mưa rửa trôi nhưng vẫn còn đang rướm máu.
Nghĩ đến việc anh bị ngã là do đuổi theo cô mà ra, Minh Lam áy náy: “Tay anh bị thương rồi, có đau không?”
Anh vừa lau tóc vừa trả lời: “Tôi nghĩ là không sao đâu.”
“Tủ thuốc ở đâu?”
“Không cần đâu.” Anh thản nhiên nói: “Vết thương của tôi, tôi tự cảm giác được. Cô không cần lo lắng.”
Cô không cố chấp nữa, chỉ nói: “Ít nhất cũng nên rửa sạch nó.”
“Ừm, đợi tôi một lát.” Anh đưa tay ra, lần sờ đến giá treo, treo khăn lại chỗ cũ, sau đó xác định vị trí của mình, xoay người, đi vào một căn phòng khác. Một lúc sau, anh ra khỏi phòng, quần áo trên người đã được thay sang một đồ ngủ bằng lụa màu tím.
Minh Lam thấy anh thay đồ ngủ, chợt nhớ bây giờ đã quá khuya rồi, không thể tiếp tục ở lại đây nữa. Dường như Nam Khánh đã biết ý định của cô từ trước. “Cô đặt phòng ở khách sạn nào? Tôi nhờ người đưa cô đến đó. Một cô gái đi một mình giữa đêm khuya sẽ không an toàn.”
“Tôi… Tôi vẫn chưa tìm được khách sạn.” Minh Lam thì thầm.
“Vậy cô có quay trở lại nội thành Đà Nẵng không?”
Minh Lam không biết nên trả lời anh như thế nào.
Nam Khánh đứng dựa vào cửa phòng ngủ, hơi hơi ngẩng đầu, như thể đang nghĩ đến điều gì đó, những không lâu sau anh quay sang chỗ cô đang đứng và nói: “Nếu tối nay không không định trở về, thì ở đây có hai căn phòng trống, cô cứ tự nhiên chọn một phòng cho mình. Chỉ là chỗ tôi không thường có khách ghé thăm, nên hai phòng đó không được dọn dẹp thường xuyên lắm, có lẽ sẽ không tinh tươm như phòng ở khách sạn.”
Thật lòng mà nói, Minh Lam hơi cảm động trước lời đề nghị của anh. Dù sao, giữa đêm khuya thế này, có được một chỗ che mưa che gió thì tốt hơn nhiều so với ở ngoài đường. Nhưng mà cô với Nam Khánh chỉ mới gặp nhau có một lần, cô có nên nhận lòng tốt của anh không? “Hửm?” Có lẽ do đợi một lúc lâu mà vẫn chưa nghe thấy cô trả lời, sự im lặng làm anh thấy bất an. Anh đi về phía giá treo sau cửa. “Minh Lam?”
Cô đi đến gần anh. “Tôi ở đây.” Cô cực kì tự nhiên nắm lấy cánh tay anh, chính cô cũng không phát hiện ra điều này. “Tôi chỉ đang suy nghĩ lời đề nghị của anh.”
“Nếu cô không thích, tôi có thể đánh thức nhân viên của tôi dậy, lái xe đưa cô về nội thành Đà Nẵng.”
Minh Lam sửng sôt: “Tôi không muốn phá giấc ngủ của người khác đâu.”
Nam Khánh cười: “Vậy thì cô cần gì phải suy nghĩ nữa?”
Minh Lam hơi ngẩng mặt lên, lần đầu tiên nhận ra, nụ cười của người đàn ông này thật tươi sáng, thậm chí còn vương chút nét trẻ con.
“Phòng dành cho khách ở tầng hai, đi thẳng đến cuối hành lang là nhà vệ sinh, trong phòng tắm có vòi hoa sen. Tuy ngôi nhà này được xây dựng khá lâu, nhưng nội thất bên trong đã được thiết kế lắp đặt lại, cũng xem như tiện nghi.” Nam Khánh nói. “Đèn ở tầng một tôi vẫn để sáng, nếu cô còn cần gì khác nữa, có thể đến tìm tôi bất cứ lúc nào.”
“Cám ơn anh, Nam Khánh.” Cô nói chân thành. “Tôi lên tầng đây, anh nghỉ ngơi sớm nhé.”
“Đợi đã, cô…” Nam Khánh nói: “Cô đến phòng tôi lấy quần áo sạch sẽ để thay đi, chắc cô cũng bị ướt hết rồi nhỉ?”
Minh Lam nghĩ, lúc này mà từ chối thì có vẻ quá kiêu ngạo, chi bằng thoải mái nhận ý tốt của anh vậy.
Minh Lam nhìn Nam Khánh mở tủ quần áo của mình ra, bên trong treo những bộ quần áo được sắp xếp từ màu nhạt đến đậm dần, từ trắng đến xám rồi đến đen, tất cả đều là quần áo thường mặc khi ra ngoài. Anh kéo ba ngăn tủ bên dưới, bên trong là những bộ đồ ngủ được xếp chỉnh tề ngay ngắn, cũng vẫn được để theo thứ tự từ màu sáng đến tối, nhưng màu sắc phong phú hơn nhiều, cũng không chỉ có hai màu trắng và xám đơn điệu nữa. Có thể là do mặc ở nhà, nên không cần lo lắng về vấn đề kết hợp màu sắc.
“Cô tự chọn đi.”
Minh Lam không cố ý lựa chọn, cô nhanh chóng lấy một chiếc áo trên cùng bên trái ngăn tủ, sau đó nói cảm ơn với Nam Khánh. Họ chúc nhau ngủ ngon lần nữa trước khi cô ra khỏi phòng anh và đi về phòng mình trên tầng hai.
Cơn mưa dần tạnh. Nam Khánh mở cửa sổ phòng ngủ cho thoáng, sau đó nằm xuống giường. Chiếc quạt trần bằng gỗ trên đầu đang chậm rãi quay đều. Gió đêm thổi những hàng cây trong sân làm lá cây xào xạt, thỉnh thoảng những hạt mưa rơi xuyên qua kẽ lá, đọng lại trên những lá sen to bên dưới.
Đèn ở phòng khách chắc vẫn còn sáng nhỉ? Anh mở to mắt nhìn về hướng cửa, nhưng không nhìn thấy gì, trước mắt chỉ toàn một mảnh tối đen. Đột nhiên anh thấy mình thật nực cười, khả năng cảm nhận được một chút ánh sáng trước kia cũng đã dần biến mất. Anh không nói chuyện này với bất cứ ai, dù sao, khả năng duy nhất còn lại đó cũng không có tác dụng gì. Nhưng trong mắt những người bình thường, có hay không có khả năng này, thì cũng đều là người mù cả thôi.
Anh đành từ bỏ, đứng dậy khỏi giường, lần mò ra đóng cửa phòng ngủ lại. Anh hơi mạnh tay nên tiếng động hơi lớn… Anh cười cay đắng xen chút tự giễu, xem ra, chính bản thân anh vẫn chưa hoàn toàn cam tâm.
Nhưng anh bắt buộc phải chấp nhận hiện thực… Anh đã không còn nhìn thấy được nữa.
Anh được hưởng thụ thế giới muôn màu muôn vẻ mười lăm năm. Nhưng anh bắt buộc phải sống trong thế giới tăm tối không chút ánh sáng này hơn năm mươi năm nữa.
Năm mươi năm? Cả một khoảng thời gian dài đằng đẳng! Nếu đã định phải sống cuộc đời đau khổ như thế, không bằng chết đi còn hơn! Khi anh vừa mới bị mù, thực sự anh đã nghĩ đến việc tự tử, nhưng sự việc ập đến quá đột ngột, không nhìn thấy gì một bước cũng khó đi, đừng nói đến việc tìm công cụ để tự tử. Anh không ăn không uống, dùng cách tuyệt thực để “được như ý nguyện”, và cuối cùng phải nhờ đến truyền dịch dinh dưỡng để cứu tính mạng anh.
Cho dù đã qua nhiều năm, nhưng bên tai anh thỉnh thoảng vẫn còn vang vọng tiếng gào thét điên cuồng của mẹ sau khi anh gặp tai nạn: “Tại sao không bỏ tiền để chuộc con? Tại sao ông không bỏ tiền để chuộc Doãn Sơ của chúng ta? Tại sao ông lại gọi cảnh sát?”
Cha khóc. Anh nghe thấy âm thanh nức nở của cha, nặng nề, đau đớn.
“Không phải ông đã nói sẽ xem Doãn Sơ như con trai ruột thịt của mình ư? Tôi hiểu rồi, tất cả là lỗi của tôi! Là tội lỗi của tôi! Trong lòng ông, ông vẫn luôn xem Doãn Sơ là người ngoài, có đúng không?”
Cuối cùng cha cũng lên tiếng cãi lại: ”Không phải! Vũ Hàm, bà đừng dùng những lời này để đổ lỗi cho tôi! Bốn mươi vạn không phải con số nhỏ, đây là do chúng ta cực khổ kiếm từng đồng một mà có! Huống chi lúc đó tôi cho rằng báo cảnh sát cứu con chúng ta là cách làm tốt nhất. Vũ Hàm, tha thứ cho tôi! Nếu có thể, tôi ước gì mình có thể đổi mắt mình cho Doãn Sơ!”
Cuối cùng mẹ cũng không tha thứ cho cha. Căn bệnh trầm cảm khiến thần trí bà ngày càng mơ hồ. Lúc trước, những khi tinh thần bà còn tỉnh táo, thỉnh thoảng bà có thể mỉm cười, ở bên cạnh an ủi anh, học chữ nổi cùng anh, còn gọt trái cây cho anh ăn nữa. Sau đó, bà hoàn toàn không thể thoát khỏi bóng ma tâm lý, từng giờ từng phút từng giây đều chỉ nghĩ đến một chuyện: Muốn được giải thoát!
Cuối cùng có một ngày, bà thừa dịp người giúp việc không có ở nhà, bà kéo Nam Khánh ra ban công. Mặt trời hôm đó rất chói chang, khuôn mặt của mẹ rất gần, dưới ánh sáng mặt trời, anh có thể mơ hồ nhìn thấy bóng dáng của bà.
Mẹ nhẹ nhàng nói với anh: "Doãn Sơ, cùng đi với mẹ nhé? Mẹ sẽ mãi mãi bảo vệ con."
Anh cảm thấy bầu không khí thật khác thường, rụt rè hỏi: "Mẹ ơi, mẹ muốn đi đâu?"
Mẹ anh ngồi trên bờ tường ban công, bà vẫn đang nắm tay anh.
"Con cũng đến đây." Bà đặt tay anh lên lan can ban công. "Ngồi lên đây."
Anh chạm vào lan can bằng inox đang phơi dưới ánh nắng mặt trời, nóng hổi. Anh giật thót, vội giật tay lại. Sau đó anh lại mò mẫm lần sờ chạm đến đầu gối của mẹ. Anh ôm chặt bà và hét lên trong hoảng loạn: "Mẹ ơi! Xuống đi! Có ai không! Mau đến đây!"
“Như vậy không tốt sao?” Giọng bà bình thản: "Thế giới này quá tàn nhẫn với chúng ta. Doãn Sơ, mẹ không muốn con ở lại chịu khổ! Con là con trai của mẹ, chỉ là con trai của riêng mẹ mà thôi, con hiểu không? Ở đây đã không còn ai là người thân của con nữa rồi, một mình con sống tiếp thế nào? Chẳng lẽ con muốn khổ sở sống trong thế giới vừa tối vừa lạnh đó mãi mãi sao?”
Anh không kịp suy nghĩ đã vội trả lời: “Con muốn! Mẹ ơi, con muốn!”
“Vậy ư?” Mẹ anh giơ tay vuốt ve từng đường nét gương mặt anh, sau đó bà cúi xuống, hôn lên trán anh một nụ hôn. “Có lẽ chỉ có mẹ là yếu đuối thôi! Doãn Sơ, mẹ xin lỗi.”
Chỉ trong chớp mắt, hơi ấm từ tay mẹ chợt biến mất, anh bị đẩy mạnh về phía sau, khi anh nhanh chóng đưa tay ra níu lại, chỉ bắt được một khoảng không.
Đột ngột bị mù và cú sốc khi mẹ tự tử trước mặt mình khiến anh bị mắc chứng “Mất ngôn ngữ” trong một thời gian dài. Suốt ba tháng, anh chưa từng nói một lời. Cha anh cũng không có cách nào giúp anh khôi phục. Cha ư? – Anh có thể tiếp tục gọi ông ta là cha sao? Nếu không phải do ông ta, có lẽ anh sẽ không bao giờ biết được mình không phải là con ruột của Diệp Danh An. Những lời mẹ nói trước khi mất vẫn còn văng vẳng bên tai: “Con chỉ là con trai của riêng mẹ mà thôi, con không còn ai là người thân ở đây nữa!” Anh không bao giờ có thể ưỡn ngực ngẩng cao đầu sống trong căn nhà này, tự lừa mình dối người rằng chưa từng xảy ra chuyện gì cả. Không thể quay trở lại cuộc sống như trước kia nữa.
Bốn mươi vạn, người mà anh đã gọi là cha trong suốt mười lăm năm, vì ông ta không chịu trả bốn mươi vạn tiền chuộc, dẫn đến thảm kịch anh bị mù vĩnh viễn. Anh có trách ông ta không? Anh không thể trách! Người đàn ông không có quan hệ máu mủ này đã nuôi dưỡng chăm sóc anh trong suốt mười lăm năm. Ngay cả khi anh lên năm tuổi, mẹ anh sinh một cô con gái cho ông ta, ông ta cũng chưa hề phân biệt đối xử giữa hai anh em. Bình tĩnh xem xét, anh chân thành biết ơn công dưỡng dục của ông ta. Tuy nhiên, anh không thể mở lòng đón nhận ông ta lần nữa.
Có lẽ, Diệp Danh An cũng cảm giác được. Nếu tiếp tục sống trong căn nhà này sẽ chỉ khiến “con trai” của ông ta ngày càng trở nên khép mình, hoặc chính ông ta cũng không thể chịu nổi dằn vặt khi cùng sống dưới một mái nhà với anh. Ba tháng sau cái chết của mẹ anh, theo sự nhờ vả của Diệp Danh An, anh được sắp xếp rời khỏi nhà họ Diệp, đến ở nhà một người dì đã kết hôn với một doanh nhân và hiếm muộn con cái ở Việt Nam.
Kể từ đó, tên của anh từ “Diệp Doãn Sơ” biến thành “Nguyễn Nam Khánh”.
Danh sách chương