Nhật hàm Tây sơn, quyện điểu quy sào.
Mặt trời lặn đằng Tây, chim mỏi cánh về tổ.
Nhẫn Đông phụng mệnh của Thái hậu, tiễn Lý đại nhân ra khỏi Trường Nhạc điện. Tới khi trở về, lúc ấy Thanh Đại cũng đang dẫn cung nga đi chuẩn bị bữa tối.
Mặc dù vừa rồi không có ai khác, thế nhưng nơi cung cấm này tai vách mạch rừng, có rất nhiều chuyện không tiện nói ra, hai người nói xong cũng không đả động tới thêm nửa lời. Tuy Nhẫn Đông không biết Thanh Đại có hiểu được nỗi sầu lo của mình hay không, cũng không biết Thanh Đại có suy nghĩ gì, nhưng ít nhất hiện tại có người cùng giữ với nàng một bí mật, cũng coi như là sức ép trong lòng đã vơi đi.
Sau khi vào điện, cả hai tiếp tục yên lặng làm cho tốt việc của mình.
Thanh Đại nghiêng đầu, tùy thời đưa mắt nhìn Nhẫn Đông một cái. Hễ cứ nhớ tới chuyện vừa rồi, nàng lại không tự chủ được mà vô thức nhíu mày, vẫn là mím môi không nói.
Đôi tai dùng để nghe, đôi mắt dùng để nhìn, đều là những giác quan quan trọng. Đối với một người đôi mắt quan trọng đến cỡ nào, việc này ắt cũng chẳng cần nhiều lời lí giải.
Nay Thái hậu đã chẳng còn nhìn thấy nữa, song, đôi khi lại tưởng như ấy cũng giống một bức bình phong tinh xảo đã dùng thật nhiều năm, tơ vàng chỉ bạc sẽ sờn, nhưng dù có sờn cũng chẳng mấy ảnh hưởng tới tổng thể. Nay không nhìn thấy nữa, đương nhiên đôi mắt cũng sẽ mất đi linh khí, dần trở nên trống rỗng mơ hồ, nhưng hoảng như linh hồn nàng càng thêm nhạy bén, trí tuệ nàng càng thêm sắc sảo. Đủ sắc sảo để đánh một ván cờ âm dương mà chẳng cần nhìn nét mặt của đối thủ. Nàng, xưa nay vẫn vậy, dù có ra sao cũng sẽ học được cách tựa dựa vào chính mình, mà không phải là bất kì ai khác.
Bày biện xong bàn ăn, Nhẫn Đông chia thức ăn cho chủ tử, xong xuôi cũng chỉ túc trực một bên.
Không khí oi bức vẫn chưa tan, người cũng không có khẩu vị. Thiện thực này đều là thức thanh đạm, nhưng thuốc thang khiến cho vị giác con người ta trở nên tê liệt, đầu lưỡi cũng chẳng nhận ra mỹ thực nữa. Cho dù là sơn hào hải vị cũng chẳng khác mấy so với bánh bao màn thầu.
Thái hậu ngồi thẳng vai lưng, yên tĩnh. Nàng cầm đũa lên, dáng vẻ đoan chính, tự thân nỗ lực mới có thể ăn được non nửa bát cơm. Bỗng nhiên, chẳng hiểu vì sao mà nàng nhớ tới Tiên đế. Năm xưa Tiên đế cũng như nàng lúc này vậy. Còn nhớ, suốt gần một năm trước khi Tiên đế băng hà, ở điểm cuối cùng của sinh mệnh hắn, hắn vẫn thường than thở rằng một ngày đối với hắn dài như một năm. Ăn uống không ngon là điều tất nhiên, mà hơn hết, hắn đã không còn nơi dựa vào, đã chẳng còn gì lưu luyến.
Lại nghĩ, thật may mắn thay, bản thân mình vẫn còn nhiều chuyện muốn làm mà chưa thể làm, còn nhiều điều điều tiếc nuối lại chưa thể bù đắp. Mà hơn cả, nàng vẫn còn có vướng bận, vẫn còn có lưu luyến.
Thái hậu có chút ngây ngẩn, chợt cười vẩn vơ. Từ khi thánh giá ly cung cho tới nay nàng chưa từng hỏi người khác đã mấy ngày trôi qua, nhưng tự lòng nàng hiểu rõ – cũng đã nhiều ngày rồi, người ấy cũng đã tới lúc nên trở về.
Vẫn còn đang chìm trong suy tư chẳng để ý tới xung quanh, chợt từ đâu có cỗ hương nồng bay đến. Hương vị này rõ là hương vị của dưa muối, còn ngửi thấy cả vị chua cay, khiến người ta không thể không muốn thử một miếng. Còn chưa kịp hỏi dưa muối từ đâu mà tới, đột nhiên đã có người đặt chén cơm trên bàn tay nàng. Bát sứ không nóng cũng không lạnh, biết được cơm đang lúc vừa ăn.
"Tiểu Thất?" Thái hậu thấp giọng gọi một tiếng. Nàng giật mình, nhưng rồi lập tức an tâm, chỉ có nụ cười nơi khóe môi bộc lộ nỗi vui mừng, "Đằng nào ngày mai cũng về rồi, ngươi lại gấp rút như vậy."
Nghe trách cứ, Đường Oanh chỉ biết cười, vừa đậy bình dưa muối vừa nhận lấy khăn tay cung nga dâng: "Đâu phải vậy, chỉ là xa giá về sẽ sớm hơn. Còn dưa muối này, người mau nếm thử xem, không biết do duyên cớ chi mà khi còn tại thế Sở Vương thúc gia yêu ủ rượu, nay Vương thế tử lại thích đồ chua. Săn bắn đang giữa hè, hắn cũng là không có khẩu vị, đem theo cơ man nào là đồ ngâm sẵn từ Vương phủ. Ta cũng nếm thử vài miếng, thấy hương vị không tồi, liền mang về một bình cho người thử."
Khi Tiên đế còn tại thế, Thái hậu cũng đã từng tùy giá Hạ miêu, từ Hoàng cung Yến Kinh tới trường săn và Thái miếu đường xa bao nhiêu, đi mất bao lâu, sao lại không biết? Xa giá sao có thể về sớm hơn? Nếu không phải vội vã lên đường, hôm nay chắc chắn sẽ không về tới đây. Sơn đạo ngập nghềnh, xa giá vốn luôn tránh đi khi trời tối, mà Đường Oanh lại chỉ bâng quơ vài câu. Thái hậu vốn chẳng có khẩu vị, bây giờ lại cảm thấy cõi lòng ấm áp, vậy là cầm đũa lên, cười: "Được thôi."
Lại phân phó, cung nhân vội vã dâng lên bát đũa, chia thức ăn cho Hoàng đế.
Đường Oanh vừa ăn vừa quan sát, ước chừng hôm nay sức ăn của Thái hậu đã khá hơn xưa một chút rồi, đương nhiên lấy làm an tâm vui vẻ. Hai người im lặng, khi ăn không nói. Cho tới khi thấy Thái hậu đã ngừng đũa chần chờ mà vẫn chưa buông bát, biết rằng nàng đã không muốn ăn nữa mà sợ mình lo lắng lo lắng không vui, bèn lấy bát cơm khỏi tay nàng, nói: "Lạ lùng, cũng cùng là một món, cớ gì nhìn người ăn luôn cảm thấy ngon miệng hơn ta chứ?"
Trì Tái nhìn, cũng cười: "Bệ hạ thèm đồ chua, cớ gì lại cướp phần của Điện hạ như thế?" Dứt lời, thập phần ân cần hiểu ý quân thượng, mở bình, trộn thêm cho chủ tử một chén cơm dưa.
Nhẫn Đông và Thanh Đại đứng một bên, nhìn Trì Tái rồi lại nhìn nhau, như thể là cùng hiểu điều gì mà cùng nhau cúi đầu, tầng tầng tâm sự.
Thêm một chén nữa, sao có thể nuốt trôi!
Hoàng đế, đương nhiên đã diễn phải diễn cho hết vở, mới nói với Trì Tái: "Thực ra một chén cũng đã đủ rồi, đạo dạy chỉ nên ăn đủ no, không nên ăn quá no. Chỉ có điều bình dưa chua này còn thừa, có chút lãng phí. Các ngươi có điều không biết, xưa kia Sở Vương thúc gia của trẫm trời sinh tính tình hào phóng, mà nay Vương thế tử thật quá keo kiệt! Hắn để lại cho ta một bình nho nhỏ thế này cũng đã là chuyện tốt khó gặp rồi đấy."
Biết chỉ là lời vui đùa mà thôi, Thái hậu cũng thuận theo: "Nhưng xét về bối phận, Vương thế tử lại là trưởng bối của Bệ hạ. Ngài để tâm mà phật ý chuyện nhỏ nhặt như vậy, chi bằng đợi khi hắn hồi kinh ta sẽ thay ngài chuyển lời, như vậy được không?"
"Chuyển lời thì không cần." Đường Oanh lắc đầu, lại nghiêm mặt, "Thứ này là đồ trong Vương phủ, ta hỏi, hắn nói công thức chế biến ra sao không được phép truyền ra bên ngoài, Thượng Thiện giám cũng không có ai biết. Nhưng mà, suy cho cùng thì cũng là tên mang một họ máu chảy một dòng, sau cùng vẫn là người nhà, cho nên hắn cũng đã nói cho ta rồi. Sau này ta sẽ đích thân làm cho người ăn."
"Ngài là Hoàng đế, trăm công ngàn việc, lấy đâu ra thời gian học mấy thứ này? Chớ có tốn thời gian." Thái hậu tuy không tán thành, ngữ điệu cũng chẳng hề bất mãn, chỉ mềm mỏng. "Thật sự không cần như vậy, chỉ cần có ngươi ở đây, dù là món gì ta cũng đều cảm thấy dễ ăn, được chứ?"
Câu kia, nghe vào tai như gió thanh trăng tỏ, mà hai chữ 'được không' lại khiến lòng người mềm mại. Đường Oanh cúi đầu nhìn bát cơm, che giấu tâm tình, ngắn gọn hai chữ: "Được thôi." Miệng là như vậy, trong lòng lại nghĩ - chỉ là một bình dưa chua một bát canh nóng mà thôi, hay thậm chí còn nhiều hơn như thế, chỉ cần khiến người vui vẻ một chút, có chuyện gì mà ta không thể làm đây?
Sau bữa cơm, hai người ra ngoài tản bộ.
Trăng phủ khắp cung thành, sao treo nơi đình hầu.
Tới khi trở về Trường Nhạc điện, tinh thần cũng đã khá hơn không ít, bèn nói về chuyện Hạ miêu.
"Quân binh vệ sở rất có nhuệ khí, bài binh bố trận nhuần nhuyễn khí thế. Ngoài ra tuy rằng năm rồi có sớ trình lên báo tôn tử của Hoàng thất chểnh mảng chuyện cung trường, thế nhưng cũng vẫn là có khí khái, có năng lực, không đến nỗi khiến Hoàng thất Đại Tấn ta mất mặt trước sứ giả Lãng Cơ quốc. Lại nói, lần Hạ miêu này cho mời cả sứ giả Lãng Cơ quốc tới tham dự, biết được rằng người đi theo hắn là một Tướng quân độ tuổi trung niên, có lẽ chỉ là Tướng quân phò đoàn sứ giả mà thôi, nhưng cũng là rất có khí thế. E rằng quân uy sĩ khí bên ấy cũng không kém mấy phần."
Đường Oanh nói đến đây, dừng lại một chút, muốn giải thích thêm. Lại nghe Thái hậu nói: "Bọn họ không dùng cung tiễn mà dùng hỏa thương?[1]"
[1]: Gần giống với súng. Tấn triều phỏng Minh cho nên đây là chi tiết lịch sử, trong thời thịnh trị Minh triều đã bắt đầu du nhập và chế tạo hỏa thương, súng hỏa mai, và đại bác.
Đường Oanh gật đầu: "Người cũng biết?"
Thái hậu cười nhạt.
Ánh sáng tỏa ra từ đèn nến lan ra khắp điện, chiếu vào đôi mắt nàng, thổi vào đó linh khí: "Biết. Tuổi thơ của ta ở Kim Lăng, Kim Lăng nơi ấy cách Hải Châu không xa, vẫn thường có thương nhân tứ xứ người tới người lui, có gì bán nấy. Ta không tiện tiêu dao bên ngoài, nhưng Nhẫn Đỗng vẫn thường thay ta ra ngoài mua sách. Ta rất thích sách, gặp sách liền mua, mua được một quyển chắc chắn sẽ mua một quyển..." Nàng thong dong kể lại, dòng hồi tưởng như lướt qua đầu mày nàng, khiến ưu tư bay biến, chỉ còn vẻ an nhiên. "Có một cuốn kia, tên 'Tứ Hải đồ chí'. Nội dung ra sao, nay đã chẳng còn nhớ rõ nữa, nhưng quả rất thú vị. Khi xưa ta luôn nghĩ sách ấy cũng như 'Sơn Hải kinh' mà thôi, nội dung liêu trai chí dị, vài phần thật giả, vốn là chẳng mấy đáng tin."
"Thời gian gần đây vì chuyện của Hải Châu mà ta mới nhớ lại, trong sách ấy quả thật có nhắc tới Lãng Cơ quốc."
Nghe Thái hậu kể lại chuyện xưa, Đường Oanh trở nên vô cùng hứng thú, bèn đổi đề tài: "Tàng thư trong phủ đệ Kim Lăng Nhan thị không đủ cho người chăng? Còn phải ra ngoài mua sách?"
Thái hậu lắc đầu, cười. Người như nàng, càng lúc càng cảm thấy trên đời cũng thật nhiều nỗi bất đắc dĩ. Nàng nói: "Sách cũng có nhiều loại. Ngày ngày đọc sách kinh sử, trẻ nhỏ nào có thể yêu thích chứ? Đối với ta đọc sách cũng là một cách giải khuây, vậy chi bằng chọn cuốn nào thú vị một chút, không phải sao?"
Đường Oanh cảm thấy hiếu kỳ: "Mẫu thân ép người đọc sách kinh sử sao?"
Thái hậu trầm ngâm giây lát, đáp: "Cũng không thể nói là ép buộc, nhưng quả thực có chút nghiêm khắc. Khi còn trẻ mẫu thân ta gia cảnh bần hàn, sau này quan bái cửu khanh cũng là do ý chí học hành, mài giũa gian khổ mới có được. Sinh hạ ta rồi, Kim Lăng Nhan thị có lệ nữ nhi không bái quan, của cải cũng không thiếu, vốn thân nhi nữ không cần học cao hiểu rộng, vì vậy bà ấy cũng từ quan. Sau, mẫu thân thường tranh cãi với phụ thân chuyện học hành của ta, bà ấy muốn ta đọc thật nhiều sách, sẽ có ngày chứng minh cho phụ thân thấy nữ tử nhất định không kém nam tử nửa phần."
"Ta cảm thấy bản thân ta cũng thực thích đọc sách, nhưng phàm là chuyện bị người khác thúc giục, ắt rồi cũng sinh cảm giác chán ghét. Có những khi ta không đọc sách nữa, tới tìm phụ thân đánh một ván cờ, nếu mẫu thân có tới tìm ta liền trốn sau lưng ông ấy, cũng là thành phụ thân chịu mắng thay ta."
Đường Oanh lại hỏi: "Nhưng đâu phải khi nào cũng trót lọt, phải chứ?"
Hồi tưởng lại chuyện thân tình hòa thuận, bầu không khí cũng trở nên ấm áp, ngữ điệu Thái hậu cũng thả lỏng: "Chính thế. Những lúc phụ thân không ở phủ ta sẽ đi tìm a huynh, xin a huynh cho ta trốn sau gốc cây cổ thụ mà hắn trồng. Lại nói, cây cổ thụ kia, khi xưa a huynh yêu cây ấy hơn mạng. Cho nên hắn lo sợ mẫu thân ta tức giận như thế sẽ có ngày châm lửa đốt cây của hắn, có một lần kia hắn bán đứng ta. Mẫu thân đánh ta, nhưng đánh cũng không nỡ đánh mạnh, đau thì không đau, nhưng ta cố ý khóc càng lớn càng tốt cho a huynh nghe, khiến hắn ý loạn tâm phiền, day dứt một phen, từ đó về sau không bao giờ bán đứng ta nữa."
A huynh trong lời của Thái hậu, dĩ nhiên không phải Nhan Tốn mà là Nhan Thù.
"Nay nghĩ lại mới thấy khi ấy mình quá bướng bỉnh, không phân được trái phải đúng sai." Thái hậu cười, bất đắc dĩ. "Mà ngươi, khi còn nhỏ ngươi luôn ngoan ngoãn nghe lời như vậy, ta nói làm gì cứ thế liền răm rắp làm theo, đôi lúc hiểu chuyện tới mức thật không giống một đứa bé."
Đường Oanh nghe lời này chợt bừng mộng, bỗng có chút chột dạ. Nhưng chân tướng mà vốn nàng cũng đã quên kia, lại sẽ chẳng bao giờ có thể nói ra, lúc này cũng chỉ có thể im lặng. Lại nghĩ về những lời Thái hậu vừa nói, tưởng tượng trong đầu thôi cũng muốn bật cười. Thái hậu hỏi nàng, cớ gì đột nhiên lại cười như vậy, nàng cũng chỉ trả lời – Tiểu Nhan Y tuy bướng bỉnh nhưng cũng thật khả ái đáng yêu. Chỉ tự nhủ, một người thong dong quý khí, bình tĩnh nghiêm cẩn như vậy, khi xưa lại thật hoạt bát tinh ranh.
Ai cũng từng là một đứa trẻ.
Tuổi đời lớn dần, kinh qua thương hải tang điền, chứng kiến vui buồn tan hợp, nếm đủ cay đắng ngọt bùi – rồi sẽ thành một con người khác.
Bên thái dương có sợi tóc trượt ra khỏi trâm vàng, phất phơ bay bổng. Đường Oanh nhìn thấy, khe khẽ vén sợi tóc ấy lên vành tai, lại thấy người ấy theo quán tính mà hơi ngửa đầu nâng cằm, nghiêng về phía mình, mới ngây ngốc lẩm bẩm: "Phải, khi xưa ta không những nghe lời mà còn thích nhìn người. Nhưng người nói xem, con người bản tính yêu thích cái đẹp, có phải hay chăng là do ta được một người xinh đẹp nhường này nhận về nuôi dưỡng, cho nên mới thích nhìn người như vậy?"
Thái hậu ngây người, im lặng không nói. Chẳng biết nơi vành tai có hồng lên chăng, chỉ biết nhất thời không gian lâm vào trầm mặc.
Yên tĩnh một chốc, rốt cuộc cả hai không hẹn mà cùng hắng giọng một tiếng, tự cường đổi chủ đề về chính sự.
Đường Oanh lên tiếng trước: "Đã dò xét được đôi phần, nay biết người Lãng Cơ quốc quen đường biển, thuộc sông nước, chúng ta chỉ có thể đợi vào Đông, đường thủy không thuận lợi, ấy sẽ là ưu thế của ta. Tuy biển vùng Hải Châu đã đóng lâu năm, thế nhưng thủy quân của ta cũng vẫn là tinh nhuệ, sẽ không thua kém."
Thái hậu gật đầu: "Vậy quyết định như vậy đi. Chuyện kia, Bạc Ngọc và A Sênh ở Hải Châu như thế nào rồi?"
"Mấy ngày trước vừa nhận được thư, thư nói tháng sau sẽ hồi kinh, đến lúc ấy sẽ biết."
Đêm khuya, Đường Oanh về trong cung tẩm của mình. Lại nghĩ tới một chuyện, bèn gọi Trì Tái tới.
"Nghe nói Trường An đã mời được cao tăng đạo sĩ cho phủ đệ Kinh Châu kia rồi, lại còn rất vừa lòng. Người này danh tính ra sao, hiện ở nơi nào, ngươi cho thân tín đi tìm hiểu đi."
Trì Tái lĩnh mệnh, đang lúc quay ra lại nghe chủ tử gọi lại dặn thêm: "Tuyệt mật. Không được phép để người ngoài biết được."
—- Hết chương 72 —-
"Sanh tiêu viễn khứ, đăng hoả hi vi
Thương mang tuế nguyệt, cựu sự nan truy
Dụng nhất sinh, tồn chân khứ nguỵ."
-
(Sênh tiêu xa dần, đèn vàng thưa thớt
Năm tháng mênh mang, chuyện xưa khó xét
Dùng cả đời, giữ đúng bỏ sai.)
《Trầm hương lưu niên》
Mặt trời lặn đằng Tây, chim mỏi cánh về tổ.
Nhẫn Đông phụng mệnh của Thái hậu, tiễn Lý đại nhân ra khỏi Trường Nhạc điện. Tới khi trở về, lúc ấy Thanh Đại cũng đang dẫn cung nga đi chuẩn bị bữa tối.
Mặc dù vừa rồi không có ai khác, thế nhưng nơi cung cấm này tai vách mạch rừng, có rất nhiều chuyện không tiện nói ra, hai người nói xong cũng không đả động tới thêm nửa lời. Tuy Nhẫn Đông không biết Thanh Đại có hiểu được nỗi sầu lo của mình hay không, cũng không biết Thanh Đại có suy nghĩ gì, nhưng ít nhất hiện tại có người cùng giữ với nàng một bí mật, cũng coi như là sức ép trong lòng đã vơi đi.
Sau khi vào điện, cả hai tiếp tục yên lặng làm cho tốt việc của mình.
Thanh Đại nghiêng đầu, tùy thời đưa mắt nhìn Nhẫn Đông một cái. Hễ cứ nhớ tới chuyện vừa rồi, nàng lại không tự chủ được mà vô thức nhíu mày, vẫn là mím môi không nói.
Đôi tai dùng để nghe, đôi mắt dùng để nhìn, đều là những giác quan quan trọng. Đối với một người đôi mắt quan trọng đến cỡ nào, việc này ắt cũng chẳng cần nhiều lời lí giải.
Nay Thái hậu đã chẳng còn nhìn thấy nữa, song, đôi khi lại tưởng như ấy cũng giống một bức bình phong tinh xảo đã dùng thật nhiều năm, tơ vàng chỉ bạc sẽ sờn, nhưng dù có sờn cũng chẳng mấy ảnh hưởng tới tổng thể. Nay không nhìn thấy nữa, đương nhiên đôi mắt cũng sẽ mất đi linh khí, dần trở nên trống rỗng mơ hồ, nhưng hoảng như linh hồn nàng càng thêm nhạy bén, trí tuệ nàng càng thêm sắc sảo. Đủ sắc sảo để đánh một ván cờ âm dương mà chẳng cần nhìn nét mặt của đối thủ. Nàng, xưa nay vẫn vậy, dù có ra sao cũng sẽ học được cách tựa dựa vào chính mình, mà không phải là bất kì ai khác.
Bày biện xong bàn ăn, Nhẫn Đông chia thức ăn cho chủ tử, xong xuôi cũng chỉ túc trực một bên.
Không khí oi bức vẫn chưa tan, người cũng không có khẩu vị. Thiện thực này đều là thức thanh đạm, nhưng thuốc thang khiến cho vị giác con người ta trở nên tê liệt, đầu lưỡi cũng chẳng nhận ra mỹ thực nữa. Cho dù là sơn hào hải vị cũng chẳng khác mấy so với bánh bao màn thầu.
Thái hậu ngồi thẳng vai lưng, yên tĩnh. Nàng cầm đũa lên, dáng vẻ đoan chính, tự thân nỗ lực mới có thể ăn được non nửa bát cơm. Bỗng nhiên, chẳng hiểu vì sao mà nàng nhớ tới Tiên đế. Năm xưa Tiên đế cũng như nàng lúc này vậy. Còn nhớ, suốt gần một năm trước khi Tiên đế băng hà, ở điểm cuối cùng của sinh mệnh hắn, hắn vẫn thường than thở rằng một ngày đối với hắn dài như một năm. Ăn uống không ngon là điều tất nhiên, mà hơn hết, hắn đã không còn nơi dựa vào, đã chẳng còn gì lưu luyến.
Lại nghĩ, thật may mắn thay, bản thân mình vẫn còn nhiều chuyện muốn làm mà chưa thể làm, còn nhiều điều điều tiếc nuối lại chưa thể bù đắp. Mà hơn cả, nàng vẫn còn có vướng bận, vẫn còn có lưu luyến.
Thái hậu có chút ngây ngẩn, chợt cười vẩn vơ. Từ khi thánh giá ly cung cho tới nay nàng chưa từng hỏi người khác đã mấy ngày trôi qua, nhưng tự lòng nàng hiểu rõ – cũng đã nhiều ngày rồi, người ấy cũng đã tới lúc nên trở về.
Vẫn còn đang chìm trong suy tư chẳng để ý tới xung quanh, chợt từ đâu có cỗ hương nồng bay đến. Hương vị này rõ là hương vị của dưa muối, còn ngửi thấy cả vị chua cay, khiến người ta không thể không muốn thử một miếng. Còn chưa kịp hỏi dưa muối từ đâu mà tới, đột nhiên đã có người đặt chén cơm trên bàn tay nàng. Bát sứ không nóng cũng không lạnh, biết được cơm đang lúc vừa ăn.
"Tiểu Thất?" Thái hậu thấp giọng gọi một tiếng. Nàng giật mình, nhưng rồi lập tức an tâm, chỉ có nụ cười nơi khóe môi bộc lộ nỗi vui mừng, "Đằng nào ngày mai cũng về rồi, ngươi lại gấp rút như vậy."
Nghe trách cứ, Đường Oanh chỉ biết cười, vừa đậy bình dưa muối vừa nhận lấy khăn tay cung nga dâng: "Đâu phải vậy, chỉ là xa giá về sẽ sớm hơn. Còn dưa muối này, người mau nếm thử xem, không biết do duyên cớ chi mà khi còn tại thế Sở Vương thúc gia yêu ủ rượu, nay Vương thế tử lại thích đồ chua. Săn bắn đang giữa hè, hắn cũng là không có khẩu vị, đem theo cơ man nào là đồ ngâm sẵn từ Vương phủ. Ta cũng nếm thử vài miếng, thấy hương vị không tồi, liền mang về một bình cho người thử."
Khi Tiên đế còn tại thế, Thái hậu cũng đã từng tùy giá Hạ miêu, từ Hoàng cung Yến Kinh tới trường săn và Thái miếu đường xa bao nhiêu, đi mất bao lâu, sao lại không biết? Xa giá sao có thể về sớm hơn? Nếu không phải vội vã lên đường, hôm nay chắc chắn sẽ không về tới đây. Sơn đạo ngập nghềnh, xa giá vốn luôn tránh đi khi trời tối, mà Đường Oanh lại chỉ bâng quơ vài câu. Thái hậu vốn chẳng có khẩu vị, bây giờ lại cảm thấy cõi lòng ấm áp, vậy là cầm đũa lên, cười: "Được thôi."
Lại phân phó, cung nhân vội vã dâng lên bát đũa, chia thức ăn cho Hoàng đế.
Đường Oanh vừa ăn vừa quan sát, ước chừng hôm nay sức ăn của Thái hậu đã khá hơn xưa một chút rồi, đương nhiên lấy làm an tâm vui vẻ. Hai người im lặng, khi ăn không nói. Cho tới khi thấy Thái hậu đã ngừng đũa chần chờ mà vẫn chưa buông bát, biết rằng nàng đã không muốn ăn nữa mà sợ mình lo lắng lo lắng không vui, bèn lấy bát cơm khỏi tay nàng, nói: "Lạ lùng, cũng cùng là một món, cớ gì nhìn người ăn luôn cảm thấy ngon miệng hơn ta chứ?"
Trì Tái nhìn, cũng cười: "Bệ hạ thèm đồ chua, cớ gì lại cướp phần của Điện hạ như thế?" Dứt lời, thập phần ân cần hiểu ý quân thượng, mở bình, trộn thêm cho chủ tử một chén cơm dưa.
Nhẫn Đông và Thanh Đại đứng một bên, nhìn Trì Tái rồi lại nhìn nhau, như thể là cùng hiểu điều gì mà cùng nhau cúi đầu, tầng tầng tâm sự.
Thêm một chén nữa, sao có thể nuốt trôi!
Hoàng đế, đương nhiên đã diễn phải diễn cho hết vở, mới nói với Trì Tái: "Thực ra một chén cũng đã đủ rồi, đạo dạy chỉ nên ăn đủ no, không nên ăn quá no. Chỉ có điều bình dưa chua này còn thừa, có chút lãng phí. Các ngươi có điều không biết, xưa kia Sở Vương thúc gia của trẫm trời sinh tính tình hào phóng, mà nay Vương thế tử thật quá keo kiệt! Hắn để lại cho ta một bình nho nhỏ thế này cũng đã là chuyện tốt khó gặp rồi đấy."
Biết chỉ là lời vui đùa mà thôi, Thái hậu cũng thuận theo: "Nhưng xét về bối phận, Vương thế tử lại là trưởng bối của Bệ hạ. Ngài để tâm mà phật ý chuyện nhỏ nhặt như vậy, chi bằng đợi khi hắn hồi kinh ta sẽ thay ngài chuyển lời, như vậy được không?"
"Chuyển lời thì không cần." Đường Oanh lắc đầu, lại nghiêm mặt, "Thứ này là đồ trong Vương phủ, ta hỏi, hắn nói công thức chế biến ra sao không được phép truyền ra bên ngoài, Thượng Thiện giám cũng không có ai biết. Nhưng mà, suy cho cùng thì cũng là tên mang một họ máu chảy một dòng, sau cùng vẫn là người nhà, cho nên hắn cũng đã nói cho ta rồi. Sau này ta sẽ đích thân làm cho người ăn."
"Ngài là Hoàng đế, trăm công ngàn việc, lấy đâu ra thời gian học mấy thứ này? Chớ có tốn thời gian." Thái hậu tuy không tán thành, ngữ điệu cũng chẳng hề bất mãn, chỉ mềm mỏng. "Thật sự không cần như vậy, chỉ cần có ngươi ở đây, dù là món gì ta cũng đều cảm thấy dễ ăn, được chứ?"
Câu kia, nghe vào tai như gió thanh trăng tỏ, mà hai chữ 'được không' lại khiến lòng người mềm mại. Đường Oanh cúi đầu nhìn bát cơm, che giấu tâm tình, ngắn gọn hai chữ: "Được thôi." Miệng là như vậy, trong lòng lại nghĩ - chỉ là một bình dưa chua một bát canh nóng mà thôi, hay thậm chí còn nhiều hơn như thế, chỉ cần khiến người vui vẻ một chút, có chuyện gì mà ta không thể làm đây?
Sau bữa cơm, hai người ra ngoài tản bộ.
Trăng phủ khắp cung thành, sao treo nơi đình hầu.
Tới khi trở về Trường Nhạc điện, tinh thần cũng đã khá hơn không ít, bèn nói về chuyện Hạ miêu.
"Quân binh vệ sở rất có nhuệ khí, bài binh bố trận nhuần nhuyễn khí thế. Ngoài ra tuy rằng năm rồi có sớ trình lên báo tôn tử của Hoàng thất chểnh mảng chuyện cung trường, thế nhưng cũng vẫn là có khí khái, có năng lực, không đến nỗi khiến Hoàng thất Đại Tấn ta mất mặt trước sứ giả Lãng Cơ quốc. Lại nói, lần Hạ miêu này cho mời cả sứ giả Lãng Cơ quốc tới tham dự, biết được rằng người đi theo hắn là một Tướng quân độ tuổi trung niên, có lẽ chỉ là Tướng quân phò đoàn sứ giả mà thôi, nhưng cũng là rất có khí thế. E rằng quân uy sĩ khí bên ấy cũng không kém mấy phần."
Đường Oanh nói đến đây, dừng lại một chút, muốn giải thích thêm. Lại nghe Thái hậu nói: "Bọn họ không dùng cung tiễn mà dùng hỏa thương?[1]"
[1]: Gần giống với súng. Tấn triều phỏng Minh cho nên đây là chi tiết lịch sử, trong thời thịnh trị Minh triều đã bắt đầu du nhập và chế tạo hỏa thương, súng hỏa mai, và đại bác.
Đường Oanh gật đầu: "Người cũng biết?"
Thái hậu cười nhạt.
Ánh sáng tỏa ra từ đèn nến lan ra khắp điện, chiếu vào đôi mắt nàng, thổi vào đó linh khí: "Biết. Tuổi thơ của ta ở Kim Lăng, Kim Lăng nơi ấy cách Hải Châu không xa, vẫn thường có thương nhân tứ xứ người tới người lui, có gì bán nấy. Ta không tiện tiêu dao bên ngoài, nhưng Nhẫn Đỗng vẫn thường thay ta ra ngoài mua sách. Ta rất thích sách, gặp sách liền mua, mua được một quyển chắc chắn sẽ mua một quyển..." Nàng thong dong kể lại, dòng hồi tưởng như lướt qua đầu mày nàng, khiến ưu tư bay biến, chỉ còn vẻ an nhiên. "Có một cuốn kia, tên 'Tứ Hải đồ chí'. Nội dung ra sao, nay đã chẳng còn nhớ rõ nữa, nhưng quả rất thú vị. Khi xưa ta luôn nghĩ sách ấy cũng như 'Sơn Hải kinh' mà thôi, nội dung liêu trai chí dị, vài phần thật giả, vốn là chẳng mấy đáng tin."
"Thời gian gần đây vì chuyện của Hải Châu mà ta mới nhớ lại, trong sách ấy quả thật có nhắc tới Lãng Cơ quốc."
Nghe Thái hậu kể lại chuyện xưa, Đường Oanh trở nên vô cùng hứng thú, bèn đổi đề tài: "Tàng thư trong phủ đệ Kim Lăng Nhan thị không đủ cho người chăng? Còn phải ra ngoài mua sách?"
Thái hậu lắc đầu, cười. Người như nàng, càng lúc càng cảm thấy trên đời cũng thật nhiều nỗi bất đắc dĩ. Nàng nói: "Sách cũng có nhiều loại. Ngày ngày đọc sách kinh sử, trẻ nhỏ nào có thể yêu thích chứ? Đối với ta đọc sách cũng là một cách giải khuây, vậy chi bằng chọn cuốn nào thú vị một chút, không phải sao?"
Đường Oanh cảm thấy hiếu kỳ: "Mẫu thân ép người đọc sách kinh sử sao?"
Thái hậu trầm ngâm giây lát, đáp: "Cũng không thể nói là ép buộc, nhưng quả thực có chút nghiêm khắc. Khi còn trẻ mẫu thân ta gia cảnh bần hàn, sau này quan bái cửu khanh cũng là do ý chí học hành, mài giũa gian khổ mới có được. Sinh hạ ta rồi, Kim Lăng Nhan thị có lệ nữ nhi không bái quan, của cải cũng không thiếu, vốn thân nhi nữ không cần học cao hiểu rộng, vì vậy bà ấy cũng từ quan. Sau, mẫu thân thường tranh cãi với phụ thân chuyện học hành của ta, bà ấy muốn ta đọc thật nhiều sách, sẽ có ngày chứng minh cho phụ thân thấy nữ tử nhất định không kém nam tử nửa phần."
"Ta cảm thấy bản thân ta cũng thực thích đọc sách, nhưng phàm là chuyện bị người khác thúc giục, ắt rồi cũng sinh cảm giác chán ghét. Có những khi ta không đọc sách nữa, tới tìm phụ thân đánh một ván cờ, nếu mẫu thân có tới tìm ta liền trốn sau lưng ông ấy, cũng là thành phụ thân chịu mắng thay ta."
Đường Oanh lại hỏi: "Nhưng đâu phải khi nào cũng trót lọt, phải chứ?"
Hồi tưởng lại chuyện thân tình hòa thuận, bầu không khí cũng trở nên ấm áp, ngữ điệu Thái hậu cũng thả lỏng: "Chính thế. Những lúc phụ thân không ở phủ ta sẽ đi tìm a huynh, xin a huynh cho ta trốn sau gốc cây cổ thụ mà hắn trồng. Lại nói, cây cổ thụ kia, khi xưa a huynh yêu cây ấy hơn mạng. Cho nên hắn lo sợ mẫu thân ta tức giận như thế sẽ có ngày châm lửa đốt cây của hắn, có một lần kia hắn bán đứng ta. Mẫu thân đánh ta, nhưng đánh cũng không nỡ đánh mạnh, đau thì không đau, nhưng ta cố ý khóc càng lớn càng tốt cho a huynh nghe, khiến hắn ý loạn tâm phiền, day dứt một phen, từ đó về sau không bao giờ bán đứng ta nữa."
A huynh trong lời của Thái hậu, dĩ nhiên không phải Nhan Tốn mà là Nhan Thù.
"Nay nghĩ lại mới thấy khi ấy mình quá bướng bỉnh, không phân được trái phải đúng sai." Thái hậu cười, bất đắc dĩ. "Mà ngươi, khi còn nhỏ ngươi luôn ngoan ngoãn nghe lời như vậy, ta nói làm gì cứ thế liền răm rắp làm theo, đôi lúc hiểu chuyện tới mức thật không giống một đứa bé."
Đường Oanh nghe lời này chợt bừng mộng, bỗng có chút chột dạ. Nhưng chân tướng mà vốn nàng cũng đã quên kia, lại sẽ chẳng bao giờ có thể nói ra, lúc này cũng chỉ có thể im lặng. Lại nghĩ về những lời Thái hậu vừa nói, tưởng tượng trong đầu thôi cũng muốn bật cười. Thái hậu hỏi nàng, cớ gì đột nhiên lại cười như vậy, nàng cũng chỉ trả lời – Tiểu Nhan Y tuy bướng bỉnh nhưng cũng thật khả ái đáng yêu. Chỉ tự nhủ, một người thong dong quý khí, bình tĩnh nghiêm cẩn như vậy, khi xưa lại thật hoạt bát tinh ranh.
Ai cũng từng là một đứa trẻ.
Tuổi đời lớn dần, kinh qua thương hải tang điền, chứng kiến vui buồn tan hợp, nếm đủ cay đắng ngọt bùi – rồi sẽ thành một con người khác.
Bên thái dương có sợi tóc trượt ra khỏi trâm vàng, phất phơ bay bổng. Đường Oanh nhìn thấy, khe khẽ vén sợi tóc ấy lên vành tai, lại thấy người ấy theo quán tính mà hơi ngửa đầu nâng cằm, nghiêng về phía mình, mới ngây ngốc lẩm bẩm: "Phải, khi xưa ta không những nghe lời mà còn thích nhìn người. Nhưng người nói xem, con người bản tính yêu thích cái đẹp, có phải hay chăng là do ta được một người xinh đẹp nhường này nhận về nuôi dưỡng, cho nên mới thích nhìn người như vậy?"
Thái hậu ngây người, im lặng không nói. Chẳng biết nơi vành tai có hồng lên chăng, chỉ biết nhất thời không gian lâm vào trầm mặc.
Yên tĩnh một chốc, rốt cuộc cả hai không hẹn mà cùng hắng giọng một tiếng, tự cường đổi chủ đề về chính sự.
Đường Oanh lên tiếng trước: "Đã dò xét được đôi phần, nay biết người Lãng Cơ quốc quen đường biển, thuộc sông nước, chúng ta chỉ có thể đợi vào Đông, đường thủy không thuận lợi, ấy sẽ là ưu thế của ta. Tuy biển vùng Hải Châu đã đóng lâu năm, thế nhưng thủy quân của ta cũng vẫn là tinh nhuệ, sẽ không thua kém."
Thái hậu gật đầu: "Vậy quyết định như vậy đi. Chuyện kia, Bạc Ngọc và A Sênh ở Hải Châu như thế nào rồi?"
"Mấy ngày trước vừa nhận được thư, thư nói tháng sau sẽ hồi kinh, đến lúc ấy sẽ biết."
Đêm khuya, Đường Oanh về trong cung tẩm của mình. Lại nghĩ tới một chuyện, bèn gọi Trì Tái tới.
"Nghe nói Trường An đã mời được cao tăng đạo sĩ cho phủ đệ Kinh Châu kia rồi, lại còn rất vừa lòng. Người này danh tính ra sao, hiện ở nơi nào, ngươi cho thân tín đi tìm hiểu đi."
Trì Tái lĩnh mệnh, đang lúc quay ra lại nghe chủ tử gọi lại dặn thêm: "Tuyệt mật. Không được phép để người ngoài biết được."
—- Hết chương 72 —-
"Sanh tiêu viễn khứ, đăng hoả hi vi
Thương mang tuế nguyệt, cựu sự nan truy
Dụng nhất sinh, tồn chân khứ nguỵ."
-
(Sênh tiêu xa dần, đèn vàng thưa thớt
Năm tháng mênh mang, chuyện xưa khó xét
Dùng cả đời, giữ đúng bỏ sai.)
《Trầm hương lưu niên》
Danh sách chương