Lan kí xuân phu, cúc hựu thu vinh
Mùa thu cùng năm, Trịnh vương và Tề vương hồi kinh thuật chức[1], hợp sức với Tương Lăng đại công chúa, nội ứng ngoại hợp tạo phản sinh biến, xúi giục tướng lĩnh cánh tả Thượng Trực vệ, mưu đồ hợp binh hai vạn người bức Tân đế thoái vị. Mật thám quân cơ báo về kịp thời, chặn đứng ngay dưới chân núi Lạc Nhạn. Trịnh vương Tề vương, Tương Lăng và Phò mã bị ban rượu độc, thê thiếp sung vào dịch đình, Tướng quân Thượng Trực vệ bị chém đầu thị chúng, răn thần tử lấy đó mà làm gương.
[1] Phiên vương hồi kinh báo cáo.
Năm sau đó, kiến hiệu Cảnh Ninh nguyên niên.[2]
[2] Năm Cảnh Ninh đầu tiên gọi là 'nguyên niên'.
Mùa xuân năm Cảnh Ninh nguyên niên, tổ chức khoa cử, chiêu hiền đãi sĩ, Hàn Lâm viện Yến Kinh tấp nập đông đúc.
Năm Cảnh Ninh thứ Ba, Phương trượng Báo Quốc tự Liễu Trần xuất quan, đệ tử Liễu Duyên kể lại đầu đuôi sự tình, Liễu Trần đại sư cảm thán ba tiếng. Cùng đêm ấy, đại sư viên tịch tại chùa, khi tạ thế dung nhan hồng hào như cũ, người nghe cũng lấy làm kỳ lạ.
Mùa đông năm Cảnh Ninh thứ Tư, Ô Thát Khả Hãn thống nhất Mạc Bắc, dẫn binh quấy nhiễu biên cảnh, hiển nhiên là dấy lên nạn binh đao.
Năm Cảnh Ninh thứ Năm, Chỉ huy sứ Lương Châu vệ Nhan Tông Hồi tạm lĩnh hàm Chinh Bắc tướng quân, cùng Binh bộ Thượng thư Nhạc Mậu phụng chỉ đốc quân, suất binh tiến Bắc. Giao chiến ác liệt mấy tháng, quân Ô Thát bại trận, đình chiến xin hàng tại ghềnh Ngư Nhi.
Cuối năm Cảnh Ninh thứ Năm, Chỉ huy sứ Lương Châu vệ Nhan Tông Hồi chết bệnh trên đường khải hoàn hồi kinh, trưởng tử Nhan Mục tiếp quản Lương Châu vệ.
Năm Cảnh Ninh thứ Sáu, bạch thương tố tiết.[3]
[3]: (Cổ văn) Chỉ mùa thu.
Lan kí xuân phu, cúc hựu thu vinh.[4] Biệt viện nơi ngoại ô kinh thành của An Quốc công, trúc xanh dọc bờ, cúc thu quanh vườn, gió mát se lạnh, tiệc rượu ấm áp.
[4] Bài 'Lan Xác Minh' của Vương Thục Chi thời Tấn: Lan kí xuân phu, cúc hựu thu vinh. Phương huân bách thảo, sắc diễm quần anh. Thục thị phương chất, tại u dũ hinh.
Mừng thọ năm mươi tuổi, bách quan tề tụ, phủ đệ đón khách quý.
Trong phòng khách, An Quốc công Tiêu Thận ngồi trên chủ tọa, phu nhân ngồi bên, hai hàng phía dưới phân theo phận trưởng ấu, dòng chính thứ. Đại sảnh đã không còn chỗ ngồi, gia nhân bèn ra đại môn nhận phẩm lễ của khách quý, tiếng thông truyền không ngớt, náo nhiệt vô cùng.
Trước khi yến mở, Hoàng đế và Thái hậu đã cho người mang lễ tới, vô cùng quý trọng.
An Quốc công dẫn gia quyến ra cửa nhận thánh ân, quỳ gối bái tạ.
Người tới làm khách, hoặc là giao tình thâm sâu với chủ yến, hoặc là muốn lấy lòng. Người không tới làm khách, hoặc là không thân thiết qua lại với chủ yến, hoặc là lục đục không vừa mắt. Triều thần tới đây cũng mang theo cả mấy phần ý tứ dò xét, ai nấy như có như không mà lắng tai nghe tiếng thông truyền.
Một lát sau, gia nhân đi vào, báo rằng đã hết khách tới.
Mọi người nhìn nhau, âm thầm trao đổi ánh mắt: Tại sao Nhan Ung không tới?
Hơn sáu năm trước, Nhan Ung và Nhan Tốn nảy sinh bất hòa, mấy năm trôi qua kẽ hở giữa hai huynh đệ không những không thể lấp lại, mà còn càng ngày càng sâu. Hộ bộ Thượng thư Nhan Linh ban đầu còn muốn đứng ra hòa giải, giúp hai vị huynh trưởng buông bỏ thành kiến, nhưng rồi hắn cũng biết mình là bậc dưới, lời nói ra cũng chẳng có mấy phần sức nặng. Lâu ngày không khuyên nhủ được, hắn đành từ bỏ buông xuôi.
Vậy nên, là đường huynh đường đệ, chưa tới nỗi trở mặt thành thù, nhưng cũng đã đến mức đối chọi gay gắt. Năm xưa Nhan Ung mượn hôn sự của nhi tử để quy hàng với Hoàng thất, trò cũ lặp lại, ước chừng hơn một năm trước đã kết thông gia với Tiêu Thận.
Huynh đệ ly tâm, thủ túc tương tàn còn nói gì đến mưu bàn đại sự? Bá phụ Nhan Tông Hồi đã mất, Nhan Mục tiếp quản Lương Châu vệ, lòng trung với triều đình như một, tận tâm tận lực, không có nửa phần hai lòng. Đến đây, giấc mộng hoàng quyền của Nhan Tốn coi như đã hóa thành mây khói. Trên dưới Nhan thị e rằng cũng chỉ còn một mình hắn cố chấp không buông mà thôi.
Làm người không thể không có ước mơ, nhưng cũng không thể nào ôm một giấc mơ quá đỗi hoang đường, nếu không đến ngày thất bại, ắt sẽ buồn bực sầu não đến vong mạng. Năm xưa có Võ Thừa Tự thời Võ Chu, nay có Nhan Tốn, rồi cũng trở thành trò cười cho hậu thế.
Ngày Tả tướng Tiêu Thận mở yến mừng thọ năm mươi, Nhan Tốn chết bất đắc kỳ tử ngay trong phủ đệ. Sử ghi – Trúng độc mà chết.
Bổn gia Nhan thị ở Kim Lăng, ở Yến Kinh này Nhan Ung là lớn nhất, đương nhiên phải là hắn đứng ra xử lý thu xếp hậu sự, không thể tới dự tiệc.
- --
Tuyên Thất điện.
Quan lễ phụng mệnh đưa quà tới Tiêu phủ đã trở lại, lúc này đang hồi bẩm trước Ngự tiền, báo lại chư công trong triều ai tới ai không tới, người nào tặng ít lễ người nào tặng nhiều. Cuối cùng, kể lại chuyện Nhan Tốn chết bất đắc kỳ tử. Nhan Tốn là quốc cữu, lại là trọng thần, quan lễ tưởng rằng Hoàng đế sẽ đau buồn bi thương, liền vận công phu diễn trò, chảy mấy giọt nước mắt, vừa kể vừa nghẹn ngào không chịu nổi.
Hoàng đế ngồi sau án, tay cầm ngự bút, cúi đầu phê tấu chương. Quan lễ ở phía dưới ra sức kể lể, nàng ngồi trên này chuyên chú vào công văn, như thể chưa từng nghe được lời bên tai. Chỉ là khi hai chữ 'Nhan tướng' kia vừa thốt ra, đầu mày vốn đang bằng phẳng đã khẽ nhíu lại, tỏa ra một cỗ lạnh lẽo.
Người hầu cận bên Ngự tiền, như Trì Tái và Thanh Đại đây, không dám nói hiểu được quân tâm, nhưng ít nhất có thể đọc được sắc mặt của Đế vương. Tên quan lễ này quá sức ngu ngốc, Nhan Tốn chết ở phủ đệ ngay giữa Yến Kinh, hắn nghe được chuyện từ phủ đệ của An Quốc công tận ngoại ô kinh thành, Hoàng đế há lại cần hắn tới bẩm?
Tuyên Thất điện yên lặng im ắng, chỉ có tiếng của quan lễ nghẹn ngào, trình diễn một màn, tới khi hạ ống tay áo xuống đã thấy Hoàng đế đang lẳng lặng nhìn mình.
Đôi mắt kia sáng tối bất phân, sắc bén đến mức như có thể nhìn xuyên qua hắn, thấu triệt ý đồ của người đối diện. Hắn bị một ánh mắt như thế chiếu vào, chợt cảm thấy mình giống miếng thịt trên thớt, tùy ý người ta chặt chém, nhất thời đứng ngồi không yên, hai chân nhũn ra, quỳ rạp trên đất: "Bệ hạ..."
Chẳng mấy chốc, hắn nhận ra hắn đã phạm phải điều mà Quân vương tối kị. Hoàng đế không cần người lắm miệng, càng không cần người thích phỏng đoán thánh ý. Lúc này hắn lấy lòng Hoàng đế mà rơi lệ khóc lóc, ngày sau cũng sẽ vì lấy lòng người khác mà nói ra chuyện cơ mật trước Ngự tiền.
Quan lễ thấp thỏm lo sợ, không đứng dậy nổi. Ấy thế mà khi nãy hắn đã quên mất vị ngồi trên kia không phải là một tiểu thư tràn đầy thanh xuân nhà khuê các danh môn, mà là Hoàng đế. Cái gọi là quân uy, thứ ấy tích lũy qua ngày qua tháng, mặc dù thường ngày chiêu hiền đãi sĩ, một bộ dáng dịu dàng điềm đạm, ôn nhuận như ngọc, nhưng khi cơn giận đã lên, sao có thể đối phó được?
Thấy Hoàng đế cho thản nhiên nhìn sang Trì Tái, hắn liền phất tay, quan lễ kia đã bị kéo xuống lập tức.
Còn sau đó, sống hay là chết, ai ngờ được?
Đêm thu.
Đêm đã vào khuya, trời đã trở lạnh. Thanh Đại dẫn vài cung nga tới đóng hết các cửa sổ. Lát sau, nàng tới trước án, quét mắt nhìn tấu chương chất trên án, lên tiếng khuyên nhủ: "Bệ hạ, đã gần tới giờ Hợi, tốt xấu gì... cũng nên nghỉ ngơi một lát." Nàng dừng một lát, lại nói thêm, "Nếu không sáng mai tới thỉnh an, Bệ hạ mệt mỏi tiều tụy, Điện hạ sẽ lo lắng."
Thanh Đại rõ ràng vô cùng, lời mình nói ra chẳng có chút sức nặng. Mà nói gì nàng, cả tòa Cấm cung này, toàn bộ Yến Kinh – không, cả thiên hạ Đại Tấn này, chỉ có lời của Thái hậu mới có sức nặng đối với Hoàng đế.
Chính là, không dám không theo.
Quả nhiên, vừa nói xong, sườn mặt lạnh băng không chút biểu cảm kia đã giãn ra, như có làn gió xuân vừa thoảng qua đây, làm cho tuyết lạnh tan rã. Không nghe nàng nói đồng ý nghỉ ngơi hay là không đồng ý nghỉ ngơi, chỉ thấy nàng gác bút, khép tấu chương lại.
Cung nga dâng nước lên, nàng đứng dậy, ngâm tay vào ấy. Mặt nước trong vắt nổi lên từng đợt sóng.
Phong phạm trầm ổn, khí độ tao nhã, đều là Thái hậu dạy thành, từng cử chỉ đều vào khuôn phép, không hề có điểm đột ngột sai sót. Tỉ như rửa tay cũng vậy, chậm rãi từ tốn, nhẹ nhàng đến mức mặt nước chỉ gợn nhẹ mấy hồi, không có một giọt nước nhỏ bắn lên.
Thanh Đại túc trực sát bên, dâng khăn khô. Nàng cúi đầu xem Hoàng đế rửa tay, rồi đến lau tay, một đôi tay thon gầy, không nhìn ra được đôi tay bé nhỏ bụ bẫm của hơn sáu năm trở về trước. Ngưng mắt nhìn lại không tự chủ được mà nghĩ tới tay Thái hậu, bất giác âm thầm so sánh một chút, sau một chốc, rút ra kết luân – Ấy thế mà dường như lòng bàn tay Hoàng đế còn lớn hơn, ngón tay còn dài hơn tay Thái hậu.
"Thái hậu nơi đó đã nghỉ ngơi chưa?" Đồng hồ nước ở Cẩn Thân điện của Tiên đế đã chuyển tới Tuyên Thất điện từ lâu. Hoàng đế hỏi, liếc mắt nhìn về phía đồng hồ. Đêm đã khuya, nàng cũng không tiện qua.
Vốn là, Thái hậu tự biết cân bằng, giờ ăn giờ nghỉ đều rất có quy luật, nhưng từ ngày Đường Oanh đăng cơ, nàng thường xuyên thức trắng đêm duyệt sớ, suy nghĩ ngày đêm, nói ngắn gọn lại, chính là nếp sinh hoạt đã bị phá vỡ, bây giờ nghỉ ngơi cũng không còn có quy luật như xưa nữa.
Cho nên Hoàng đế mới hỏi như vậy.
Thanh Đại kính cẩn: "Vừa khi nãy Vị Ương cung đã cho cung nhân tới bẩm, Điện hạ đã nghỉ sớm rồi, Bệ hạ đừng lo lắng." Hai người mặc dù là bận bịu vướng mắc nhiều chuyện, nhưng xem ra không khi nào không nghĩ đến nhau. Không cùng huyết thống mà tình nghĩa sâu nặng như vậy, có là huyết thống cũng hiếm thấy.
Hoàng đế gật đầu, cởi trường bào, vào ngự tháp. Màn lụa tơ vàng rủ xuống, chỉ giữ lại cung nga trực đêm. Đèn nến đã tắt, những người không phận sự thấp giọng cáo lui. Trong điện chỉ còn lại vài ngọn đèn le lói, ánh nên chập chờn, yếu ớt ảm đạm.
Đường Oanh nằm trên giường, nhớ lại bộ dạng tên quan lễ kia khóc lóc nghẹn ngào. Trong bóng đêm, ánh mắt nàng tỏa ra tia lạnh lẽo, thậm chí, hiện cả sát ý.
Nhan tướng? Chết rồi, chết rồi mới tốt.
Y chẩm sổ thu thiên, thiềm thừ hạ tảo huyền.[5]
[5] Câu thơ trong bài 'Bồ Tát man' – nghĩa, 'Tựa gối đếm ngày trôi, trăng thu đầu tháng soi.'
- --
Vị Ương cung.
Đèn nến trong cung tẩm lờ mờ hư ảo, Nhẫn Đông nâng đèn đồng trên tay, ghé vào sát, ánh sáng rọi bốn phía xung quanh.
Trên giường, Thái hậu tựa lưng trên gối, tóc đen như mực buông thả như thác đổ. Khuôn mặt hiện rõ vẻ mệt mỏi, đèn đồng tỏa ra thứ ánh sáng mờ nhạt, chiếu lên da thịt trắng nõn như phủ men.
"Gần vào một chút." Nàng cầm thư trên tay, thấp giọng nói một câu, đang đêm, giọng nói có chút không được trong trẻo như thường, nghe vào tại không hiểu sao lại mang theo tia mị hoặc.
Nghe vậy, Nhẫn Đông đưa tay che đi ngọn đèn yếu ớt, tiến mấy bước vào sát bên giường, liếc mắt nhìn qua bức thư, lúc này lo lắng trong lòng mới tan thành mây khói. Nàng cười nói: "Chữ của lang quân thật như... rồng bay phượng múa, chẳng trách Điện hạ không nhìn rõ."
Viết không nhiều, lời nào lời ấy ngắn gọn, đọc vào liền biết đầu đuôi, vừa đọc đã biết đây là một người ngay thẳng.
Thái hậu nở nụ cười, đặt bức thư xuống một bên: "Tốt xấu gì cũng đã có tin tức, còn chuyện gì, đợi gặp mặt rồi nói sau." Đã tìm hắn sáu năm, bây giờ mới thấy tiếng. Nếu như nàng kém may mắn, sáu năm này có mệnh hệ gì, e rằng đã sớm thiên nhân vĩnh cách.
A huynh này, thật không đáng tin cậy.
Sáu năm qua đi, thế cục trong triều dần dần vững vàng, đảng phái đã bắt đầu khởi tranh. Triều thần xuất thân từ Nhan thị cũng đã thay đổi mấy hồi, nay Nhan Ung quy phục trước Hoàng thất, Nhan Tông Nhâm đã mất, nhi tử trung thành, Nhan Linh chỉ lo giữ mình. Chỉ còn một Nhan Tốn, thế lực đơn bạc, một trụ chẳng chống nổi nhà.
Nhẫn Đông sửa gối giúp Thái hậu nằm xuống, như nhớ tới điều gì, bỗng nói: "Nhan tướng... không phải loại người dễ dàng từ bỏ ý đồ. Đột tử như vậy..." Nàng dừng lại, không nói nữa.
Nguyên nhân thực sự, chân tướng đằng sau, khó mà nói ra được.
Hoàng đế vẫn chưa tự mình chấp chính, nhưng vai gánh chính sự suốt sáu năm, bây giờ thân tín tâm phúc đã không thiếu. Tai mắt khắp nơi, có mới cũng có cũ. Hiến Hoài thái tử năm ấy bỏ mạng ở Lãng Phong uyển là do trúng độc, Hoàng đế chưa từng quên đi, chưa từng bỏ qua.
Bất quá – Nhẫn Đông nắm lấy góc chăn, thầm nghĩ – Ấy là còn có một số chuyện Hoàng đế vẫn chưa biết.
Thái hậu nằm xuống an ổn, muốn nghỉ ngơi rồi, Nhẫn Đông nhỏ giọng cáo lui.
Nhan Tốn, đương nhiên là không phải vì uất giận buồn bực mà đột tử. Thử nghĩ xem, huynh đệ mâu thuẫn xung đột nhiều năm, cùng ở Nhan phủ, Nhan Ung biết rõ những chuyện Nhan Tốn đã làm khi xưa, biết hắn tàn nhẫn tuyệt tình, há lại có thể sống cho an ổn? Hiện tại cứ mỗi một việc xung đột đều sẽ khiến sự đề phòng nghi kị và cả bất an sợ hãi trong lòng Nhan Ung lớn thêm một chút. Vừa khéo, nay hắn trung với Hoàng đế, không phải với Nhan Tốn.
Hoàng đế đây là đang mượn đao giết người, giải được mối hận trong lòng, mà tay lại không hề dính một giọt máu.
Thái hậu nằm nghiêng, túi hương đặt bên gối, nhiều năm qua đi mùi hương đã trở nên nhạt nhòa. Nàng hít sâu, cảm được hương hoa loáng thoáng, trong tiềm thức lại hiện ra bộ dáng người kia khi còn đang nhỏ, hoạt bát đáng yêu.
Khóe môi cong cong, nàng khẽ cười.
Mèo nhỏ năm xưa, lớn lên biến thành một con hổ đầu đàn dũng mãnh rồi.
Bên ngoài rõ là bát diện uy phong, tới trước mặt nàng lại chỉ thiếu điều vẫy đuôi mừng chủ, không khác khi xưa là bao.
Vẫn nói 'Bạch thủ như tân'[6], nhưng thực ra, có người, từ khi còn nhỏ đã cảm thấy thực tâm đắc vừa ý, ở bên càng lâu càng thấy khó bỏ khó phân, như thể là, dù có trải qua năm tháng dài đằng đẵng, cuối cùng lại thấy nhân sinh như lần đầu gặp gỡ, vẫn như ban đầu. Càng ở bên nhau lâu, càng cảm thấy mới mẻ.
[6] Câu này có nghĩa truyền thống để ám chỉ giao tình không sâu sắc, ý nói bạn bè mà không hiểu nhau thì dù có quen đến bạc đầu vẫn như mới gặp nhau. Như trên đây là tác giả giải thích theo một hướng phân tích mới.
—- Hết chương 34 —-
Editor lảm nhảm:
Hoàng đế đến trước Điện hạ từ con hổ thành con mèo thì Điện hạ giỏi rồi. Một thủ đoạn đoạt ngôi thuyết phục không ai lường tới được ????
Mùa thu cùng năm, Trịnh vương và Tề vương hồi kinh thuật chức[1], hợp sức với Tương Lăng đại công chúa, nội ứng ngoại hợp tạo phản sinh biến, xúi giục tướng lĩnh cánh tả Thượng Trực vệ, mưu đồ hợp binh hai vạn người bức Tân đế thoái vị. Mật thám quân cơ báo về kịp thời, chặn đứng ngay dưới chân núi Lạc Nhạn. Trịnh vương Tề vương, Tương Lăng và Phò mã bị ban rượu độc, thê thiếp sung vào dịch đình, Tướng quân Thượng Trực vệ bị chém đầu thị chúng, răn thần tử lấy đó mà làm gương.
[1] Phiên vương hồi kinh báo cáo.
Năm sau đó, kiến hiệu Cảnh Ninh nguyên niên.[2]
[2] Năm Cảnh Ninh đầu tiên gọi là 'nguyên niên'.
Mùa xuân năm Cảnh Ninh nguyên niên, tổ chức khoa cử, chiêu hiền đãi sĩ, Hàn Lâm viện Yến Kinh tấp nập đông đúc.
Năm Cảnh Ninh thứ Ba, Phương trượng Báo Quốc tự Liễu Trần xuất quan, đệ tử Liễu Duyên kể lại đầu đuôi sự tình, Liễu Trần đại sư cảm thán ba tiếng. Cùng đêm ấy, đại sư viên tịch tại chùa, khi tạ thế dung nhan hồng hào như cũ, người nghe cũng lấy làm kỳ lạ.
Mùa đông năm Cảnh Ninh thứ Tư, Ô Thát Khả Hãn thống nhất Mạc Bắc, dẫn binh quấy nhiễu biên cảnh, hiển nhiên là dấy lên nạn binh đao.
Năm Cảnh Ninh thứ Năm, Chỉ huy sứ Lương Châu vệ Nhan Tông Hồi tạm lĩnh hàm Chinh Bắc tướng quân, cùng Binh bộ Thượng thư Nhạc Mậu phụng chỉ đốc quân, suất binh tiến Bắc. Giao chiến ác liệt mấy tháng, quân Ô Thát bại trận, đình chiến xin hàng tại ghềnh Ngư Nhi.
Cuối năm Cảnh Ninh thứ Năm, Chỉ huy sứ Lương Châu vệ Nhan Tông Hồi chết bệnh trên đường khải hoàn hồi kinh, trưởng tử Nhan Mục tiếp quản Lương Châu vệ.
Năm Cảnh Ninh thứ Sáu, bạch thương tố tiết.[3]
[3]: (Cổ văn) Chỉ mùa thu.
Lan kí xuân phu, cúc hựu thu vinh.[4] Biệt viện nơi ngoại ô kinh thành của An Quốc công, trúc xanh dọc bờ, cúc thu quanh vườn, gió mát se lạnh, tiệc rượu ấm áp.
[4] Bài 'Lan Xác Minh' của Vương Thục Chi thời Tấn: Lan kí xuân phu, cúc hựu thu vinh. Phương huân bách thảo, sắc diễm quần anh. Thục thị phương chất, tại u dũ hinh.
Mừng thọ năm mươi tuổi, bách quan tề tụ, phủ đệ đón khách quý.
Trong phòng khách, An Quốc công Tiêu Thận ngồi trên chủ tọa, phu nhân ngồi bên, hai hàng phía dưới phân theo phận trưởng ấu, dòng chính thứ. Đại sảnh đã không còn chỗ ngồi, gia nhân bèn ra đại môn nhận phẩm lễ của khách quý, tiếng thông truyền không ngớt, náo nhiệt vô cùng.
Trước khi yến mở, Hoàng đế và Thái hậu đã cho người mang lễ tới, vô cùng quý trọng.
An Quốc công dẫn gia quyến ra cửa nhận thánh ân, quỳ gối bái tạ.
Người tới làm khách, hoặc là giao tình thâm sâu với chủ yến, hoặc là muốn lấy lòng. Người không tới làm khách, hoặc là không thân thiết qua lại với chủ yến, hoặc là lục đục không vừa mắt. Triều thần tới đây cũng mang theo cả mấy phần ý tứ dò xét, ai nấy như có như không mà lắng tai nghe tiếng thông truyền.
Một lát sau, gia nhân đi vào, báo rằng đã hết khách tới.
Mọi người nhìn nhau, âm thầm trao đổi ánh mắt: Tại sao Nhan Ung không tới?
Hơn sáu năm trước, Nhan Ung và Nhan Tốn nảy sinh bất hòa, mấy năm trôi qua kẽ hở giữa hai huynh đệ không những không thể lấp lại, mà còn càng ngày càng sâu. Hộ bộ Thượng thư Nhan Linh ban đầu còn muốn đứng ra hòa giải, giúp hai vị huynh trưởng buông bỏ thành kiến, nhưng rồi hắn cũng biết mình là bậc dưới, lời nói ra cũng chẳng có mấy phần sức nặng. Lâu ngày không khuyên nhủ được, hắn đành từ bỏ buông xuôi.
Vậy nên, là đường huynh đường đệ, chưa tới nỗi trở mặt thành thù, nhưng cũng đã đến mức đối chọi gay gắt. Năm xưa Nhan Ung mượn hôn sự của nhi tử để quy hàng với Hoàng thất, trò cũ lặp lại, ước chừng hơn một năm trước đã kết thông gia với Tiêu Thận.
Huynh đệ ly tâm, thủ túc tương tàn còn nói gì đến mưu bàn đại sự? Bá phụ Nhan Tông Hồi đã mất, Nhan Mục tiếp quản Lương Châu vệ, lòng trung với triều đình như một, tận tâm tận lực, không có nửa phần hai lòng. Đến đây, giấc mộng hoàng quyền của Nhan Tốn coi như đã hóa thành mây khói. Trên dưới Nhan thị e rằng cũng chỉ còn một mình hắn cố chấp không buông mà thôi.
Làm người không thể không có ước mơ, nhưng cũng không thể nào ôm một giấc mơ quá đỗi hoang đường, nếu không đến ngày thất bại, ắt sẽ buồn bực sầu não đến vong mạng. Năm xưa có Võ Thừa Tự thời Võ Chu, nay có Nhan Tốn, rồi cũng trở thành trò cười cho hậu thế.
Ngày Tả tướng Tiêu Thận mở yến mừng thọ năm mươi, Nhan Tốn chết bất đắc kỳ tử ngay trong phủ đệ. Sử ghi – Trúng độc mà chết.
Bổn gia Nhan thị ở Kim Lăng, ở Yến Kinh này Nhan Ung là lớn nhất, đương nhiên phải là hắn đứng ra xử lý thu xếp hậu sự, không thể tới dự tiệc.
- --
Tuyên Thất điện.
Quan lễ phụng mệnh đưa quà tới Tiêu phủ đã trở lại, lúc này đang hồi bẩm trước Ngự tiền, báo lại chư công trong triều ai tới ai không tới, người nào tặng ít lễ người nào tặng nhiều. Cuối cùng, kể lại chuyện Nhan Tốn chết bất đắc kỳ tử. Nhan Tốn là quốc cữu, lại là trọng thần, quan lễ tưởng rằng Hoàng đế sẽ đau buồn bi thương, liền vận công phu diễn trò, chảy mấy giọt nước mắt, vừa kể vừa nghẹn ngào không chịu nổi.
Hoàng đế ngồi sau án, tay cầm ngự bút, cúi đầu phê tấu chương. Quan lễ ở phía dưới ra sức kể lể, nàng ngồi trên này chuyên chú vào công văn, như thể chưa từng nghe được lời bên tai. Chỉ là khi hai chữ 'Nhan tướng' kia vừa thốt ra, đầu mày vốn đang bằng phẳng đã khẽ nhíu lại, tỏa ra một cỗ lạnh lẽo.
Người hầu cận bên Ngự tiền, như Trì Tái và Thanh Đại đây, không dám nói hiểu được quân tâm, nhưng ít nhất có thể đọc được sắc mặt của Đế vương. Tên quan lễ này quá sức ngu ngốc, Nhan Tốn chết ở phủ đệ ngay giữa Yến Kinh, hắn nghe được chuyện từ phủ đệ của An Quốc công tận ngoại ô kinh thành, Hoàng đế há lại cần hắn tới bẩm?
Tuyên Thất điện yên lặng im ắng, chỉ có tiếng của quan lễ nghẹn ngào, trình diễn một màn, tới khi hạ ống tay áo xuống đã thấy Hoàng đế đang lẳng lặng nhìn mình.
Đôi mắt kia sáng tối bất phân, sắc bén đến mức như có thể nhìn xuyên qua hắn, thấu triệt ý đồ của người đối diện. Hắn bị một ánh mắt như thế chiếu vào, chợt cảm thấy mình giống miếng thịt trên thớt, tùy ý người ta chặt chém, nhất thời đứng ngồi không yên, hai chân nhũn ra, quỳ rạp trên đất: "Bệ hạ..."
Chẳng mấy chốc, hắn nhận ra hắn đã phạm phải điều mà Quân vương tối kị. Hoàng đế không cần người lắm miệng, càng không cần người thích phỏng đoán thánh ý. Lúc này hắn lấy lòng Hoàng đế mà rơi lệ khóc lóc, ngày sau cũng sẽ vì lấy lòng người khác mà nói ra chuyện cơ mật trước Ngự tiền.
Quan lễ thấp thỏm lo sợ, không đứng dậy nổi. Ấy thế mà khi nãy hắn đã quên mất vị ngồi trên kia không phải là một tiểu thư tràn đầy thanh xuân nhà khuê các danh môn, mà là Hoàng đế. Cái gọi là quân uy, thứ ấy tích lũy qua ngày qua tháng, mặc dù thường ngày chiêu hiền đãi sĩ, một bộ dáng dịu dàng điềm đạm, ôn nhuận như ngọc, nhưng khi cơn giận đã lên, sao có thể đối phó được?
Thấy Hoàng đế cho thản nhiên nhìn sang Trì Tái, hắn liền phất tay, quan lễ kia đã bị kéo xuống lập tức.
Còn sau đó, sống hay là chết, ai ngờ được?
Đêm thu.
Đêm đã vào khuya, trời đã trở lạnh. Thanh Đại dẫn vài cung nga tới đóng hết các cửa sổ. Lát sau, nàng tới trước án, quét mắt nhìn tấu chương chất trên án, lên tiếng khuyên nhủ: "Bệ hạ, đã gần tới giờ Hợi, tốt xấu gì... cũng nên nghỉ ngơi một lát." Nàng dừng một lát, lại nói thêm, "Nếu không sáng mai tới thỉnh an, Bệ hạ mệt mỏi tiều tụy, Điện hạ sẽ lo lắng."
Thanh Đại rõ ràng vô cùng, lời mình nói ra chẳng có chút sức nặng. Mà nói gì nàng, cả tòa Cấm cung này, toàn bộ Yến Kinh – không, cả thiên hạ Đại Tấn này, chỉ có lời của Thái hậu mới có sức nặng đối với Hoàng đế.
Chính là, không dám không theo.
Quả nhiên, vừa nói xong, sườn mặt lạnh băng không chút biểu cảm kia đã giãn ra, như có làn gió xuân vừa thoảng qua đây, làm cho tuyết lạnh tan rã. Không nghe nàng nói đồng ý nghỉ ngơi hay là không đồng ý nghỉ ngơi, chỉ thấy nàng gác bút, khép tấu chương lại.
Cung nga dâng nước lên, nàng đứng dậy, ngâm tay vào ấy. Mặt nước trong vắt nổi lên từng đợt sóng.
Phong phạm trầm ổn, khí độ tao nhã, đều là Thái hậu dạy thành, từng cử chỉ đều vào khuôn phép, không hề có điểm đột ngột sai sót. Tỉ như rửa tay cũng vậy, chậm rãi từ tốn, nhẹ nhàng đến mức mặt nước chỉ gợn nhẹ mấy hồi, không có một giọt nước nhỏ bắn lên.
Thanh Đại túc trực sát bên, dâng khăn khô. Nàng cúi đầu xem Hoàng đế rửa tay, rồi đến lau tay, một đôi tay thon gầy, không nhìn ra được đôi tay bé nhỏ bụ bẫm của hơn sáu năm trở về trước. Ngưng mắt nhìn lại không tự chủ được mà nghĩ tới tay Thái hậu, bất giác âm thầm so sánh một chút, sau một chốc, rút ra kết luân – Ấy thế mà dường như lòng bàn tay Hoàng đế còn lớn hơn, ngón tay còn dài hơn tay Thái hậu.
"Thái hậu nơi đó đã nghỉ ngơi chưa?" Đồng hồ nước ở Cẩn Thân điện của Tiên đế đã chuyển tới Tuyên Thất điện từ lâu. Hoàng đế hỏi, liếc mắt nhìn về phía đồng hồ. Đêm đã khuya, nàng cũng không tiện qua.
Vốn là, Thái hậu tự biết cân bằng, giờ ăn giờ nghỉ đều rất có quy luật, nhưng từ ngày Đường Oanh đăng cơ, nàng thường xuyên thức trắng đêm duyệt sớ, suy nghĩ ngày đêm, nói ngắn gọn lại, chính là nếp sinh hoạt đã bị phá vỡ, bây giờ nghỉ ngơi cũng không còn có quy luật như xưa nữa.
Cho nên Hoàng đế mới hỏi như vậy.
Thanh Đại kính cẩn: "Vừa khi nãy Vị Ương cung đã cho cung nhân tới bẩm, Điện hạ đã nghỉ sớm rồi, Bệ hạ đừng lo lắng." Hai người mặc dù là bận bịu vướng mắc nhiều chuyện, nhưng xem ra không khi nào không nghĩ đến nhau. Không cùng huyết thống mà tình nghĩa sâu nặng như vậy, có là huyết thống cũng hiếm thấy.
Hoàng đế gật đầu, cởi trường bào, vào ngự tháp. Màn lụa tơ vàng rủ xuống, chỉ giữ lại cung nga trực đêm. Đèn nến đã tắt, những người không phận sự thấp giọng cáo lui. Trong điện chỉ còn lại vài ngọn đèn le lói, ánh nên chập chờn, yếu ớt ảm đạm.
Đường Oanh nằm trên giường, nhớ lại bộ dạng tên quan lễ kia khóc lóc nghẹn ngào. Trong bóng đêm, ánh mắt nàng tỏa ra tia lạnh lẽo, thậm chí, hiện cả sát ý.
Nhan tướng? Chết rồi, chết rồi mới tốt.
Y chẩm sổ thu thiên, thiềm thừ hạ tảo huyền.[5]
[5] Câu thơ trong bài 'Bồ Tát man' – nghĩa, 'Tựa gối đếm ngày trôi, trăng thu đầu tháng soi.'
- --
Vị Ương cung.
Đèn nến trong cung tẩm lờ mờ hư ảo, Nhẫn Đông nâng đèn đồng trên tay, ghé vào sát, ánh sáng rọi bốn phía xung quanh.
Trên giường, Thái hậu tựa lưng trên gối, tóc đen như mực buông thả như thác đổ. Khuôn mặt hiện rõ vẻ mệt mỏi, đèn đồng tỏa ra thứ ánh sáng mờ nhạt, chiếu lên da thịt trắng nõn như phủ men.
"Gần vào một chút." Nàng cầm thư trên tay, thấp giọng nói một câu, đang đêm, giọng nói có chút không được trong trẻo như thường, nghe vào tại không hiểu sao lại mang theo tia mị hoặc.
Nghe vậy, Nhẫn Đông đưa tay che đi ngọn đèn yếu ớt, tiến mấy bước vào sát bên giường, liếc mắt nhìn qua bức thư, lúc này lo lắng trong lòng mới tan thành mây khói. Nàng cười nói: "Chữ của lang quân thật như... rồng bay phượng múa, chẳng trách Điện hạ không nhìn rõ."
Viết không nhiều, lời nào lời ấy ngắn gọn, đọc vào liền biết đầu đuôi, vừa đọc đã biết đây là một người ngay thẳng.
Thái hậu nở nụ cười, đặt bức thư xuống một bên: "Tốt xấu gì cũng đã có tin tức, còn chuyện gì, đợi gặp mặt rồi nói sau." Đã tìm hắn sáu năm, bây giờ mới thấy tiếng. Nếu như nàng kém may mắn, sáu năm này có mệnh hệ gì, e rằng đã sớm thiên nhân vĩnh cách.
A huynh này, thật không đáng tin cậy.
Sáu năm qua đi, thế cục trong triều dần dần vững vàng, đảng phái đã bắt đầu khởi tranh. Triều thần xuất thân từ Nhan thị cũng đã thay đổi mấy hồi, nay Nhan Ung quy phục trước Hoàng thất, Nhan Tông Nhâm đã mất, nhi tử trung thành, Nhan Linh chỉ lo giữ mình. Chỉ còn một Nhan Tốn, thế lực đơn bạc, một trụ chẳng chống nổi nhà.
Nhẫn Đông sửa gối giúp Thái hậu nằm xuống, như nhớ tới điều gì, bỗng nói: "Nhan tướng... không phải loại người dễ dàng từ bỏ ý đồ. Đột tử như vậy..." Nàng dừng lại, không nói nữa.
Nguyên nhân thực sự, chân tướng đằng sau, khó mà nói ra được.
Hoàng đế vẫn chưa tự mình chấp chính, nhưng vai gánh chính sự suốt sáu năm, bây giờ thân tín tâm phúc đã không thiếu. Tai mắt khắp nơi, có mới cũng có cũ. Hiến Hoài thái tử năm ấy bỏ mạng ở Lãng Phong uyển là do trúng độc, Hoàng đế chưa từng quên đi, chưa từng bỏ qua.
Bất quá – Nhẫn Đông nắm lấy góc chăn, thầm nghĩ – Ấy là còn có một số chuyện Hoàng đế vẫn chưa biết.
Thái hậu nằm xuống an ổn, muốn nghỉ ngơi rồi, Nhẫn Đông nhỏ giọng cáo lui.
Nhan Tốn, đương nhiên là không phải vì uất giận buồn bực mà đột tử. Thử nghĩ xem, huynh đệ mâu thuẫn xung đột nhiều năm, cùng ở Nhan phủ, Nhan Ung biết rõ những chuyện Nhan Tốn đã làm khi xưa, biết hắn tàn nhẫn tuyệt tình, há lại có thể sống cho an ổn? Hiện tại cứ mỗi một việc xung đột đều sẽ khiến sự đề phòng nghi kị và cả bất an sợ hãi trong lòng Nhan Ung lớn thêm một chút. Vừa khéo, nay hắn trung với Hoàng đế, không phải với Nhan Tốn.
Hoàng đế đây là đang mượn đao giết người, giải được mối hận trong lòng, mà tay lại không hề dính một giọt máu.
Thái hậu nằm nghiêng, túi hương đặt bên gối, nhiều năm qua đi mùi hương đã trở nên nhạt nhòa. Nàng hít sâu, cảm được hương hoa loáng thoáng, trong tiềm thức lại hiện ra bộ dáng người kia khi còn đang nhỏ, hoạt bát đáng yêu.
Khóe môi cong cong, nàng khẽ cười.
Mèo nhỏ năm xưa, lớn lên biến thành một con hổ đầu đàn dũng mãnh rồi.
Bên ngoài rõ là bát diện uy phong, tới trước mặt nàng lại chỉ thiếu điều vẫy đuôi mừng chủ, không khác khi xưa là bao.
Vẫn nói 'Bạch thủ như tân'[6], nhưng thực ra, có người, từ khi còn nhỏ đã cảm thấy thực tâm đắc vừa ý, ở bên càng lâu càng thấy khó bỏ khó phân, như thể là, dù có trải qua năm tháng dài đằng đẵng, cuối cùng lại thấy nhân sinh như lần đầu gặp gỡ, vẫn như ban đầu. Càng ở bên nhau lâu, càng cảm thấy mới mẻ.
[6] Câu này có nghĩa truyền thống để ám chỉ giao tình không sâu sắc, ý nói bạn bè mà không hiểu nhau thì dù có quen đến bạc đầu vẫn như mới gặp nhau. Như trên đây là tác giả giải thích theo một hướng phân tích mới.
—- Hết chương 34 —-
Editor lảm nhảm:
Hoàng đế đến trước Điện hạ từ con hổ thành con mèo thì Điện hạ giỏi rồi. Một thủ đoạn đoạt ngôi thuyết phục không ai lường tới được ????
Danh sách chương