Đợi Trương Đại Xuân kể lại rõ ràng đầu đuôi xong, Diêu tú tài nhíu đôi mắt đầy vẻ gian tà, tay vuốt vuốt chòm râu dê, nói:
- Giờ giúp lão thì ta được lợi gì? Trương Đại Xuân do dự một lát, nói:
- Nếu lần này thắng kiện, tiểu nhân nguyện trả cho Diêu tiên sinh 20 lượng bạc trắng không thiếu một xu.
Diêu tú tài chậm rãi nói:
- Luật lệ của ta trước nay là phải xem xem các người ăn lãi được bao nhiêu trong các vụ này rồi mới định giá tiền. Ta sẽ lấy 1 phần 3.
Trương Đại Xuân hai má co rúm lại, nghiến răng đáp:
- Vậy cứ làm theo tiên sinh nói đi. Nhưng tiểu nhân còn có một điều kiện, tiểu nhân không muốn làm nô cho nhà họ Trương nữa. Mong Diêu tiên sinh giúp tiểu nhân nghĩ kế chu toàn để lão thoát khỏi gia đình đó.
Diêu tú tài nói:
- Nói phải lắm, đã đưa nhau lên công đường rồi thì sau này làm sao còn là chủ tớ của nhau được nữa. Thế nào, lão đã tìm được gia đình mới tốt hơn rồi chăng?
Trương Đại Xuân thật thà đáp:
- Đúng vậy , tiểu nhân có một người họ hàng đang làm tớ cho gia đình Đổng lão gia ở phủ Tùng Giang huyện Hoa Đình. Người này đã giới thiệu cho tiểu nhân tới đó làm chân phục dịch.
Diêu tú tài bỗng ngồi thẳng người dậy, hỏi:
- Đổng lão gia ở Tùng Giang ư? Chẳng lẽ là Đổng hàn lâm Đổng Kỳ Xương?
Trương Đại Xuân đâu biết Đổng lão gia có phải cái gì Đổng Kỳ Xương với Đổng hàn lâm hay không, chỉ thấy Diêu tú tài nghe thấy tiếng Đổng lão gia thì đột nhiên tỏ ra kính nể, bèn gật đầu đáp:
- Phải phải, chính là Đổng hàn lâm Đổng đại lão gia đó.
Diêu tú tài nói:
Vậy cũng không tệ! Lão đúng là có chí tiến thủ. Được lắm. Ta hỏi lão, con trai của Trương Thụy Dương muốn lão hoàn trả lại số tiền đã cắt xén từ điền tô trong ba năm, như vậy tính ra là khoảng bao nhiêu?
Trương Đại Xuân đáp:
- Cũng tầm tám chín mươi lượng bạc gì đó.
Diêu tú tài nói:
- Đừng giấu ta. Ba năm lão bòn rút điền tô nhà họ cũng phải ba trăm lượng là ít. Ta giúp lão thắng kiện, lão phải trả ta một trăm lượng.
Trương Đại Xuân kêu lên:
- Diêu tiên sinh, nhà họ Trương này đất ruộng cũng chỉ trăm mẫu chứ có nhiều nhặn gì đâu, tiểu nhân bòn rút được cũng chẳng là bao, ba năm tổng cộng chưa tới trăm hai mươi lượng bạc.
Diêu tú tài nói:
- Thôi đi, ta chẳng muốn đôi co với lão làm gì cho mất thì giờ. Lão đưa ta 80 lượng, ta giúp lão thắng kiện, đồng thời thoát khỏi nhà họ Trương. Như vậy là quá hời cho lão rồi.
Trương Đại Xuân tất nhiên không chịu nhè ra số tiền lớn như vậy. Hai bên tính toán thiệt hơn xong xuôi, cuối cùng quyết định định giá 50 lượng bạc. Trương Đại Xuân đưa trước 20 lượng, số còn lại sau khi được xử thắng kiện sẽ giao trả nốt.
Trương Đại Xuân ở lại đợi Diêu tú tài viết đơn kiện cho, còn con trai thứ Trương Thái thì chạy tới hiệu bán sáp ong của anh trai gã lấy 20 lượng bạc.
Diêu tú tài hạ bút như thần, chưa đầy hai khắc đã viết xong đơn kiện. Thổi thổi tờ giấy cho ráo mực, gã nói:
- Con trai lão làm gì mà vẫn chưa lấy được tiền về vậy? Thanh niên trai tráng gì mà lề mà lề mề, chi bằng cắt cụt chân đi cho xong.
Trương Đại Xuân tưởng Diêu tú tài chỉ nói đùa, cười đáp:
- Đợi nó về tiểu nhân sẽ cho nó một trận.
Diêu tú tài nói:
- Ta không có rảnh mà đùa với ông đâu. Không đánh gãy chân nó không được. Lão và con trai lão, một trong hai người phải bị gãy chân, như vậy mới mong thắng kiện được. Nếu lão đau lòng thì tự đập gãy chân của mình đi, già rồi xương cốt cũng giòn, đánh nhẹ cái là gãy ấy mà, cùng lắm là bị tàn phế chứ mấy.
Trương Đại Xuân chớp chớp đôi mắt như hai hạt đậu của lão, như hiểu được diệu kế của Diêu tú tài, lão đáp:
- Gãy tay được không? Gãy chân rồi thì trăm ngày không đi lại được, khó chịu lắm.
- Không được. Nhất định phải là gãy chân. Lão phải chống nạng lên công đường bộ dạng trông mới đáng thương. Như thế mới có hiệu quả chứ.
Ngẫm nghĩ thấy cũng có lí, Trương Đại Xuân bèn gật đầu đồng ý.
**********
Phủ nhà Tây Trương hết sức xa hoa, cửa có sáu cánh toàn được làm từ gỗ quý. Trước cửa có trồng một hàng thông trắng, các bậc thềm đều được lát bởi một loại đá xanh cao cấp. Hiên cao nhà rộng, nếu đem tòa dinh thự này mà so sánh với nhà Đông Trương thì đúng là một trời một vực.
Trương Đại dẫn Trương Nguyên bước vào, đi được một hồi lâu mới tới Bắc viện. Trương Nhữ Lâm và Vương Tư Nhâm đang ngồi dưới đình nghỉ chân ở Bắc viện nghe Cổ sư đàn (nhạc sư mù). Người gãy đàn là một nữ thiếu niên giả nam trang vô cùng tuấn tú đang chơi huyền cầm. Xung quanh là mấy tên môn khách đang ngồi chọc ghẹo, vẻ vô cùng khoái trá.
Thời tiết đầu thu quá trưa rồi vẫn còn rất nóng. Vừa bước tới đình nghỉ chân đã cảm thấy một luồng không khí mát mẻ dịu dàng lan tỏa khắp người.
Xung quanh đình có nước chảy nên tại đây không còn cái oi bức của mùa hè. Trương Nguyên và Trương Đại đứng một bên, đợi cho cô nhạc công giả nam kia đàn nốt khúc nhạc đang còn dang dở. Thế nhưng cô gái này càng đàn càng cao hứng, các ngón tay của cô cứ thế tha hồ nhảy múa trên các dây đàn.
Trương Nguyên cảm giác có một ánh mắt đang theo dõi mình, quay đầu lại thì chỉ thấy thiếu niên họ Vương kia đang quay mặt đi chỗ khác.
Trương Nguyên thấp giọng hỏi:
- Tông tử Đại huynh, cậu thiếu niên đang đứng bên cạnh Hước Am tiên sinh đó là ai vậy?
Trương Đại đáp:
- Không rõ nữa. Chưa từng gặp qua.Có khi nào là con cháu họ hàng gì của Quý Trọng tiên sinh không?
Nhạc sư đã đàn xong 1 khúc. Trương Nhữ Lâm và Vương Tư Nhâm đang chuyện trò vui vẻ, nhìn thấy Trương Nguyên, Trương Nhữ Lâm vẫy vẫy tay ra hiệu:
- Qua đây. Có chuyện gì sao?
Trương Nguyên liền đem chuyện của Trương Đại Xuân ra kể lại một lượt, tiếp:
- Lão Trương Đại Xuân này đã qua bên kia sông nhờ Diêu tú tài viết đơn kiện hộ cho lão rồi. Tên Diêu tú tài này là kẻ chuyên đổi trắng thay đen, nhất là những việc liên quan đến kiện tụng. Vãn bối lần này khó tránh phải lên công đường một phen để thanh minh rồi. Thế nhưng vãn bối tuổi còn nhỏ, chưa từng tiếp xúc với chốn quan trường, chỉ sợ lần này sẽ bị bọn chúng ức hiếp, mong thúc tổ làm chủ cho.
Trương Nhữ Lâm lắc đầu nói:
- Đang vui vẻ tự nhiên lại bị cậu làm cho mất hứng rồi. Trương Nguyên à, Trương thị Sơn Âm chưa bao giờ bị người ta ức hiếp đâu, giờ lẽ ra cậu nên ngồi trong thư phòng đọc sách mới phải. Nếu cậu mà là tú tài rồi thì ai còn dám ức hiếp cậu nữa. Mà giả sử nếu có chuyện đi chăng nữa thì cứ đưa cho tri huyện cái thiệp “Trị hạ môn sinh” cái là xong.
Vương Tư Nhâm cười nói:
- Ây ya, Túc Ông cũng thật là nghiêm khắc quá rồi. Trương Nguyên năm nay mới có 15 thôi mà, chả lẽ ai cũng phải như Trương Tông Tử 20 tuổi thi đỗ tú tài sao?
Trương Nhữ Lâm đang nghiêm mặt giáo huấn vãn bối bỗng bị Vương Tư Nhâm nói như vậy thì cười toe, nói:
- Ta là đang khích lệ hắn đó chứ! Trương Nguyên tư chất không tệ, nếu chịu khó kiên trì khổ luyện nhất định sẽ thành tài.
Vương Tư Nhâm nói:
- Xin lỗi, không hầu chuyện tiếp được.
Nói rồi gã đứng dậy quay người bước khỏi.
Vương Tư Nhâm vẫy tay ra hiệu cho Trương Nguyên lại gần, hỏi:
- Nghe nói cậu nằm mơ đọc ngàn cuốn sách, trừ “Kim Bình Mai” ra còn có cuốn nào đặc biệt không?
Trương Nguyên cảm thấy mình đang ở thế đi nhờ vả người ta, giờ chưa nhận được sự giúp đỡ của Trương Nhữ Lâm nên không trả lời cũng không xong, bèn đáp:
- Sách quý thì rất nhiều, viễn tưởng, đô thị, lịch sử, khoa học... loại nào cũng đã đọc qua.
Vương Tư Nhâm sửng sốt:
- Loại nào cũng xem qua rồi?
Trương Nguyên đáp:
- Nghĩa là các loại Kinh điển, Lịch sử, Chử tử, Văn tập loại nào cũng đã đọc qua. Còn cả loại sách tiếu lâm nữa, vãn bối đây cũng có thể nhớ được một hai phần.
Vương Tư Nhâm nói:
- Vậy thử kể cho ta một phần xem nào.
Phía sau, vị nữ nhạc sư giả nam trang kia cũng đang chú ý dõi theo.
Trương Nguyên đáp:
- Có điều trong lòng vãn bối lúc này đang vô cùng lo lắng chuyện sắp tới phải lên công đường, quả thực không còn tâm trí nào mà kể chuyện tiếu lâm nữa.
Vương Tư Nhâm cười đáp:
- Có sao đâu, cứ kể đi. Lát nữa ta cũng có việc phải tới nha môn huyện một chuyến ấy mà.
Trương Nguyên vô cùng mừng rỡ, chắp tay nói:
- Đa tạ Hước Am tiên sinh.
Ngẫm nghĩ một lát, Trương Nguyên bắt đầu kể:
- Chuyện kể về một tên trộm rất cơ trí. Có một ngày, hắn đột nhập được vào một nhà nọ và ăn trộm được một cái khánh.Vừa ra tới cửa thì gặp ngay chủ nhà đang về. Cái khó ló cái khôn, hắn vồ ngay lấy chủ nhà vồn vã hỏi:
-Lão gia đây có mua khánh không? (khánh: nhạc cụ bằng đá)
Chủ nhà đáp:
- Nhà ta có khánh rồi, không mua nữa.
Vậy là tên trộm ung dung đường hoàng mang cái khánh đi mất.
Vương Tư Nhâm cười vang đắc trí. Phía sau y cô nữ nhạc sư kia cũng đang lấy tay che miệng, đưa mắt duyên dáng nhìn Trương Nguyên.
Đang nói chuyện thì Trương Nhữ Lâm quay lại, đưa một tấm thiếp cho Trương Nguyên, gã nói:
- Cậu cầm tấm thiếp này đi gặp Hầu Huyện lệnh, ông ta tự khắc sẽ làm chủ cho cậu. Tạ ơn cái gì, Đông Trương Tây Trương không phải đều là một nhà họ Trương này hay sao? Thúc tổ chỉ mong cậu sớm công thành danh toại để khỏi phí hoài tư chất thiên phú thôi.
Trương Nguyên ngoan ngoãn nghe lời thọ giáo.
Gia nô tới báo Hầu huyện lệnh đã phái người mời Quý Trọng tiên sinh tới dự tiệc.
Trương Nhữ Lâm cười nói:
- Hước Am, môn sinh của ông lại tới mời rồi, thôi thì nể mặt người ta ông cứ đi đi. Thay ta nói một tiếng với ông ta là thời tiết nóng nực quá nên ta không muốn đi đâu cả.
Vương Tư Nhâm đứng dậy, đáp:
- Khi nãy nghe được câu chuyện về tên trộm cơ trí, đúng là phải đi một chuyến rồi. Trương Nguyên, đi theo ta.
Trương Nguyên bái biệt thúc tổ Trương Nhữ Lâm và Đại huynh Trương Đại rồi theo Vương Tư Nhâm ra khỏi phủ. Vị nhạc sư giả nam kia cũng đi theo. Hầu Huyện lệnh đã cho bốn kiệu đứng chờ trước cổng Tây Trương phủ nhưng Vương Tư Nhâm nhất quyết không chịu lên kiệu.
- Chỉ cách nhau có hai, ba dặm, đi bộ mấy bước là qua.
- Ông nói.
Nha huyện Sơn Âm, nha huyện Hội Kê rồi còn cả Thiệu Hưng nha phủ nữa đều ở trong một thành. Ở nước Đại Minh 2 kinh 13 tỉnh này thì đây là một chuyện hiếm gặp. Nha huyện Sơn Âm ở thành Tây, phía trước là công đường còn chính giữa là Tiết Yêu đường. Phía Đông Tiết Yêu đường là mạc sảnh, phía Tây là một nhà kho. Đằng sau Tiết Yêu đường là Nhật Kiến đường gồm ba gian.Hai bên tả hữu lần lượt là phòng Lại, Hộ và Lương, Hình. Phía Đông là từ đường thờ thổ địa, phía Tây là nhà giam. Đương nhiên phía trước nha môn không thể thiếu một tòa Thánh Dụ đình. Trong đình có lập một tấm bia đá, bên trên có khắc Thánh dụ của Minh tổ Chu Nguyên Chương:
“Hiếu thuận với cha mẹ
Tôn kính với bề trên
Hòa thuận trong hương xã
Biết răn dạy cháu con
Sinh sống thuận hòa ấm êm
Chớ làm việc ác.”
Huyện lệnh Sơn Âm Hầu Chi Hàn là người huyện Đương Từ, đỗ tiến sĩ tam giáp khoa Đinh Mùi Vạn Lịch năm thứ ba mươi lăm. Hầu Chi Hàn tuổi cũng tương đương với Vương Tư Nhâm, nhưng cứ hễ gặp Vương Tư Nhâm là y lại luôn miệng gọi Thị giáo sinh. (Thị giáo sinh chính là môn sinh).Vốn dĩ 60 năm trước Vương Tư Nhâm khi còn làm tri huyện Đương Từ thì Hầu Chi Hàn lúc đó mới thi đỗ tú tài.
Hầu huyện lệnh đang đứng trò chuyện thì nha dịch chạy vào đưa cho gã một tấm thiếp.bên trên có dòng chữ “Trị hạ môn sinh Diệu Phục”. Tên Diệu tú tài Diệu Phục này vốn là “khách quen” của huyện nha. Vừa nhìn thấy dòng chữ trên tấm thiếp, Hầu Huyện lệnh liền nhíu mày, hỏi:
- Tên này lại có chuyện gì đây?
Nha dịch nói:
- Là Diêu tú tài tới cáo trạng, nói người bà con nào đó của gã bị người ta đánh cho tàn phế, mời huyện tôn lập tức thăng đường thẩm án.
Hầu Chi Hàn nói:
- Giờ đã là giờ Thân rồi. Bảo gã ngày mai hãy tới.
Diêu tú tài cầm chút bạc tới đút lót cho tên nha dịch đứng canh cổng nha môn. Tay này bình thường cũng đã nhận không ít của hối lộ của Diêu Tú tài, tất nhiên rất tích cực giúp đỡ cho y. Nha dịch lại chạy vào nói:
- Huyện tôn, khổ chủ kia bị đánh gãy chân, trông bộ dạng hết sức thảm thương. Y đang đứng trước cổng nha môn gào khóc, chỉ sợ không cầm cự nổi đến ngày mai. Giờ đã có không ít dân chúng đang vây lại quanh đó rồi, mong huyện tôn soi xét...
- Gãy chân thì phải đi băng bó lại đã chứ. Ngày mai hãy tới công đường kêu oan. Chả lẽ đợi đến mai thì bổn huyện không xét cái chân gãy cho gã nữa hay sao?
Vương Tư Nhâm hỏi:
- Tên khổ chủ kia muốn kiện ai vậy?
Nha dịch đáp:
- Chính là cậu con trai của đồng sinh Trương Thụy Dương của huyện tôn đây - Trương Nguyên.
Vương Tư Nhâm nghiêng đầu quay sang nhìn Trương Nguyên cười cười, rồi lại quay qua nói với Hầu Chi Hàn:
- Hầu huynh cứ đi thẩm án trước, giải quyết mối lo cho dân chúng mới là việc quan trọng. Tại hạ sẽ ngồi một bên nghe xử`án.
Hầu Chi Hàn cười nói:
- Thị giáo sinh đã muốn nghe thẩm án, vậy được, ta lập tức thăng đường.
Thấy Vương Tư Nhâm có lòng muốn dự thính, nên không hề chậm trễ, tức khắc thăng đường.
Nhật Kiến đường là nơi mà thường ngày Hầu Huyện lệnh thăng đường xử án. Hầu Huyện lệnh mời Vương Tư Nhâm ngồi một bên, còn Trương Nguyên và vị nhạc sư kia ngồi phía sau Vương Tư Nhâm.
Diêu tú tài lên công đường lạy dài chứ không bái. Đó là quyền lợi của tú tài - gặp huyện quan không phải quỳ. Đứng sau Diêu tú tài là một già một trẻ đang khiêng cáng, trên cáng có một người mình đầy bùn đất đang co quắp nén đau, dáng vẻ hết sức thảm thương.Có thể nhìn ra ngay bắp chân trái của gã đang bị tụ máu sưng vù lên.
Hai người đang khiêng cáng, tên già hơn là Trương Đại Xuân, còn người nằm trên cáng kia chính là con trai lão - Trương Thái.
Trương Nguyên nhíu mắt. Thật không thể tưởng tượng được rằng Trương Đại Xuân lại dám đi một nước cờ mạo hiểm như vậy. Cái giá mà lão phải trả không hề nhỏ, tự đánh gãy chân con trai rồi đem y tới đây để vu cáo mình.
Chợt nghe có tiếng nói từ phía nữ nhạc sư giả nam trang kia:
- Người này là do cậu đánh ư?
Trương Nguyên quay sang nhìn khuôn mặt xinh đẹp kia, mỉm cười khẽ đáp:
- Có phải ta đánh hay không, đợi huyện tôn đây phán quyết rồi nói.
Diêu tú tài trình đơn kiện lên, dáng vẻ vô cùng phẫn nộ, gã khẳng khái trình bày:
- Bẩm huyện tôn, con trai của đồng sinh Trương Thụy Dương là Trương Nguyên, tuổi còn nhỏ mà ra tay quá đỗi tàn độc. Chỉ vì gia nô trong nhà là Trương Thái bất cẩn làm vỡ chén trà mà hắn không chút thương tình ra tay đánh gãy chân cậu ta. Mong lão huyện tôn minh giám.
Đã có bị cáo thì ắt phải đối chất tại công đường. Hầu Chi Hàn đang định sai nha dịch cho truyền Trương Nguyên tới thì nghe Vương Tư Nhâm nói:
- Hầu huynh....
Vừa nói Vương Tư Nhâm vừa đứng dậy bước tới bên cạnh Hầu Chi Hàn.
Hầu Chi Hàn vội vàng đứng dậy:
- Thầy có điều gì chỉ giáo?
Vương Tư Nhâm nói:
- Hầu huynh hỏi khổ chủ kia xem cái chân của y là bị Trương Nguyên đánh gãy lúc nào?
Hầu Chi Hàn không hiểu vì sao Vương Tư Nhâm lại quan tâm tới vụ án này như vậy, nhưng vẫn làm theo lời gã tra hỏi Diêu tú tài. Diêu tú tài giả vờ giả vịt hỏi Trương Đại Xuân vài câu rồi đáp:
- Bẩm huyện tôn. giờ Mùi ba khắc hôm nay, Trương Nguyên tại nhà mình đã đánh gãy chân của gia nô Trương Thái, chứng cớ vô cùng xác thực.
Vương Tư Nhâm cười nói:
- Giờ Mùi ba khắc hôm nay Trương Nguyên đang ở dinh của Trạng nguyên Tây Trương nghe đàn, chẳng lẽ hắn bay về nhà đánh gãy chân gia nô rồi quay lại nghe đàn tiếp hay sao?
Lời vừa nói ra, cả công đường hết sức kinh ngạc.
Hầu Chi Hàn hỏi Vương Tư Nhâm:
- Thầy biết Trương Nguyên kia ư?
Vương Tư Nhâm quay đầu về phía Trương Nguyên ra hiệu, Trương Nguyên bèn bước tới gần Hầu Chi Hàn, hành lễ xong, hắn nói:
- Tiểu tử Trương Nguyên bái kiến huyện tôn đại nhân.
Nói rồi Trương Nguyên lấy ra từ trong tay áo một tờ thiếp của thúc tổ Trương Nhữ Lâm trình lên Huyện lệnh.
Hầu Chi Hàn vội vàng đón lấy xem, trong lòng gã giờ đã có an bài. Nhìn cậu thanh niên dáng vẻ chỉn chu trước mặt, rồi quay sang tên Diêu tú tài đang nghênh ngang đứng dưới, Hầu Chi Hàn thầm nghĩ:
“ Diêu miệng sắt, ngươi đúng là không biết lượng sức mình, dám vu cáo cho cả cháu trai của Trương Nhữ Lâm. Chưa nói đến việc ban nãy Vương lão sư đã làm chứng cho Trương Nguyên giờ Mùi ba khắc hôm nay ngồi nghe đàn tại dinh Trạng nguyên ở Tây Trương, mà cho dù tên gia nô này bị Trương Nguyên đánh thật thì cũng có sao? Việc gia chủ đánh gia nô, chỉ cần không đến mức tàn tật hay chết người thì cũng không thể kết tội được. Còn gia nô vu cáo gia chủ mới là tội đáng bị lưu đày kia.”
Trương Nhữ Lâm là một thân sĩ có thể coi là có danh tiếng nhất Thiệu Hưng, là nhân vật có ảnh hưởng nhất ở vùng Giang Nam Sĩ Lâm này. Bất luận là tri phủ Thiệu Hưng, huyện lệnh Hội Kê hay huyện lệnh Sơn Âm, việc đầu tiên khi mới lên nhậm chức là phải tới bái kiến Trương Nhữ Lâm, nếu không chức quan này cũng khó mà giữ được lâu dài. Giờ Diêu tú tài dám đâm đơn lên kiện cháu trai Trương Nhữ Lâm đúng là đã lấy trứng chọi với đá rồi.
Diêu tú tài không biết mặt Trương Nguyên, phía trên mấy người nói với nhau những gì gã đang đứng dưới nên cũng không nghe rõ.
Mà Diêu tú tài lại cũng không biết Vương Tư Nhâm là ai, thấy Vương Tư Nhâm đứng ra nói giúp cho Trương Nguyên, lại thấy Hầu Huyện lệnh có vẻ như rất kính trọng người này thì trong lòng không khỏi chột dạ.Thế nhưng bên ngoài vẫn cố tỏ ra điềm tĩnh, gã nói cứng:
- Trên công đường nói chuyện cần có chứng cứ rõ ràng. Việc Trương Nguyên đánh người bao nhiêu người có thể làm chứng, hắn muốn chối cũng không được đâu. Huyện tôn cho truyền Trương Nguyên tới thẩm vấn là sẽ biết ngay.
N
- Giờ giúp lão thì ta được lợi gì? Trương Đại Xuân do dự một lát, nói:
- Nếu lần này thắng kiện, tiểu nhân nguyện trả cho Diêu tiên sinh 20 lượng bạc trắng không thiếu một xu.
Diêu tú tài chậm rãi nói:
- Luật lệ của ta trước nay là phải xem xem các người ăn lãi được bao nhiêu trong các vụ này rồi mới định giá tiền. Ta sẽ lấy 1 phần 3.
Trương Đại Xuân hai má co rúm lại, nghiến răng đáp:
- Vậy cứ làm theo tiên sinh nói đi. Nhưng tiểu nhân còn có một điều kiện, tiểu nhân không muốn làm nô cho nhà họ Trương nữa. Mong Diêu tiên sinh giúp tiểu nhân nghĩ kế chu toàn để lão thoát khỏi gia đình đó.
Diêu tú tài nói:
- Nói phải lắm, đã đưa nhau lên công đường rồi thì sau này làm sao còn là chủ tớ của nhau được nữa. Thế nào, lão đã tìm được gia đình mới tốt hơn rồi chăng?
Trương Đại Xuân thật thà đáp:
- Đúng vậy , tiểu nhân có một người họ hàng đang làm tớ cho gia đình Đổng lão gia ở phủ Tùng Giang huyện Hoa Đình. Người này đã giới thiệu cho tiểu nhân tới đó làm chân phục dịch.
Diêu tú tài bỗng ngồi thẳng người dậy, hỏi:
- Đổng lão gia ở Tùng Giang ư? Chẳng lẽ là Đổng hàn lâm Đổng Kỳ Xương?
Trương Đại Xuân đâu biết Đổng lão gia có phải cái gì Đổng Kỳ Xương với Đổng hàn lâm hay không, chỉ thấy Diêu tú tài nghe thấy tiếng Đổng lão gia thì đột nhiên tỏ ra kính nể, bèn gật đầu đáp:
- Phải phải, chính là Đổng hàn lâm Đổng đại lão gia đó.
Diêu tú tài nói:
Vậy cũng không tệ! Lão đúng là có chí tiến thủ. Được lắm. Ta hỏi lão, con trai của Trương Thụy Dương muốn lão hoàn trả lại số tiền đã cắt xén từ điền tô trong ba năm, như vậy tính ra là khoảng bao nhiêu?
Trương Đại Xuân đáp:
- Cũng tầm tám chín mươi lượng bạc gì đó.
Diêu tú tài nói:
- Đừng giấu ta. Ba năm lão bòn rút điền tô nhà họ cũng phải ba trăm lượng là ít. Ta giúp lão thắng kiện, lão phải trả ta một trăm lượng.
Trương Đại Xuân kêu lên:
- Diêu tiên sinh, nhà họ Trương này đất ruộng cũng chỉ trăm mẫu chứ có nhiều nhặn gì đâu, tiểu nhân bòn rút được cũng chẳng là bao, ba năm tổng cộng chưa tới trăm hai mươi lượng bạc.
Diêu tú tài nói:
- Thôi đi, ta chẳng muốn đôi co với lão làm gì cho mất thì giờ. Lão đưa ta 80 lượng, ta giúp lão thắng kiện, đồng thời thoát khỏi nhà họ Trương. Như vậy là quá hời cho lão rồi.
Trương Đại Xuân tất nhiên không chịu nhè ra số tiền lớn như vậy. Hai bên tính toán thiệt hơn xong xuôi, cuối cùng quyết định định giá 50 lượng bạc. Trương Đại Xuân đưa trước 20 lượng, số còn lại sau khi được xử thắng kiện sẽ giao trả nốt.
Trương Đại Xuân ở lại đợi Diêu tú tài viết đơn kiện cho, còn con trai thứ Trương Thái thì chạy tới hiệu bán sáp ong của anh trai gã lấy 20 lượng bạc.
Diêu tú tài hạ bút như thần, chưa đầy hai khắc đã viết xong đơn kiện. Thổi thổi tờ giấy cho ráo mực, gã nói:
- Con trai lão làm gì mà vẫn chưa lấy được tiền về vậy? Thanh niên trai tráng gì mà lề mà lề mề, chi bằng cắt cụt chân đi cho xong.
Trương Đại Xuân tưởng Diêu tú tài chỉ nói đùa, cười đáp:
- Đợi nó về tiểu nhân sẽ cho nó một trận.
Diêu tú tài nói:
- Ta không có rảnh mà đùa với ông đâu. Không đánh gãy chân nó không được. Lão và con trai lão, một trong hai người phải bị gãy chân, như vậy mới mong thắng kiện được. Nếu lão đau lòng thì tự đập gãy chân của mình đi, già rồi xương cốt cũng giòn, đánh nhẹ cái là gãy ấy mà, cùng lắm là bị tàn phế chứ mấy.
Trương Đại Xuân chớp chớp đôi mắt như hai hạt đậu của lão, như hiểu được diệu kế của Diêu tú tài, lão đáp:
- Gãy tay được không? Gãy chân rồi thì trăm ngày không đi lại được, khó chịu lắm.
- Không được. Nhất định phải là gãy chân. Lão phải chống nạng lên công đường bộ dạng trông mới đáng thương. Như thế mới có hiệu quả chứ.
Ngẫm nghĩ thấy cũng có lí, Trương Đại Xuân bèn gật đầu đồng ý.
**********
Phủ nhà Tây Trương hết sức xa hoa, cửa có sáu cánh toàn được làm từ gỗ quý. Trước cửa có trồng một hàng thông trắng, các bậc thềm đều được lát bởi một loại đá xanh cao cấp. Hiên cao nhà rộng, nếu đem tòa dinh thự này mà so sánh với nhà Đông Trương thì đúng là một trời một vực.
Trương Đại dẫn Trương Nguyên bước vào, đi được một hồi lâu mới tới Bắc viện. Trương Nhữ Lâm và Vương Tư Nhâm đang ngồi dưới đình nghỉ chân ở Bắc viện nghe Cổ sư đàn (nhạc sư mù). Người gãy đàn là một nữ thiếu niên giả nam trang vô cùng tuấn tú đang chơi huyền cầm. Xung quanh là mấy tên môn khách đang ngồi chọc ghẹo, vẻ vô cùng khoái trá.
Thời tiết đầu thu quá trưa rồi vẫn còn rất nóng. Vừa bước tới đình nghỉ chân đã cảm thấy một luồng không khí mát mẻ dịu dàng lan tỏa khắp người.
Xung quanh đình có nước chảy nên tại đây không còn cái oi bức của mùa hè. Trương Nguyên và Trương Đại đứng một bên, đợi cho cô nhạc công giả nam kia đàn nốt khúc nhạc đang còn dang dở. Thế nhưng cô gái này càng đàn càng cao hứng, các ngón tay của cô cứ thế tha hồ nhảy múa trên các dây đàn.
Trương Nguyên cảm giác có một ánh mắt đang theo dõi mình, quay đầu lại thì chỉ thấy thiếu niên họ Vương kia đang quay mặt đi chỗ khác.
Trương Nguyên thấp giọng hỏi:
- Tông tử Đại huynh, cậu thiếu niên đang đứng bên cạnh Hước Am tiên sinh đó là ai vậy?
Trương Đại đáp:
- Không rõ nữa. Chưa từng gặp qua.Có khi nào là con cháu họ hàng gì của Quý Trọng tiên sinh không?
Nhạc sư đã đàn xong 1 khúc. Trương Nhữ Lâm và Vương Tư Nhâm đang chuyện trò vui vẻ, nhìn thấy Trương Nguyên, Trương Nhữ Lâm vẫy vẫy tay ra hiệu:
- Qua đây. Có chuyện gì sao?
Trương Nguyên liền đem chuyện của Trương Đại Xuân ra kể lại một lượt, tiếp:
- Lão Trương Đại Xuân này đã qua bên kia sông nhờ Diêu tú tài viết đơn kiện hộ cho lão rồi. Tên Diêu tú tài này là kẻ chuyên đổi trắng thay đen, nhất là những việc liên quan đến kiện tụng. Vãn bối lần này khó tránh phải lên công đường một phen để thanh minh rồi. Thế nhưng vãn bối tuổi còn nhỏ, chưa từng tiếp xúc với chốn quan trường, chỉ sợ lần này sẽ bị bọn chúng ức hiếp, mong thúc tổ làm chủ cho.
Trương Nhữ Lâm lắc đầu nói:
- Đang vui vẻ tự nhiên lại bị cậu làm cho mất hứng rồi. Trương Nguyên à, Trương thị Sơn Âm chưa bao giờ bị người ta ức hiếp đâu, giờ lẽ ra cậu nên ngồi trong thư phòng đọc sách mới phải. Nếu cậu mà là tú tài rồi thì ai còn dám ức hiếp cậu nữa. Mà giả sử nếu có chuyện đi chăng nữa thì cứ đưa cho tri huyện cái thiệp “Trị hạ môn sinh” cái là xong.
Vương Tư Nhâm cười nói:
- Ây ya, Túc Ông cũng thật là nghiêm khắc quá rồi. Trương Nguyên năm nay mới có 15 thôi mà, chả lẽ ai cũng phải như Trương Tông Tử 20 tuổi thi đỗ tú tài sao?
Trương Nhữ Lâm đang nghiêm mặt giáo huấn vãn bối bỗng bị Vương Tư Nhâm nói như vậy thì cười toe, nói:
- Ta là đang khích lệ hắn đó chứ! Trương Nguyên tư chất không tệ, nếu chịu khó kiên trì khổ luyện nhất định sẽ thành tài.
Vương Tư Nhâm nói:
- Xin lỗi, không hầu chuyện tiếp được.
Nói rồi gã đứng dậy quay người bước khỏi.
Vương Tư Nhâm vẫy tay ra hiệu cho Trương Nguyên lại gần, hỏi:
- Nghe nói cậu nằm mơ đọc ngàn cuốn sách, trừ “Kim Bình Mai” ra còn có cuốn nào đặc biệt không?
Trương Nguyên cảm thấy mình đang ở thế đi nhờ vả người ta, giờ chưa nhận được sự giúp đỡ của Trương Nhữ Lâm nên không trả lời cũng không xong, bèn đáp:
- Sách quý thì rất nhiều, viễn tưởng, đô thị, lịch sử, khoa học... loại nào cũng đã đọc qua.
Vương Tư Nhâm sửng sốt:
- Loại nào cũng xem qua rồi?
Trương Nguyên đáp:
- Nghĩa là các loại Kinh điển, Lịch sử, Chử tử, Văn tập loại nào cũng đã đọc qua. Còn cả loại sách tiếu lâm nữa, vãn bối đây cũng có thể nhớ được một hai phần.
Vương Tư Nhâm nói:
- Vậy thử kể cho ta một phần xem nào.
Phía sau, vị nữ nhạc sư giả nam trang kia cũng đang chú ý dõi theo.
Trương Nguyên đáp:
- Có điều trong lòng vãn bối lúc này đang vô cùng lo lắng chuyện sắp tới phải lên công đường, quả thực không còn tâm trí nào mà kể chuyện tiếu lâm nữa.
Vương Tư Nhâm cười đáp:
- Có sao đâu, cứ kể đi. Lát nữa ta cũng có việc phải tới nha môn huyện một chuyến ấy mà.
Trương Nguyên vô cùng mừng rỡ, chắp tay nói:
- Đa tạ Hước Am tiên sinh.
Ngẫm nghĩ một lát, Trương Nguyên bắt đầu kể:
- Chuyện kể về một tên trộm rất cơ trí. Có một ngày, hắn đột nhập được vào một nhà nọ và ăn trộm được một cái khánh.Vừa ra tới cửa thì gặp ngay chủ nhà đang về. Cái khó ló cái khôn, hắn vồ ngay lấy chủ nhà vồn vã hỏi:
-Lão gia đây có mua khánh không? (khánh: nhạc cụ bằng đá)
Chủ nhà đáp:
- Nhà ta có khánh rồi, không mua nữa.
Vậy là tên trộm ung dung đường hoàng mang cái khánh đi mất.
Vương Tư Nhâm cười vang đắc trí. Phía sau y cô nữ nhạc sư kia cũng đang lấy tay che miệng, đưa mắt duyên dáng nhìn Trương Nguyên.
Đang nói chuyện thì Trương Nhữ Lâm quay lại, đưa một tấm thiếp cho Trương Nguyên, gã nói:
- Cậu cầm tấm thiếp này đi gặp Hầu Huyện lệnh, ông ta tự khắc sẽ làm chủ cho cậu. Tạ ơn cái gì, Đông Trương Tây Trương không phải đều là một nhà họ Trương này hay sao? Thúc tổ chỉ mong cậu sớm công thành danh toại để khỏi phí hoài tư chất thiên phú thôi.
Trương Nguyên ngoan ngoãn nghe lời thọ giáo.
Gia nô tới báo Hầu huyện lệnh đã phái người mời Quý Trọng tiên sinh tới dự tiệc.
Trương Nhữ Lâm cười nói:
- Hước Am, môn sinh của ông lại tới mời rồi, thôi thì nể mặt người ta ông cứ đi đi. Thay ta nói một tiếng với ông ta là thời tiết nóng nực quá nên ta không muốn đi đâu cả.
Vương Tư Nhâm đứng dậy, đáp:
- Khi nãy nghe được câu chuyện về tên trộm cơ trí, đúng là phải đi một chuyến rồi. Trương Nguyên, đi theo ta.
Trương Nguyên bái biệt thúc tổ Trương Nhữ Lâm và Đại huynh Trương Đại rồi theo Vương Tư Nhâm ra khỏi phủ. Vị nhạc sư giả nam kia cũng đi theo. Hầu Huyện lệnh đã cho bốn kiệu đứng chờ trước cổng Tây Trương phủ nhưng Vương Tư Nhâm nhất quyết không chịu lên kiệu.
- Chỉ cách nhau có hai, ba dặm, đi bộ mấy bước là qua.
- Ông nói.
Nha huyện Sơn Âm, nha huyện Hội Kê rồi còn cả Thiệu Hưng nha phủ nữa đều ở trong một thành. Ở nước Đại Minh 2 kinh 13 tỉnh này thì đây là một chuyện hiếm gặp. Nha huyện Sơn Âm ở thành Tây, phía trước là công đường còn chính giữa là Tiết Yêu đường. Phía Đông Tiết Yêu đường là mạc sảnh, phía Tây là một nhà kho. Đằng sau Tiết Yêu đường là Nhật Kiến đường gồm ba gian.Hai bên tả hữu lần lượt là phòng Lại, Hộ và Lương, Hình. Phía Đông là từ đường thờ thổ địa, phía Tây là nhà giam. Đương nhiên phía trước nha môn không thể thiếu một tòa Thánh Dụ đình. Trong đình có lập một tấm bia đá, bên trên có khắc Thánh dụ của Minh tổ Chu Nguyên Chương:
“Hiếu thuận với cha mẹ
Tôn kính với bề trên
Hòa thuận trong hương xã
Biết răn dạy cháu con
Sinh sống thuận hòa ấm êm
Chớ làm việc ác.”
Huyện lệnh Sơn Âm Hầu Chi Hàn là người huyện Đương Từ, đỗ tiến sĩ tam giáp khoa Đinh Mùi Vạn Lịch năm thứ ba mươi lăm. Hầu Chi Hàn tuổi cũng tương đương với Vương Tư Nhâm, nhưng cứ hễ gặp Vương Tư Nhâm là y lại luôn miệng gọi Thị giáo sinh. (Thị giáo sinh chính là môn sinh).Vốn dĩ 60 năm trước Vương Tư Nhâm khi còn làm tri huyện Đương Từ thì Hầu Chi Hàn lúc đó mới thi đỗ tú tài.
Hầu huyện lệnh đang đứng trò chuyện thì nha dịch chạy vào đưa cho gã một tấm thiếp.bên trên có dòng chữ “Trị hạ môn sinh Diệu Phục”. Tên Diệu tú tài Diệu Phục này vốn là “khách quen” của huyện nha. Vừa nhìn thấy dòng chữ trên tấm thiếp, Hầu Huyện lệnh liền nhíu mày, hỏi:
- Tên này lại có chuyện gì đây?
Nha dịch nói:
- Là Diêu tú tài tới cáo trạng, nói người bà con nào đó của gã bị người ta đánh cho tàn phế, mời huyện tôn lập tức thăng đường thẩm án.
Hầu Chi Hàn nói:
- Giờ đã là giờ Thân rồi. Bảo gã ngày mai hãy tới.
Diêu tú tài cầm chút bạc tới đút lót cho tên nha dịch đứng canh cổng nha môn. Tay này bình thường cũng đã nhận không ít của hối lộ của Diêu Tú tài, tất nhiên rất tích cực giúp đỡ cho y. Nha dịch lại chạy vào nói:
- Huyện tôn, khổ chủ kia bị đánh gãy chân, trông bộ dạng hết sức thảm thương. Y đang đứng trước cổng nha môn gào khóc, chỉ sợ không cầm cự nổi đến ngày mai. Giờ đã có không ít dân chúng đang vây lại quanh đó rồi, mong huyện tôn soi xét...
- Gãy chân thì phải đi băng bó lại đã chứ. Ngày mai hãy tới công đường kêu oan. Chả lẽ đợi đến mai thì bổn huyện không xét cái chân gãy cho gã nữa hay sao?
Vương Tư Nhâm hỏi:
- Tên khổ chủ kia muốn kiện ai vậy?
Nha dịch đáp:
- Chính là cậu con trai của đồng sinh Trương Thụy Dương của huyện tôn đây - Trương Nguyên.
Vương Tư Nhâm nghiêng đầu quay sang nhìn Trương Nguyên cười cười, rồi lại quay qua nói với Hầu Chi Hàn:
- Hầu huynh cứ đi thẩm án trước, giải quyết mối lo cho dân chúng mới là việc quan trọng. Tại hạ sẽ ngồi một bên nghe xử`án.
Hầu Chi Hàn cười nói:
- Thị giáo sinh đã muốn nghe thẩm án, vậy được, ta lập tức thăng đường.
Thấy Vương Tư Nhâm có lòng muốn dự thính, nên không hề chậm trễ, tức khắc thăng đường.
Nhật Kiến đường là nơi mà thường ngày Hầu Huyện lệnh thăng đường xử án. Hầu Huyện lệnh mời Vương Tư Nhâm ngồi một bên, còn Trương Nguyên và vị nhạc sư kia ngồi phía sau Vương Tư Nhâm.
Diêu tú tài lên công đường lạy dài chứ không bái. Đó là quyền lợi của tú tài - gặp huyện quan không phải quỳ. Đứng sau Diêu tú tài là một già một trẻ đang khiêng cáng, trên cáng có một người mình đầy bùn đất đang co quắp nén đau, dáng vẻ hết sức thảm thương.Có thể nhìn ra ngay bắp chân trái của gã đang bị tụ máu sưng vù lên.
Hai người đang khiêng cáng, tên già hơn là Trương Đại Xuân, còn người nằm trên cáng kia chính là con trai lão - Trương Thái.
Trương Nguyên nhíu mắt. Thật không thể tưởng tượng được rằng Trương Đại Xuân lại dám đi một nước cờ mạo hiểm như vậy. Cái giá mà lão phải trả không hề nhỏ, tự đánh gãy chân con trai rồi đem y tới đây để vu cáo mình.
Chợt nghe có tiếng nói từ phía nữ nhạc sư giả nam trang kia:
- Người này là do cậu đánh ư?
Trương Nguyên quay sang nhìn khuôn mặt xinh đẹp kia, mỉm cười khẽ đáp:
- Có phải ta đánh hay không, đợi huyện tôn đây phán quyết rồi nói.
Diêu tú tài trình đơn kiện lên, dáng vẻ vô cùng phẫn nộ, gã khẳng khái trình bày:
- Bẩm huyện tôn, con trai của đồng sinh Trương Thụy Dương là Trương Nguyên, tuổi còn nhỏ mà ra tay quá đỗi tàn độc. Chỉ vì gia nô trong nhà là Trương Thái bất cẩn làm vỡ chén trà mà hắn không chút thương tình ra tay đánh gãy chân cậu ta. Mong lão huyện tôn minh giám.
Đã có bị cáo thì ắt phải đối chất tại công đường. Hầu Chi Hàn đang định sai nha dịch cho truyền Trương Nguyên tới thì nghe Vương Tư Nhâm nói:
- Hầu huynh....
Vừa nói Vương Tư Nhâm vừa đứng dậy bước tới bên cạnh Hầu Chi Hàn.
Hầu Chi Hàn vội vàng đứng dậy:
- Thầy có điều gì chỉ giáo?
Vương Tư Nhâm nói:
- Hầu huynh hỏi khổ chủ kia xem cái chân của y là bị Trương Nguyên đánh gãy lúc nào?
Hầu Chi Hàn không hiểu vì sao Vương Tư Nhâm lại quan tâm tới vụ án này như vậy, nhưng vẫn làm theo lời gã tra hỏi Diêu tú tài. Diêu tú tài giả vờ giả vịt hỏi Trương Đại Xuân vài câu rồi đáp:
- Bẩm huyện tôn. giờ Mùi ba khắc hôm nay, Trương Nguyên tại nhà mình đã đánh gãy chân của gia nô Trương Thái, chứng cớ vô cùng xác thực.
Vương Tư Nhâm cười nói:
- Giờ Mùi ba khắc hôm nay Trương Nguyên đang ở dinh của Trạng nguyên Tây Trương nghe đàn, chẳng lẽ hắn bay về nhà đánh gãy chân gia nô rồi quay lại nghe đàn tiếp hay sao?
Lời vừa nói ra, cả công đường hết sức kinh ngạc.
Hầu Chi Hàn hỏi Vương Tư Nhâm:
- Thầy biết Trương Nguyên kia ư?
Vương Tư Nhâm quay đầu về phía Trương Nguyên ra hiệu, Trương Nguyên bèn bước tới gần Hầu Chi Hàn, hành lễ xong, hắn nói:
- Tiểu tử Trương Nguyên bái kiến huyện tôn đại nhân.
Nói rồi Trương Nguyên lấy ra từ trong tay áo một tờ thiếp của thúc tổ Trương Nhữ Lâm trình lên Huyện lệnh.
Hầu Chi Hàn vội vàng đón lấy xem, trong lòng gã giờ đã có an bài. Nhìn cậu thanh niên dáng vẻ chỉn chu trước mặt, rồi quay sang tên Diêu tú tài đang nghênh ngang đứng dưới, Hầu Chi Hàn thầm nghĩ:
“ Diêu miệng sắt, ngươi đúng là không biết lượng sức mình, dám vu cáo cho cả cháu trai của Trương Nhữ Lâm. Chưa nói đến việc ban nãy Vương lão sư đã làm chứng cho Trương Nguyên giờ Mùi ba khắc hôm nay ngồi nghe đàn tại dinh Trạng nguyên ở Tây Trương, mà cho dù tên gia nô này bị Trương Nguyên đánh thật thì cũng có sao? Việc gia chủ đánh gia nô, chỉ cần không đến mức tàn tật hay chết người thì cũng không thể kết tội được. Còn gia nô vu cáo gia chủ mới là tội đáng bị lưu đày kia.”
Trương Nhữ Lâm là một thân sĩ có thể coi là có danh tiếng nhất Thiệu Hưng, là nhân vật có ảnh hưởng nhất ở vùng Giang Nam Sĩ Lâm này. Bất luận là tri phủ Thiệu Hưng, huyện lệnh Hội Kê hay huyện lệnh Sơn Âm, việc đầu tiên khi mới lên nhậm chức là phải tới bái kiến Trương Nhữ Lâm, nếu không chức quan này cũng khó mà giữ được lâu dài. Giờ Diêu tú tài dám đâm đơn lên kiện cháu trai Trương Nhữ Lâm đúng là đã lấy trứng chọi với đá rồi.
Diêu tú tài không biết mặt Trương Nguyên, phía trên mấy người nói với nhau những gì gã đang đứng dưới nên cũng không nghe rõ.
Mà Diêu tú tài lại cũng không biết Vương Tư Nhâm là ai, thấy Vương Tư Nhâm đứng ra nói giúp cho Trương Nguyên, lại thấy Hầu Huyện lệnh có vẻ như rất kính trọng người này thì trong lòng không khỏi chột dạ.Thế nhưng bên ngoài vẫn cố tỏ ra điềm tĩnh, gã nói cứng:
- Trên công đường nói chuyện cần có chứng cứ rõ ràng. Việc Trương Nguyên đánh người bao nhiêu người có thể làm chứng, hắn muốn chối cũng không được đâu. Huyện tôn cho truyền Trương Nguyên tới thẩm vấn là sẽ biết ngay.
N
Danh sách chương