“Con công an thì láo, con nhà giáo thì ngu” là câu nói nổi tiếng đến nỗi ít người Việt Nam không biết, nhưng lại là câu nói tôi căm thù nhất.
Nếu có thể tìm được tác giả câu này, tôi sẽ đến trước mặt ông ta hay bà
ta khóc lóc, mắng mỏ vì tội phát ngôn không suy nghĩ, để lại hậu quả
nghiêm trọng. Ngoài ra tôi cũng hận đám trẻ con cùng phố ngày xưa, cứ
khi nào chị em tôi thò mặt ra đường thì kiểu gì cũng phải nghe chúng nó
ca cái bài đó. Chỉ tại câu nói này và lũ trẻ quái quỷ kia mà toàn bộ
tuổi thơ tôi đã chìm trong một màu xám xịt.
Bởi vì, tôi không chỉ là con của một nhà giáo mà những hai. Bố mẹ tôi hồi xưa vì quá phấn đấu cho sự nghiệp, hoặc giả do mất hơi nhiều thời gian mới có thể tốt nghiệp Sư Phạm mà ngoảnh đi ngoảnh lại không còn ai để lấy ngoài đối phương. Câu chuyện tình thế kỷ của các cụ thực ra có thể tóm tắt trong một câu ngắn gọn như này, là đồng nghiệp, cả ở sự nghiệp giảng dạy lẫn sự nghiệp “ế dù không muốn thế”, nên được mọi người hợp sức vun vào, tất cả chỉ có vậy. Ngày đó mọi thứ rất đơn giản, hai bên thấy vừa mắt thì gật, làm cái phông vẽ tay, ít bánh kẹo mời người thân bạn bè, bánh pháo, cái áo dài và chiếc giường kèm bộ chăn con công là xong một đám cưới. Bố mẹ tôi chỉ có hai đứa con, một gái và một nữ nhưng chị tôi hơn tôi tới tám tuổi, một khoảng cách khá lớn so với bạn bè đồng trang lứa. Sau này có người rỉ tai tôi là hồi sinh chị tôi xong, gia đình khó khăn quá nên bố mẹ quyết định nghiêm chỉnh tuân thủ gấp đôi phong trào Kế hoạch hóa gia đình. Nhưng người tính không bằng trời tính, sau tám năm, chắc do một ngày mất điện không có việc gì làm, kết quả là tôi được hình thành. Bố tôi lúc ấy cũng đang mong mỏi một cậu con trai để đi ăn cỗ không phải ngồi mâm dưới nên động viên mẹ giữ tôi lại. May cho tôi hồi đó công nghệ siêu âm 3D, 4D chưa có ở Việt Nam không thì chắc chị tôi đến giờ vẫn sẽ là con một. Tôi lại nghe bảo khi biết tin gia đình đã phấn đấu được nửa chặng đường “tứ nữ bất bần”, bố tôi vui tới độ trào nước mắt ngay trước cửa phòng hộ sinh. Sau này tôi có an ủi ông là dù gì ngồi mâm dưới trong đám cỗ cũng có cái tốt, đỡ phải uống nhiều rượu bởi chẳng ai mâm trên thèm đoái hoài. Mỗi lần nghe tôi nói thế, tôi cảm thấy ông nhìn tôi vẻ rất xúc động, cả ngày nói không nên lời.
Tôi sinh ra trong mong mỏi và khát khao như vậy đó, nên sự quan tâm của bố mẹ dành cho tôi thể hiện từ cái tên trở đi. Ngày mẹ mang bầu chị tôi, hai cụ đã tìm tòi các sách đông tây kim cổ để đặt một cái tên sao cho xứng đáng với nghề giáo cao quý, kết quả là chị tôi có một cái tên cực kêu: Trần Vân Sa. Cái tên này được hai cụ rất tâm đắc bởi ý nghĩa sâu xa của nó. Vân là mây, Sa là cát, đại khái là những gì đẹp nhất, thanh khiết nhất. Sau này thỉnh thoảng lúc chị em cãi nhau, tôi có buột miệng thêm chữ “đọa” sau tên chị, thế là rõ ràng đang đúng mười mươi lại bị bố mẹ lôi cổ ra đánh một trận. Ngược lại, chị tôi không sao kiếm được tên nào tương xứng để gọi tôi, bởi tên tôi vốn dĩ đã quá hay, Trần Thu Thủy. Có thể bạn nghĩ, Sa và Thủy đúng là tên đặt cho hai chị em nhưng thực tế thì nước của tên tôi không phải do cát từ tên chị tôi mà ra. Bà ngoại tôi kể là bà vẫn nhớ cô hộ lý đỡ đẻ cho mẹ tên Thu Thủy, vậy là lúc làm giấy chứng sinh ở viện, mẹ đặt luôn tên đó cho tôi. Tôi nghe chuyện xong có âm thầm cảm ơn bố mẹ cô hộ lý kia đã không đặt tên con mình là Thị Hĩm, Thị Hợi hay một cái tên không hợp thời nào khác.
Quay lại chuyện vì sao việc là con giáo viên lại hủy hoại tuổi thơ của tôi. Tất cả chỉ bởi bố mẹ tôi muốn chứng minh cho cả thiên hạ thấy, dù chẳng ai quan tâm, là con ông bà không thể dốt nát như định kiến của người đời. Vì thế năm tuổi mẹ đã lôi tôi ra dạy chữ, và suốt những năm học ở phổ thông, tôi luôn phải làm gấp đôi khối lượng bài tập so với các bạn, vừa bài của thầy cô trên lớp, vừa bài của hai cụ thân sinh.
- Con không muốn học nữa. – Tôi vẫn nhớ khi tôi lớp hai hay ba gì đó, đã từng vứt bút gào lên như vậy.
- Cố làm nốt bài đi rồi bố cho đi ăn kem. – Mẹ tôi nhẹ giọng dỗ dành.
- Không, con không cần kem.
- Thì mẹ cho lên Bờ Hồ ngắm Tháp Rùa.
- Tuần nào cũng đi rồi, con chẳng cần.
- Học nốt đi cuối tuần mẹ cho đi công viên Lê Nin ăn kẹo bông.
Tôi hơi xiêu lòng bởi Lê Nin trong mắt một đứa trẻ như tôi hồi đó là cả một thế giới kỳ diệu với đu mây thật cao, vòng quay ngựa gỗ thật đẹp hay nhà gương kỳ lạ. Chưa kể tới món kẹo bông ngọt ngào nhẹ như mây đủ sắc màu. Thế nhưng quay lại nhìn tập vở còn những năm bài toán sao thì tôi lập tức vứt hết vòng quay ngựa gỗ lẫn kẹo bông vào sọt rác.
- Con không cần!
- Tóm lại học hay ăn roi? – Bố tôi từ đâu đã đến bên cạnh cùng cây chổi phất trần, lạnh lùng ném ra một câu hỏi tu từ.
Tôi có thể dẹp bỏ ham muốn với kẹo bông chứ không đủ bản lĩnh chọn ăn roi, thế là nước mắt lã chã tiếp tục cắn bút nhìn mấy bài oái oăm kia. Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn còn nhớ nguyên xi cái cảm giác ân hận đến cùng cực rằng biết thế đồng ý quách từ lúc mẹ đề nghị công viên và kẹo bông. Cuối cùng thì học vẫn phải học mà lại chẳng được cái gì.
Tôi là người như vậy đấy, và cuộc đời tôi sau này không ít lần lặp lại cái lựa chọn như câu chuyện “học hay ăn roi” kia.
………………..
Cấp một tôi học Thăng Long, cấp hai Giảng Võ, cấp ba Kim Liên và cuối cùng tốt nghiệp Đại học Ngoại giao. Bất cứ ai ở Hà Nội mà nghe qua cái danh sách này đều mường tượng ra hình ảnh một cô nữ sinh ngoan ngoãn chăm chỉ, thuộc nhóm đối tượng “con nhà người ta”. Thật ra thì, vì bố mẹ tôi là giáo viên nên cấp một, cấp hai dễ dàng xin cho tôi vào hai trường điểm này. Tới khi tốt nghiệp cấp hai, tôi khóc lóc vật nài bố mẹ cho tôi thi Trần Phú, Việt Đức hoặc Phan Đình Phùng nhưng đáp lại chỉ là bộ hồ sơ ghi sẵn tên Kim Liên. Tôi muốn vào một trong ba trường kia để được lên “phố” học, từ đó đi bộ vài bước chân là tới những địa điểm “hot” nhất Hà Nội cùng vô vàn quán xá. Nhưng, chỉ vì vài bài báo vớ vẩn của mấy tay phóng viên thiếu chỉ tiêu viết bài nào đó đã xếp ba trường kia vào top ba trường trung học “ăn chơi” của Hà Nội nên bố mẹ tôi dứt khoát không đồng ý. Dù giở đủ mọi lý lẽ tôi vẫn phải ngậm ngùi nộp đơn vào Kim Liên, hàng ngày đi học qua khu Hồ Đắc Di, Đặng Văn Ngữ toàn quán ăn không quá tiếng tăm, dãy café y hệt nhau và loạt shop đồ fake nước “e nờ” giá vừa túi học sinh.
Chị Sa và tôi tuy là chị em cùng cha cùng mẹ nhưng ngoài vẻ xinh xắn thùy mị giống nhau thì chúng tôi là hai phiên bản trái ngược. Mặc dù con đường chúng tôi đi cũng tương tự, hai cụ thân sinh vẫn thường thở vắn than dài rằng sao tôi không được như chị. Từ bé chị đã là “con nhà người ta”, đi học về là ngồi vào bàn tự giác học, học xong thì phụ giúp mẹ việc nhà, còn tôi luôn học với cây chổi phất trần của bố sau lưng. Nhớ ngày đó chị tôi đỗ cả Tổng hợp nhưng nhất định vào Kim Liên “để đỡ phải đi xa, có thời gian giúp bố mẹ”, mẹ tôi nghe xong đã suýt khóc vì xúc động và đem chuyện đó kể với bất cứ ai bà quen, ít nhất hai lần. Sau này tôi có trộm nghĩ hẳn chị sợ vào chuyên thì cần cù không bù nổi thông minh nên mới kiên quyết như vậy, nhưng tất nhiên tôi đủ khôn ngoan để không phát ngôn ra lời.
Những năm tôi học cấp một, mỗi khi được hỏi sau này muốn làm gì, tôi đều dõng dạc đáp là đi bán thịt xiên nướng để có thể ăn thỏa thích (ước mơ khi cấp một của chị tôi là nữ Phi hành gia). Lên cấp hai, có thay đổi một chút là muốn trở thành công an giao thông, ra đường đứng chỉ trỏ rất oai, bắt xe vi phạm còn được dúi tiền, đại khái là việc nhẹ lương cao (chị tôi cấp hai lên kế hoạch trở thành bác sỹ). Đến cấp ba tôi không còn ước mơ về công việc nào cụ thể, chỉ giữ lại điểm cốt lõi là “việc nhẹ lương cao” trong khi đó chị tôi đã chuẩn bị tốt nghiệp Đại học Y, bắt đầu đi thực tập tại viện. Cuối cùng học xong cấp ba, tôi nộp đơn thi Ngoại giao bởi lỡ có trượt thì trượt Ngoại giao nghe cũng oách hơn trượt Phương Đông. May mắn cho tôi là hôm đi thi loạng quạng thế nào trúng tủ, cộng với điểm chuẩn năm đó thấp, tôi đường hoàng trở thành sinh viên trong ánh mắt rưng rưng hạnh phúc của cả nhà. Sau này mẹ có nói riêng với tôi là bà đã chuẩn bị sẵn đồ đạc để lỡ tôi trượt sẽ gửi tôi vào Sài Gòn ở nhà bác, học một trường dân lập vớ vẩn trong đấy cho đỡ nhục với họ hàng làng mạc.
Ô, hóa ra, tôi không bằng cái sĩ diện to oạch hơn cục gạch kia. Nếu không vì tiếc vài triệu, tôi đã lén lấy một sợi tóc của mẹ mang đi thử ADN từ lâu rồi.
……………….
Tôi lên đại học, bố mẹ phần nào yên tâm nên không còn thúc ép tôi học hay quản chặt chẽ như thời phổ thông. Tôi như chim sổ lồng, suốt bốn năm mặc sức đi chơi, bù đắp cho một tuổi thơ bị nhấn đầu vào sách vở. Bản chất tôi là đứa lười biếng, ham chơi hơn học, vui đâu chầu đó, nhưng, không biết nên gọi là bị hay được bố mẹ đưa vào khung kỷ luật sắt nên tôi cũng phần nào thay đổi. Cho tới tận khi trưởng thành, tôi vẫn ít nhiều bị ảnh hưởng từ các cụ nên không phải lúc nào cũng dám YOLO. Ví dụ điển hình là tôi bấm nhiều khuyên trên người nhưng không dám xăm dù thèm đến chết. Suốt thời thơ ấu, tôi thường xuyên phải nghe bố mẹ dè bỉu việc xăm trổ, rằng đó là lý do cốt yếu cho mọi điều tồi tệ trên đời, kể cả tai nạn giao thông. Sau này tuy biết là không phải, tôi vẫn không đủ can đảm xăm bởi sợ bố tăng xông mẹ đau tim. Cái này tôi lại phải âm thầm nguyền rủa đám đạo diễn, diễn viên kém sáng tạo chỉ có mỗi một bệnh dùng đi dùng lại trên phim khiến cho ai ai cũng thuộc nằm lòng triệu chứng. Gặp chuyện gì không ưng ý lại đưa tay lên ôm ngực kêu “ợ ợ” mấy cái, thế là xong. Bố mẹ tôi đi khám sức khỏe định kỳ đều đặn hàng năm, mọi chỉ số luôn đẹp như mơ, vậy mà không hiểu sao cứ khi nào có gì phật ý với tôi là cái triệu chứng chết tiệt kia lại kéo tới. Thân phận là con không cho phép tôi được thắc mắc, đành ngậm ngùi nghe lời.
Quay lại chuyện học đại học của tôi, nhờ được tháo cũi sổ lồng, sau bốn năm mài đũng quần trên trường, thứ tôi giỏi nhất là quay cóp, chém gió, đến nỗi sau khi tốt nghiệp, ngoài tiếng Anh, tôi hoàn toàn không có khái niệm mình đã học được cái gì trong suốt bốn năm kia. Ra trường, tôi may mắn có người họ hàng giới thiệu cho về làm ở một văn phòng đại diện. Ai không biết thì thấy có vẻ oai chứ thực ra đây là một trong những nơi làm việc nhàn nhất quả đất. Văn phòng đại diện không được kinh doanh thu lời trực tiếp, nên chúng tôi không phải chịu áp lực doanh số, công việc chủ yếu chỉ là quản lý giấy tờ cho mấy dự án của công ty mẹ, vui hơn chút thì đi dự vài cái sự kiện, gặp gỡ vài người gọi là “đối tác tiềm năng”. Tuy vậy, không phải chúng tôi không bận. Tùy vào tính cách mỗi người mà ai cũng có những bận rộn riêng, chẳng hạn như tôi bận shopping online, chị Mai thích lướt facebook, chị Hồng vùi đầu vào ngôn tình, chị Linh có con đi du học thì thường tranh thủ nói chuyện với con, vân vân và mây mây. Lúc nào cảm thấy cần tăng tình gắn kết thì xúm lại cùng bàn chuyện con trai Tăng Thanh Hà là con của Louis hay ông Johnathan, Ngô Thanh Vân chơi ngải Thái hay ngải Trà Vinh, gần gũi hơn thì chuyện chồng, con, mẹ chồng, osin. Nói chung là cuộc sống văn phòng của tôi rất vui, công việc lại chẳng có lợi ích màu mè gì nên chị em không phải cạnh tranh nhìn ngó nồi cơm miếng thịt của nhau. Với mức lương hiện tại hơn chục triệu và sau này tối đa sẽ chỉ tăng tới trên dưới ba chục, nhiều người coi đây là công việc không có tương lai nhưng bản thân tôi lại chẳng có nhu cầu vươn cao vươn xa hơn. Tôi vốn không phải con người ôm ấp “giấc mơ lớn” nên hoàn toàn không bận tâm tới mấy khái niệm như “start up”, “quỹ đầu tư”, “gây dựng thương hiệu”, hay những thứ tương tự. Tôi thích “safe zone”[1] của mình, hài lòng với nó thì còn cố thử thách bản thân làm gì? Quan điểm của tôi là “sống sao cho sướng” và hiện tại tôi đang rất sướng, vậy sao còn phải nghĩ ngợi đày đọa mình? Cứ nhìn chị tôi bây giờ xem, suốt ngày trực ở viện, thức đêm thức hôm, ăn uống tạm bợ đến mức đau dạ dày, da dẻ thì xạm đi, sung sướng gì? À, chị tôi rất tự hào về công việc của mình, thường hào hứng khoe là hôm nay chẩn đoán được bệnh này, cấp cứu được người khác và điều đó làm chị hạnh phúc. Tôi mừng cho chị nhưng cá nhân tôi không có được lý tưởng cao cả như thế, ngoài cố lo cho bản thân cuộc sống thoải mái, tôi chẳng còn hoài bão lớn lao nào khác.
Đọc đến đây chắc các bạn đang hừ mũi khinh bỉ là sao một kẻ tầm thường như tôi cũng được lên truyện, thì tôi xin phép giải thích thế này. Đúng là truyện thường viết ra về những trường hợp không điển hình, kiểu một cô gái rất tài giỏi, mạnh mẽ hoặc một cô nàng cực bánh bèo nhưng dũng cảm hay những hoàn cảnh éo le xoắn vặn. Khổ nỗi là các mẫu nhân vật này nhiều tới nỗi từ không điển hình ngoài đời đã trở thành quen thuộc ở thế giới tiểu thuyết, vậy là tôi, mẫu người phổ biến của xã hội nhưng thường đóng vai quần chúng trong truyện được một lần đôn lên vai chính, đơn giản thế thôi.
- Con Sa giờ yên bề gia thất rồi, còn con Thủy nữa thôi là xong nhỉ? – Bà hàng xóm thân tình hỏi han mẹ tôi trong lúc rỗi việc đi bộ tập thể dục.
- Vâng, tôi cũng đang mong lắm đây.
Ô hay, sao tôi có cảm giác tôi giống lợn nuôi đến ngày xuất chuồng thế nhỉ? Các ông bố bà mẹ thực buồn cười. Ngày còn bé thì cấm đoán yêu đương, đến nỗi mùng tám tháng ba, mười bốn tháng hai, sinh nhật, lễ tết tôi đều phải ném hoa vào xe rác đầu phố, đi chơi với bạn trai mà lấm la lấm lét còn hơn con ăn cắp. Thế mà đùng cái tốt nghiệp đại học xong thì giục lấy chồng, lạ chưa, yêu không cho yêu, giờ lấy ai? Không lẽ chạy ra chợ người hỏi một anh nhìn có vẻ khỏe mạnh là “anh ơi lấy em đi” chắc? - Mẹ yên tâm, bao giờ gặp đúng người con khắc lấy, duyên số không ép được đâu ạ. – Mỗi khi nghe bà giục tôi thường vui vẻ an ủi. – Chỉ hiềm một nỗi không rõ anh ấy đã chào đời chưa thôi.
Hình như nhà giáo ngày xưa không có khiếu hài hước, bằng chứng là đôi mắt mẹ tôi lập tức co lại thành hình viên đạn. Tôi liền biết điều lao ra khỏi nhà như một cơn gió.
........................
Chú thích:
[1] Safe zone: vùng an toàn, chỉ những giới hạn làm con người ta có cảm giác thoải mái. Vd như một người sống nội tâm thì safe zone của cô ta là trong nhà, quanh gia đình, những người bạn thân còn khi bước vào đám đông, gặp gỡ người lạ là bước ra khỏi safe zone. Nhìn chung thì mọi người được khuyến khích nên bước ra khỏi safe zone để tự thử thách, hoàn thiện bản thân, vd như chuyển việc, tiếp xúc với người lạ, làm những thứ mình từng không dám làm (những thứ tốt, tích cực).
Bởi vì, tôi không chỉ là con của một nhà giáo mà những hai. Bố mẹ tôi hồi xưa vì quá phấn đấu cho sự nghiệp, hoặc giả do mất hơi nhiều thời gian mới có thể tốt nghiệp Sư Phạm mà ngoảnh đi ngoảnh lại không còn ai để lấy ngoài đối phương. Câu chuyện tình thế kỷ của các cụ thực ra có thể tóm tắt trong một câu ngắn gọn như này, là đồng nghiệp, cả ở sự nghiệp giảng dạy lẫn sự nghiệp “ế dù không muốn thế”, nên được mọi người hợp sức vun vào, tất cả chỉ có vậy. Ngày đó mọi thứ rất đơn giản, hai bên thấy vừa mắt thì gật, làm cái phông vẽ tay, ít bánh kẹo mời người thân bạn bè, bánh pháo, cái áo dài và chiếc giường kèm bộ chăn con công là xong một đám cưới. Bố mẹ tôi chỉ có hai đứa con, một gái và một nữ nhưng chị tôi hơn tôi tới tám tuổi, một khoảng cách khá lớn so với bạn bè đồng trang lứa. Sau này có người rỉ tai tôi là hồi sinh chị tôi xong, gia đình khó khăn quá nên bố mẹ quyết định nghiêm chỉnh tuân thủ gấp đôi phong trào Kế hoạch hóa gia đình. Nhưng người tính không bằng trời tính, sau tám năm, chắc do một ngày mất điện không có việc gì làm, kết quả là tôi được hình thành. Bố tôi lúc ấy cũng đang mong mỏi một cậu con trai để đi ăn cỗ không phải ngồi mâm dưới nên động viên mẹ giữ tôi lại. May cho tôi hồi đó công nghệ siêu âm 3D, 4D chưa có ở Việt Nam không thì chắc chị tôi đến giờ vẫn sẽ là con một. Tôi lại nghe bảo khi biết tin gia đình đã phấn đấu được nửa chặng đường “tứ nữ bất bần”, bố tôi vui tới độ trào nước mắt ngay trước cửa phòng hộ sinh. Sau này tôi có an ủi ông là dù gì ngồi mâm dưới trong đám cỗ cũng có cái tốt, đỡ phải uống nhiều rượu bởi chẳng ai mâm trên thèm đoái hoài. Mỗi lần nghe tôi nói thế, tôi cảm thấy ông nhìn tôi vẻ rất xúc động, cả ngày nói không nên lời.
Tôi sinh ra trong mong mỏi và khát khao như vậy đó, nên sự quan tâm của bố mẹ dành cho tôi thể hiện từ cái tên trở đi. Ngày mẹ mang bầu chị tôi, hai cụ đã tìm tòi các sách đông tây kim cổ để đặt một cái tên sao cho xứng đáng với nghề giáo cao quý, kết quả là chị tôi có một cái tên cực kêu: Trần Vân Sa. Cái tên này được hai cụ rất tâm đắc bởi ý nghĩa sâu xa của nó. Vân là mây, Sa là cát, đại khái là những gì đẹp nhất, thanh khiết nhất. Sau này thỉnh thoảng lúc chị em cãi nhau, tôi có buột miệng thêm chữ “đọa” sau tên chị, thế là rõ ràng đang đúng mười mươi lại bị bố mẹ lôi cổ ra đánh một trận. Ngược lại, chị tôi không sao kiếm được tên nào tương xứng để gọi tôi, bởi tên tôi vốn dĩ đã quá hay, Trần Thu Thủy. Có thể bạn nghĩ, Sa và Thủy đúng là tên đặt cho hai chị em nhưng thực tế thì nước của tên tôi không phải do cát từ tên chị tôi mà ra. Bà ngoại tôi kể là bà vẫn nhớ cô hộ lý đỡ đẻ cho mẹ tên Thu Thủy, vậy là lúc làm giấy chứng sinh ở viện, mẹ đặt luôn tên đó cho tôi. Tôi nghe chuyện xong có âm thầm cảm ơn bố mẹ cô hộ lý kia đã không đặt tên con mình là Thị Hĩm, Thị Hợi hay một cái tên không hợp thời nào khác.
Quay lại chuyện vì sao việc là con giáo viên lại hủy hoại tuổi thơ của tôi. Tất cả chỉ bởi bố mẹ tôi muốn chứng minh cho cả thiên hạ thấy, dù chẳng ai quan tâm, là con ông bà không thể dốt nát như định kiến của người đời. Vì thế năm tuổi mẹ đã lôi tôi ra dạy chữ, và suốt những năm học ở phổ thông, tôi luôn phải làm gấp đôi khối lượng bài tập so với các bạn, vừa bài của thầy cô trên lớp, vừa bài của hai cụ thân sinh.
- Con không muốn học nữa. – Tôi vẫn nhớ khi tôi lớp hai hay ba gì đó, đã từng vứt bút gào lên như vậy.
- Cố làm nốt bài đi rồi bố cho đi ăn kem. – Mẹ tôi nhẹ giọng dỗ dành.
- Không, con không cần kem.
- Thì mẹ cho lên Bờ Hồ ngắm Tháp Rùa.
- Tuần nào cũng đi rồi, con chẳng cần.
- Học nốt đi cuối tuần mẹ cho đi công viên Lê Nin ăn kẹo bông.
Tôi hơi xiêu lòng bởi Lê Nin trong mắt một đứa trẻ như tôi hồi đó là cả một thế giới kỳ diệu với đu mây thật cao, vòng quay ngựa gỗ thật đẹp hay nhà gương kỳ lạ. Chưa kể tới món kẹo bông ngọt ngào nhẹ như mây đủ sắc màu. Thế nhưng quay lại nhìn tập vở còn những năm bài toán sao thì tôi lập tức vứt hết vòng quay ngựa gỗ lẫn kẹo bông vào sọt rác.
- Con không cần!
- Tóm lại học hay ăn roi? – Bố tôi từ đâu đã đến bên cạnh cùng cây chổi phất trần, lạnh lùng ném ra một câu hỏi tu từ.
Tôi có thể dẹp bỏ ham muốn với kẹo bông chứ không đủ bản lĩnh chọn ăn roi, thế là nước mắt lã chã tiếp tục cắn bút nhìn mấy bài oái oăm kia. Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn còn nhớ nguyên xi cái cảm giác ân hận đến cùng cực rằng biết thế đồng ý quách từ lúc mẹ đề nghị công viên và kẹo bông. Cuối cùng thì học vẫn phải học mà lại chẳng được cái gì.
Tôi là người như vậy đấy, và cuộc đời tôi sau này không ít lần lặp lại cái lựa chọn như câu chuyện “học hay ăn roi” kia.
………………..
Cấp một tôi học Thăng Long, cấp hai Giảng Võ, cấp ba Kim Liên và cuối cùng tốt nghiệp Đại học Ngoại giao. Bất cứ ai ở Hà Nội mà nghe qua cái danh sách này đều mường tượng ra hình ảnh một cô nữ sinh ngoan ngoãn chăm chỉ, thuộc nhóm đối tượng “con nhà người ta”. Thật ra thì, vì bố mẹ tôi là giáo viên nên cấp một, cấp hai dễ dàng xin cho tôi vào hai trường điểm này. Tới khi tốt nghiệp cấp hai, tôi khóc lóc vật nài bố mẹ cho tôi thi Trần Phú, Việt Đức hoặc Phan Đình Phùng nhưng đáp lại chỉ là bộ hồ sơ ghi sẵn tên Kim Liên. Tôi muốn vào một trong ba trường kia để được lên “phố” học, từ đó đi bộ vài bước chân là tới những địa điểm “hot” nhất Hà Nội cùng vô vàn quán xá. Nhưng, chỉ vì vài bài báo vớ vẩn của mấy tay phóng viên thiếu chỉ tiêu viết bài nào đó đã xếp ba trường kia vào top ba trường trung học “ăn chơi” của Hà Nội nên bố mẹ tôi dứt khoát không đồng ý. Dù giở đủ mọi lý lẽ tôi vẫn phải ngậm ngùi nộp đơn vào Kim Liên, hàng ngày đi học qua khu Hồ Đắc Di, Đặng Văn Ngữ toàn quán ăn không quá tiếng tăm, dãy café y hệt nhau và loạt shop đồ fake nước “e nờ” giá vừa túi học sinh.
Chị Sa và tôi tuy là chị em cùng cha cùng mẹ nhưng ngoài vẻ xinh xắn thùy mị giống nhau thì chúng tôi là hai phiên bản trái ngược. Mặc dù con đường chúng tôi đi cũng tương tự, hai cụ thân sinh vẫn thường thở vắn than dài rằng sao tôi không được như chị. Từ bé chị đã là “con nhà người ta”, đi học về là ngồi vào bàn tự giác học, học xong thì phụ giúp mẹ việc nhà, còn tôi luôn học với cây chổi phất trần của bố sau lưng. Nhớ ngày đó chị tôi đỗ cả Tổng hợp nhưng nhất định vào Kim Liên “để đỡ phải đi xa, có thời gian giúp bố mẹ”, mẹ tôi nghe xong đã suýt khóc vì xúc động và đem chuyện đó kể với bất cứ ai bà quen, ít nhất hai lần. Sau này tôi có trộm nghĩ hẳn chị sợ vào chuyên thì cần cù không bù nổi thông minh nên mới kiên quyết như vậy, nhưng tất nhiên tôi đủ khôn ngoan để không phát ngôn ra lời.
Những năm tôi học cấp một, mỗi khi được hỏi sau này muốn làm gì, tôi đều dõng dạc đáp là đi bán thịt xiên nướng để có thể ăn thỏa thích (ước mơ khi cấp một của chị tôi là nữ Phi hành gia). Lên cấp hai, có thay đổi một chút là muốn trở thành công an giao thông, ra đường đứng chỉ trỏ rất oai, bắt xe vi phạm còn được dúi tiền, đại khái là việc nhẹ lương cao (chị tôi cấp hai lên kế hoạch trở thành bác sỹ). Đến cấp ba tôi không còn ước mơ về công việc nào cụ thể, chỉ giữ lại điểm cốt lõi là “việc nhẹ lương cao” trong khi đó chị tôi đã chuẩn bị tốt nghiệp Đại học Y, bắt đầu đi thực tập tại viện. Cuối cùng học xong cấp ba, tôi nộp đơn thi Ngoại giao bởi lỡ có trượt thì trượt Ngoại giao nghe cũng oách hơn trượt Phương Đông. May mắn cho tôi là hôm đi thi loạng quạng thế nào trúng tủ, cộng với điểm chuẩn năm đó thấp, tôi đường hoàng trở thành sinh viên trong ánh mắt rưng rưng hạnh phúc của cả nhà. Sau này mẹ có nói riêng với tôi là bà đã chuẩn bị sẵn đồ đạc để lỡ tôi trượt sẽ gửi tôi vào Sài Gòn ở nhà bác, học một trường dân lập vớ vẩn trong đấy cho đỡ nhục với họ hàng làng mạc.
Ô, hóa ra, tôi không bằng cái sĩ diện to oạch hơn cục gạch kia. Nếu không vì tiếc vài triệu, tôi đã lén lấy một sợi tóc của mẹ mang đi thử ADN từ lâu rồi.
……………….
Tôi lên đại học, bố mẹ phần nào yên tâm nên không còn thúc ép tôi học hay quản chặt chẽ như thời phổ thông. Tôi như chim sổ lồng, suốt bốn năm mặc sức đi chơi, bù đắp cho một tuổi thơ bị nhấn đầu vào sách vở. Bản chất tôi là đứa lười biếng, ham chơi hơn học, vui đâu chầu đó, nhưng, không biết nên gọi là bị hay được bố mẹ đưa vào khung kỷ luật sắt nên tôi cũng phần nào thay đổi. Cho tới tận khi trưởng thành, tôi vẫn ít nhiều bị ảnh hưởng từ các cụ nên không phải lúc nào cũng dám YOLO. Ví dụ điển hình là tôi bấm nhiều khuyên trên người nhưng không dám xăm dù thèm đến chết. Suốt thời thơ ấu, tôi thường xuyên phải nghe bố mẹ dè bỉu việc xăm trổ, rằng đó là lý do cốt yếu cho mọi điều tồi tệ trên đời, kể cả tai nạn giao thông. Sau này tuy biết là không phải, tôi vẫn không đủ can đảm xăm bởi sợ bố tăng xông mẹ đau tim. Cái này tôi lại phải âm thầm nguyền rủa đám đạo diễn, diễn viên kém sáng tạo chỉ có mỗi một bệnh dùng đi dùng lại trên phim khiến cho ai ai cũng thuộc nằm lòng triệu chứng. Gặp chuyện gì không ưng ý lại đưa tay lên ôm ngực kêu “ợ ợ” mấy cái, thế là xong. Bố mẹ tôi đi khám sức khỏe định kỳ đều đặn hàng năm, mọi chỉ số luôn đẹp như mơ, vậy mà không hiểu sao cứ khi nào có gì phật ý với tôi là cái triệu chứng chết tiệt kia lại kéo tới. Thân phận là con không cho phép tôi được thắc mắc, đành ngậm ngùi nghe lời.
Quay lại chuyện học đại học của tôi, nhờ được tháo cũi sổ lồng, sau bốn năm mài đũng quần trên trường, thứ tôi giỏi nhất là quay cóp, chém gió, đến nỗi sau khi tốt nghiệp, ngoài tiếng Anh, tôi hoàn toàn không có khái niệm mình đã học được cái gì trong suốt bốn năm kia. Ra trường, tôi may mắn có người họ hàng giới thiệu cho về làm ở một văn phòng đại diện. Ai không biết thì thấy có vẻ oai chứ thực ra đây là một trong những nơi làm việc nhàn nhất quả đất. Văn phòng đại diện không được kinh doanh thu lời trực tiếp, nên chúng tôi không phải chịu áp lực doanh số, công việc chủ yếu chỉ là quản lý giấy tờ cho mấy dự án của công ty mẹ, vui hơn chút thì đi dự vài cái sự kiện, gặp gỡ vài người gọi là “đối tác tiềm năng”. Tuy vậy, không phải chúng tôi không bận. Tùy vào tính cách mỗi người mà ai cũng có những bận rộn riêng, chẳng hạn như tôi bận shopping online, chị Mai thích lướt facebook, chị Hồng vùi đầu vào ngôn tình, chị Linh có con đi du học thì thường tranh thủ nói chuyện với con, vân vân và mây mây. Lúc nào cảm thấy cần tăng tình gắn kết thì xúm lại cùng bàn chuyện con trai Tăng Thanh Hà là con của Louis hay ông Johnathan, Ngô Thanh Vân chơi ngải Thái hay ngải Trà Vinh, gần gũi hơn thì chuyện chồng, con, mẹ chồng, osin. Nói chung là cuộc sống văn phòng của tôi rất vui, công việc lại chẳng có lợi ích màu mè gì nên chị em không phải cạnh tranh nhìn ngó nồi cơm miếng thịt của nhau. Với mức lương hiện tại hơn chục triệu và sau này tối đa sẽ chỉ tăng tới trên dưới ba chục, nhiều người coi đây là công việc không có tương lai nhưng bản thân tôi lại chẳng có nhu cầu vươn cao vươn xa hơn. Tôi vốn không phải con người ôm ấp “giấc mơ lớn” nên hoàn toàn không bận tâm tới mấy khái niệm như “start up”, “quỹ đầu tư”, “gây dựng thương hiệu”, hay những thứ tương tự. Tôi thích “safe zone”[1] của mình, hài lòng với nó thì còn cố thử thách bản thân làm gì? Quan điểm của tôi là “sống sao cho sướng” và hiện tại tôi đang rất sướng, vậy sao còn phải nghĩ ngợi đày đọa mình? Cứ nhìn chị tôi bây giờ xem, suốt ngày trực ở viện, thức đêm thức hôm, ăn uống tạm bợ đến mức đau dạ dày, da dẻ thì xạm đi, sung sướng gì? À, chị tôi rất tự hào về công việc của mình, thường hào hứng khoe là hôm nay chẩn đoán được bệnh này, cấp cứu được người khác và điều đó làm chị hạnh phúc. Tôi mừng cho chị nhưng cá nhân tôi không có được lý tưởng cao cả như thế, ngoài cố lo cho bản thân cuộc sống thoải mái, tôi chẳng còn hoài bão lớn lao nào khác.
Đọc đến đây chắc các bạn đang hừ mũi khinh bỉ là sao một kẻ tầm thường như tôi cũng được lên truyện, thì tôi xin phép giải thích thế này. Đúng là truyện thường viết ra về những trường hợp không điển hình, kiểu một cô gái rất tài giỏi, mạnh mẽ hoặc một cô nàng cực bánh bèo nhưng dũng cảm hay những hoàn cảnh éo le xoắn vặn. Khổ nỗi là các mẫu nhân vật này nhiều tới nỗi từ không điển hình ngoài đời đã trở thành quen thuộc ở thế giới tiểu thuyết, vậy là tôi, mẫu người phổ biến của xã hội nhưng thường đóng vai quần chúng trong truyện được một lần đôn lên vai chính, đơn giản thế thôi.
- Con Sa giờ yên bề gia thất rồi, còn con Thủy nữa thôi là xong nhỉ? – Bà hàng xóm thân tình hỏi han mẹ tôi trong lúc rỗi việc đi bộ tập thể dục.
- Vâng, tôi cũng đang mong lắm đây.
Ô hay, sao tôi có cảm giác tôi giống lợn nuôi đến ngày xuất chuồng thế nhỉ? Các ông bố bà mẹ thực buồn cười. Ngày còn bé thì cấm đoán yêu đương, đến nỗi mùng tám tháng ba, mười bốn tháng hai, sinh nhật, lễ tết tôi đều phải ném hoa vào xe rác đầu phố, đi chơi với bạn trai mà lấm la lấm lét còn hơn con ăn cắp. Thế mà đùng cái tốt nghiệp đại học xong thì giục lấy chồng, lạ chưa, yêu không cho yêu, giờ lấy ai? Không lẽ chạy ra chợ người hỏi một anh nhìn có vẻ khỏe mạnh là “anh ơi lấy em đi” chắc? - Mẹ yên tâm, bao giờ gặp đúng người con khắc lấy, duyên số không ép được đâu ạ. – Mỗi khi nghe bà giục tôi thường vui vẻ an ủi. – Chỉ hiềm một nỗi không rõ anh ấy đã chào đời chưa thôi.
Hình như nhà giáo ngày xưa không có khiếu hài hước, bằng chứng là đôi mắt mẹ tôi lập tức co lại thành hình viên đạn. Tôi liền biết điều lao ra khỏi nhà như một cơn gió.
........................
Chú thích:
[1] Safe zone: vùng an toàn, chỉ những giới hạn làm con người ta có cảm giác thoải mái. Vd như một người sống nội tâm thì safe zone của cô ta là trong nhà, quanh gia đình, những người bạn thân còn khi bước vào đám đông, gặp gỡ người lạ là bước ra khỏi safe zone. Nhìn chung thì mọi người được khuyến khích nên bước ra khỏi safe zone để tự thử thách, hoàn thiện bản thân, vd như chuyển việc, tiếp xúc với người lạ, làm những thứ mình từng không dám làm (những thứ tốt, tích cực).
Danh sách chương