Nam Thành tháng ba, gió nhẹ mơn man.
Mỗi lần đọc trong sách có những đoạn miêu tả quang cảnh làng quê, Tô Bách Lục đều không nhịn được mà nghĩ, vì sao cảnh tượng miêu tả trên sách và những gì mình nhìn thấy lại khác biệt như vậy. Cô giẫm trên con đường nhỏ lầy lội, chậm rãi lê từng bước. Cả đường đi, cô đá những viên đá vụn, nhìn đôi giày đã bong của mình. Buổi sáng, Tô Chí Quân cho cô hai đồng năm hào làm tiền ăn trưa. Bây giờ mì gạo đã tăng giá, vốn từ hai đồng tăng thành hai đồng rưỡi, cô cầm tiền, đấu tranh giữa cái bụng đói và đôi giày, vẫn lựa chọn đến tiệm sửa giày, bảo thợ may lại giày bằng dây gai.
Buổi trưa, cái bụng rất kháng nghị, qua một lúc thì hình như cũng không đói lắm nữa.
Không nhớ đến việc mình còn chưa ăn trưa thì vốn không quá đói, vừa nghĩ đến hình như sẽ càng đói hơn.
Nhưng cô lại đi càng lúc càng chậm.
Đây là tiết học bắt buộc mỗi ngày sau khi tan lớp.
Chiếc bóng trên con đường bước đi theo cô, ghi lại bước chân và tiết tấu mỗi lúc một chậm dần, ánh tà dương dịu dàng đậu trên mái tóc cô, như biết phản chiếu ra ánh sáng rực rỡ.
Đi vào trong một khu nhỏ tồi tàn, cô ngẩng đầu nhìn tầng năm. Cửa sổ mục nát, ô thủy tinh lệch xuống một nửa, rất tiêu điều, nếu không phải vì trên cửa sổ treo vài bộ quần áo thì sẽ không ai nghĩ rằng ở đây vẫn có người sống. Trước đây trong khu có rất nhiều người, cũng có cả các bạn nhỏ sàn sàn tuổi cô, mọi người cùng nhau đi học. Chỉ là ở đây quá hẻo lánh, những người đi làm ở bên ngoài trở về đều lục tục mua nhà trong thành phố, không muốn ở đây nữa. Bây giờ ở đây chỉ còn mấy hộ gia đình sống, hầu hết là mấy người già, bình thường ngay cả âm thanh nói chuyện cũng khó nghe thấy.
Cô ngẩng đầu, bị ánh mặt trời rọi thẳng đến, vừa cúi đầu thì nước mắt đã chảy ra.
Mép cửa sổ đó cũng đã hỏng, không đóng vào được, trời mưa gió thổi mạnh thì sẽ luôn gõ ầm ầm vào không dứt, từng trận từng trận, giữa đêm khuya nhắc nhở một cách rùng rợn rằng đó là một đêm mưa.
Tô Bách Lục đứng bần thần giữa cổng khu mấy giây, sau đó lên tầng. Lúc đi đến cửa cầu thang tầng bốn, cô ngồi xuống, buông cặp sách, lấy sách ra, đọc trước bài mà ngày mai thầy cô sẽ dạy.
Căn nhà ở tầng trên diễn ra cảnh tượng mỗi ngày đều diễn ra, người đàn ông và người phụ nữ xỉ vả nhau không chút cố kị.
Câu người phụ nữ thích nói nhất là: Tôi muốn rời khỏi đây, rời đi thật xa.
Câu người đàn ông thích nói nhất là: Cô dám đi, tôi dám giết cả nhà cô, con gái cô, bố cô mẹ cô.
Tô Bách Linh đọc xong một bài văn, âm thanh ở tầng trên vẫn còn đang tiếp tục, cô ôm chiếc cặp sách nhỏ, ngồi thu lu ở đó. Chiếc cặp sách được làm từ vải vụn của một dì chuyển đi trước đó, dì ấy mở một tiệm may, thấy cô đáng thương bèn dùng vải thừa may mấy bộ quần áo hoặc cặp sách cho cô, cũng may cả đôi giày vải hoa cho cô, chỉ là đôi giày rất dễ thấm nước, cô sợ làm bẩn nên rất ít khi đi.
Âm thanh ở tầng trên loảng xoảng rầm rầm như trời đất hủy diệt, rồi khôi phục lại sự yên lặng.
Cô ngẩng đầu nhìn tầng trên, sau khi xác định sẽ không xuất hiện tiếng động nữa, cô đeo cặp sách lên lưng, bước chầm chậm lên tầng.
Đẩy cửa ra, cánh cửa gỗ phát ra tiếng kẽo kẹt, phòng khách là một đống ngổn ngang, mảnh bát vỡ và mảnh bình trà vỡ lẫn vào nhau. Cô thoáng khựng lại, mang cặp sách cất vào trong phòng mình, lấy chổi ra quét sạch những mảnh vỡ.
Sau khi làm xong, cô mang rác đi đổ, nhân tiện mượn mấy cái bát từ nhà hàng xóm.
Lần này tốt hơn lần trước, ít nhất thì họ không đập vỡ cả nồi.
Cô yên lặng nấu cơm, vo gào, xào rau.
Sau khi làm xong tất cả, cô mới đẩy cửa một căn phòng khác ra, “Bố, mẹ, ăn cơm”.
Bách Tử trở mình trên giường, trên tay trên chân đều có dấu vết tím bầm vì bị đánh, song ánh mắt lại cao ngạo, “Nha đầu chết tiệt, muộn thế này mới về”.
Tô Chí Quân thì đường hoàng đứng dậy khỏi chiếc chiếu trên nền, đi đôi dép lê rách nát được cố định bằng mấy đường, hô hào: “Ăn cơm, ăn cơm”.
“Sao không ăn chết anh luôn đi?” Bách Tử hung hãn trừng mắt nhìn Tô Chí Quân.
Tô Bách Lục nhìn họ, yên lặng đi ra ngoài.
Bách Tử rất bất mãn với phản ứng của cô, “Câm rồi hả”.
Trên bàn ăn, Tô Bách Lục cũng cúi đầu, chậm rãi ăn cơm.
Bách Tử là một người đẹp, người đẹp thực sự. Tô Bách Lục từng nghe bà ngoại nói, năm ấy những người cầu thân muốn cưới Bách Tử sắp vượt qua ngưỡng cửa luôn rồi, nhưng họ lại phải để Bách Tử cưới tên khốn nạn như Tô Chí Quân. Tên khốn nạn sở dĩ gọi là tên khốn nạn là bởi Tô Chí Quân không có học vấn hay tài cán gì, từ ngày trẻ đã rượu chè gái gú, lúc cưới Bách Tử đã đe dọa nếu không lấy được Bách Tử thì Tô Chí Quân sẽ giết cả nhà họ. Tên khốn nạn chính là kẻ không chuyện ác nào không làm, không có ai hoài nghi tính chân thực của điều đó.
Bà ngoại nói đến đó, thường sẽ kéo lấy Bách Lục mà khóc, nói cả cuộc đời con gái bà đã bị hủy hoại rồi.
Tô Bách Lục ăn xong bát cơm nhỏ rồi mới nói: “Bát là của nhà ông Ngô, ngày mai phải trả, cho nên…”.
“Biết rồi biết rồi, ngày mai phải mua bát mới.” Tô Chí Quân cáu kỉnh cắt ngang.
Bách Tử lại cười châm chọc, “Mua bát mới,” ăn xong một miếng cơm, dì cười càng rạng rỡ, “anh mua nổi ấy hả?”.
“Mua không nổi thì liên quan gì đến cô.” Tô Chí Quân nói xong, lại ném chiếc bát trong tay xuống đất.
Bách Tử vẫn cười, khuôn mặt xinh đẹp tựa như đóa hoa đẹp nhất, một cái nhăn mày một nụ cười cũng làm loạn hồn người.
Tô Bách Lục không sợ Tô Chí Quân nổi cáu mấy, nhưng cô lại sợ Bách Tử phản bác, mỗi lần như thế đều sẽ náo loạn đến mức không thể thu dọn.
Ăn cơm xong, Tô Bách Lục yên lặng thu dọn bàn ăn, rửa bát, một ngày kết thúc.
Thật tốt, cho dù ngày mai không có gì khác ngày hôm nay.
Năm nay, cô học lớp năm tiểu học, cô vẫn luôn nghĩ, cuộc sống này, đến lúc nào mới kết thúc đây.
Mặt trời mọc đằng đông lặn đằng tây, vẫn luôn lặp đi lặp lại, liệu sinh mạng có phải cũng như thế.
Cô càng chăm chỉ học hành hơn, càng nỗ lực hơn, trở thành học sinh ngoan ngoãn nhất trong lòng thầy cô.
Cô sẽ chủ động ở lại giúp các bạn trực nhật, cũng sẽ chủ động giúp thầy cô sửa bài tập, cũng sẵn lòng giảng bài cho các bạn.
Thầy cô và các bạn trong lớp đều rất thích cô.
Cô cũng là lớp trưởng, làm tròn trách nhiệm hoàn thành tốt tất cả mọi chuyện.
Cô rất thích một câu mà cô giáo nói, đi học có thể thay đổi vận mệnh, cô hi vọng có một ngày mình cũng có thể dựa vào bản thân mà thay đổi vận mệnh của mình. Không liên quan đến hạnh phúc, không liên quan đến mưu cầu, thậm chí ngay cả ước mơ cũng không phải, cô đã có mục tiêu của riêng mình.
Cô sẽ thường chạy đến thư viện đọc những loại sách khác nhau.
Trong sách sẽ có rất nhiều câu trả lời cho các vấn đề, câu trả lời đó không quá chính xác, chỉ là sẽ đem lại cho người ta càng nhiều hi vọng.
Cô rất thích, giống như trong sách nói - mỗi người đều bình đẳng, cho dù xuất thân của họ khác nhau, nhưng ông trời cho họ sinh mệnh bình đẳng, để họ dựa vào đôi bàn tay mình vẽ quỹ đạo cuộc đời mình lên tờ giấy trắng của sinh mệnh, số phận là do bản thân họ tự nắm chắc.
Mỗi lần đọc trong sách có những đoạn miêu tả quang cảnh làng quê, Tô Bách Lục đều không nhịn được mà nghĩ, vì sao cảnh tượng miêu tả trên sách và những gì mình nhìn thấy lại khác biệt như vậy. Cô giẫm trên con đường nhỏ lầy lội, chậm rãi lê từng bước. Cả đường đi, cô đá những viên đá vụn, nhìn đôi giày đã bong của mình. Buổi sáng, Tô Chí Quân cho cô hai đồng năm hào làm tiền ăn trưa. Bây giờ mì gạo đã tăng giá, vốn từ hai đồng tăng thành hai đồng rưỡi, cô cầm tiền, đấu tranh giữa cái bụng đói và đôi giày, vẫn lựa chọn đến tiệm sửa giày, bảo thợ may lại giày bằng dây gai.
Buổi trưa, cái bụng rất kháng nghị, qua một lúc thì hình như cũng không đói lắm nữa.
Không nhớ đến việc mình còn chưa ăn trưa thì vốn không quá đói, vừa nghĩ đến hình như sẽ càng đói hơn.
Nhưng cô lại đi càng lúc càng chậm.
Đây là tiết học bắt buộc mỗi ngày sau khi tan lớp.
Chiếc bóng trên con đường bước đi theo cô, ghi lại bước chân và tiết tấu mỗi lúc một chậm dần, ánh tà dương dịu dàng đậu trên mái tóc cô, như biết phản chiếu ra ánh sáng rực rỡ.
Đi vào trong một khu nhỏ tồi tàn, cô ngẩng đầu nhìn tầng năm. Cửa sổ mục nát, ô thủy tinh lệch xuống một nửa, rất tiêu điều, nếu không phải vì trên cửa sổ treo vài bộ quần áo thì sẽ không ai nghĩ rằng ở đây vẫn có người sống. Trước đây trong khu có rất nhiều người, cũng có cả các bạn nhỏ sàn sàn tuổi cô, mọi người cùng nhau đi học. Chỉ là ở đây quá hẻo lánh, những người đi làm ở bên ngoài trở về đều lục tục mua nhà trong thành phố, không muốn ở đây nữa. Bây giờ ở đây chỉ còn mấy hộ gia đình sống, hầu hết là mấy người già, bình thường ngay cả âm thanh nói chuyện cũng khó nghe thấy.
Cô ngẩng đầu, bị ánh mặt trời rọi thẳng đến, vừa cúi đầu thì nước mắt đã chảy ra.
Mép cửa sổ đó cũng đã hỏng, không đóng vào được, trời mưa gió thổi mạnh thì sẽ luôn gõ ầm ầm vào không dứt, từng trận từng trận, giữa đêm khuya nhắc nhở một cách rùng rợn rằng đó là một đêm mưa.
Tô Bách Lục đứng bần thần giữa cổng khu mấy giây, sau đó lên tầng. Lúc đi đến cửa cầu thang tầng bốn, cô ngồi xuống, buông cặp sách, lấy sách ra, đọc trước bài mà ngày mai thầy cô sẽ dạy.
Căn nhà ở tầng trên diễn ra cảnh tượng mỗi ngày đều diễn ra, người đàn ông và người phụ nữ xỉ vả nhau không chút cố kị.
Câu người phụ nữ thích nói nhất là: Tôi muốn rời khỏi đây, rời đi thật xa.
Câu người đàn ông thích nói nhất là: Cô dám đi, tôi dám giết cả nhà cô, con gái cô, bố cô mẹ cô.
Tô Bách Linh đọc xong một bài văn, âm thanh ở tầng trên vẫn còn đang tiếp tục, cô ôm chiếc cặp sách nhỏ, ngồi thu lu ở đó. Chiếc cặp sách được làm từ vải vụn của một dì chuyển đi trước đó, dì ấy mở một tiệm may, thấy cô đáng thương bèn dùng vải thừa may mấy bộ quần áo hoặc cặp sách cho cô, cũng may cả đôi giày vải hoa cho cô, chỉ là đôi giày rất dễ thấm nước, cô sợ làm bẩn nên rất ít khi đi.
Âm thanh ở tầng trên loảng xoảng rầm rầm như trời đất hủy diệt, rồi khôi phục lại sự yên lặng.
Cô ngẩng đầu nhìn tầng trên, sau khi xác định sẽ không xuất hiện tiếng động nữa, cô đeo cặp sách lên lưng, bước chầm chậm lên tầng.
Đẩy cửa ra, cánh cửa gỗ phát ra tiếng kẽo kẹt, phòng khách là một đống ngổn ngang, mảnh bát vỡ và mảnh bình trà vỡ lẫn vào nhau. Cô thoáng khựng lại, mang cặp sách cất vào trong phòng mình, lấy chổi ra quét sạch những mảnh vỡ.
Sau khi làm xong, cô mang rác đi đổ, nhân tiện mượn mấy cái bát từ nhà hàng xóm.
Lần này tốt hơn lần trước, ít nhất thì họ không đập vỡ cả nồi.
Cô yên lặng nấu cơm, vo gào, xào rau.
Sau khi làm xong tất cả, cô mới đẩy cửa một căn phòng khác ra, “Bố, mẹ, ăn cơm”.
Bách Tử trở mình trên giường, trên tay trên chân đều có dấu vết tím bầm vì bị đánh, song ánh mắt lại cao ngạo, “Nha đầu chết tiệt, muộn thế này mới về”.
Tô Chí Quân thì đường hoàng đứng dậy khỏi chiếc chiếu trên nền, đi đôi dép lê rách nát được cố định bằng mấy đường, hô hào: “Ăn cơm, ăn cơm”.
“Sao không ăn chết anh luôn đi?” Bách Tử hung hãn trừng mắt nhìn Tô Chí Quân.
Tô Bách Lục nhìn họ, yên lặng đi ra ngoài.
Bách Tử rất bất mãn với phản ứng của cô, “Câm rồi hả”.
Trên bàn ăn, Tô Bách Lục cũng cúi đầu, chậm rãi ăn cơm.
Bách Tử là một người đẹp, người đẹp thực sự. Tô Bách Lục từng nghe bà ngoại nói, năm ấy những người cầu thân muốn cưới Bách Tử sắp vượt qua ngưỡng cửa luôn rồi, nhưng họ lại phải để Bách Tử cưới tên khốn nạn như Tô Chí Quân. Tên khốn nạn sở dĩ gọi là tên khốn nạn là bởi Tô Chí Quân không có học vấn hay tài cán gì, từ ngày trẻ đã rượu chè gái gú, lúc cưới Bách Tử đã đe dọa nếu không lấy được Bách Tử thì Tô Chí Quân sẽ giết cả nhà họ. Tên khốn nạn chính là kẻ không chuyện ác nào không làm, không có ai hoài nghi tính chân thực của điều đó.
Bà ngoại nói đến đó, thường sẽ kéo lấy Bách Lục mà khóc, nói cả cuộc đời con gái bà đã bị hủy hoại rồi.
Tô Bách Lục ăn xong bát cơm nhỏ rồi mới nói: “Bát là của nhà ông Ngô, ngày mai phải trả, cho nên…”.
“Biết rồi biết rồi, ngày mai phải mua bát mới.” Tô Chí Quân cáu kỉnh cắt ngang.
Bách Tử lại cười châm chọc, “Mua bát mới,” ăn xong một miếng cơm, dì cười càng rạng rỡ, “anh mua nổi ấy hả?”.
“Mua không nổi thì liên quan gì đến cô.” Tô Chí Quân nói xong, lại ném chiếc bát trong tay xuống đất.
Bách Tử vẫn cười, khuôn mặt xinh đẹp tựa như đóa hoa đẹp nhất, một cái nhăn mày một nụ cười cũng làm loạn hồn người.
Tô Bách Lục không sợ Tô Chí Quân nổi cáu mấy, nhưng cô lại sợ Bách Tử phản bác, mỗi lần như thế đều sẽ náo loạn đến mức không thể thu dọn.
Ăn cơm xong, Tô Bách Lục yên lặng thu dọn bàn ăn, rửa bát, một ngày kết thúc.
Thật tốt, cho dù ngày mai không có gì khác ngày hôm nay.
Năm nay, cô học lớp năm tiểu học, cô vẫn luôn nghĩ, cuộc sống này, đến lúc nào mới kết thúc đây.
Mặt trời mọc đằng đông lặn đằng tây, vẫn luôn lặp đi lặp lại, liệu sinh mạng có phải cũng như thế.
Cô càng chăm chỉ học hành hơn, càng nỗ lực hơn, trở thành học sinh ngoan ngoãn nhất trong lòng thầy cô.
Cô sẽ chủ động ở lại giúp các bạn trực nhật, cũng sẽ chủ động giúp thầy cô sửa bài tập, cũng sẵn lòng giảng bài cho các bạn.
Thầy cô và các bạn trong lớp đều rất thích cô.
Cô cũng là lớp trưởng, làm tròn trách nhiệm hoàn thành tốt tất cả mọi chuyện.
Cô rất thích một câu mà cô giáo nói, đi học có thể thay đổi vận mệnh, cô hi vọng có một ngày mình cũng có thể dựa vào bản thân mà thay đổi vận mệnh của mình. Không liên quan đến hạnh phúc, không liên quan đến mưu cầu, thậm chí ngay cả ước mơ cũng không phải, cô đã có mục tiêu của riêng mình.
Cô sẽ thường chạy đến thư viện đọc những loại sách khác nhau.
Trong sách sẽ có rất nhiều câu trả lời cho các vấn đề, câu trả lời đó không quá chính xác, chỉ là sẽ đem lại cho người ta càng nhiều hi vọng.
Cô rất thích, giống như trong sách nói - mỗi người đều bình đẳng, cho dù xuất thân của họ khác nhau, nhưng ông trời cho họ sinh mệnh bình đẳng, để họ dựa vào đôi bàn tay mình vẽ quỹ đạo cuộc đời mình lên tờ giấy trắng của sinh mệnh, số phận là do bản thân họ tự nắm chắc.
Danh sách chương