Tấn Văn công đã giết được Lã Di Xanh và Khước Nhuế rồi, đứng dậy tạ Ơn
Tần Mục công, và xin lấy lễ phu nhân đón nàng Hoài Doanh về nước. Tần
Mục công nói :
- Tiện nữ khi trước đã thất thân với công tử Ngữ rồi, có đâu lại dám đương cái lễ tôn quý ấy ? Tấn Văn công nói :
- Nước tôi cùng quý quốc giao hiếu đã mấy đời nay, nếu không dùng lễ pbu nhân thì sao làm chủ được việc tôn tự, xin nhà vua chớ nên từ chối.
Tần Mục công mừng lắm, liền cho Tấn Văn công làm lễ đón Hoài Doanh về nước. Khi về đến nước Tấn, Tấn Văn công lập Hoài Doanh làm phu nhân. Tấn Văn công nghĩ đến việc Lã Di Xanh và Khước Nhuế làm phản, có lòng tức giận, muốn giết hết vây cánh của hai người. Triệu Thôi can rằng :
- Huệ công và Hoài công ngày xưa vì nghiêm khắc quá mà bị người ta oán, nay chúa công phải khoan dung mới được.
Tấn Văn công nghe lời, hạ lệnh đại xá cho bọn vây cánh Lã Di Xanh và Khước Nhuế. Bọn này dẫu thấy Tấn Văn công đã đại xá cho nhưng trong lòng không được yên, thường phao ra những tin đồn nhảm. Tấn Văn công thấy vậy, vẫn có ý lo.
Một hôm, mới mờ mờ sáng, có kẻ tiểu lại là Đầu Tu xin vào yết kiến. Tấn Văn công đang xõa tóc gội đầu, nghe báo có Đầu Tu đến, nổi giận nói rằng :
- Người ấy khi trước lấy trộm tiền bạc của ta, khiến cho ta thiếu thốn phải ăn xin ở nước Tào và nước Vệ, bây giờ còn mặt mũi nào trông thấy ta nữa ?
Nói xong, liến sai nội thị đuổi ra. Đầu Tu nói :
- Có phải chúa công đang gội đầu đó không ?
Nội thị giật mình kinh sợ, nói :
- Tại sao nhà ngươi lại biết ?
Đầu Tu nói :
- Người ta lúc gội đầu thì cúi đầu cong mình, vì vậy quả tim phải úp xuống ; mà quả tim đã lộn ngược như thế thì lời nói ra tất cũng điên đảo, bời thế mà không cho ta vào yết kiến. Ngày trước chúa công dung thứ cho Bột Đề, mà thoát được cái nạn Lã Di Xanh và Khước Nhuế, bây giờ lại không dung thứ Đầu Tu này được hay sao !
Đầu Tu đến đây tất là có kế sách giữ yên được nước Tấn, nếu chúa công không cho vào yết kiến thì Đầu Tu từ đây sẽ xin trốn đi !
Nội thị vội vàng vào tâu với Tấn Văn công. Tấn Văn công nói :
- Đó là điều lỗi của ta !
Nói xong, liền đội mũ mặc áo chỉnh tề, rồi cho Đầu Tu vào yết kiến. Đầu Tu vào, sụp lạy xin lỗi, rồi nói với Tấn Văn công rằng :
- Chúa công có biết bọn vây cánh của Lã Di Xanh và Khước Nhuế bao nhiêu người không ?
Tấn Văn công cau mày đáp rằng :
- Nhiều lắm !
Đầu Tu nói :.
- Bọn ấy tự nghĩ mình tội to, dẫu chúa công đã có lệnh đại xá rồi, nhưng vẫn đem lòng nghi ngại, chúa công nên nghĩ cách nào khiến chúng được yên tâm.
Tấn Văn công nói :
- Muốn chúng yên tâm thì dùng cách gì được ?
Đầu Tu nói :
- Ngày trước tôi lấy trộm tiền bạc của chúa công, khiến chúa công bị cơ khổ ; tội của tôi, người trong nước ai cũng biết cả, nay chúa công đi chơi, nên dùng tôi làm một người đánh xe, để người trong nước đều trông thấy biết là chúa công không nghĩ đếu điều thù oán cũ. Như vậy còn ai đem lòng nghi ngại nữa !
Tấn Văn công khen phải, rồi mượn cớ đi ra tuần thành, dùng Đầu Tu làm người đánh xe. Những vây cánh của Lã Di Xanh và Khước Nhuế trông thấy, đều thì thào bảo nhau :
- Đầu Tu ngày trước lấy tiền bạc của chúa công, mà nay chúa công còn dung thứ, huống chi là người khác !
Từ bấy giờ không còn những tin đồn nhảm nữa. Tấn Văn công từ khi còn làm công tử, đã lấy hai vợ : người vợ thứ nhất là Từ Doanh, chết đi ; người thứ hai là Bức Cật, sinh được một trai tên là Hoan, và một gái tên là Bá Cơ, sau Bức Cật chết ở đất Bồ. Lúc Tấn Văn công đi trốn, hai con là Hoan và Bá Cơ đều bỏ ở đất Bồ cả ; bấy giờ Đầu Tu lại nhận lấy mà gửi nhà Toại thị (người đất Bồ) nuôi hộ. Một hôm, Đầu
Tu đem việc ấy nói với Tấn Văn công. Tấn Văn công giật mình mà hỏi rằng :
- Ta tưởng hai đứa bé đã chết trong loạn lạc từ lâu rồi ! Sao đến bây giờ nhà ngươi mới nói ?
Đầu Tu nói :
- Chúa công chu du các nước, đến đâu lấy vợ Ở đấy, sinh hạ cũng được nhiều con ; công tử Hoan dẫu còn sống, nào biết chúa công có còn thương đến hay không ? Bởi vậy tôi chưa dám nói vội.
Tấn Văn công nói :
- Nếu nhà ngươi không nói thì thành ra ta mang tiếng là người bất từ.
Nói xong, liền sai Đầu Tu đến đất Bồ, trọng thưởng cho Toại thị, rồi đón công tử Hoan và Bá Cơ về, để cho nàng Hoài Doanh nhận làm con. Lại lập công tử Hoan làm thế tử và đem Bá Cơ gả cho Triệu Thôi, gọi là Tnệu Cơ.
Vua nước Địch nghe tin Tấn Văn công đã về nối ngôi, sai sứ đến chúc mừng, và đưa nàng Quý Ngỗi vế nước Tấn. Tấn Văn công hỏi Quý Ngỗi đã bao nhiêu tuổi. Quý Ngỗi nói :
Cách biệt trong tám năm nay, bây giờ thiếp đă ba mươi hai tuổi rồi !
Tấn Văn công nói bỡn rằng :
- Còn may mà xa cách chưa đếu hai mươi nhăm năm.
Tề Hiếu công cũng sai người đưa nàng Khương thị về nước Tấn.
Tấn Văn công tạ Ơn Khương thị. Khương thị nói :
- Thiếp không phải là không muốn cảnh vợ chồng sum họp, nhưng sở dĩ bấy giờ thiếp muốn cho chúa công ra đi, chính là mong có ngày hôm nay đó.
Tấn Văn công đem những điều đức hạnh của Quý Ngỗi và Khương thị thuật lại cho Hoài Doanh nghe. Hoài Doanh cũng ngợi khen mãi, rồi xin nhường lại ngôi phu nhân. Bấy giờ Tấn Văn công định lại ngôi bậc ở trong cung : đặt Khương thị làm phu nhân ; thứ hai đến Quý Ngỗi ; thứ ba mới đến Hoài Doanh. Triệu Cơ (tức là nàng Bá Cơ, con gái Tấn Văn công) nghe tin Quý Ngỗi về, cũng khuyên chồng là Triệu Thôi cho người đi đón mẹ con nàng Thúc Ngỗi. Triệu Thôi? từ chối nói :.
Chúa công đã gả nàng cho ta, có đâu tôi còn dám nghĩ đến vợ con ở nước Địch.
Triệu Cơ nói :
- Câu nói bạc đức ấy, thìếp không muốn nghe đâu ! Thiếp dẫu là con chúa công thật, nhưng Thúc Ngỗi lấy trước, và đã có con, lẽ nào phu quân lại yêu mới bỏ cũ cho đành ?
Triệu Thôi ngoài miệng dẫu bảo nghe lời nhưng trong lòng cũng chưa nhất quyết. Triệu Cơ liền vào cung, tâu với Tấn Văn công rằng :
- Xin phụ thân bảo Triệu tướng quân đón nảng Thúc Ngỗi về, kẻo để cho con mang tiếng là người bất hiền.
Tấn Văn công sai người sang nước Địch đón mẹ con Thúc Ngỗi về. Triệu Cơ xin nhường Thúc Ngỗi làm vợ cả. Triệu Thôi nhất định không nghe. Tnệu Cơ nói :
- Người ta hơn tuổi mà lấy trước, thiếp ít tuổi mà lại lấy sau. Và thiếp nghe nói con nàng tên là Thuẫn, năm nay đã trưởng thành mà lại có tài vậy thiếp nên nhường là phải ; nếu phu quân không nghe thì thiếp xin về cung.
Triệu Thôi bất đắc dĩ lại đem lời nói của Triệu Cơ tâu với Tấn Vãn công. Tấn Văn công nói :
- Con gái ta biết nhường như thế là phải ?
Nói xong, liền truyền gọi mẹ con Thúc Ngỗi vào triều, rồi cho Thúc Ngỗi làm vợ cả Triệu Thôi. Thúc Ngỗi cũng cố ý xin từ chối. Tấn Văn công giảng giải mãi, nói đó là ý muốn của Tnệu Cơ, Thúc Ngỗi mới chịu nhận. Bấy giờ Triệu Thuẫn mới mười bảy tuổi, mà học hành thông thái, lại giỏi nghề cưỡi ngựa bắn cung. Triệu Thôi lấy làm yêu lắm. Sau Triệu Cơ cũng sinh được ba con là Triệu Đồng, Triệu Quát và Triệu Anh, nhưng tài giỏi đều không bằng Triệu Thuẫn.
Tấn Văn công ban thưởng cho những người có công phục quốc, chia ra làm ba hạng : một là những người tòng vong ; hai là những người tống khoản ; ba là những người nghênh hàng. Trong ba hạng ấy lại tùy theo người nào có công khó nhọc nhiều hay ít mà chia hơn kém : những người tòng vong thì Triệu Thôi và Hồ Yển đứng đầu ; những người tống khoản thì Loạn Chi và Khước Tần đứng đầu ; những người nghênh hàng thì Khước Bộ Dương và Hàn Giản đứng đầu.
Tấn Văn công lại đem năm đôi ngọc bích ban cho Hồ Yển, để đền lại viên ngọc bích ném xuống sông Hoàng Hà khi trước. Lại nghĩ đến Hồ Đột bị chết oan, truyến lập miếu ở núi Mã Yên để thờ, đổi tên núi ấy là núi Hồ Đột. Tấn Văn công ban thưởng công thần xong, lại ra một tờ chiếu treo ở cửa thành nói rằng : "Nếu người nào có công lao mà chưa được dự thưởng thì cho phép cứ tự nói ra".
Hồ Thúc nói với Tấn Văn công rằng :
- Tôi theo chúa công, từ khi còn ở đất Bồ, cho đếu khi chu du khắp các nước, lúc nào tôi cũng hầu hạ Ở bên cạnh, nay chúa công thưởng công cho những người tông vong mà khồng nhớ đến tôi, chẳng hay tôi có tội gì ?
Tấn Văn công nói :
- Trong bọn tòng vong : người nào lấy điều nhân nghĩa mà khuyên bảo ta thì là công đầu ; người nào vì ta mà bàn mưu lập kế thì là công thứ hai ; người nào xông pha mũi tên hòn đạn để giữ gìn cho ta thì là công thứ ba ; còn những người nào chỉ có công theo hầu khó nhọc mà thôi thì lại ở dưới nữa. Vậy nên ta thướng cho ba hạng trên trước rồi sẽ đếu lần nhà ngươi.
Hồ Thúc thẹn mà lui ra. Tấn 'Văn công truyền đem vàng lụa trong kho ban thưởng cho tất cả các tôi tớ hầu hạ, ai cũng lấy làm bằng lòng. Chi có Ngụy Thù và Điên Hiệt cậy mình vũ dũng, thấy Triệu Thôi và Hồ Yển đều là văn thần, chỉ biết làm việc tư lệnh văn thư mà lại được trọng thưởng hơn mình, có ý không phục, thường vẫn kêu ca oán giận. Tấn Văn công nể hai người có công lao, vậy nên không nói đến.
Giới Tử Thôi cũng là một người trong bọn tòng vong, nhưng tinh khí điềm đạm, từ khi mới về đến sông Hoàng Hà, thấy Hồ Yển có ý khoe công, đã lấy làm khinh bỉ, không muốn ở lẫn với bọn ấy ; đến lúc Tấn Văn công lên nối ngôi, Giới Tử Thôi chỉ vào chúc mừng một lần đầu, rồi cáo ốm về nhà, yẽn phận nghèo khổ, vẫn đi khâu giày thuê để lấy tiền nuôi mẹ già. Khi Tấn Văn công ban thưởng công thần, không thấy Giới Tử Thôi, cũng quên đi mất, không hỏi đến.
Người láng giềng của Giới Tử Thôi là Giải Trương, thấy Giới Tử Thôi không được thưởng, có ý không bằng lòng ; lại thấy trên cửa thành có yết một tờ chiếu nói : "Nếu người nào có công lao mà chưa được dự thưởng thì cho phép cứ tự nói ra" bèn vội vàng gọi cửa, báo tin cho Giới Tử Thôi biết. Giới Tử Thôi chỉ mỉm cười mà không nói gì cả. Bà mẹ Ở dưới bếp nghe tiếng, bảo Giới Tử Thôi rằng :
- Mày khó nhọc trong mười chín năm trời, đã từng cắt thịt đùi để dâng chúa công, sao bây giờ mày không nói ra mà lĩnh thưởng, họa may được một vài chung thóc, chẳng côn hơn đi khâu giày thuê hay sao !
Giới Tử Thôi nói :
- Các con Hiến công, cả thẩy chín người, chỉ có chúa công là hiền hơn cả. Huệ công và Hoài công không có đức, vậy nên trời truất ngôi mà để cho chúa công. Các người theo hầu, không biết ý trời, dám tự nhận là công mình, con nghĩ lấy làm xấu hổ lắm, chảng thà đi khâu giày mà ăn còn hơn ?
Bà mẹ nói :
- Mày dẫu không muốn làm quan, cũng nên vào yết kiến một lần, để khỏi uổng cái công lao cắt thịt đùi ngày trước.
Giới Tử Thôi nói :
- Con đã không muốn làm quan thì còn vào yết kiến làm gì !
Bà mẹ nói :
- Con làm được một người liêm sỉ, có lẽ nào ta lại không làm được bà mẹ người liêm sỉ hay sao ! Vậy thì mẹ con ta tìm nơi rừng núi mà ẩn thân, chớ nên ở chỗ này.
Glới Tử Thôi mừng lắm, nói :
- Con vẫn yêu chỗ Miên Thượng là một nơi núi cao hang sâu, nay con xin đem mẹ đến ở đấy.
Nói xong, liền cõng bà mẹ đến đất Miên Thượng, làm nhả trong hang mà ở. Láng giềng hàng xóm không ai biết là Giới Tử Thôi đi đâu cả, chỉ một mình Giải Trương biết mà thôi. Giải Trương bèn viết một bức thư, đang đêm đem đến treo ở cửa triều. Sáng hôm sau, có một cận thần bắt được, đem vào dâng Tấn Văn công. Tấn Văn công mở ra đọc Trong thư nói :
- Có một con rồng. khi còn hoạn nạn cô thế, đàn rắn đi theo, chu du thiên hạ. Rồng không có ăn. một rắn cắt đùi. nay rồng trở về đã được yên sở. Đàn rắn theo vào, đều sung sướng cả, chỉ có một con, chẳng ai hỏi đến !"
Tấn Văn công đọc xong, giật mình nói rằng :
- Đây là Giới Tử thôi oán giận ta đó ? Khi trước ta qua nước Vệ không có ăn, Giới Tử Thôi cắt thịt đùi để dâng ta, nay ta ban thưởng công thần mà quên mất Giới Tử Thôi, ấy là một điều lỗi của ta vậy.
Bèn sai người đi triệu Giới Tử Thôi. Khi người ấy đến nơi thì thấy Giới Tử thôi đã đi mất rồi. Tấn Văn công truyền bắt những người láng giềng, để hỏi xem Giới Tử thôi đi đâu ; ai biết chỉ dẫn thì thưởng cho làm quan. Giải Trương bèn tâu với Tấn Văn Công rằng :
- Bức thư ấy không phải là của Giới Tử Thôi, chính là của tôi làm thay đó ! Giới Tử Thôi không muốn cầu thưởng, đă cõng mẹ vào ẩn ở trong hang núi ở đất Miêu Thượng, vậy nên tôi viết bức thư ấy để nhắc chúa công nhớ đến Giới Tử Thôi đó.
Tấn Văn công nói :
- Nếu không có bức thư ấy thì có lẽ ta quên mất cái công của Giới Tử Thôi.
Nói xong, liền cho Giải Trương lảm chức hạ đại phu ; lại bắt Giải Trương đưa đường cho mình vảo Miên Thượng để tìm Giới Tử Thôi Khi vào đến nơi thì chỉ thấy núi xanh rừng rậm, nước chảy mây bay, tiếng chim chiu chít, vách đá dội vang, mả chẳng thấy tông tích Giới Tử Thôi đâu cả. Quân sĩ tìm được mấy người làm ruộng gần đấy
Tấn Văn công gọi đến trước mặt mà hỏi.
Người làm ruộng nói :
- Mấy hôm trước, chúng tôi có trông thấy một người cõng một bà cụ già ngồi nghỉ ở núi này, vốc nước suối cho bà cụ uống ; xong lại cõng bà cụ trèo lên trên núi, rồi sau không biết đi đâu !
Tấn Văn công truyền đỗ xe ở dưới chân núi, sai người đi tìm kiếm các nơi. Trong mấy ngày trời, chẳng thấy Giới Tử Thôi đâu cả.
Tấn Văn công có sắc giận trên mặt, bảo Giải Trương rằng :
- Sao Giới Tử Thôi giận ta đến thế ? Ta nghe nói Tử Thôi là người chí hiếu, nếu ta đốt khu rừng này đi thì y tất phải cõng mẹ chạy ra.
Ngụy Thù nói :
- Trong bọn tòng vong, nhiều người có công lao, há phải một mình Giới Tử Thôi đâu ! Nay Giới Tử Thôi cố tình đi ẩn, khiến chúa công phải khó nhọc, đợi khi nào hắn tránh lửa mà chạy ra đây, tôi sẽ làm cho hắn phải xấu hổ.
Nói xong, truyền cho quân sĩ phóng hỏa đốt cả mấy phía rừng. Lửa to gió mạnh, khu rừng cháy lan đến mấy dặm, trong ba ngày mới tắt ; nhưng Giới Tử Thôi nhất định không ra, hai mẹ con ôm nhau, chết ở dưới gốc cây liễu. Quan sĩ tìm được đống xương, Tấn Văn công trông thấy thì động lòng mà ứa nước mắt, bèn truyền cho quân sĩ đem chôn ở chân núi, rỗi lập miếu thờ, bao nhiêu ruộng xung quanh núi đều để làm tự điền cả, đổi tên núi gọi là Giới Sơn. Ngày hôm đất rừng, đang là tiết thanh minh mồng ba tháng ba. Sau người trong nước nhớ đến Giới Tử Thôi chết cháy, nên đến ngày hôm ấy không nỡ đốt lửa, phải làm sẵn lương khô để ăn, gọi là tiết 'hàn thực" nghĩa là ngày hôm ấy cấm lửa, chi ăn đồ nguội. Tiết hàn thực, nhà nào cũng cắm cành liễu ở ngoài cửa, để chiêu hồn Giới Tử Thôi, cũng có nhà lảm cỗ và đốt giấy để cúng tế.
Tấn Văn công đã ban thưởng cho công thần rồi, lại chinh đốn các việc chính trị trong nước, thu dùng những người có đức có tài, cứu giúp những người nghèo khổ, từ bấy giờ trong nước mỗi ngày một cường thịnh Chu Tương vương sai quan thái tế là Chu công Khổng và quan nội sứ là Thúc Hưng đến gia phong, Tấn Văn công tiếp đãi một cách long trọng khác thường. Thúc Hưng về tâu với Chu Tương vương rằng :
- Tấn hầu tất làm bá chủ các nước chư hầu, ta phải thân thiện với Tấn mới được.
Từ đó Chu Tương vương sơ với nước Tề mà thân với nước Tấn.
Bấy giờ Trịnh Văn công cậy thế nước Sở để hà hiếp các nước yếu, thấy vua nước Hoạt thần phục nước Vệ mà không thần phục nước Trịnh, liẻn đem quân đi đánh nước Hoạt. Vua nước Hoạt sợ hãi, phải xin giảng hòa. Nước Trịnh mới rút quân về. Khi nước Tnnh đã rút quân về rồi, vua nước Hoạt trở lại thần phục nước Vệ như trước, nhất định không theo Trịnh. Trịnh Văn công giận lắm, sai công tử Sĩ Tiết làm chánh tướng, Đỗ Dũ Di làm phó tướng, lại cử đại binh sang đánh nước Hoạt.
Vệ Văn công bấy giờ đang thân mật với thiên tử nhà Chu liễn đem việc Trịnh Văn công đánh nước Hoạt vào tâu với Chu Tương vương. Chu Tương vương sai quan đại phu là Du Ty Bá đến nước Trịnh mà giảng giải hộ cho nước Hoạt.
Trinh Văn công nổi giận, nói :
- Trịnh và Vệ có khác gì nhau, sao thiên tử nhà Chu lại trọng nước Vệ mà khinh nước Trịnh thế !
Trịnh văn công liền bất Du Ty Bá giam lại một chỗ, để đợi khi đách tan nước Hoạt rồi, bấy giờ sẽ tha. Du Ty Bá bị bắt, những người theo hầu trốn về báo tin cho Chu Tương vương biết. Chu Tương vương nổi giận mắng rằng :
- Trịnh hầu khinh trẫm quá lắm, trẫm tất phải báo thù. Nói xong liền hỏi các quan trong triều rằng :
- Có ai dám vì trẫm mà đến hỏi tội Trịnh hầu hay không ?
Hai quan đại phu là Đồi Thúc và Đào Tử nói với Tương vương rằng :
- Nước Trịnh từ khi đánh được tiên vương ta ngày xưa càng không sợ hãi gì cả, nay lại cậy thế nước Sở, dám bắt cả sứ thần của thiên tử. Nay ta đem binh hỏi tội, chưa chắc thắng nổi. Tôi thiết tưởng nên mượn quân nước Địch thì mới đánh được Trịnh.
Quan đại phu là Phú Thần can rằng :
- Không nên ! Trịnh hầu dẫu vô đạo, nhưng là nước thân thuộc với ta, tổ tiên ngày xưa cũng có công với nhà Chu ta nhiều lắm ; còn nước Địch là một nước rợ mọi không thân thuộc gì, ta quyết không nên mượn quân nước Địch.
Đồi Thúc và Đào Từ nói :
- Vua Vũ vương ta ngày xưa đi đánh nhà Thương, các nước rợ mọi đều đến giúp cả, cứ gì phải nước cùng họ mới được
Tương vương khen phải, rồi sai Đồi Thúc và Đào Tử sang bảo vua nước Địch cử binh đi đánh Trịnh. Vua nước địch vâng mệnh, rồi giả cách đi săn, lẻn vào địa giới nước Trịnh, chiếm cứ lấy đất lịch Thành, rồi sai sứ theo Đồi Thúc và Đào Tử sang nhà Chu để báo tin thắng trận. Tương vương nói :
- : Nước địch có công với trẫm, nay nhân hoàng hậu mới mất, trẫm muốn lấy con gái nước Địch, các ngươi nghĩ thế nào ?
Đồi Thúc và Đào Tử nói :
- Tôi nghe nói người nước Địch có câu hát rằng : "Thúc Ngỗi trước và Thúc Ngỗi sau, nhan sắc rực rỡ như ngọc châu ý nói nước Địch có hai người con gái đều tên gọi Thúc Ngỗi, mà nhan sắc đều tuyệt vời cả Thúc Ngỗi trước là con gái nước Cao Như, đâ gả cho vua nước Tấn rồi ; còn Thúc Ngỗi sau là con gái vua nước Địch, hiện nay
vẫn chưa lấy chồng, xin nhà vua cho sang hỏi.
Tương vương mừng lắm, lại sai Đồi Thúc và Đào Tử sang nước Địch hỏi Thúc Ngỗi. Vua nước Địch sai người đưa Thúc Ngỗi đến. Chu Tương vương muốn lập làm hoàng hậu. Phú Thần lại can rằng :
- Nước Địch có công thì nhà vua nên ban thưởng, chứ lập con gái nước Địch làm hoàng hậu thì còn ra thể thống nào nữa ! Tôi e rằng nước Địch tất có lòng dòm dỏ.
Tương vương không nghe, liền lập Thúc Ngỗi làm hoàng hậu.
Ngỗi hậu (tức là Thúc Ngỗi) có nhan sắc, nhưng không có đức hạnh, khi ở Địch vẫn thích nghề cưỡi ngựa bắn cung, thường theo vua nước Địch đi săn, ngày nào cũng cùng với các tướng sĩ dong chơi, không câu nệ gì ; nay làm hoàng hậu nhà Chu, Ngỗi hậu cả ngày ở trong cung, không được đi đến đâu, lấy làm khó chịu, một hôm nói với Tương vương rằng :
- Thiếp từ thuở bé vẫn tập nghề cưỡi ngựa bắn cung, thân phụ thiếp cũng không cấm đoán gì cả, nay thiếp ở trong cung, lâu ngày không đi đến đâu, sinh ra đau ốm. Sao thiên tữ không đi săn, để thiếp theo hầu.
Tương vương đang yêu Ngỗi hậu, nàng nói gì cũng nghe lời, liền sai quan thái sử chọn ngày để đi săn ở núi Bấc Khâu. Tương vương muốn cho Ngỗi hậu được vui lòng, mới hạ lệnh treo giải thưởng cho những người săn đưọc nhiều cầm thú.
Các vương tử, vương tôn nghe lệnh, đều đua nhau đi đuổi bắn các giống cầm thú để lĩnh thưởng. Trong bọn lĩnh thưởng có một người giỏi bắn, săn được nhiều hơn cả là vương tử Đái.
Vương tử Đái mặt mũi khôi ngô, hình dong tuấn tú, trông rõ là một bậc quý nhân, tức là thứ đệ của Chu Tương vương, ngườ trong nước đều gọi là Thái thúc. Năm trước vương tử Đái đã lập mưu muốn tranh ngôi, nhưng không làm xong ; lại đi triệu quân Sơn Nhung về đánh nhà Chu, đến lúc việc tiết lộ ra, sợ tội trốn sang nước Tề. Sau bà
Huệ hậu hai ba. lần nói với Tương vương, xin tha tội cho. Phú Thần cũng khuyên tương vương nên lấy lòng nhân từ mà xử với anh em.
Bời vậy tương vương bất đắc dĩ lại cho triệu Đái về. Bấy giờ trong bọn đi săn, vương tử Đái được lĩnh phần thưởng thứ nhất, Ngỗi hậu trông thấy, đem lòng yêu dấu, lại nói với Tương vương rằng :
Hôm nay trời hãy còn sớm, xin thìên tử cho thiếp đi săn bắn chơi một lúc, để cho gân cốt được khỏe mạnh.
Chu Tương vương nghe lời, liền truyền cho quân sĩ sửa soạn các đồ săn bắn để Ngỗi hậu đi săn. Ngỗi hậu cởi áo gấm dài ra, để lộ một cái áo cánh ngắn đã mặc sẵn, rồi khoác thêm một áo giáp nhẹ, mình đeo túi tên, tay cầm súng đỏ, trông thật xinh đẹp. Tương vương trông thấy cũng phải thích ý mà tủm tỉm cười. Quân sĩ sắp xe để Ngỗi hậu đi Ngỗi hậu nói với tương vương rằng :
- Đi xe không tiện bằng cưỡi ngựa, các thị nữ ở nước Địch theo hầu thiếp sang đây, đều biết cưỡi ngựa cả, xin thiên tử cho thiếp cưỡi ngựa một phen..
Tương vương truyền chọn các con ngựa tốt đem đến cho Ngỗi hậu và các thị nữ cưỡi. Ngỗi hậu sắp sửa lên ngựa, Tương vương lại ngăn lại mà bảo rằng :
- Khoan đã ! Để trẫm chọn xem trong các vương tử có người nào cưỡi ngựa giỏi, cho đi theo hộ vệ hoàng hậu.
Vương tử Đái xin đi. Các thị nữ đều cưỡi ngựa xúm xít chung quanh Ngỗi hậu đi một bọn trước, còn vương tử Đái cưỡi ngựa theo sau.
Đi được một quãng, vương tử Đái giục ngựa lên trước, theo kịp Ngỗi hậu, rồi hai người cùng thi tài phóng ngựa vòng qua sườn núi. Khi hai người đi đều nhau, Ngỗi hậu dừng cương lại mà khen vương tử Đái rằng :
- Vương tử thật là một bậc kỳ tài ! Thiếp nghe tiếng đã lâu, bây giờ mới đưọc giáp mặt.
Vương tử Đái ngồi trên mình ngựa cũng cúi đầu mà đáp lại rằng :
- Tôi cũng mới học cưỡi ngựa, còn kém hoàng hậu muôn phần !
Ngỗi hậu nói :
- Sáng mai vương tử nên vào cung bà Huệ hậu, để vấn an, rồi thiếp sẽ nói chuyện.
Nói chưa dứt lời thì bọn thị nữ đã cưỡi ngựa đến, Ngỗi hậu liếc mắt đưa tình nhìn vương tử Đái. Vương tử Đái se sẽ gật đầu, rồi quay ngựa lùi lại. Vừa lúc bấy giờ ở chân núi có một đàn hươu nai chạy ra.
Vương tử Đái bắn luôn hai phát, được một hươu, một nai. Ngỗi hậu cũng bắn trúng một hươu. Mọi người đều vỗ tay reo mừng.
Ngỗi hậu quay ngựa trở về. Tương vương ra đón. Ngỗi hậu đem con hươu dâng nộp tương vương. Vương tử Đái cũng dâng nộp một hươu và một nai. Tương vương bằng lòng, thu quân trở về, rồi ban yến cho các quan triều thần, rất là vui vẻ.
Ngày hôm sau, Vương tử Đái vào cung Huệ hậu, giả cách vấn an, đã trông thấy Ngỗi hậu ở đấy rồi. Ngỗi hậu đem tiền bạc đút lót tất cả các cung nhân, cấm không được nói hở cho ai biết, rồi ngay hôm đó cùng với vương tử Đái tư thông ở trong .một phòng riêng. Hai bên cùng nhau quyến luyến, khi từ giã ra về, Ngỗi hậu lại dặn vương tử Đái rằng :
- Thỉnh thoảng vương tử vào cung thăm thiếp nhé !
Vương tử Đái nói :
- Tôi chỉ sợ thiên tử sinh nghi thì làm thế nào ?
Ngỗi hậu nói :
- Thiếp có thể che chở được, vương tử chớ ngại.
Các cung nhân đều biết chuyện cả, chỉ vì vương tử Đái là con yêu của Huệ hậu và việc này cũng quan hệ đếu thể thống, vậy nên không ai dám nói ra. Huệ hậu cũng biết vậy, lại dặn các cung nhân không được nói. Các cung nhân được nhiều tiền thưởng đều có ý che chở cho vương tử Đái, bởi vậy vương tử Đái ngày nào cũng ở trong cung, suốt đêm đến sáng, mà Tương vương vẫn không biết gì cả.
Trong bọn cung nữ có một người tên gọi Tiểu Đông, nhan sắc cũng khá, mà lại hiểu âm luật. Một hôm, vương tử Đái đang cùng với Ngỗi hậu uống rượu, sai Tiểu Đông thổi ống ngọc tiêu, vương tử Đái lại theo nhịp mà hát ; đến lúc vương tử Đái rượu say, có ý lả lơi, giơ tay nắm lấy áo Tiểu Đông để trêu ghẹo. Tiểu Đông sợ hãi, cời áo bỏ chạy.
Vương tử Đái giận lắm, rút gươm đuổi theo, toan giết Tiểu Đông. Tiểu Đông vội vàng chạy đến cung Tương vương, kể hết những chuyện vương tử Đái tư thông với Ngỗi hậu. Tương vương tức khắc cầm thanh bảo kiếm để đi giết vương tử Đái.
- Tiện nữ khi trước đã thất thân với công tử Ngữ rồi, có đâu lại dám đương cái lễ tôn quý ấy ? Tấn Văn công nói :
- Nước tôi cùng quý quốc giao hiếu đã mấy đời nay, nếu không dùng lễ pbu nhân thì sao làm chủ được việc tôn tự, xin nhà vua chớ nên từ chối.
Tần Mục công mừng lắm, liền cho Tấn Văn công làm lễ đón Hoài Doanh về nước. Khi về đến nước Tấn, Tấn Văn công lập Hoài Doanh làm phu nhân. Tấn Văn công nghĩ đến việc Lã Di Xanh và Khước Nhuế làm phản, có lòng tức giận, muốn giết hết vây cánh của hai người. Triệu Thôi can rằng :
- Huệ công và Hoài công ngày xưa vì nghiêm khắc quá mà bị người ta oán, nay chúa công phải khoan dung mới được.
Tấn Văn công nghe lời, hạ lệnh đại xá cho bọn vây cánh Lã Di Xanh và Khước Nhuế. Bọn này dẫu thấy Tấn Văn công đã đại xá cho nhưng trong lòng không được yên, thường phao ra những tin đồn nhảm. Tấn Văn công thấy vậy, vẫn có ý lo.
Một hôm, mới mờ mờ sáng, có kẻ tiểu lại là Đầu Tu xin vào yết kiến. Tấn Văn công đang xõa tóc gội đầu, nghe báo có Đầu Tu đến, nổi giận nói rằng :
- Người ấy khi trước lấy trộm tiền bạc của ta, khiến cho ta thiếu thốn phải ăn xin ở nước Tào và nước Vệ, bây giờ còn mặt mũi nào trông thấy ta nữa ?
Nói xong, liến sai nội thị đuổi ra. Đầu Tu nói :
- Có phải chúa công đang gội đầu đó không ?
Nội thị giật mình kinh sợ, nói :
- Tại sao nhà ngươi lại biết ?
Đầu Tu nói :
- Người ta lúc gội đầu thì cúi đầu cong mình, vì vậy quả tim phải úp xuống ; mà quả tim đã lộn ngược như thế thì lời nói ra tất cũng điên đảo, bời thế mà không cho ta vào yết kiến. Ngày trước chúa công dung thứ cho Bột Đề, mà thoát được cái nạn Lã Di Xanh và Khước Nhuế, bây giờ lại không dung thứ Đầu Tu này được hay sao !
Đầu Tu đến đây tất là có kế sách giữ yên được nước Tấn, nếu chúa công không cho vào yết kiến thì Đầu Tu từ đây sẽ xin trốn đi !
Nội thị vội vàng vào tâu với Tấn Văn công. Tấn Văn công nói :
- Đó là điều lỗi của ta !
Nói xong, liền đội mũ mặc áo chỉnh tề, rồi cho Đầu Tu vào yết kiến. Đầu Tu vào, sụp lạy xin lỗi, rồi nói với Tấn Văn công rằng :
- Chúa công có biết bọn vây cánh của Lã Di Xanh và Khước Nhuế bao nhiêu người không ?
Tấn Văn công cau mày đáp rằng :
- Nhiều lắm !
Đầu Tu nói :.
- Bọn ấy tự nghĩ mình tội to, dẫu chúa công đã có lệnh đại xá rồi, nhưng vẫn đem lòng nghi ngại, chúa công nên nghĩ cách nào khiến chúng được yên tâm.
Tấn Văn công nói :
- Muốn chúng yên tâm thì dùng cách gì được ?
Đầu Tu nói :
- Ngày trước tôi lấy trộm tiền bạc của chúa công, khiến chúa công bị cơ khổ ; tội của tôi, người trong nước ai cũng biết cả, nay chúa công đi chơi, nên dùng tôi làm một người đánh xe, để người trong nước đều trông thấy biết là chúa công không nghĩ đếu điều thù oán cũ. Như vậy còn ai đem lòng nghi ngại nữa !
Tấn Văn công khen phải, rồi mượn cớ đi ra tuần thành, dùng Đầu Tu làm người đánh xe. Những vây cánh của Lã Di Xanh và Khước Nhuế trông thấy, đều thì thào bảo nhau :
- Đầu Tu ngày trước lấy tiền bạc của chúa công, mà nay chúa công còn dung thứ, huống chi là người khác !
Từ bấy giờ không còn những tin đồn nhảm nữa. Tấn Văn công từ khi còn làm công tử, đã lấy hai vợ : người vợ thứ nhất là Từ Doanh, chết đi ; người thứ hai là Bức Cật, sinh được một trai tên là Hoan, và một gái tên là Bá Cơ, sau Bức Cật chết ở đất Bồ. Lúc Tấn Văn công đi trốn, hai con là Hoan và Bá Cơ đều bỏ ở đất Bồ cả ; bấy giờ Đầu Tu lại nhận lấy mà gửi nhà Toại thị (người đất Bồ) nuôi hộ. Một hôm, Đầu
Tu đem việc ấy nói với Tấn Văn công. Tấn Văn công giật mình mà hỏi rằng :
- Ta tưởng hai đứa bé đã chết trong loạn lạc từ lâu rồi ! Sao đến bây giờ nhà ngươi mới nói ?
Đầu Tu nói :
- Chúa công chu du các nước, đến đâu lấy vợ Ở đấy, sinh hạ cũng được nhiều con ; công tử Hoan dẫu còn sống, nào biết chúa công có còn thương đến hay không ? Bởi vậy tôi chưa dám nói vội.
Tấn Văn công nói :
- Nếu nhà ngươi không nói thì thành ra ta mang tiếng là người bất từ.
Nói xong, liền sai Đầu Tu đến đất Bồ, trọng thưởng cho Toại thị, rồi đón công tử Hoan và Bá Cơ về, để cho nàng Hoài Doanh nhận làm con. Lại lập công tử Hoan làm thế tử và đem Bá Cơ gả cho Triệu Thôi, gọi là Tnệu Cơ.
Vua nước Địch nghe tin Tấn Văn công đã về nối ngôi, sai sứ đến chúc mừng, và đưa nàng Quý Ngỗi vế nước Tấn. Tấn Văn công hỏi Quý Ngỗi đã bao nhiêu tuổi. Quý Ngỗi nói :
Cách biệt trong tám năm nay, bây giờ thiếp đă ba mươi hai tuổi rồi !
Tấn Văn công nói bỡn rằng :
- Còn may mà xa cách chưa đếu hai mươi nhăm năm.
Tề Hiếu công cũng sai người đưa nàng Khương thị về nước Tấn.
Tấn Văn công tạ Ơn Khương thị. Khương thị nói :
- Thiếp không phải là không muốn cảnh vợ chồng sum họp, nhưng sở dĩ bấy giờ thiếp muốn cho chúa công ra đi, chính là mong có ngày hôm nay đó.
Tấn Văn công đem những điều đức hạnh của Quý Ngỗi và Khương thị thuật lại cho Hoài Doanh nghe. Hoài Doanh cũng ngợi khen mãi, rồi xin nhường lại ngôi phu nhân. Bấy giờ Tấn Văn công định lại ngôi bậc ở trong cung : đặt Khương thị làm phu nhân ; thứ hai đến Quý Ngỗi ; thứ ba mới đến Hoài Doanh. Triệu Cơ (tức là nàng Bá Cơ, con gái Tấn Văn công) nghe tin Quý Ngỗi về, cũng khuyên chồng là Triệu Thôi cho người đi đón mẹ con nàng Thúc Ngỗi. Triệu Thôi? từ chối nói :.
Chúa công đã gả nàng cho ta, có đâu tôi còn dám nghĩ đến vợ con ở nước Địch.
Triệu Cơ nói :
- Câu nói bạc đức ấy, thìếp không muốn nghe đâu ! Thiếp dẫu là con chúa công thật, nhưng Thúc Ngỗi lấy trước, và đã có con, lẽ nào phu quân lại yêu mới bỏ cũ cho đành ?
Triệu Thôi ngoài miệng dẫu bảo nghe lời nhưng trong lòng cũng chưa nhất quyết. Triệu Cơ liền vào cung, tâu với Tấn Văn công rằng :
- Xin phụ thân bảo Triệu tướng quân đón nảng Thúc Ngỗi về, kẻo để cho con mang tiếng là người bất hiền.
Tấn Văn công sai người sang nước Địch đón mẹ con Thúc Ngỗi về. Triệu Cơ xin nhường Thúc Ngỗi làm vợ cả. Triệu Thôi nhất định không nghe. Tnệu Cơ nói :
- Người ta hơn tuổi mà lấy trước, thiếp ít tuổi mà lại lấy sau. Và thiếp nghe nói con nàng tên là Thuẫn, năm nay đã trưởng thành mà lại có tài vậy thiếp nên nhường là phải ; nếu phu quân không nghe thì thiếp xin về cung.
Triệu Thôi bất đắc dĩ lại đem lời nói của Triệu Cơ tâu với Tấn Vãn công. Tấn Văn công nói :
- Con gái ta biết nhường như thế là phải ?
Nói xong, liền truyền gọi mẹ con Thúc Ngỗi vào triều, rồi cho Thúc Ngỗi làm vợ cả Triệu Thôi. Thúc Ngỗi cũng cố ý xin từ chối. Tấn Văn công giảng giải mãi, nói đó là ý muốn của Tnệu Cơ, Thúc Ngỗi mới chịu nhận. Bấy giờ Triệu Thuẫn mới mười bảy tuổi, mà học hành thông thái, lại giỏi nghề cưỡi ngựa bắn cung. Triệu Thôi lấy làm yêu lắm. Sau Triệu Cơ cũng sinh được ba con là Triệu Đồng, Triệu Quát và Triệu Anh, nhưng tài giỏi đều không bằng Triệu Thuẫn.
Tấn Văn công ban thưởng cho những người có công phục quốc, chia ra làm ba hạng : một là những người tòng vong ; hai là những người tống khoản ; ba là những người nghênh hàng. Trong ba hạng ấy lại tùy theo người nào có công khó nhọc nhiều hay ít mà chia hơn kém : những người tòng vong thì Triệu Thôi và Hồ Yển đứng đầu ; những người tống khoản thì Loạn Chi và Khước Tần đứng đầu ; những người nghênh hàng thì Khước Bộ Dương và Hàn Giản đứng đầu.
Tấn Văn công lại đem năm đôi ngọc bích ban cho Hồ Yển, để đền lại viên ngọc bích ném xuống sông Hoàng Hà khi trước. Lại nghĩ đến Hồ Đột bị chết oan, truyến lập miếu ở núi Mã Yên để thờ, đổi tên núi ấy là núi Hồ Đột. Tấn Văn công ban thưởng công thần xong, lại ra một tờ chiếu treo ở cửa thành nói rằng : "Nếu người nào có công lao mà chưa được dự thưởng thì cho phép cứ tự nói ra".
Hồ Thúc nói với Tấn Văn công rằng :
- Tôi theo chúa công, từ khi còn ở đất Bồ, cho đếu khi chu du khắp các nước, lúc nào tôi cũng hầu hạ Ở bên cạnh, nay chúa công thưởng công cho những người tông vong mà khồng nhớ đến tôi, chẳng hay tôi có tội gì ?
Tấn Văn công nói :
- Trong bọn tòng vong : người nào lấy điều nhân nghĩa mà khuyên bảo ta thì là công đầu ; người nào vì ta mà bàn mưu lập kế thì là công thứ hai ; người nào xông pha mũi tên hòn đạn để giữ gìn cho ta thì là công thứ ba ; còn những người nào chỉ có công theo hầu khó nhọc mà thôi thì lại ở dưới nữa. Vậy nên ta thướng cho ba hạng trên trước rồi sẽ đếu lần nhà ngươi.
Hồ Thúc thẹn mà lui ra. Tấn 'Văn công truyền đem vàng lụa trong kho ban thưởng cho tất cả các tôi tớ hầu hạ, ai cũng lấy làm bằng lòng. Chi có Ngụy Thù và Điên Hiệt cậy mình vũ dũng, thấy Triệu Thôi và Hồ Yển đều là văn thần, chỉ biết làm việc tư lệnh văn thư mà lại được trọng thưởng hơn mình, có ý không phục, thường vẫn kêu ca oán giận. Tấn Văn công nể hai người có công lao, vậy nên không nói đến.
Giới Tử Thôi cũng là một người trong bọn tòng vong, nhưng tinh khí điềm đạm, từ khi mới về đến sông Hoàng Hà, thấy Hồ Yển có ý khoe công, đã lấy làm khinh bỉ, không muốn ở lẫn với bọn ấy ; đến lúc Tấn Văn công lên nối ngôi, Giới Tử Thôi chỉ vào chúc mừng một lần đầu, rồi cáo ốm về nhà, yẽn phận nghèo khổ, vẫn đi khâu giày thuê để lấy tiền nuôi mẹ già. Khi Tấn Văn công ban thưởng công thần, không thấy Giới Tử Thôi, cũng quên đi mất, không hỏi đến.
Người láng giềng của Giới Tử Thôi là Giải Trương, thấy Giới Tử Thôi không được thưởng, có ý không bằng lòng ; lại thấy trên cửa thành có yết một tờ chiếu nói : "Nếu người nào có công lao mà chưa được dự thưởng thì cho phép cứ tự nói ra" bèn vội vàng gọi cửa, báo tin cho Giới Tử Thôi biết. Giới Tử Thôi chỉ mỉm cười mà không nói gì cả. Bà mẹ Ở dưới bếp nghe tiếng, bảo Giới Tử Thôi rằng :
- Mày khó nhọc trong mười chín năm trời, đã từng cắt thịt đùi để dâng chúa công, sao bây giờ mày không nói ra mà lĩnh thưởng, họa may được một vài chung thóc, chẳng côn hơn đi khâu giày thuê hay sao !
Giới Tử Thôi nói :
- Các con Hiến công, cả thẩy chín người, chỉ có chúa công là hiền hơn cả. Huệ công và Hoài công không có đức, vậy nên trời truất ngôi mà để cho chúa công. Các người theo hầu, không biết ý trời, dám tự nhận là công mình, con nghĩ lấy làm xấu hổ lắm, chảng thà đi khâu giày mà ăn còn hơn ?
Bà mẹ nói :
- Mày dẫu không muốn làm quan, cũng nên vào yết kiến một lần, để khỏi uổng cái công lao cắt thịt đùi ngày trước.
Giới Tử Thôi nói :
- Con đã không muốn làm quan thì còn vào yết kiến làm gì !
Bà mẹ nói :
- Con làm được một người liêm sỉ, có lẽ nào ta lại không làm được bà mẹ người liêm sỉ hay sao ! Vậy thì mẹ con ta tìm nơi rừng núi mà ẩn thân, chớ nên ở chỗ này.
Glới Tử Thôi mừng lắm, nói :
- Con vẫn yêu chỗ Miên Thượng là một nơi núi cao hang sâu, nay con xin đem mẹ đến ở đấy.
Nói xong, liền cõng bà mẹ đến đất Miên Thượng, làm nhả trong hang mà ở. Láng giềng hàng xóm không ai biết là Giới Tử Thôi đi đâu cả, chỉ một mình Giải Trương biết mà thôi. Giải Trương bèn viết một bức thư, đang đêm đem đến treo ở cửa triều. Sáng hôm sau, có một cận thần bắt được, đem vào dâng Tấn Văn công. Tấn Văn công mở ra đọc Trong thư nói :
- Có một con rồng. khi còn hoạn nạn cô thế, đàn rắn đi theo, chu du thiên hạ. Rồng không có ăn. một rắn cắt đùi. nay rồng trở về đã được yên sở. Đàn rắn theo vào, đều sung sướng cả, chỉ có một con, chẳng ai hỏi đến !"
Tấn Văn công đọc xong, giật mình nói rằng :
- Đây là Giới Tử thôi oán giận ta đó ? Khi trước ta qua nước Vệ không có ăn, Giới Tử Thôi cắt thịt đùi để dâng ta, nay ta ban thưởng công thần mà quên mất Giới Tử Thôi, ấy là một điều lỗi của ta vậy.
Bèn sai người đi triệu Giới Tử Thôi. Khi người ấy đến nơi thì thấy Giới Tử thôi đã đi mất rồi. Tấn Văn công truyền bắt những người láng giềng, để hỏi xem Giới Tử thôi đi đâu ; ai biết chỉ dẫn thì thưởng cho làm quan. Giải Trương bèn tâu với Tấn Văn Công rằng :
- Bức thư ấy không phải là của Giới Tử Thôi, chính là của tôi làm thay đó ! Giới Tử Thôi không muốn cầu thưởng, đă cõng mẹ vào ẩn ở trong hang núi ở đất Miêu Thượng, vậy nên tôi viết bức thư ấy để nhắc chúa công nhớ đến Giới Tử Thôi đó.
Tấn Văn công nói :
- Nếu không có bức thư ấy thì có lẽ ta quên mất cái công của Giới Tử Thôi.
Nói xong, liền cho Giải Trương lảm chức hạ đại phu ; lại bắt Giải Trương đưa đường cho mình vảo Miên Thượng để tìm Giới Tử Thôi Khi vào đến nơi thì chỉ thấy núi xanh rừng rậm, nước chảy mây bay, tiếng chim chiu chít, vách đá dội vang, mả chẳng thấy tông tích Giới Tử Thôi đâu cả. Quân sĩ tìm được mấy người làm ruộng gần đấy
Tấn Văn công gọi đến trước mặt mà hỏi.
Người làm ruộng nói :
- Mấy hôm trước, chúng tôi có trông thấy một người cõng một bà cụ già ngồi nghỉ ở núi này, vốc nước suối cho bà cụ uống ; xong lại cõng bà cụ trèo lên trên núi, rồi sau không biết đi đâu !
Tấn Văn công truyền đỗ xe ở dưới chân núi, sai người đi tìm kiếm các nơi. Trong mấy ngày trời, chẳng thấy Giới Tử Thôi đâu cả.
Tấn Văn công có sắc giận trên mặt, bảo Giải Trương rằng :
- Sao Giới Tử Thôi giận ta đến thế ? Ta nghe nói Tử Thôi là người chí hiếu, nếu ta đốt khu rừng này đi thì y tất phải cõng mẹ chạy ra.
Ngụy Thù nói :
- Trong bọn tòng vong, nhiều người có công lao, há phải một mình Giới Tử Thôi đâu ! Nay Giới Tử Thôi cố tình đi ẩn, khiến chúa công phải khó nhọc, đợi khi nào hắn tránh lửa mà chạy ra đây, tôi sẽ làm cho hắn phải xấu hổ.
Nói xong, truyền cho quân sĩ phóng hỏa đốt cả mấy phía rừng. Lửa to gió mạnh, khu rừng cháy lan đến mấy dặm, trong ba ngày mới tắt ; nhưng Giới Tử Thôi nhất định không ra, hai mẹ con ôm nhau, chết ở dưới gốc cây liễu. Quan sĩ tìm được đống xương, Tấn Văn công trông thấy thì động lòng mà ứa nước mắt, bèn truyền cho quân sĩ đem chôn ở chân núi, rỗi lập miếu thờ, bao nhiêu ruộng xung quanh núi đều để làm tự điền cả, đổi tên núi gọi là Giới Sơn. Ngày hôm đất rừng, đang là tiết thanh minh mồng ba tháng ba. Sau người trong nước nhớ đến Giới Tử Thôi chết cháy, nên đến ngày hôm ấy không nỡ đốt lửa, phải làm sẵn lương khô để ăn, gọi là tiết 'hàn thực" nghĩa là ngày hôm ấy cấm lửa, chi ăn đồ nguội. Tiết hàn thực, nhà nào cũng cắm cành liễu ở ngoài cửa, để chiêu hồn Giới Tử Thôi, cũng có nhà lảm cỗ và đốt giấy để cúng tế.
Tấn Văn công đã ban thưởng cho công thần rồi, lại chinh đốn các việc chính trị trong nước, thu dùng những người có đức có tài, cứu giúp những người nghèo khổ, từ bấy giờ trong nước mỗi ngày một cường thịnh Chu Tương vương sai quan thái tế là Chu công Khổng và quan nội sứ là Thúc Hưng đến gia phong, Tấn Văn công tiếp đãi một cách long trọng khác thường. Thúc Hưng về tâu với Chu Tương vương rằng :
- Tấn hầu tất làm bá chủ các nước chư hầu, ta phải thân thiện với Tấn mới được.
Từ đó Chu Tương vương sơ với nước Tề mà thân với nước Tấn.
Bấy giờ Trịnh Văn công cậy thế nước Sở để hà hiếp các nước yếu, thấy vua nước Hoạt thần phục nước Vệ mà không thần phục nước Trịnh, liẻn đem quân đi đánh nước Hoạt. Vua nước Hoạt sợ hãi, phải xin giảng hòa. Nước Trịnh mới rút quân về. Khi nước Tnnh đã rút quân về rồi, vua nước Hoạt trở lại thần phục nước Vệ như trước, nhất định không theo Trịnh. Trịnh Văn công giận lắm, sai công tử Sĩ Tiết làm chánh tướng, Đỗ Dũ Di làm phó tướng, lại cử đại binh sang đánh nước Hoạt.
Vệ Văn công bấy giờ đang thân mật với thiên tử nhà Chu liễn đem việc Trịnh Văn công đánh nước Hoạt vào tâu với Chu Tương vương. Chu Tương vương sai quan đại phu là Du Ty Bá đến nước Trịnh mà giảng giải hộ cho nước Hoạt.
Trinh Văn công nổi giận, nói :
- Trịnh và Vệ có khác gì nhau, sao thiên tử nhà Chu lại trọng nước Vệ mà khinh nước Trịnh thế !
Trịnh văn công liền bất Du Ty Bá giam lại một chỗ, để đợi khi đách tan nước Hoạt rồi, bấy giờ sẽ tha. Du Ty Bá bị bắt, những người theo hầu trốn về báo tin cho Chu Tương vương biết. Chu Tương vương nổi giận mắng rằng :
- Trịnh hầu khinh trẫm quá lắm, trẫm tất phải báo thù. Nói xong liền hỏi các quan trong triều rằng :
- Có ai dám vì trẫm mà đến hỏi tội Trịnh hầu hay không ?
Hai quan đại phu là Đồi Thúc và Đào Tử nói với Tương vương rằng :
- Nước Trịnh từ khi đánh được tiên vương ta ngày xưa càng không sợ hãi gì cả, nay lại cậy thế nước Sở, dám bắt cả sứ thần của thiên tử. Nay ta đem binh hỏi tội, chưa chắc thắng nổi. Tôi thiết tưởng nên mượn quân nước Địch thì mới đánh được Trịnh.
Quan đại phu là Phú Thần can rằng :
- Không nên ! Trịnh hầu dẫu vô đạo, nhưng là nước thân thuộc với ta, tổ tiên ngày xưa cũng có công với nhà Chu ta nhiều lắm ; còn nước Địch là một nước rợ mọi không thân thuộc gì, ta quyết không nên mượn quân nước Địch.
Đồi Thúc và Đào Từ nói :
- Vua Vũ vương ta ngày xưa đi đánh nhà Thương, các nước rợ mọi đều đến giúp cả, cứ gì phải nước cùng họ mới được
Tương vương khen phải, rồi sai Đồi Thúc và Đào Tử sang bảo vua nước Địch cử binh đi đánh Trịnh. Vua nước địch vâng mệnh, rồi giả cách đi săn, lẻn vào địa giới nước Trịnh, chiếm cứ lấy đất lịch Thành, rồi sai sứ theo Đồi Thúc và Đào Tử sang nhà Chu để báo tin thắng trận. Tương vương nói :
- : Nước địch có công với trẫm, nay nhân hoàng hậu mới mất, trẫm muốn lấy con gái nước Địch, các ngươi nghĩ thế nào ?
Đồi Thúc và Đào Tử nói :
- Tôi nghe nói người nước Địch có câu hát rằng : "Thúc Ngỗi trước và Thúc Ngỗi sau, nhan sắc rực rỡ như ngọc châu ý nói nước Địch có hai người con gái đều tên gọi Thúc Ngỗi, mà nhan sắc đều tuyệt vời cả Thúc Ngỗi trước là con gái nước Cao Như, đâ gả cho vua nước Tấn rồi ; còn Thúc Ngỗi sau là con gái vua nước Địch, hiện nay
vẫn chưa lấy chồng, xin nhà vua cho sang hỏi.
Tương vương mừng lắm, lại sai Đồi Thúc và Đào Tử sang nước Địch hỏi Thúc Ngỗi. Vua nước Địch sai người đưa Thúc Ngỗi đến. Chu Tương vương muốn lập làm hoàng hậu. Phú Thần lại can rằng :
- Nước Địch có công thì nhà vua nên ban thưởng, chứ lập con gái nước Địch làm hoàng hậu thì còn ra thể thống nào nữa ! Tôi e rằng nước Địch tất có lòng dòm dỏ.
Tương vương không nghe, liền lập Thúc Ngỗi làm hoàng hậu.
Ngỗi hậu (tức là Thúc Ngỗi) có nhan sắc, nhưng không có đức hạnh, khi ở Địch vẫn thích nghề cưỡi ngựa bắn cung, thường theo vua nước Địch đi săn, ngày nào cũng cùng với các tướng sĩ dong chơi, không câu nệ gì ; nay làm hoàng hậu nhà Chu, Ngỗi hậu cả ngày ở trong cung, không được đi đến đâu, lấy làm khó chịu, một hôm nói với Tương vương rằng :
- Thiếp từ thuở bé vẫn tập nghề cưỡi ngựa bắn cung, thân phụ thiếp cũng không cấm đoán gì cả, nay thiếp ở trong cung, lâu ngày không đi đến đâu, sinh ra đau ốm. Sao thiên tữ không đi săn, để thiếp theo hầu.
Tương vương đang yêu Ngỗi hậu, nàng nói gì cũng nghe lời, liền sai quan thái sử chọn ngày để đi săn ở núi Bấc Khâu. Tương vương muốn cho Ngỗi hậu được vui lòng, mới hạ lệnh treo giải thưởng cho những người săn đưọc nhiều cầm thú.
Các vương tử, vương tôn nghe lệnh, đều đua nhau đi đuổi bắn các giống cầm thú để lĩnh thưởng. Trong bọn lĩnh thưởng có một người giỏi bắn, săn được nhiều hơn cả là vương tử Đái.
Vương tử Đái mặt mũi khôi ngô, hình dong tuấn tú, trông rõ là một bậc quý nhân, tức là thứ đệ của Chu Tương vương, ngườ trong nước đều gọi là Thái thúc. Năm trước vương tử Đái đã lập mưu muốn tranh ngôi, nhưng không làm xong ; lại đi triệu quân Sơn Nhung về đánh nhà Chu, đến lúc việc tiết lộ ra, sợ tội trốn sang nước Tề. Sau bà
Huệ hậu hai ba. lần nói với Tương vương, xin tha tội cho. Phú Thần cũng khuyên tương vương nên lấy lòng nhân từ mà xử với anh em.
Bời vậy tương vương bất đắc dĩ lại cho triệu Đái về. Bấy giờ trong bọn đi săn, vương tử Đái được lĩnh phần thưởng thứ nhất, Ngỗi hậu trông thấy, đem lòng yêu dấu, lại nói với Tương vương rằng :
Hôm nay trời hãy còn sớm, xin thìên tử cho thiếp đi săn bắn chơi một lúc, để cho gân cốt được khỏe mạnh.
Chu Tương vương nghe lời, liền truyền cho quân sĩ sửa soạn các đồ săn bắn để Ngỗi hậu đi săn. Ngỗi hậu cởi áo gấm dài ra, để lộ một cái áo cánh ngắn đã mặc sẵn, rồi khoác thêm một áo giáp nhẹ, mình đeo túi tên, tay cầm súng đỏ, trông thật xinh đẹp. Tương vương trông thấy cũng phải thích ý mà tủm tỉm cười. Quân sĩ sắp xe để Ngỗi hậu đi Ngỗi hậu nói với tương vương rằng :
- Đi xe không tiện bằng cưỡi ngựa, các thị nữ ở nước Địch theo hầu thiếp sang đây, đều biết cưỡi ngựa cả, xin thiên tử cho thiếp cưỡi ngựa một phen..
Tương vương truyền chọn các con ngựa tốt đem đến cho Ngỗi hậu và các thị nữ cưỡi. Ngỗi hậu sắp sửa lên ngựa, Tương vương lại ngăn lại mà bảo rằng :
- Khoan đã ! Để trẫm chọn xem trong các vương tử có người nào cưỡi ngựa giỏi, cho đi theo hộ vệ hoàng hậu.
Vương tử Đái xin đi. Các thị nữ đều cưỡi ngựa xúm xít chung quanh Ngỗi hậu đi một bọn trước, còn vương tử Đái cưỡi ngựa theo sau.
Đi được một quãng, vương tử Đái giục ngựa lên trước, theo kịp Ngỗi hậu, rồi hai người cùng thi tài phóng ngựa vòng qua sườn núi. Khi hai người đi đều nhau, Ngỗi hậu dừng cương lại mà khen vương tử Đái rằng :
- Vương tử thật là một bậc kỳ tài ! Thiếp nghe tiếng đã lâu, bây giờ mới đưọc giáp mặt.
Vương tử Đái ngồi trên mình ngựa cũng cúi đầu mà đáp lại rằng :
- Tôi cũng mới học cưỡi ngựa, còn kém hoàng hậu muôn phần !
Ngỗi hậu nói :
- Sáng mai vương tử nên vào cung bà Huệ hậu, để vấn an, rồi thiếp sẽ nói chuyện.
Nói chưa dứt lời thì bọn thị nữ đã cưỡi ngựa đến, Ngỗi hậu liếc mắt đưa tình nhìn vương tử Đái. Vương tử Đái se sẽ gật đầu, rồi quay ngựa lùi lại. Vừa lúc bấy giờ ở chân núi có một đàn hươu nai chạy ra.
Vương tử Đái bắn luôn hai phát, được một hươu, một nai. Ngỗi hậu cũng bắn trúng một hươu. Mọi người đều vỗ tay reo mừng.
Ngỗi hậu quay ngựa trở về. Tương vương ra đón. Ngỗi hậu đem con hươu dâng nộp tương vương. Vương tử Đái cũng dâng nộp một hươu và một nai. Tương vương bằng lòng, thu quân trở về, rồi ban yến cho các quan triều thần, rất là vui vẻ.
Ngày hôm sau, Vương tử Đái vào cung Huệ hậu, giả cách vấn an, đã trông thấy Ngỗi hậu ở đấy rồi. Ngỗi hậu đem tiền bạc đút lót tất cả các cung nhân, cấm không được nói hở cho ai biết, rồi ngay hôm đó cùng với vương tử Đái tư thông ở trong .một phòng riêng. Hai bên cùng nhau quyến luyến, khi từ giã ra về, Ngỗi hậu lại dặn vương tử Đái rằng :
- Thỉnh thoảng vương tử vào cung thăm thiếp nhé !
Vương tử Đái nói :
- Tôi chỉ sợ thiên tử sinh nghi thì làm thế nào ?
Ngỗi hậu nói :
- Thiếp có thể che chở được, vương tử chớ ngại.
Các cung nhân đều biết chuyện cả, chỉ vì vương tử Đái là con yêu của Huệ hậu và việc này cũng quan hệ đếu thể thống, vậy nên không ai dám nói ra. Huệ hậu cũng biết vậy, lại dặn các cung nhân không được nói. Các cung nhân được nhiều tiền thưởng đều có ý che chở cho vương tử Đái, bởi vậy vương tử Đái ngày nào cũng ở trong cung, suốt đêm đến sáng, mà Tương vương vẫn không biết gì cả.
Trong bọn cung nữ có một người tên gọi Tiểu Đông, nhan sắc cũng khá, mà lại hiểu âm luật. Một hôm, vương tử Đái đang cùng với Ngỗi hậu uống rượu, sai Tiểu Đông thổi ống ngọc tiêu, vương tử Đái lại theo nhịp mà hát ; đến lúc vương tử Đái rượu say, có ý lả lơi, giơ tay nắm lấy áo Tiểu Đông để trêu ghẹo. Tiểu Đông sợ hãi, cời áo bỏ chạy.
Vương tử Đái giận lắm, rút gươm đuổi theo, toan giết Tiểu Đông. Tiểu Đông vội vàng chạy đến cung Tương vương, kể hết những chuyện vương tử Đái tư thông với Ngỗi hậu. Tương vương tức khắc cầm thanh bảo kiếm để đi giết vương tử Đái.
Danh sách chương