Năm ấy, vào năm thứ nhứt của vua Ly-Vương nhà Châu, Tề hoàn-công sau một thời gian giao việc triều chính cho Quản-trọng, thấy trong nước dân
tình yên ổn, binh lương dồi dào bèn hỏi Quản-trọng :
- Trước kia nước Tề chưa đủ sức, trong thì việc triều chính chưa an, ngoài lòng dân chưa ổn , nay đã tạm yên , chẳng hay cái mộng làm bá-chủ các nước chư hầu đã nên thực hiện chưa ? Quản-trọng đáp :
- Các chư-hầu còn nhiều nước mạnh hơn Tề. Như phía Nam có Sở phía Tây có Tần và Tấn. Tuy nhiên, nước nào cũng chỉ mạnh về binh-lực chứ không phải mạnh về chính nghĩa , vì họ không biết tôn vua nhà Châu. Nhà Châu dẫu có suy yếu, vẫn là Thiên-tử chung của thiên hạ, thế mà từ khi quân Trịnh bắn vua Hoàn Vương , quân Vệ chống vua Trang-vương, các nước chư-hầu khinh khi bỏ cả việc triều cống. Thậm chí ở nước Sở, Hùng-thông tiếm xưng Vương hiệu nước Trịnh, nước Tống giết vua mà không ai dám hỏi tội.
Nước Tề ta, muốn mạnh phải nắm cho chính nghĩa, luôn luôn thi hành theo mệnh lệnh thiên triều. Nay nước Tống tuy vừa giết được Nam-cung Trường-vạn, khôi phục ngôi vua , nhưng Tống-hầu vẫn chưa được các nước công nhận . Chúa-công nên vào triều Châu , xin Vương mệnh , hợp các chư hầu , công nhận vua nước Tống, còn các chư hầu nào suy yếu ta nên giúp đỡ, các chư-hầu nào ngang-ngược , ta nên họp sức nhau mà vấn tội. Làm như thế các chư hầu phải tùng phục Tề , không cần phải dùng đến binh lực.
Tề hoàn-công nghe nói rất hài lòng, vội sai sứ vào triều Châu , xin phép được tổ chức hội họp.
Vua Ly-vương nói :
- Lâu nay các nước chư hầu đều dễ ngươi không ai về triều bái, nay Tề hầu đã có lòng tưởng đến trẫm, vậy trẫm cho phép được thay mặt trẫm mà lo việc ấy.
Sứ giả trở về báo lại với Tề hoàn-công.
Tề hoàn-công phụng mệnh Thiên-tử, bố cáo khắp chư-hầu triệu-tập các nước họp nhau nơi đất Bắc-hạnh thuộc đất Tề.
Tề hoàn-công lại hỏi Quản-trọng :
- Lần nầy hội chư hầu ta phải dùng bao nhiêu binh-sĩ ?
Quản-trọng nói :
- Hội họp là để bàn luận với nhau, nếu dùng đến quân sĩ tỏ ra dùng sức mạnh áp-bức, làm sao mọi người phục ?
Tề hoàn-công theo lời sai cất một cái đài cao ba trượng, chính giữa lập bàn hương án để vọng bái Thiên-tử, còn chung quanh bày trí các lễ vật đâu đó rất uy-nghi.
Đến ngày hội, Tống hoàn-công (Nghị-thuyết) đến trước, vào tạ ơn Tề hoàn-công. Kế đến nước Trần, nước Châu đến một lượt, sau cùng là nước Sái, vì Sái-hầu oán nước Sở bắt mình ngày nọ, quyết đến hội để minh oan.
Bốn nước Tống, Trần , Châu, Sái thấy Tề không dùng đến quân sĩ , nhìn nhau khen thầm :
- Tề-hầu quả đem lòng chân thật mà đối đãi với chúng ta.
Bốn nước đều bàn với nhau lui quân ra ngoài cách mười dặm.
Tề hoàn-công hỏi Quản-trọng :
- Nay chư hầu không hội đông đủ, có nên hoãn lại một ngày khác chăng ?
Quản-trọng nói :
- Nay đã có bốn nước đến đũ, như vậy cũng có thể bàn luận được , nếu hẹn lại tức là thất tín. Mà đã thất tín thì sau nầy mời sẽ không ai đến.
Sáng hôm ấy , Tề hoàn-công thay mặt vua Châu, đứng ra tuyên-bố :
- Tôi phụng mệnh Thiên-tử, mời quí quốc đến đây, mục đích gặp nhau thảo luận việc chính-trị, chỉnh đốn các cơ-cấu tương-quan giữa các chư-hầu . Được như thế, chúng ta mới cùng nhau giữ vững đạo vua tôi và sự công bình trong thiên-hạ. Muốn làm được việc đó , điều cần thiết chúng ta phải tôn lên một nước làm minh-chủ, có quyền hạn điều khiển các nước chư-hầu.
Các nước chư-hầu đều thì thào bàn bạc không dứt . Người thì muốn tôn nước Tống vì nước Tống đã rộng mà phẩm-tước lại cao hơn nước Tề. Nhưng có kẻ cho rằng vua nước Tống mới lập, còn phải nhờ Tề đại diện cho Thiên-tử mà tấn phong.
Cuộc bàn cãi kéo dài mãi không dứt . Cuối cùng, nước Trần đứng lên nói :
- Nay Thiên-tử đã giao quyền cho nước Tề đứng ra triệu-tập chư-hầu, thì đã mặc nhiên công nhận nước Tề là minh-chủ rồi, lựa phải bàn cãi làm chi, xin tôn nước Tề làm minh chủ.
Các nước đồng thanh nói :
- Chỉ có nước Tề mới đảm đương nổi nhiệm vụ đó.
Tề hoàn-công đôi ba phen từ chối, rồi mới bước lên đàn tuyên bố thứ vị :
- Nước Tề làm minh chủ, thứ đến nước Tống , nước Trần, nước Sái, và sau cùng là nước Châu.
Định thứ vị xong, các nước lần lượt vào trước đài bái mạng Thiên-tử , rồi Trọng tôn-thu thay mặt Tề hầu, đọc tờ ước-thệ như sau :
Châu ly-vương năm đầu , tháng ba, ngày mồng một.
Chúng tôi là : Tề-hầu Tiểu-bạch, cùng với Tống, Trần , Sái, Châu, vâng lệnh thiên-tử , hội nơi Bắc-hạnh để làm ước thệ, nguyện trung thành với vua Châu và giúp đở nhau trong lúc cần thiết . Hễ ai trái ước, các nước có quyền họp binh vấn tội.
Nghe xong, các nước chư hầu đều nghiêng mình bái mạng.
Quản-trọng bước lên thềm nói lớn :
- Các nước Lỗ, Vệ, Trịnh, Tào có ý khinh khi Thiên-tử, miệt hạ chư-hầu, lẽ ra phải hiệp binh vấn tội trước, xin các nước quyết định.
Ba nước Trần, Sái, Châu đồng thanh nói :
- Chúng tôi xin vâng mệnh.
Duy có nước Tống, làm thinh không nói gì cả.
Chiều hôm ấy, Tống hoàn-công về nhà quánđịch, nói với Đái thúc Bì :
- Tề-hầu có ý tự đắc, không kể ngôi thứ, vượt lên làm minh chủ, lại còn có ý lấy binh các nước mà thị oai. Nếu ta vâng theo ý ấy ắt sau nầy ta phải bị phục tùng mãi mãi.
Thúc-bì nói :
- Hiện nay chư-hầu không phải một ý, kẻ theo, người không, dầu Tề có muốn làm bá-chủ cũng chưa thể được . Nếu ta chịu giúp Tề, đánh Lỗ và Trịnh, chẳng khác nào ta củng cố địa vị cho Tề. Như thế có hại cho Tống. Hiện nay, trong bốn nước đến dự, chỉ có Tống là lớn , nếu Tống không giúp thì ba nước kia cũng phải thôi.
Tống hoàn-công nói :
- Mục đích ta đến đây dự hội là để nhận lấy Vương-mạng. Nay Vương-mạng đã nhận xong, còn ở đây làm gì ?
Đêm hôm ấy Tống hoàn-công lẵng-lặng đem quân về nước.
Tề hoàn-công hay tin tức giận nói :
- Chưa chi mà nước Tống đã tính chuyện bội ước rồi.
Bèn sai Trọng tôn-thu đuổi theo.
Quản-trọng nói :
- Tống đã làm sai, mà mình đuổi theo lại là việc trái. Nếu muốn phạt Tống phải tâu với thiên-tử đem quân đến đánh mới được.
Tề hoàn-công nói :
- Nếu vậy, ta cho sứ về triều Châu xin việc ấy.
Quản-trọng nói :
- Đánh Tống chưa lợi. Tống là nước xa, Lỗ là nước gần , muốn cho Tống phục, trước phải đánh Lỗ.
Tề hoàn-công hỏi :
- Muốn đánh Lỗ phải lập mưu chi ?
Quản-trọng thưa :
- Phía Đông-Bắc có nước Toại, thuộc Lỗ. Nước ấy nhỏ lắm, dân cư có bốn họ, ta đem quân lấy nước ấy không khó. Mà chiếm được nước ấy rồi, Lỗ phải sợ. Chừng ấy ta sai sứ sang trách Lỗ-hầu về việc không đi dự hội, một mặt thông tin cho Văn-khương biết việc xích mích giữa Tề, Lỗ hiện nay. Hễ Văn-khương biết được Lỗ-hầu không hòa hiếu với bên ngoại , ắt khiển trách. Trong thì sợ mẹ, ngoài sợ uy ta , làm sao Lỗ-hầu không xin hòa. Lúc bấy giờ ta mới đem quân đánh Tống.
Tề hoàn-công khen phải, liền hưng binh đi đánh nước Toại.
Lỗ trangCông hay tin vội họp triều thần bàn kế.
Công-tử Khánh-phủ thưa :
- Binh Tề đã đem binh đến nước ta hai lần, lần nào cũng bị thua, nay xin Chúa-công cho tôi đem binh ra đánh.
Thi-Bá nghe nói, can rằng :
- Không nên khinh địch. Hiện nay Quản-trọng nắm quyền bỉnh-chánh , quân luật nghiêm minh, ta khó mà thắng nỗi. Vả lại, nước Lỗ ta trước đây rất nhiều ơn huệ với Tề như việc giết Công-tử Cũ , đứng làm chủ-hôn cho Vương-cơ, mà Tề-hầu chưa thể quên được . Nay xin cứ giải-hòa để giữ lấy ân-huệ đó là hơn.
Các quan còn đang thương nghị , bỗng có thư Tề hoàn-công gởi đến.
Lỗ trang-công cả mừng, mở ra đọc.
Thư rằng :
Tôi và hiền-hầu cũng thờ một Thiên-tử nhà Châu, khác nào như anh em, hơn nữa hai nước Tề, Lỗ là chỗ thân thuộc, thế mà kỳ hội vừa rồi nơi Bắc-hạnh, hiền-hầu không chịu đi dự, đã trái với lệnh Thiên-tử lại thương tổn đến tình thân. Tôi rất đau lòng khi phải đem binh sang nước của hiền-hầu để đạo đạt bức thư nầy.
Tề hoàn-công lại gởi riêng một bức thư cho Văn-khương, vì vậy khi được thư , Văn-khương gọi Lỗ trang-công vào hậu cung nói :
- Tề, Lỗ là hai nước thân thuộc, nếu Tề-hầu có điều không phải với ta đi nữa, ta cũng không nên làm giãm tình thân , huống chi Tề đã có ý muốn cầu hòa với ta mà con lại không nghe sao ?
Lỗ trang-Công không dám cãi lời mẹ liền sai Thi-Bá viết thư phúc đáp :
- Kỳ hội nơi Bắc-hạnh, tôi bị đau không đến dự được, tự thấy mình có lỗi. Nay quí-quốc trách vấn, tôi rất ăn năn. Tuy-nhiên, nếu bắt tôi phải nhận những điều cam kết dưới thành, thật là điều quốc-sĩ. Quí-quốc lui binh ra khỏi biên-giới bấy giờ nước tôi sẽ tuân mệnh.
Tề hoàn-công tiếp được thư rất đẹp lòng, truyền kéo binh khỏi nước Lỗ, ra đóng nơi đất Kha, để chờ Lỗ-hầu đến hội-kiến.
Lỗ trang-công sắp sửa đến đất Kha, hỏi triều thần :
- Có ai dám theo ta đến đất Kha hộiđiện với Tề chăng ?
Tào-muội bước ra xin đi.
Lỗ trang-Công nói :
- Ngươi ba lần giao chiến bị thua nước Tề, nay xin ra đó không sợ nước Tề chê cười sao ?
Tào-muội thưa :
- Chỉ vì bị thua nước Tề ba lần nên tôi mới xin theo Chúa-công để rửa nhục !
Lỗ trang-công nói :
- Ngươi muốn rửa nhục mà theo ta trong chuyến nầy chỉ thêm xấu hổ. Vì đến ăn thề với họ, tự nhiên mình đã là kẻ chiến bại rồi .
Tào-muội nói :
- Tôi quyết không để cho nước Lỗ mang cái danh biểu xấu xa ấy.
Lỗ trang-công nhận lời cùng Tào-muội lên đường.
Khi đến đất Kha, Tề hoàn-công đã sai người đắp một cái đài rất lớn , bày sẵn lễ vật, đợi Lỗ trang-Công đến làm lễ huyết thệ . Lại truyền lệnh chỉ cho một người được theo hầu Lỗ trang-công lên đài thôi, còn bao nhiêu quân sĩ phải đứng xa, cách hai trăm thước.
Tào-Muội trong mặc áo giáp, ngoài cầm gươm đi theo sau lưng Lỗ trang-công.
Lỗ trang-Công có ý sợ, trái lại Tào-Muội rất hùng dũng.
Hai người vừa bước khỏi thềm .
Đông quách-nha bảo Tào-muội :
- Ngày nay hai nước giao-hòa, gặp nhau để bàn bạc, xin tướng quân hãy bỏ đồ binh khí đi.
Tào-muội trừng mắt nhìn Đông quách-nha, hai khóe mắt toét ra, rươm rướm máu.
Đông quách-nha thấy vậy bước lùi ra sau .
Tào-Muội ungđung bước theo Lỗ trang-công đến trước bàn hương án .
Thấp-Bằng bưng bát máu dâng lên để Lỗ trang-công cùng Tề hoàn-công ăn thề .
Tào-muội mặt hầm hầm, một tay nắm áo Tề hoàn-công , một tay rút gươm nói :
- Hãy khoan !
Quản Trọng vội vã xen vào giữa, hỏi Tào-muội :
- Quan Đại-phu làm gì thế ?
Tào-muội đáp :
- Nước Lỗ bị suy yếu, đã hao tổn nhiều về chiến-tranh thế mà ngày nay những nước tự xưng mình là minh-chủ, hối chư-hầu để cứu giúp những kẻ suy yếu, lại đến làm khổ nước Lỗ nữa, như vậy dám tự hào là chính đáng sao ?
Quản-trọng nói :
- Nước tôi đã làm điều gì hại cho quí-quốc ?
Tào-muội nói :
- Cậy sức mạnh, đem quân chiếm lấy đất Vânđương của nước tôi , sao lại bảo là không làm hại . Nếu quí-quốc thực-tình giao-hảo , hãy trả đất ấy lại cho Lỗ, Chúa-công tôi mới chịu ăn thề. Bằng không tôi nhất định liều chết. .
Quản-trọng ngoảnh lại, nói với Tề hoàn Công :
- Xin Chúa-công chấp thuận lời xin ấy.
Tề hoàn-công nói :
- Thôi, quan Đại-phu hãy buông ra. Tôi hứa sẽ trả đất ấy lại.
Tào-muội nghe nói vội bỏ thanh kiếm xuống, bưng lấy bát máu thay cho Thấp-bằng mà dâng lên .
Lỗ trang-công cùng với Tề hoàn-công làm lễ huyết-thệ .
Xong Tào-muội lại nói :
- Quản-trọng giữ quyền-binh nước Tề, tôi xin cùng Quản-Trọng ăn thề để khỏi có điều hối-hận.
Tề hoàn-công nói :
- Bất tất phải làm như vậy, lời ta đã hứa lẽ nào lại lành trái được sao.
Lễ tuyên-thệ xong các quan nước Tề ai nấy hậm-hực, muốn tìm cách trả thù Tào-muội.
Tề hoàn-công nói :
- Ta đã hứa với Tào-muội rồi ! Dẫu kẻ thất phu đã ước với ai câu gì cũng không nên sai lời, huống hồ ta là Chúa một nước .
Bấy giờ các quan mới chịu thôi.
Sáng hôm sau, Tề hoàn-công lại bày tiệc ở nhà Công-quán để tiễn biệt Lỗ trang-công, rồi đem đất Vânđương trả lại cho nước Lỗ.
Các nước chư-hầu nghe được việc ấy, kêu Tề hoàn-công là người tín nghĩa. Hai nước Vệ và Tào sai sứ đến tạ tội và xin ăn thề.
Tề hoàn-công sai sứ vào tâu với vua Ly-vương nhà Châu , xin cất quân phạt Tống.
Châu Ly-vương nhậm lời, khiến quan Đại-phu Đơn-miệt, kéo binh sang hội với binh Tề.
Lúc ấy nước Trần, nước Tào hay tin cũng xin đem binh giúp sức.
Tề hoàn-công khiến Quản-trọng dẫn một đạo binh đi trước để đón binh hai nước Trần và Tào . Còn mình thì đi với Thấp-bằng , Vương-tử Thành-phủ và Đông quách-Nha, thống lãnh đại binh, hẹn hội nhau nơi đất Thượng-kỳ.
Quản-trọng lãnh mệnh kéo quân ra đi.
Quản-Trọng vốn có một người tiểu-thiếp tên Tĩnh-nương, nàng nầy tuy phận quần thoa, nhưng lại thông minh học rộng. Vì vậy Quản-trọng đi đâu cũng đem nàng theo hầu.
Ngày kia, Quản-trọng vừa kéo binh đến núi Dao-sơn, bỗng gặp một người chăn trâu, mình mặc áo cộc , đầu đội nón rách ngồi trên lưng trâu, gõ sừng ca hát.
Quản-trọng nghe tiếng ca biết không phải là người tầm thường khiến quân sĩ đem rượu thịt đến cho.
Người chăn trâu ăn xong hỏi quânsĩ :
- Tôi muốn được yết kiến quan Tể-tướng.
Quân sĩ đáp :
- Xe của quan Tê-tướng đã đi xa rồi. Vậy thì cứ ăn cho no mà thôi, cần chi phải gặp mặt.
Người chăn trâu nói :
- Tôi có một lời muốn nói cùng quan Tể-tướng.
Quân sĩ hỏi :
- Lời gì ? Nếu chỉ nói một lời thì bọn ta nói giúp cho cũng được.
Người chăn trâu nói :
- Nước trong leo léo
Quân sĩ đem lời ấy nói lại với Quản-trọng.
Quản-trọng không hiểu gì cả, liền hỏi Tĩnh-nương.
Tĩnh-nương nói :
- Thiếp có nghe, xưa có một bài thơ "Nước trong" .
Bài thơ ấy có câu rằng : "Nước trong leo lẻo , cá lội giữa dòng, người đến triệu ta , ta cũng bằng lòng". Ý chừng người ấy muốn ra làm quan.
Quản-trọng khiến dừng xe lại , rồi sai người đòi gã chăn trâu đến hỏi .
Gã chăn trâu cúi đầu thi lễ chứ không lạy .
Quản-trọng hỏi tung tích, người chăn trâu nói :
- Tôi là Ninh-thích, người đất Vệ, được nghe Tướng-quốc là kẻ ưa hiền, chuộng sĩ, nên tìm qua nước Tề để tiến thân, ngặt không có ai tiến dẫn nên phải chăn trâu cho người trong làng mà nuôi sống .
Quản-trọng thử-thách trình độ học thức .
Ninh-thích ứng đáp rất rành mạch.
Quản-trọng nói :
- Kẻ hào-kiệt lúc chưa gặp vận cũng khó thi thố tài năng của mình được. Đại binh của Chúa-công ta cũng sắp đến đây , ta viết cho nhà ngươi một phong thơ , nhà ngươi an lòng ở đây mà chờ, lúc nào Chúa-công ta đến, hãy xin yết kiến mà trình thơ , ắt được trọng dụng .
Nói xong Quãn-trọng viết một phong thơ , trao cho Ninh-thích.
Ninh-thích lãnh thơ , rồi ở nơi núi Dao-sơn chăn trâu như cũ .
Cách ba ngày sau, đại binh của Tề hoàn-công kéo đến .
Ninh-Thích lại gõ sừng trâu ca hát vang trời .
Hát rằng :
Mặt Thường-lan nhấp nhô đá trắng
Thân lý-ngư thầm lặng xuôi dòng
Đời không hiền-sĩ
Đất thiếu minh-quân
Thương thân, ta lại tủi thầm
Hởi con trâu trắng
Hơi cụm rừng thâm
Hùng anh sống với âm thầm mãi ư ?
Tề hoàn-công nghe giọng ca lấy làm lạ , khiến kẻ tả hữu bắt dẫn đến hỏi thăm họ tên, quê quán.
Ninh-thích tâu :
- Tôi người nước Vệ, lưu lạc nơi đây .
Tề hoàn-công hỏi :
- Ngươi là một đứa chăn trâu, cớ sao lại dám chê bai thiên hạ ?
Ninh-thích nói :
- Tôi đâu có chê bai . Tôi chỉ tiếc rằng đời nay không có người hiền.
Tề hoàn-công hỏi :
- Sao ngươi lại dám chê rằng "đời thiếu minh-quân" , trong lúc Thiên-tử nhà Châu đang trị vì thiên-hạ, còn ta một nước chư hầu giàu mạnh, trên phục tùng Thiên-tử, dưới chế-ngự chư-hầu đem lại thái bình cho thiên hạ .
Ninh-thích nói :
- Một minh-quân tất phải biết mình, hiểu người rõ được thời bình, thấy được lúc biến, đem ân đức rãi khắp nhân gian, lấy lòng nhân mà trị thiên hạ. Như nhà Châu hiện nay vận nước mỗi lúc một suy, trong thì dân tình không phục, ngoài thì chư hầu bất tuân, tài trị nước không có, sao gọi là minh-quân ? Đến như Chúa-công, giết anh ruột mình mà cướp ngôi , mượn uy thiên-tử để chế ngự chư hầu, nlưng chư hầu đều không phục, sao gọi là giàu mạnh ?
Tề hoàn-công nghe nói nỗi giận mắng lớn :
- Đứa thất phu, dám nói càn.
Liền hô kẻ tả hữu bắt Ninh-thích đem chém.
Ninh-thích không chút sợ hãi, ngước mặt lên trời than :
- Ngày xưa vua Kiệt giết Long-bàng, vua Trụ giết Tỉ-can, nay tôi cùng với hai ông ấy kể là ba người ?
Thấp-bằng thấy thế tâu với Tề hoàn-công :
- Người ấy lời nói không dua mị, lòng không sợ uy nghiêm, chắc không phải là kẻ tầm thuờng, xin Chúa-công chớ nên giết.
Tề hoàn-Công sực nghĩ lại cơn giận đã nguôi, bước tới mở trói cho Ninh-thích, và nói :
- Ta thử nhà ngươi đó thôi . Nhà ngươi quã là một người khí phách.
Ninh Thích thò vào túi lấy phong thư của Quản-trọng dâng cho Tề hoàn-công.
Tề hoàn-công tiếp lấy đọc.
Trong thư viết :
Tôi phụng mệnh đem quân qua núi Dao-sơn , có tiếp được một người nước vệ, tên là Ninh-thích. Người nầy là một nhân tài trong thiên hạ , không phải những kẻ chăn trâu tầm thường, xin Chúa-công thu dụng, đừng để người ấy đi nước khác mà hối tiếc.
Tề hoàn-công nói :
- Nhà ngươi đã có bức thư của Trọng-phụ sao không tâu trình cho sớm ?
Ninh-thích nói :
- Tôi nghe nói vua hiền chọn người ngay , tôi trung chọn Chúa có đức . Nếu Chúa-công ghét người thẳng , ưa kẻ nịnh , thì thà tôi chết đi còn hơn là đưa thư để được trọng dụng.
Tề hoàn-công rất đẹp lòng, truyền ngồi vào một cỗ xe theo sau .
Tối hôm ấy đóng quân lại nghĩ, Tề hoàn-công sai thắp đuốc tìm mũ áo Tề phong chức cho Ninh-Thích.
Thụ điêu tâu :
- Từ đây đến nước Vệ không xa, xin Chúa-công đợi đến đó hỏi xem Ninh-thích quả là người hiền không đã, rồi sẽ phong cũng chẳng muộn.
Tề hoàn-công nói :
- Đã nghi thì không nên dùng, mà đã dùng thì đừng nghi. Giả thử Ninh-Thích trước kia có một vài lỗi nhỏ đi nữa, nay ta cũng không nên vì lỗi nhỏ ấy mà bỏ phí một nhân tài.
Nói xong, ngay đêm ấy, phong cho Ninh-thích làm quan Đại-phu, lại khiến cùng với Quản-trọng coi việc quốc-chánh.
Ninh-thích lạy tạ lui ra.
Tề hoàn-công truyền tấn binh.
Chẳng bao lâu, đại-binh của Tề hoàn-công đã kéo đến biên-giới nước Tống , hợp với binh các nước chư-hầu đông như kiến cỏ.
Tề hoàn-công họp các tướng bàn kế lấy thành.
Ninh-thích tâu :
- Chúa-công phụng mệnh Thiên-tử đem binh chế-ngự chư-hầu . Mục đích bắt họ phục tùng chứ không phải chiếm đất. Ấy vậy quân lực chỉ làm cho người ta sợ uy chứ không mến phục. Theo ý tôi, chớ nên đánh vội . Tôi dẫu hèn mạt, dám xin đem ba tấc lưỡi mà bảo vua nước Tống phải giảng-hòa.
Tề hoàn-công nghe theo, truyền đóng quân lại, sai Ninh-thích vào trước nghị hòa với Tống hoàn-công.
Ninh-thích ngồi một chiếc xe nhỏ đem theo mấy tên gia-nhân thẳng đến ThưĐương , xin vào yết-kiến.
Tống hoàn-công hỏi Đái thúc-bì :
- Ninh-thích là người thế nào ?
Đái thúc-Bì thưa :
- Tôi nghe người ấy là một kẻ chăn trâu, được Tề-hầu mới dùng làm quan, tất người ấy có tài ứng đối.
Tống hoàn-công nói :
- Vậy thì nên đối xử như thế nào ?
Đái thúc-bì thưa :
- Xin Chúa-công triệu vào lấy lễ mà đãi, để xem ý tứ Ninh-Thích như thế nào. Nếu va có điều chi lỗ mãng, tôi sẽ vuốt giải mão làm hiệu, Chúa-công khiến võ-sĩ bắt giam lại. Như thế mưu của Tề ắt phải hư .
Tống hoàn-công gật đầu khen phải, truyền võ-sĩ mai phục xong xuôi , rồi mới cho Ninh-thích vào.
Ninh-thích mặc áo rộng, thắt đai lớn ung dung bước vào xá Tống hoàn-công một cái.
Tống hoàn-công ngồi yên không đáp lễ.
Ninh-thích ngước mặt lên trời than :
- Nước Tống đã đến lúc nguy khốn rồi.
Tống hoàn-công nghe nói, lấy làm lạ hỏi :
- Ta làm đến bực Thượng-công, phẩm trật đứng trên các chư-hầu , trong nước binh hùng tướng mạnh, dân chúng an vui , sao gọi là nguy khốn .
Ninh-thích nói :
- Hiền-hầu có thể sánh được với Châu-công ngày xưa chăng ?
Tống hoàn-công nói :
- Châu-công là bậc thánh, ta làm sao sánh được.
Ninh-thích nói :
- Châu-công ngày xưa, trong lúc thiên-hạ thái bình thế mà còn phải hết lòng trọng người hiền-sĩ . Lúc đang ăn cơm, nghe người hiền sĩ vào vội nhả miếng cơm, để ra tiếp đón . Trong lúc đang tắm nghe người hiền sĩ đến vội vẫy nắm tóc để ra mời. Nay Hiền-hầu là dòng dõi một nước đã mất rồi, lại gặp buổi loạn lạc, các liệt-quốc tranh hùng, dẫu bắt chước như Châu-công, hết lòng cầu kẻ sĩ , chưa chắc hiền sĩ đã chịu đến, huống hồ lại còn tự đắc, kiêu căng thì những lời trung-trực có bao giờ đến trước mặt hiền-hầu
được . Thế mà lại không cho là nguy khốn sao ?
Tống hoàn-công nghe nói sững sờ, giây lâu mới đứng dậy , nói với vẻ ăn năn :
- Ta mới lên ngôi, chưa được nghe lời giáo huấn của quân-tử, vậy xin tiên sinh miễn chấp.
Thúc-bì đứng hầu một bên thấy Tống hoàn-công đã tỏ ý xiêu lòng, vội đưa tay vuốt giải mão. Nhưng vuốt đến đôi ba lần mà Tống hoàn-công vẫn không thèm nói tới.
Tống hoàn-công hỏi Ninh-thích :
- Chăng hay tiên-sinh đến đây có điều chi dạy bảo tôi chăng ?
Ninh-thích nói :
- Nay Thiên-tử suy-yếu, chư hầu đoạt quyền, việc tranh chấp càng ngày càng khốc liệt, dân gian đồ thán. Tề-hầu không nỡ để cho thiên hạ lâm cảnh tóc tang, phải phụng mệnh Thiên-tử liên kết chư-hầu để lo việc tương thân và trách phạt. Hiền-hầu bội tín làm cho Thiên tử nổi cơn thịnh nộ, nên sai chư hầu đến đây vấn tội. Nếu Hiền-hầu cự với binh triều thì chưa đợi giao binh đã thấy được lẽ thắng phụ rồi.
Tống hoàn-công hỏi :
- Theo sở kiến của Tiên-sinh thì việc nầy phải thế nào ?
Ninh-thích nói :
- Theo ý tôi, Hiền hầu nên dùng chút đỉnh lễ vật mà cầu hôn . Trên chẳng trái với Châu-vương, dưới vẫn đặng quyền cùng minh-chúa. Như thế nước Tống không cần phải động binh mà vẫn vững vàng thư non Thái.
Tống hoàn-công nói :
- Trước kia ta đã không trọn ước, nữa đêm kéo quân bỏ về không dự hội. Nay Tề-hầu đã đem binh đến đây biết có chấp thuận việc hòa ước của ta chăng ?
Ninh-thích nói :
- Tề-hầu là một người đại nhân đại độ, không kể đến lỗi lầm của kẻ khác. Trước đây Lỗ-hầu không chịu dự hội, sau đến xin ăn thề nơi đất Kha, Tề-hầu vẫn đem đất Vânđương trả lại. Huống chi Hiền-hầu là kẻ đã có lòng đến dự hội, lẽ nào Tề-hầu lại không cho giảng hòa .
Tống hoàn-công hỏi :
- Bây giờ phải dùng những lễ vật chi để cống hiến ?
Ninh-thích nói :
- Là một kẻ đại nhân đại độ, không bao giờ xem của cải là trọng . Hiền-hầu chỉ dùng một vật mọn cũng đũ .
Tống hoàn-công mừng rỡ, sai sứ mang lễ vật xin hòa ước với Tề.
Đái thúc-bì hổ thẹn lui ra.
Sứ Tống đến trại Tề dâng mười cặp bạch-ngọc, ngàn nén vàng ròng, mà tạ tội.
Tề hoàn-công nói :
- Có chỉ mạng của Thiên-tử, ta đâu dám tự chuyên. Phải cậy đại thần của Thiên-tử chuyển tấu về triều Châu mới đặng.
Bèn giao những vàng ngọc ấy lại cho Đơn-miệt.
Đơn-miệt nói :
- Quân hầu đã rộng lòng tha lỗi, nay lại cậy tôi chuyển tấu về triều, tôi đâu dám từ chối.
Tề-hầu tin cho Tống hoàn-Công hay để sắm sửa qua triều Châu, rồi các nước thâu binh về.
- Trước kia nước Tề chưa đủ sức, trong thì việc triều chính chưa an, ngoài lòng dân chưa ổn , nay đã tạm yên , chẳng hay cái mộng làm bá-chủ các nước chư hầu đã nên thực hiện chưa ? Quản-trọng đáp :
- Các chư-hầu còn nhiều nước mạnh hơn Tề. Như phía Nam có Sở phía Tây có Tần và Tấn. Tuy nhiên, nước nào cũng chỉ mạnh về binh-lực chứ không phải mạnh về chính nghĩa , vì họ không biết tôn vua nhà Châu. Nhà Châu dẫu có suy yếu, vẫn là Thiên-tử chung của thiên hạ, thế mà từ khi quân Trịnh bắn vua Hoàn Vương , quân Vệ chống vua Trang-vương, các nước chư-hầu khinh khi bỏ cả việc triều cống. Thậm chí ở nước Sở, Hùng-thông tiếm xưng Vương hiệu nước Trịnh, nước Tống giết vua mà không ai dám hỏi tội.
Nước Tề ta, muốn mạnh phải nắm cho chính nghĩa, luôn luôn thi hành theo mệnh lệnh thiên triều. Nay nước Tống tuy vừa giết được Nam-cung Trường-vạn, khôi phục ngôi vua , nhưng Tống-hầu vẫn chưa được các nước công nhận . Chúa-công nên vào triều Châu , xin Vương mệnh , hợp các chư hầu , công nhận vua nước Tống, còn các chư hầu nào suy yếu ta nên giúp đỡ, các chư-hầu nào ngang-ngược , ta nên họp sức nhau mà vấn tội. Làm như thế các chư hầu phải tùng phục Tề , không cần phải dùng đến binh lực.
Tề hoàn-công nghe nói rất hài lòng, vội sai sứ vào triều Châu , xin phép được tổ chức hội họp.
Vua Ly-vương nói :
- Lâu nay các nước chư hầu đều dễ ngươi không ai về triều bái, nay Tề hầu đã có lòng tưởng đến trẫm, vậy trẫm cho phép được thay mặt trẫm mà lo việc ấy.
Sứ giả trở về báo lại với Tề hoàn-công.
Tề hoàn-công phụng mệnh Thiên-tử, bố cáo khắp chư-hầu triệu-tập các nước họp nhau nơi đất Bắc-hạnh thuộc đất Tề.
Tề hoàn-công lại hỏi Quản-trọng :
- Lần nầy hội chư hầu ta phải dùng bao nhiêu binh-sĩ ?
Quản-trọng nói :
- Hội họp là để bàn luận với nhau, nếu dùng đến quân sĩ tỏ ra dùng sức mạnh áp-bức, làm sao mọi người phục ?
Tề hoàn-công theo lời sai cất một cái đài cao ba trượng, chính giữa lập bàn hương án để vọng bái Thiên-tử, còn chung quanh bày trí các lễ vật đâu đó rất uy-nghi.
Đến ngày hội, Tống hoàn-công (Nghị-thuyết) đến trước, vào tạ ơn Tề hoàn-công. Kế đến nước Trần, nước Châu đến một lượt, sau cùng là nước Sái, vì Sái-hầu oán nước Sở bắt mình ngày nọ, quyết đến hội để minh oan.
Bốn nước Tống, Trần , Châu, Sái thấy Tề không dùng đến quân sĩ , nhìn nhau khen thầm :
- Tề-hầu quả đem lòng chân thật mà đối đãi với chúng ta.
Bốn nước đều bàn với nhau lui quân ra ngoài cách mười dặm.
Tề hoàn-công hỏi Quản-trọng :
- Nay chư hầu không hội đông đủ, có nên hoãn lại một ngày khác chăng ?
Quản-trọng nói :
- Nay đã có bốn nước đến đũ, như vậy cũng có thể bàn luận được , nếu hẹn lại tức là thất tín. Mà đã thất tín thì sau nầy mời sẽ không ai đến.
Sáng hôm ấy , Tề hoàn-công thay mặt vua Châu, đứng ra tuyên-bố :
- Tôi phụng mệnh Thiên-tử, mời quí quốc đến đây, mục đích gặp nhau thảo luận việc chính-trị, chỉnh đốn các cơ-cấu tương-quan giữa các chư-hầu . Được như thế, chúng ta mới cùng nhau giữ vững đạo vua tôi và sự công bình trong thiên-hạ. Muốn làm được việc đó , điều cần thiết chúng ta phải tôn lên một nước làm minh-chủ, có quyền hạn điều khiển các nước chư-hầu.
Các nước chư-hầu đều thì thào bàn bạc không dứt . Người thì muốn tôn nước Tống vì nước Tống đã rộng mà phẩm-tước lại cao hơn nước Tề. Nhưng có kẻ cho rằng vua nước Tống mới lập, còn phải nhờ Tề đại diện cho Thiên-tử mà tấn phong.
Cuộc bàn cãi kéo dài mãi không dứt . Cuối cùng, nước Trần đứng lên nói :
- Nay Thiên-tử đã giao quyền cho nước Tề đứng ra triệu-tập chư-hầu, thì đã mặc nhiên công nhận nước Tề là minh-chủ rồi, lựa phải bàn cãi làm chi, xin tôn nước Tề làm minh chủ.
Các nước đồng thanh nói :
- Chỉ có nước Tề mới đảm đương nổi nhiệm vụ đó.
Tề hoàn-công đôi ba phen từ chối, rồi mới bước lên đàn tuyên bố thứ vị :
- Nước Tề làm minh chủ, thứ đến nước Tống , nước Trần, nước Sái, và sau cùng là nước Châu.
Định thứ vị xong, các nước lần lượt vào trước đài bái mạng Thiên-tử , rồi Trọng tôn-thu thay mặt Tề hầu, đọc tờ ước-thệ như sau :
Châu ly-vương năm đầu , tháng ba, ngày mồng một.
Chúng tôi là : Tề-hầu Tiểu-bạch, cùng với Tống, Trần , Sái, Châu, vâng lệnh thiên-tử , hội nơi Bắc-hạnh để làm ước thệ, nguyện trung thành với vua Châu và giúp đở nhau trong lúc cần thiết . Hễ ai trái ước, các nước có quyền họp binh vấn tội.
Nghe xong, các nước chư hầu đều nghiêng mình bái mạng.
Quản-trọng bước lên thềm nói lớn :
- Các nước Lỗ, Vệ, Trịnh, Tào có ý khinh khi Thiên-tử, miệt hạ chư-hầu, lẽ ra phải hiệp binh vấn tội trước, xin các nước quyết định.
Ba nước Trần, Sái, Châu đồng thanh nói :
- Chúng tôi xin vâng mệnh.
Duy có nước Tống, làm thinh không nói gì cả.
Chiều hôm ấy, Tống hoàn-công về nhà quánđịch, nói với Đái thúc Bì :
- Tề-hầu có ý tự đắc, không kể ngôi thứ, vượt lên làm minh chủ, lại còn có ý lấy binh các nước mà thị oai. Nếu ta vâng theo ý ấy ắt sau nầy ta phải bị phục tùng mãi mãi.
Thúc-bì nói :
- Hiện nay chư-hầu không phải một ý, kẻ theo, người không, dầu Tề có muốn làm bá-chủ cũng chưa thể được . Nếu ta chịu giúp Tề, đánh Lỗ và Trịnh, chẳng khác nào ta củng cố địa vị cho Tề. Như thế có hại cho Tống. Hiện nay, trong bốn nước đến dự, chỉ có Tống là lớn , nếu Tống không giúp thì ba nước kia cũng phải thôi.
Tống hoàn-công nói :
- Mục đích ta đến đây dự hội là để nhận lấy Vương-mạng. Nay Vương-mạng đã nhận xong, còn ở đây làm gì ?
Đêm hôm ấy Tống hoàn-công lẵng-lặng đem quân về nước.
Tề hoàn-công hay tin tức giận nói :
- Chưa chi mà nước Tống đã tính chuyện bội ước rồi.
Bèn sai Trọng tôn-thu đuổi theo.
Quản-trọng nói :
- Tống đã làm sai, mà mình đuổi theo lại là việc trái. Nếu muốn phạt Tống phải tâu với thiên-tử đem quân đến đánh mới được.
Tề hoàn-công nói :
- Nếu vậy, ta cho sứ về triều Châu xin việc ấy.
Quản-trọng nói :
- Đánh Tống chưa lợi. Tống là nước xa, Lỗ là nước gần , muốn cho Tống phục, trước phải đánh Lỗ.
Tề hoàn-công hỏi :
- Muốn đánh Lỗ phải lập mưu chi ?
Quản-trọng thưa :
- Phía Đông-Bắc có nước Toại, thuộc Lỗ. Nước ấy nhỏ lắm, dân cư có bốn họ, ta đem quân lấy nước ấy không khó. Mà chiếm được nước ấy rồi, Lỗ phải sợ. Chừng ấy ta sai sứ sang trách Lỗ-hầu về việc không đi dự hội, một mặt thông tin cho Văn-khương biết việc xích mích giữa Tề, Lỗ hiện nay. Hễ Văn-khương biết được Lỗ-hầu không hòa hiếu với bên ngoại , ắt khiển trách. Trong thì sợ mẹ, ngoài sợ uy ta , làm sao Lỗ-hầu không xin hòa. Lúc bấy giờ ta mới đem quân đánh Tống.
Tề hoàn-công khen phải, liền hưng binh đi đánh nước Toại.
Lỗ trangCông hay tin vội họp triều thần bàn kế.
Công-tử Khánh-phủ thưa :
- Binh Tề đã đem binh đến nước ta hai lần, lần nào cũng bị thua, nay xin Chúa-công cho tôi đem binh ra đánh.
Thi-Bá nghe nói, can rằng :
- Không nên khinh địch. Hiện nay Quản-trọng nắm quyền bỉnh-chánh , quân luật nghiêm minh, ta khó mà thắng nỗi. Vả lại, nước Lỗ ta trước đây rất nhiều ơn huệ với Tề như việc giết Công-tử Cũ , đứng làm chủ-hôn cho Vương-cơ, mà Tề-hầu chưa thể quên được . Nay xin cứ giải-hòa để giữ lấy ân-huệ đó là hơn.
Các quan còn đang thương nghị , bỗng có thư Tề hoàn-công gởi đến.
Lỗ trang-công cả mừng, mở ra đọc.
Thư rằng :
Tôi và hiền-hầu cũng thờ một Thiên-tử nhà Châu, khác nào như anh em, hơn nữa hai nước Tề, Lỗ là chỗ thân thuộc, thế mà kỳ hội vừa rồi nơi Bắc-hạnh, hiền-hầu không chịu đi dự, đã trái với lệnh Thiên-tử lại thương tổn đến tình thân. Tôi rất đau lòng khi phải đem binh sang nước của hiền-hầu để đạo đạt bức thư nầy.
Tề hoàn-công lại gởi riêng một bức thư cho Văn-khương, vì vậy khi được thư , Văn-khương gọi Lỗ trang-công vào hậu cung nói :
- Tề, Lỗ là hai nước thân thuộc, nếu Tề-hầu có điều không phải với ta đi nữa, ta cũng không nên làm giãm tình thân , huống chi Tề đã có ý muốn cầu hòa với ta mà con lại không nghe sao ?
Lỗ trang-Công không dám cãi lời mẹ liền sai Thi-Bá viết thư phúc đáp :
- Kỳ hội nơi Bắc-hạnh, tôi bị đau không đến dự được, tự thấy mình có lỗi. Nay quí-quốc trách vấn, tôi rất ăn năn. Tuy-nhiên, nếu bắt tôi phải nhận những điều cam kết dưới thành, thật là điều quốc-sĩ. Quí-quốc lui binh ra khỏi biên-giới bấy giờ nước tôi sẽ tuân mệnh.
Tề hoàn-công tiếp được thư rất đẹp lòng, truyền kéo binh khỏi nước Lỗ, ra đóng nơi đất Kha, để chờ Lỗ-hầu đến hội-kiến.
Lỗ trang-công sắp sửa đến đất Kha, hỏi triều thần :
- Có ai dám theo ta đến đất Kha hộiđiện với Tề chăng ?
Tào-muội bước ra xin đi.
Lỗ trang-Công nói :
- Ngươi ba lần giao chiến bị thua nước Tề, nay xin ra đó không sợ nước Tề chê cười sao ?
Tào-muội thưa :
- Chỉ vì bị thua nước Tề ba lần nên tôi mới xin theo Chúa-công để rửa nhục !
Lỗ trang-công nói :
- Ngươi muốn rửa nhục mà theo ta trong chuyến nầy chỉ thêm xấu hổ. Vì đến ăn thề với họ, tự nhiên mình đã là kẻ chiến bại rồi .
Tào-muội nói :
- Tôi quyết không để cho nước Lỗ mang cái danh biểu xấu xa ấy.
Lỗ trang-công nhận lời cùng Tào-muội lên đường.
Khi đến đất Kha, Tề hoàn-công đã sai người đắp một cái đài rất lớn , bày sẵn lễ vật, đợi Lỗ trang-Công đến làm lễ huyết thệ . Lại truyền lệnh chỉ cho một người được theo hầu Lỗ trang-công lên đài thôi, còn bao nhiêu quân sĩ phải đứng xa, cách hai trăm thước.
Tào-Muội trong mặc áo giáp, ngoài cầm gươm đi theo sau lưng Lỗ trang-công.
Lỗ trang-Công có ý sợ, trái lại Tào-Muội rất hùng dũng.
Hai người vừa bước khỏi thềm .
Đông quách-nha bảo Tào-muội :
- Ngày nay hai nước giao-hòa, gặp nhau để bàn bạc, xin tướng quân hãy bỏ đồ binh khí đi.
Tào-muội trừng mắt nhìn Đông quách-nha, hai khóe mắt toét ra, rươm rướm máu.
Đông quách-nha thấy vậy bước lùi ra sau .
Tào-Muội ungđung bước theo Lỗ trang-công đến trước bàn hương án .
Thấp-Bằng bưng bát máu dâng lên để Lỗ trang-công cùng Tề hoàn-công ăn thề .
Tào-muội mặt hầm hầm, một tay nắm áo Tề hoàn-công , một tay rút gươm nói :
- Hãy khoan !
Quản Trọng vội vã xen vào giữa, hỏi Tào-muội :
- Quan Đại-phu làm gì thế ?
Tào-muội đáp :
- Nước Lỗ bị suy yếu, đã hao tổn nhiều về chiến-tranh thế mà ngày nay những nước tự xưng mình là minh-chủ, hối chư-hầu để cứu giúp những kẻ suy yếu, lại đến làm khổ nước Lỗ nữa, như vậy dám tự hào là chính đáng sao ?
Quản-trọng nói :
- Nước tôi đã làm điều gì hại cho quí-quốc ?
Tào-muội nói :
- Cậy sức mạnh, đem quân chiếm lấy đất Vânđương của nước tôi , sao lại bảo là không làm hại . Nếu quí-quốc thực-tình giao-hảo , hãy trả đất ấy lại cho Lỗ, Chúa-công tôi mới chịu ăn thề. Bằng không tôi nhất định liều chết. .
Quản-trọng ngoảnh lại, nói với Tề hoàn Công :
- Xin Chúa-công chấp thuận lời xin ấy.
Tề hoàn-công nói :
- Thôi, quan Đại-phu hãy buông ra. Tôi hứa sẽ trả đất ấy lại.
Tào-muội nghe nói vội bỏ thanh kiếm xuống, bưng lấy bát máu thay cho Thấp-bằng mà dâng lên .
Lỗ trang-công cùng với Tề hoàn-công làm lễ huyết-thệ .
Xong Tào-muội lại nói :
- Quản-trọng giữ quyền-binh nước Tề, tôi xin cùng Quản-Trọng ăn thề để khỏi có điều hối-hận.
Tề hoàn-công nói :
- Bất tất phải làm như vậy, lời ta đã hứa lẽ nào lại lành trái được sao.
Lễ tuyên-thệ xong các quan nước Tề ai nấy hậm-hực, muốn tìm cách trả thù Tào-muội.
Tề hoàn-công nói :
- Ta đã hứa với Tào-muội rồi ! Dẫu kẻ thất phu đã ước với ai câu gì cũng không nên sai lời, huống hồ ta là Chúa một nước .
Bấy giờ các quan mới chịu thôi.
Sáng hôm sau, Tề hoàn-công lại bày tiệc ở nhà Công-quán để tiễn biệt Lỗ trang-công, rồi đem đất Vânđương trả lại cho nước Lỗ.
Các nước chư-hầu nghe được việc ấy, kêu Tề hoàn-công là người tín nghĩa. Hai nước Vệ và Tào sai sứ đến tạ tội và xin ăn thề.
Tề hoàn-công sai sứ vào tâu với vua Ly-vương nhà Châu , xin cất quân phạt Tống.
Châu Ly-vương nhậm lời, khiến quan Đại-phu Đơn-miệt, kéo binh sang hội với binh Tề.
Lúc ấy nước Trần, nước Tào hay tin cũng xin đem binh giúp sức.
Tề hoàn-công khiến Quản-trọng dẫn một đạo binh đi trước để đón binh hai nước Trần và Tào . Còn mình thì đi với Thấp-bằng , Vương-tử Thành-phủ và Đông quách-Nha, thống lãnh đại binh, hẹn hội nhau nơi đất Thượng-kỳ.
Quản-trọng lãnh mệnh kéo quân ra đi.
Quản-Trọng vốn có một người tiểu-thiếp tên Tĩnh-nương, nàng nầy tuy phận quần thoa, nhưng lại thông minh học rộng. Vì vậy Quản-trọng đi đâu cũng đem nàng theo hầu.
Ngày kia, Quản-trọng vừa kéo binh đến núi Dao-sơn, bỗng gặp một người chăn trâu, mình mặc áo cộc , đầu đội nón rách ngồi trên lưng trâu, gõ sừng ca hát.
Quản-trọng nghe tiếng ca biết không phải là người tầm thường khiến quân sĩ đem rượu thịt đến cho.
Người chăn trâu ăn xong hỏi quânsĩ :
- Tôi muốn được yết kiến quan Tể-tướng.
Quân sĩ đáp :
- Xe của quan Tê-tướng đã đi xa rồi. Vậy thì cứ ăn cho no mà thôi, cần chi phải gặp mặt.
Người chăn trâu nói :
- Tôi có một lời muốn nói cùng quan Tể-tướng.
Quân sĩ hỏi :
- Lời gì ? Nếu chỉ nói một lời thì bọn ta nói giúp cho cũng được.
Người chăn trâu nói :
- Nước trong leo léo
Quân sĩ đem lời ấy nói lại với Quản-trọng.
Quản-trọng không hiểu gì cả, liền hỏi Tĩnh-nương.
Tĩnh-nương nói :
- Thiếp có nghe, xưa có một bài thơ "Nước trong" .
Bài thơ ấy có câu rằng : "Nước trong leo lẻo , cá lội giữa dòng, người đến triệu ta , ta cũng bằng lòng". Ý chừng người ấy muốn ra làm quan.
Quản-trọng khiến dừng xe lại , rồi sai người đòi gã chăn trâu đến hỏi .
Gã chăn trâu cúi đầu thi lễ chứ không lạy .
Quản-trọng hỏi tung tích, người chăn trâu nói :
- Tôi là Ninh-thích, người đất Vệ, được nghe Tướng-quốc là kẻ ưa hiền, chuộng sĩ, nên tìm qua nước Tề để tiến thân, ngặt không có ai tiến dẫn nên phải chăn trâu cho người trong làng mà nuôi sống .
Quản-trọng thử-thách trình độ học thức .
Ninh-thích ứng đáp rất rành mạch.
Quản-trọng nói :
- Kẻ hào-kiệt lúc chưa gặp vận cũng khó thi thố tài năng của mình được. Đại binh của Chúa-công ta cũng sắp đến đây , ta viết cho nhà ngươi một phong thơ , nhà ngươi an lòng ở đây mà chờ, lúc nào Chúa-công ta đến, hãy xin yết kiến mà trình thơ , ắt được trọng dụng .
Nói xong Quãn-trọng viết một phong thơ , trao cho Ninh-thích.
Ninh-thích lãnh thơ , rồi ở nơi núi Dao-sơn chăn trâu như cũ .
Cách ba ngày sau, đại binh của Tề hoàn-công kéo đến .
Ninh-Thích lại gõ sừng trâu ca hát vang trời .
Hát rằng :
Mặt Thường-lan nhấp nhô đá trắng
Thân lý-ngư thầm lặng xuôi dòng
Đời không hiền-sĩ
Đất thiếu minh-quân
Thương thân, ta lại tủi thầm
Hởi con trâu trắng
Hơi cụm rừng thâm
Hùng anh sống với âm thầm mãi ư ?
Tề hoàn-công nghe giọng ca lấy làm lạ , khiến kẻ tả hữu bắt dẫn đến hỏi thăm họ tên, quê quán.
Ninh-thích tâu :
- Tôi người nước Vệ, lưu lạc nơi đây .
Tề hoàn-công hỏi :
- Ngươi là một đứa chăn trâu, cớ sao lại dám chê bai thiên hạ ?
Ninh-thích nói :
- Tôi đâu có chê bai . Tôi chỉ tiếc rằng đời nay không có người hiền.
Tề hoàn-công hỏi :
- Sao ngươi lại dám chê rằng "đời thiếu minh-quân" , trong lúc Thiên-tử nhà Châu đang trị vì thiên-hạ, còn ta một nước chư hầu giàu mạnh, trên phục tùng Thiên-tử, dưới chế-ngự chư-hầu đem lại thái bình cho thiên hạ .
Ninh-thích nói :
- Một minh-quân tất phải biết mình, hiểu người rõ được thời bình, thấy được lúc biến, đem ân đức rãi khắp nhân gian, lấy lòng nhân mà trị thiên hạ. Như nhà Châu hiện nay vận nước mỗi lúc một suy, trong thì dân tình không phục, ngoài thì chư hầu bất tuân, tài trị nước không có, sao gọi là minh-quân ? Đến như Chúa-công, giết anh ruột mình mà cướp ngôi , mượn uy thiên-tử để chế ngự chư hầu, nlưng chư hầu đều không phục, sao gọi là giàu mạnh ?
Tề hoàn-công nghe nói nỗi giận mắng lớn :
- Đứa thất phu, dám nói càn.
Liền hô kẻ tả hữu bắt Ninh-thích đem chém.
Ninh-thích không chút sợ hãi, ngước mặt lên trời than :
- Ngày xưa vua Kiệt giết Long-bàng, vua Trụ giết Tỉ-can, nay tôi cùng với hai ông ấy kể là ba người ?
Thấp-bằng thấy thế tâu với Tề hoàn-công :
- Người ấy lời nói không dua mị, lòng không sợ uy nghiêm, chắc không phải là kẻ tầm thuờng, xin Chúa-công chớ nên giết.
Tề hoàn-Công sực nghĩ lại cơn giận đã nguôi, bước tới mở trói cho Ninh-thích, và nói :
- Ta thử nhà ngươi đó thôi . Nhà ngươi quã là một người khí phách.
Ninh Thích thò vào túi lấy phong thư của Quản-trọng dâng cho Tề hoàn-công.
Tề hoàn-công tiếp lấy đọc.
Trong thư viết :
Tôi phụng mệnh đem quân qua núi Dao-sơn , có tiếp được một người nước vệ, tên là Ninh-thích. Người nầy là một nhân tài trong thiên hạ , không phải những kẻ chăn trâu tầm thường, xin Chúa-công thu dụng, đừng để người ấy đi nước khác mà hối tiếc.
Tề hoàn-công nói :
- Nhà ngươi đã có bức thư của Trọng-phụ sao không tâu trình cho sớm ?
Ninh-thích nói :
- Tôi nghe nói vua hiền chọn người ngay , tôi trung chọn Chúa có đức . Nếu Chúa-công ghét người thẳng , ưa kẻ nịnh , thì thà tôi chết đi còn hơn là đưa thư để được trọng dụng.
Tề hoàn-công rất đẹp lòng, truyền ngồi vào một cỗ xe theo sau .
Tối hôm ấy đóng quân lại nghĩ, Tề hoàn-công sai thắp đuốc tìm mũ áo Tề phong chức cho Ninh-Thích.
Thụ điêu tâu :
- Từ đây đến nước Vệ không xa, xin Chúa-công đợi đến đó hỏi xem Ninh-thích quả là người hiền không đã, rồi sẽ phong cũng chẳng muộn.
Tề hoàn-công nói :
- Đã nghi thì không nên dùng, mà đã dùng thì đừng nghi. Giả thử Ninh-Thích trước kia có một vài lỗi nhỏ đi nữa, nay ta cũng không nên vì lỗi nhỏ ấy mà bỏ phí một nhân tài.
Nói xong, ngay đêm ấy, phong cho Ninh-thích làm quan Đại-phu, lại khiến cùng với Quản-trọng coi việc quốc-chánh.
Ninh-thích lạy tạ lui ra.
Tề hoàn-công truyền tấn binh.
Chẳng bao lâu, đại-binh của Tề hoàn-công đã kéo đến biên-giới nước Tống , hợp với binh các nước chư-hầu đông như kiến cỏ.
Tề hoàn-công họp các tướng bàn kế lấy thành.
Ninh-thích tâu :
- Chúa-công phụng mệnh Thiên-tử đem binh chế-ngự chư-hầu . Mục đích bắt họ phục tùng chứ không phải chiếm đất. Ấy vậy quân lực chỉ làm cho người ta sợ uy chứ không mến phục. Theo ý tôi, chớ nên đánh vội . Tôi dẫu hèn mạt, dám xin đem ba tấc lưỡi mà bảo vua nước Tống phải giảng-hòa.
Tề hoàn-công nghe theo, truyền đóng quân lại, sai Ninh-thích vào trước nghị hòa với Tống hoàn-công.
Ninh-thích ngồi một chiếc xe nhỏ đem theo mấy tên gia-nhân thẳng đến ThưĐương , xin vào yết-kiến.
Tống hoàn-công hỏi Đái thúc-bì :
- Ninh-thích là người thế nào ?
Đái thúc-Bì thưa :
- Tôi nghe người ấy là một kẻ chăn trâu, được Tề-hầu mới dùng làm quan, tất người ấy có tài ứng đối.
Tống hoàn-công nói :
- Vậy thì nên đối xử như thế nào ?
Đái thúc-bì thưa :
- Xin Chúa-công triệu vào lấy lễ mà đãi, để xem ý tứ Ninh-Thích như thế nào. Nếu va có điều chi lỗ mãng, tôi sẽ vuốt giải mão làm hiệu, Chúa-công khiến võ-sĩ bắt giam lại. Như thế mưu của Tề ắt phải hư .
Tống hoàn-công gật đầu khen phải, truyền võ-sĩ mai phục xong xuôi , rồi mới cho Ninh-thích vào.
Ninh-thích mặc áo rộng, thắt đai lớn ung dung bước vào xá Tống hoàn-công một cái.
Tống hoàn-công ngồi yên không đáp lễ.
Ninh-thích ngước mặt lên trời than :
- Nước Tống đã đến lúc nguy khốn rồi.
Tống hoàn-công nghe nói, lấy làm lạ hỏi :
- Ta làm đến bực Thượng-công, phẩm trật đứng trên các chư-hầu , trong nước binh hùng tướng mạnh, dân chúng an vui , sao gọi là nguy khốn .
Ninh-thích nói :
- Hiền-hầu có thể sánh được với Châu-công ngày xưa chăng ?
Tống hoàn-công nói :
- Châu-công là bậc thánh, ta làm sao sánh được.
Ninh-thích nói :
- Châu-công ngày xưa, trong lúc thiên-hạ thái bình thế mà còn phải hết lòng trọng người hiền-sĩ . Lúc đang ăn cơm, nghe người hiền sĩ vào vội nhả miếng cơm, để ra tiếp đón . Trong lúc đang tắm nghe người hiền sĩ đến vội vẫy nắm tóc để ra mời. Nay Hiền-hầu là dòng dõi một nước đã mất rồi, lại gặp buổi loạn lạc, các liệt-quốc tranh hùng, dẫu bắt chước như Châu-công, hết lòng cầu kẻ sĩ , chưa chắc hiền sĩ đã chịu đến, huống hồ lại còn tự đắc, kiêu căng thì những lời trung-trực có bao giờ đến trước mặt hiền-hầu
được . Thế mà lại không cho là nguy khốn sao ?
Tống hoàn-công nghe nói sững sờ, giây lâu mới đứng dậy , nói với vẻ ăn năn :
- Ta mới lên ngôi, chưa được nghe lời giáo huấn của quân-tử, vậy xin tiên sinh miễn chấp.
Thúc-bì đứng hầu một bên thấy Tống hoàn-công đã tỏ ý xiêu lòng, vội đưa tay vuốt giải mão. Nhưng vuốt đến đôi ba lần mà Tống hoàn-công vẫn không thèm nói tới.
Tống hoàn-công hỏi Ninh-thích :
- Chăng hay tiên-sinh đến đây có điều chi dạy bảo tôi chăng ?
Ninh-thích nói :
- Nay Thiên-tử suy-yếu, chư hầu đoạt quyền, việc tranh chấp càng ngày càng khốc liệt, dân gian đồ thán. Tề-hầu không nỡ để cho thiên hạ lâm cảnh tóc tang, phải phụng mệnh Thiên-tử liên kết chư-hầu để lo việc tương thân và trách phạt. Hiền-hầu bội tín làm cho Thiên tử nổi cơn thịnh nộ, nên sai chư hầu đến đây vấn tội. Nếu Hiền-hầu cự với binh triều thì chưa đợi giao binh đã thấy được lẽ thắng phụ rồi.
Tống hoàn-công hỏi :
- Theo sở kiến của Tiên-sinh thì việc nầy phải thế nào ?
Ninh-thích nói :
- Theo ý tôi, Hiền hầu nên dùng chút đỉnh lễ vật mà cầu hôn . Trên chẳng trái với Châu-vương, dưới vẫn đặng quyền cùng minh-chúa. Như thế nước Tống không cần phải động binh mà vẫn vững vàng thư non Thái.
Tống hoàn-công nói :
- Trước kia ta đã không trọn ước, nữa đêm kéo quân bỏ về không dự hội. Nay Tề-hầu đã đem binh đến đây biết có chấp thuận việc hòa ước của ta chăng ?
Ninh-thích nói :
- Tề-hầu là một người đại nhân đại độ, không kể đến lỗi lầm của kẻ khác. Trước đây Lỗ-hầu không chịu dự hội, sau đến xin ăn thề nơi đất Kha, Tề-hầu vẫn đem đất Vânđương trả lại. Huống chi Hiền-hầu là kẻ đã có lòng đến dự hội, lẽ nào Tề-hầu lại không cho giảng hòa .
Tống hoàn-công hỏi :
- Bây giờ phải dùng những lễ vật chi để cống hiến ?
Ninh-thích nói :
- Là một kẻ đại nhân đại độ, không bao giờ xem của cải là trọng . Hiền-hầu chỉ dùng một vật mọn cũng đũ .
Tống hoàn-công mừng rỡ, sai sứ mang lễ vật xin hòa ước với Tề.
Đái thúc-bì hổ thẹn lui ra.
Sứ Tống đến trại Tề dâng mười cặp bạch-ngọc, ngàn nén vàng ròng, mà tạ tội.
Tề hoàn-công nói :
- Có chỉ mạng của Thiên-tử, ta đâu dám tự chuyên. Phải cậy đại thần của Thiên-tử chuyển tấu về triều Châu mới đặng.
Bèn giao những vàng ngọc ấy lại cho Đơn-miệt.
Đơn-miệt nói :
- Quân hầu đã rộng lòng tha lỗi, nay lại cậy tôi chuyển tấu về triều, tôi đâu dám từ chối.
Tề-hầu tin cho Tống hoàn-Công hay để sắm sửa qua triều Châu, rồi các nước thâu binh về.
Danh sách chương