Quyển 1 –

Tiết Thượng Nguyên (*) đi Thang Sơn


(*) Thượng Nguyên: tết Nguyên tiêu


Sau Tết Nguyên Đán thì đến Thượng Nguyên Tiết. Thêm vào đó, đầu năm nay thời tiết không tệ, mùa đông hàng năm luôn bị tuyết lở ở vùng núi Côn Lôn, nhưng năm nay ông trời tác mỹ*, tuy có tuyết rơi nhưng không xảy ra tuyết lở, đóng băng. Triều đại thứ ba của đất nước Cẩm Thái đã từng xảy ra hỗn chiến giữa chư vương, nội ngoại mất mười năm nên những triều đại sau đó đều tuân theo chính sách bảo tồn lực lượng, mở rộng sông, đường, giảm thuế má, thi hành liêm chính. Vì thế ở triều Xương Long của tiên đế, quốc khố luôn đầy ấp, cống nạp hàng năm chồng chất như núi, lương thực năm cũ chưa vơi, năm mới lại tới. Trong quốc khố chứa vô vàn tiền của, vì lâu không có đất dụng võ nên những sợi dây buộc đồng tiền cũng đứt hết ra. Dẫn đến nhiều nơi trong dân gian thậm chí còn xảy ra việc mang thực phẩm thượng hạng nuôi thú. Hoàng thượng trăm phương nghìn kế thu hồi binh quyền, ngẫm cũng chính vì thời cơ đã đến, có ý đồ mở rộng lãnh thổ sang bắc.

Lúc ấy, thiên hạ phân chia ngũ quốc, Ô Lệ phía đông đã quy nạp, Dạ Loan phía Nam đã hàng phục từ tiền triều. Duy còn Man Sa và Côn Lôn ở Tây Bắc, cả hai nước này đều là dị tộc, vẫn luôn rình rập đất đai Cẩm Thái. Nhưng nghe nói vùng Tây Bắc có đất đai phì nhiêu. Quốc khố cũng dồi dào, dân sinh sung túc, nhân khẩu tăng gia, thêm nữa, hoàng thượng nay đã nắm đại quyền trong tay, tuổi trẻ tài cao, muốn mở rộng biên cương lãnh thổ cũng là điều bình thường.

Vì năm mới mọi việc suôn sẻ, năm cũ thu hoạch to, nên tâm trạng hoàng thượng rất tốt, muốn đến Hành Cung ở Thang Sơn du ngoạn qua lễ. Hành Cung ở Thang Sơn được xây dựng vào năm Bình Khánh, là cung điện hoàng gia cách kinh thành 130 lý về phía bắc. Tỉnh này trứ danh vì Thang Sơn, sau đó kiến thiết Hành Cung và sửa tên thành cung điện cho hoàng gia. Thang Sơn có khoảng 300 suối nước nóng, cách hoàng cung không xa nên trở thành một nơi cực tốt để tịnh dưỡng.

Sau khi hoàng thượng đăng ngai, đã cùng thái hậu đến đó 6 lần, 1 lần cùng đến với Ninh Hoa Phu Nhân. Sau khi Phi Tâm vào cung cũng từng theo Hoàng thượng đến đó 1 lần, nhưng Phi Tâm thật sự không thích du ngoạn lắm. Từ bé cô đã bị nhốt trong nhà học hành luyện tập để trở thành tiểu thư khuê các hợp cách, chưa bao giờ bước chân ra cửa lớn một bước, chuyến đi xa duy nhất trong đời chính là lên kinh thành ứng tuyển tú nữ, và khi đó cũng chỉ ngồi trong kiệu quan. Cuộc sống thâm khuê lâu dài đã mài nhẵn tất cả lòng hiếu kỳ của cô, cũng khó trách hoàng thượng chê cô lúc nào cũng không chút sinh khí. Nhưng cô lại cảm thấy, đi đến Hành Cung, đường xá xa xôi, chẳng thà ở trong cung sẽ thoải mái hơn. Đến lúc ấy phải chạm mặt với hoàng thượng nhiều, gặp gỡ nhiều tự khắc sẽ sai nhiều, không biết bao giờ lại đắc tội với y, thà ở trong cung an toàn hơn.

Vào ngày mùng bốn, Hoàng Thượng nghe kiến nghị của triều thần, liền định kế hoạch hành cung. Hành trình kín đáo, Hành Chấp, Cư An – nhị phủ vội vã an bài, nhanh chóng thẳng tiến Hành Cung để chờ nghênh giá, trong cung bắt đầu chuẩn bị mọi việc cần thiết.

Hàng năm khi Hoàng Thượng xuất hành đều nhất thiết phải có thái hậu đi cùng, còn về phi tần đi theo, trừ phi được y khâm điểm nếu không thì chỉ có những ai đã từng hầu hạ hoàng thượng mới có tư cách đi theo. Nhưng danh sách vẫn có hạn, thường năm cứ vào mùa này, các cung ban thưởng không ngớt, ai cũng mong tên mình được thêm vào đó. Ngân lượng mà phi tần mang đến đã có thể lấp đầy cửa bộ phận an bài chủ yếu của nội phủ. Năm ngoái thái hậu không đi vì tuyển tú, tiền hoàng hậu không chấp trưởng xuể công vụ, thái hậu phải trấn thủ trong cung; năm ngoái Quý Phi không đi, vì đầu xuân năm ngoái đã đắc tội hoàng thượng, tự cấm cửa bản thân một tháng; còn Ninh Hoa Phu Nhân vì năm ngoái mang thai nên hoàng thượng khâm chỉ. Nhưng năm nay thái hậu đã nửa lui về ở ẩn, chắc chắn cũng sẽ đi cùng, còn Quý Đức song phi đều là nhân vật nổi trội trong cung, sẽ không thể thiếu tên trong sổ sách. Các phủ dù có to gan bằng trời cũng không dám moi tiền từ họ.

Thông thường nếu hoàng thượng không chỉ đích danh thì danh sách hậu cung sẽ do hai phủ lo liệu. Hoàng thượng như thế là rất bình thường, y vốn không đặt nhiều tâm trí vào hậu cung, nên tuyệt đối không thể hiện ân sủng đặc biệt nào trong những việc nhỏ nhặt này, trừ phi y cho rằng điều đó cần thiết.

Hoàng thượng vừa kế hoạch xuất cung, bên này đã khiến hậu cung náo loạn, người có thủ đoạn, người có tiền đều bắt đầu hoạt động. Duy chỉ lúc này Phi Tâm mới cảm thấy bất mãn với địa vị Quý Phi, nếu cô chỉ là một Mỹ Nhân, hay cấp Tần nào đó, lúc nãy nếu cứ bụm chặt túi tiền không đưa ngân lượng nhất định sẽ không cần đi theo, mà có thể thư thả ở lại trong cung vài ngày. Nhưng đáng tiếc, bây giờ trừ phi cô đủ nhẫn tâm đánh gãy chân mình, hay tìm cớ đắc tội hoàng thượng thì mới mong trốn khỏi. Mà cô lại không đủ tàn nhẫn để tự đánh gãy chân mình, lại càng không có gan hùm mật gấu để giẫm địa lôi nên đành ngồi u uất, sầu não.

Danh sách đã định vào hôm mùng bảy, hoàng thượng xuất hành cùng thái hậu, Quý Phi, Đức Phi, Linh Tần, Tuấn Tần, Hòa Tần, Hoa Mỹ Nhân, ngoài ra còn một số quan chức đi cùng thì không cần nói chi tiết. Kiệu, xe, nghi trượng…khi xuất hành sẽ phân phát theo cấp bậc. Danh sách vừa ấn định xong thì đã nhanh chóng truyền đến tai chủ nhân các cung để chuẩn bị. Khác với thần thái rạng ngời của Tú Linh, Tú Thể, mấy hôm liền Phi Tâm vẫn thở ngắn than dài, sắc mặt nhăn nhó như quả mướp đắng.

Thực ra nếu vào năm trước, cô sẽ không tiêu cực như vậy, nhưng năm nay xảy ra nhiều việc, và đến cuối năm liên tục mấy việc đều khiến quan hệ giữa cô và hoàng thượng trở nên căng thẳng. Hai hôm trước thì tốt hơn nhiều, nhưng càng chứng tỏ hoàng thượng là người hỷ nộ vô thường. Nếu hoàng thượng nổi trận lôi đình thật, bắt giữ luận tội, cô cũng chẳng cần lo nghĩ như vậy, nhưng không hiểu sao lại cứ treo lủng lẳng, lúc tốt lúc xấu, khiến cô lúc nào cũng phải đoán tâm tư y. Kết quả là càng đoán lại càng sai, bản thân cô tự dày vò mình, tâm sức suy kiệt, nghĩ đến việc ở bên cạnh y cũng khiến cô nổi gợn tóc gáy, run như sậy.

Sáng sớm ngày 11, Ngũ Sắc nghi trượng đã sắp sẵn tại Thoại Dương Môn, sau đó xuất hành theo Thanh Hoa Môn ở cửa bắc, bá quan quỳ tiễn.

Từ Thanh Hoa Môn đến thẳng Huyền Anh Môn trong kinh thành, cả con đường này đã phong tỏa từ sớm, dọc hai bên đường nhà nhà hạ rèm vàng, trải cát vàng. Nội cung cấm quân đứng hai bên tiến lên trước, sau đó là Kim Ngọc nghi trượng, ô dù, cờ thêu. Đoàn trượng hai bên yểm hộ kỵ binh, theo sao đoàn trượng là cấm quân hộ vệ vây lấy long kiệu của hoàng thượng. Tiếp đó là Bảo Loan Kiệu của Thái Hậu, nữa là Hồng Đình Kim Kiệu của Quý Phi, Đức Phi và kiệu của chư phi tần. Quan chức đi cùng, ngựa của quan võ, kiệu của quan văn, lần lượt sắp theo cấp bậc đi sau , sau cùng là bộ vệ. Đoàn người xếp dài rồng rắn, đầu đoàn đã đến Huyền Anh Môn, đuôi đoàn vẫn chưa bước khỏi Thanh Hoa Môn, và còn có cung nữ thái giám mang theo những thứ ứng cấp. Theo kinh nghiệm của Phi Tâm, chuyến này phải mất 3 – 4 ngày mới đến được Thang Sơn.

Lần này cô chỉ đưa Thường Phúc và Tú Linh, trong cung của cô cũng cần người trông nom, vì thế Thường An và Tú Thể không đi theo. Quả nhiên, một hàng người đi ròng rã đến tận buổi tối ngày 14 mới đến Thang Sơn.

Hành Cung xây trong núi Thang Sơn, tòa lâu đài hoàng gia dài khoảng 10 km, phía nam xây các dãy phòng thê địa hình núi?, tổng cộng trên 600 phòng. Các cung đều có nước suối dẫn vào, nước ở đây có địa chất khác nhau tùy theo vị trí núi, và lấy cảnh quang tự nhiên để xây vườn, so với cấm cung Hằng Vĩnh, tuy không nguy nga tráng lệ, nhưng cảnh sắc say người.

Sau khi đến nơi, mọi người được phân chia nơi ở theo cấp bậc. Phi Tâm là Quý Phi, hai năm trước cô ở Thuyền Thể Các, cách Huy Dương Cung của hoàng thượng gần nhất, còn bên kia Trường An Điện dành riêng cho thái hậu. Nhưng năm nay có thêm một Đức Phi cùng bậc với Quý Phi, Thuyền Thể Các này nên để dành cho Quý Phi như thường lệ, hay nên phân cho Đức Phi? Vấn đề này quả nan giải đối với Cư An phủ.

Dạo gần đây Phi Tâm có nhiều phiền muộn, càng không muốn vì chuyện nhỏ này mà đắc tội Lâm Tuyết Thanh, nên tự chọn cho mình Thê Phụng Các ở nơi xa hơn, ở đó trồng rất nhiều cây Ngô Đồng, và ở trong cùng hướng Tây Bắc. Tuy tên gọi rất hay, nhưng vì xung quanh không có suối khoáng, nên chúng phi đều không thích. Còn Phi Tâm chỉ muốn yên tĩnh, lại chẳng muốn tranh phong cùng Đức Phi, càng không muốn gây phiền hà hoàng thượng, nên chọn nơi càng xa càng tốt, coi như cấm cửa nhốt mình lại. Quý Phi không tranh giành, Cư An Phủ tự khắc dễ giải quyết hơn, vì thế Quý Phi ở Thê Phụng Các, Đức Phi ở Thuyền Thể Các, phi tần còn lại xếp theo địa vị, xung quanh vẫn là nơi ở dành cho quan lại đi cùng. Tiệc chiêu đãi buổi tối, hoàng thượng nghe xong kế hoạch đã ấn định bèn về cung nghỉ sớm, cũng không chiêu bất kỳ phi tần nào theo hầu, Phi Tâm vẫn theo lệ thỉnh an thái hậu rồi về nghỉ sớm.

Ngày hôm sau là tiệc Thượng Nguyên , việc này trong cung đã an bài thỏa đáng nên cô chẳng cần bận tâm. Cô không phải lần đầu đến đây, chẳng có quang cảnh nào muốn ngắm, cộng thêm gần đây nhiều chuyện xảy ra, khiến cô mệt mỏi vô cùng. Tiết Thượng Nguyên treo đèn sáng rực, chúng phi chơi trò đốt đèn của dân gian, Phi Tâm không cảm thấy có hứng thú, lại chẳng muốn thử suối nước nóng ở nơi xa, những thủ tục có thể miễn thì miễn, ngoại trừ đúng giờ thỉnh an, thường náu mình nghỉ ngơi trong Thê Phụng Các.
Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện