Tôi bần thần ngồi trong màn đêm tăm tối, đôi mắt ráo hoảnh không một giọt nước, không phải tôi không có cảm giác, mà là đã khóc quá nhiều, mắt cũng khô dần nước, tôi phải làm sao đây? Tôi là Thanh Nhi, năm nay vừa bước sang tuổi 22, cái tuổi mà người ta vẫn nói là thanh xuân, tôi cười nhạt, thanh xuân với ai nhưng với tôi tuổi thơ đến bây giờ là những chuỗi ngày tăm tối như màn đêm trước mắt, một chút ánh sáng loe loét cũng không có.
Tôi sinh ra và lớn lên ở miền tây sông nước, nơi tôi ở là một xã của tỉnh Vĩnh Long, nhà tôi có bốn người, ba tôi làm phụ hồ, hôm nào làm xong cũng uống rượu sương sương đến tối mới loạng choạng về nhà chửi mắng đánh đập vợ con, tôi còn nhớ những lần mẹ ôm anh em tôi bỏ chạy trốn trong đêm tối, nhớ những lần ông đập phá hết đồ đạc trong nhà vì không có tiền uống rượu, mẹ tôi buôn gánh bán bưng lo cho anh em tôi ăn học, tôi đã rất hận ba của mình, tôi hận ông tàn nhẫn hất tung gánh xôi mẹ đang bán vì bà không chịu đưa tiền cho ông, tôi hận những vết bầm trên mặt mẹ, hận những lần ông lấy roi vụt anh em tôi ngày bé, hận những lần ông đốt hết sách của hai anh em tôi vào bếp lửa, anh em tôi đã nhiều lần khuyên mẹ bỏ ba, nhưng bà chỉ lặng lẽ đưa tay lau lệ:
- -Ngày đó nhờ ông bà nội cưu mang mẹ, nuôi mẹ từ bé đến giờ, mẹ mang ơn họ. Mẹ không bỏ ông ấy được, coi như kiếp này mẹ trả nợ cho ông ấy.
Mẹ tôi là người trọng tình trọng nghĩa, mẹ là trẻ mồ côi được ông bà nội tôi nuôi dưỡng, sau này nên duyên với ba tôi luôn, nhưng số mẹ bạc, lấy nhầm chồng gia trưởng vũ phu, chỉ biết hạch sách, chửi bới mẹ. Mẹ kể nhà ông bà nội cũng nghèo nhưng bà nội rất hiền lành, chịu khó làm lụng nên cũng có được một mảnh đất rộng, nhưng từ khi ông bà mất, ba tôi ăn chơi quậy phá tiêu tan hết đất đai của ông bà để lại, quen thói ăn không quen thói làm nên ông chẳng làm gì nên hồn, chỉ có một mình mẹ tần tảo nuôi chồng, nuôi luôn hai con thơ dại bằng gánh xôi, gánh chè, anh em tôi lớn một chút thì phụ mẹ đi bắt tôm bắt cá kiếm tiền ăn học, anh Hai tôi học giỏi lắm, năm nào cũng có giấy khen học sinh xuất sắc, rồi đi thi học sinh giỏi quốc gia, anh hơn tôi sáu tuổi, có gì ngon anh cũng phần cho tôi. Mỗi lần bị ba đánh, anh đều đem thân mình che chở cho tôi, trong mắt tôi, anh là một người rất đáng ngưỡng mộ.
Tôi thì không được giỏi như anh nên sau khi học hết 12 đã xin nghỉ, đi học nghề làm tóc, nhưng muốn học hành cũng không yên thân khi dăm ba bữa ba tôi đi đến tiệm người ta mà quậy phá, ông không cho tôi học, ông bắt tôi đi làm kiếm tiền:
- - Không có học hành gì hết, đi lên thành phố làm kiếm tiền cho tao.
Cuối cùng, ông cứ đến kiếm chuyện nên người ta không nhận tôi nữa, người ta đuổi khéo tôi về, mà tôi cũng ngại vì tôi mà ảnh hưởng đến khách khứa của tiệm.
Còn mẹ tôi có gánh xôi bán trước cổng trường cấp một, hàng ngày mẹ phải thức sớm để nấu xôi cho kịp bán, cuộc sống đã bớt cơ cực hơn một chút vì anh tôi ra trường thì xin vào làm ở ngoài huyện, anh lớn rồi nên có thể bảo vệ mẹ con tôi trước những lần bạo hành của ba, nhưng cũng vì thế mà ông chuyển sang vòi tiền từ anh,anh không cho tiền thì ông cứ canh lúc anh đi làm mà ở nhà đánh đập mẹ, có hôm bóp cổ bà đến những ngón tay in hằn trên cổ, cũng may tôi chạy về kịp. Tôi kéo mạnh ông ra, hét lớn lên:
- -- trời ơi, ba, ba làm cái gì vậy, mẹ ơi, mẹ có sao không hả mẹ.?
Tôi chạy đến đỡ mẹ đang thở hổn hển:
- - Không sao, mẹ không có sao!!
- -Mẹ còn nói không sao, nếu con không về kịp thì ba giết chết mẹ luôn rồi.
Tôi nhìn ba, uất hận mà nói:
- - Đến khi nào ba mới để yên cho mẹ con con đây hả, suốt ngày đi ăn nhậu rồi đánh đập vợ con, ba có thấy ai như ba không? Ba có thấy hổ thẹn không?
Ông gầm lên, khuôn mặt đỏ ửng vì men rượu hay vì tức giận:
- -con mất dạy, mày nói cái gì, có tin tao đánh chết mẹ mày luôn không?
Tôi cười nhạt:
__Đánh đi, ba đánh chết tôi đi coi ba có đi tù mục xương không? Nếu mà tôi chết, ba đi tù, thì mẹ tôi mới yên thân, thì tôi cũng chấp nhận chết, mẹ tôi khổ vì ba nhiều lắm rồi. Ba đánh đi.. Đánh chết tôi đi.
- -Mày..
Ông chụp cái chổi bên cạnh lao vào vụt liên tiếp vào người mẹ con tôi, vừa vụt vừa chửi bằng những lời lẽ thô tục, mẹ thấy vậy, ôm choàng lấy tôi mà bảo vệ, nhưng tôi vẫn khỏe hơn, xô mẹ ra, xông đến đẩy mạnh ba ra, lực đẩy khá mạnh, khiến ông ngã nhào dưới đất, đầu va vào mép bàn, chảy máu.
- -Trời ơi, bà con lại đây mà coi con giết cha nè, trời ơi, cứu tôi, cứu tôi với bà con ơi.
Mẹ tôi sợ xanh mặt, chạy đến xem vết thương rồi đi tìm miếng vải băng lại cho ông. Ông vẫn nằm ì dưới đất chửi rủa và ăn vạ. Hàng xóm kéo đến, nhưng biết tính của ba tôi nên chẳng buồn nói, chỉ thương mẹ tôi, vất vả cả một đời.
Cả ngày hôm đó, ông than đau nhức, bắt buộc mẹ phải đưa tiền cho ông đi khám, tôi biết tỏng ông đem tiền đi uống rượu nên cản lại:
- -Mẹ đừng đưa, mặc kệ đi. Chửi khi nào chán thì thôi, mẹ cứ sợ bởi ba mới làm tới đó.
- -Nhưng ông ấy cứ chửi rủa suốt làm sao mà chịu nổi. Với không biết va chạm như vậy có bị gì không. Mẹ thấy chảy nhiều máu.
Khuyên mẹ không được, tôi lặng nhìn ông hí hửng cầm tiền xách xe bỏ đi.
Khẽ thở dài, bao giờ mẹ tôi mới hết khổ.
Hôm đó, bóng đêm đã bao phủ ngôi làng nhỏ nhưng bóng ba vẫn chưa về, ông tuy ăn nhậu nhưng chưa qua đêm, có say cỡ nào cũng về nhà ngủ, hoặc gọi điện cho anh Hai tôi đến rước, nhưng đã 9 giờ đêm, con xe quen thuộc vẫn chưa có ở nhà, mẹ tôi đi ra đi vào, trông đứng trông ngồi không ngủ được, mẹ nói mẹ thấy bất an, lòng nóng như lửa, tôi rót cho mẹ ly nước uống, mẹ vừa cầm vào ly nước liền rớt xuống đất, bể nát..
Đúng lúc ấy anh Hai tôi trong phòng mình chạy ra nói lớn:
- -Mẹ ơi ba bị tai nạn, người ta vừa gọi cho con biết.
Mẹ con tôi nghe xong liền hốt hoảng, kéo nhau đến nơi xảy ra tai nạn, anh Hai chở mẹ đi trước, tôi chạy theo sau, nhưng chưa đến nơi thì phía trước chiếc xe của mẹ và anh tôi ngã xuống lòng đường, kèm tiếng hét thật to từ những người dân.
- -Trời ơi, đụng trúng thằng nhỏ rồi.
Tôi phanh xe, chạy đến, mẹ với anh Hai bị văng xuống đất, người đang run như cầy sấy, cả hai chỉ bị xây xát nhẹ, anh Hai lồm cồm bò dậy, cùng mấy người dân chạy đến chỗ nạn nhân bị đụng phải, rồi tức tốc đưa vào bệnh viện. Còn tôi chở mẹ đi đến chỗ ba bị tai nạn nhưng hoá ra chẳng có tai nạn nào cả, là ông lừa mẹ tôi đến để trả tiền quán rượu. Có tức không cơ chứ.
Thế là mẹ con tôi lại tức tốc đến bệnh viện, anh Hai đang ngồi ở hàng ghế chờ, mặt mũi bơ phờ, tay chân trầy xước vẫn chưa được băng bó, ba mẹ nạn nhân cũng ở đấy. Đứa nhỏ mới 14 tuổi, từ trong tiệm trà sữa phóng vù ra, anh tôi đang chạy tới thì va chạm mạnh, khiến thằng nhỏ văng vào cột điện, không biết thằng nhỏ có nặng không mà mấy tiếng rồi vẫn chưa ra nữa.
Đến một lúc sau, cánh cửa kia được mở, bác sĩ nói tình hình bé rất nặng, phải mổ gấp, máu tụ trong não,. chi phí cho ca mổ rất lớn, cả trăm triệu, gia đình tôi nghe xong chân tay lạnh toát, nhất là mẹ tôi, run lẩy bẩy, lắp bắp hỏi lại bác sĩ:
- -Bác sĩ nói. nói..bao nhiêu?
- -Đầu tiên đóng khoảng 80 triệu, sau đó thêm chi phí phát sinh, dự trù 100 đến 150k triệu, người nhà nên chuẩn bị càng sớm càng tốt để chúng tôi phẫu thuật ngay. đặc biệt máu của nạn nhân là nhóm máu vô cùng hiếm, hiện tại bệnh viện đã hết nhóm máu đó, chúng tôi đang liên hệ với bên viện huyết học.
Mẹ tôi đi đến người nhà thằng bé năn nỉ và nhận lỗi, nhưng gia đình của bé không nghe, một mực yêu cầu gia đình tôi đóng ngay tiền viện phí, nhưng đùng một cái, gia đình tôi làm sao có ngay được.
- -Tôi không biết, các người làm cách gì thì làm, phải đóng tiền viện phí để con tôi phẫu thuật ngay, nếu không tôi sẽ kiện các người vào tù.
Cả đêm hôm đó ba người chúng tôi hầu như thức trắng, những người có thể vay mượn được cũng đã vay mượn nhưng chẳng thấm đâu vào đâu cả. Một trăm triệu, số tiền đó quá lớn với chúng tôi, số tiền mà chúng tôi chưa từng nghĩ tới.
Sáng sớm, hai mẹ con tôi cầm số tiền vay mượn được đem vào bệnh viện, nhưng nó quá ít ỏi, người ta không đồng ý, phải đủ 80 triệu mới tiến hành ca mổ, dù mẹ có xin xỏ đến rát cả cổ thì họ cũng gạt ngang, không làm thủ tục, lúc ấy, mẹ tôi đột ngột ngất xỉu.
Tôi hoảng loạn kêu gọi người đưa mẹ vào cấp cứu, bác sĩ nói sức khoẻ mẹ rất yếu, cơ thể suy nhược, cần được nghỉ ngơi để hồi phục. Và điều khiến tôi không ngờ tới là mẹ tôi bị suy thận. Tôi bàng hoàng hỏi lại bác sĩ một lần nữa:
- -bác sĩ.. Bác sĩ nói mẹ con bị suy thận?
- -Đúng vậy, mức độ của bệnh nhân khá nặng, đầu tiên cần nhập viện theo dõi và đưa ra hướng điều trị phù hợp, và có thể sẽ tiến hành lọc máu. Chi phí sẽ rất cao, người nhà nên chuẩn bị càng sớm càng tốt.
Lời bác sĩ văng vẳng bên tai, lời trách móc, mắng nhiếc của gia đình nạn nhân còn đó, mẹ tôi nằm đấy, hai mắt nhắm nghiền nhưng vẻ mệt mỏi kia vẫn còn in hằn trên mắt mẹ, một đời vất vả lao đao, đến bao giờ mới hết khổ.
Tôi gọi cho anh Hai, thông báo bệnh tình của mẹ, anh nghe xong liền chạy vào. Hai anh em tôi chỉ biết ôm nhau mà khóc, sao mọi chuyện lại kéo đến một lúc, sao số phận lại quá khắc nghiệt với chúng tôi, lúc này anh em tôi chẳng khác nào đứng trước bờ vực thẳm, đi tới không được, lui cũng không xong.
Trước mắt phải kiếm tiền đóng tiền cho nạn nhân phẫu thuật, rồi tiền lo cho mẹ chữa bệnh, nhưng sức tôi quá nhỏ bé, chẳng làm gì được.
Chiều hôm đó, thím Hoan, là người họ hàng với ba tôi, nhưng vì nhà tôi nghèo, ba lại rượu chè say xỉn nên thím ấy chẳng muốn dính dáng, hồi sáng mẹ con tôi có ghé vay tiền nhưng thím ấy từ chối, còn nặng nhẹ mẹ con tôi nữa, bây giờ lại đến, còn đem túi hoa quả, cánh môi tươi rói:
- - Chị Thủy thấy trong người sao rồi, tôi vừa nghe đám nhỏ nó nói nên lật đật chạy đến thăm chị đây? Ơ, thằng Nhân con Nhi cũng ở đây hết à? Thím có ít trái cây biếu mẹ đây.
Tôi đưa tay nhận lấy túi hoa quả và trả lời:
- -Dạ. Anh em con ở đây. Thím đến làm con bất ngờ thật đấy!
- -Cái con bé này, thì họ hàng với nhau, biết chuyện chẳng lẽ tao bỏ mặc nhà mày à, rồi đã có tiền đóng tiền viện phí cho người ta chưa?
Mẹ tôi đáp:
- -Chưa thím ạ. Mà ai nói với thím tôi bệnh mà đi vào?
- -Thì con Nhi, lúc nãy nó gọi điện cho con Tư nhờ nhắn với ba nó là chị bệnh tôi mới biết. Mà người một nhà với nhau có bệnh sao lại giấu.
"Người một nhà " từ bao giờ thím ấy chịu làm người một nhà với chúng tôi vậy?
- -Thật ra chuyện là vầy, tôi nói luôn, tôi có thể giúp được nhà chị chuyện lần này
Mẹ tôi mừng rỡ, cầm lấy tay thím Hoan:
- -Nói vậy là thím đồng ý cho tôi vay tiền hả.
- -Tiền thì có, nhưng không phải của tôi.
- -Vậy của ai? Thím nói đi, làm tôi sốt ruột quá.
Tầm mắt thím Hoan lướt sang tôi, từ từ nói:
- -Con Nhi nhà chị sinh ngày mười lăm tháng bảy đúng không?
Mẹ tôi gật đầu, nghi hoặc hỏi:
- -đúng, mà sao vậy? Bộ có chuyện gì sao?
Thím Hoan đột ngột cầm tay mẹ tôi:
- -Em là một thương chị lắm nên em mới giúp đó, chuyện lạ em có người bà con trên Bình Dương, nhà giàu dữ lắm, ta nói tiền ăn ba đời chưa hết nữa, họ có 2 thằng con trai và một đứa con gái, thằng trai lớn thì đã lập gia đình, còn thằng nhỏ thì chưa họ đang tìm người sinh ngày 15 tháng 7, mà phải tuổi Dần mới hạp mạng con trai nhà họ.
- - Rồi sao hả thím?
- -Thì con Nhi nhà chị sinh ngày tháng năm đó, trùng với yêu cầu của nhà trai luôn, chị biết không, nhà người ta giàu lắm, người ta nói nếu tìm được tuổi đó sẽ cưới ngay lập tức, và còn cho nhà gái 200 triệu nữa đó. Chẳng phải chị đang cần tiền hay sao, chi bằng..
Thím Hoan nói đến đó thì bị anh Hai tôi gạt ngang:
- -Thím đừng nói nữa.. Tôi không bán em mình..
Mẹ tôi cũng đồng thuận:
- -Nếu thím đến đây vì chuyện đó thì thím về đi. Nhà tôi tuy nghèo nhưng không bán con.
Mẹ quay mặt vào trong, hai mắt mẹ đỏ, nước mắt mẹ chảy xuống bầu má đã phủ những nếp nhăn theo năm tháng.
Thím Hoan lại tiếp tục:
- -Bán gì mà bán, con Nhi được gả vào đó là phước phần tám đời nhà chị để lại, cửa hào môn bộ muốn vào dễ lắm hay sao? Nghèo mà còn bày đặt chảnh chọe, kẹt sỉ. Để nói cho mà biết, rất nhiều người muốn được làm dâu nhà đó nhưng không được, tôi thấy thương cho hoàn cảnh nên mới giới thiệu cho biết, đã không một tiếng cảm ơn còn lên giọng, chuẩn bị ở đó mà cho thằng Nhân đi tù, còn chị thì chết dần chết mòn đi.
Thím Hoan ngoe nguẩy bỏ về, ngay lúc đó, người nhà nạn nhân lại đến hối thúc tiền để phẫu thuật, tôi đứng chông chênh nhìn mẹ nài nỉ họ, nhìn họ nắm cổ áo anh Hai đòi kiện cáo mà nước mắt không ngừng chảy, tôi bỏ chạy, đuổi theo thím Hoan đang chuẩn bị lên xe ra về.
- -Thím.. Con muốn nói chuyện với thím về chuyện lúc nãy thím nói.
- -Sao, đổi ý rồi à, được rồi, vào quán nước rồi nói.
Yên vị chỗ ngồi, thím Hoan nói:
- -Như thím nói lúc nãy, nhà người ta giàu có tiếng ở Bình Dương, tiền bạc người ta không thiếu, nhưng nhà người ta làm ăn, rất tin vào tuổi tác xung hợp, họ muốn tìm ngày tháng năm sinh như của con để cưới cho con trai của họ, cơ hội hiếm gặp như này từ chối là phí lắm, như con thấy đó, bây giờ thằng Nhân đụng phải người ta phải đền tiền hoặc là vào tù, còn mẹ con thì mang trọng bệnh, chỉ có con mới giúp được gia đình lúc này thôi Nhi à, nghe thím, đồng ý đi, sau này phú quý lại cảm ơn thím đã mai mối, thím nhìn cái tướng mày là thím đoán chắc số con phải lấy chồng giàu thôi con ạ.
Thấy tôi còn đắn, thím Hoan cho biết thêm:
- - còn suy nghĩ cái gì nữa, đồng ý ngay đi, lỡ như người ta tìm được người khác có phải hối hận không?
- -nếu như con đồng ý họ có đưa tiền ngay không hả thím?
- -Đưa chứ. Nhà họ giàu, vài trăm triệu có là gì với họ đâu. Vậy là con đồng ý rồi đúng không?
Tôi hít một hơi thật dài, thật sâu rồi gật đầu đồng ý.
Thím Hoan tươi cười nói:
- -Được rồi để thím gọi cho họ biết rồi lấy tiền luôn.
Thím Hoan đi ra một góc gọi cho họ, thím nói gì tôi không biết nhưng thím cười nói nhanh lắm, chỉ vài phút đã đi đến chỗ tôi và nói:
- -Xong rồi, chút nữa người ta đem tiền tới luôn. Uống, uống nước đi con..
Rất nhanh chừng 1 tiếng, có một người đem đến chiếc va li, mở ra là những tờ giấy năm trăm phẳng phiu nằm gọn trong đấy, tôi cẩn thận đem vào ngân hàng tets thử, đúng là tiền thật 100%, người đàn ông đó tự nhận mình là người của nhà trai, đem tiền đến giao cho tôi, và trước khi nhận tiền bắt buộc tôi phải ký vào tờ giấy xác nhận đã nhận tiền và đồng ý kết hôn cùng con trai của họ, nhìn những con chữ trước mắt tôi không còn sự lựa chọn nào khác trong lúc này, cầm chiếc bút, ký tên vào mảnh giấy đó, ký xong, người đàn ông nó giao tiền rồi rời đi, vậy là tôi gần như đã thuộc về nhà của họ mất rồi. Toi sẽ lấy chồng, một người tôi chưa từng gặp mặt.
Tôi sinh ra và lớn lên ở miền tây sông nước, nơi tôi ở là một xã của tỉnh Vĩnh Long, nhà tôi có bốn người, ba tôi làm phụ hồ, hôm nào làm xong cũng uống rượu sương sương đến tối mới loạng choạng về nhà chửi mắng đánh đập vợ con, tôi còn nhớ những lần mẹ ôm anh em tôi bỏ chạy trốn trong đêm tối, nhớ những lần ông đập phá hết đồ đạc trong nhà vì không có tiền uống rượu, mẹ tôi buôn gánh bán bưng lo cho anh em tôi ăn học, tôi đã rất hận ba của mình, tôi hận ông tàn nhẫn hất tung gánh xôi mẹ đang bán vì bà không chịu đưa tiền cho ông, tôi hận những vết bầm trên mặt mẹ, hận những lần ông lấy roi vụt anh em tôi ngày bé, hận những lần ông đốt hết sách của hai anh em tôi vào bếp lửa, anh em tôi đã nhiều lần khuyên mẹ bỏ ba, nhưng bà chỉ lặng lẽ đưa tay lau lệ:
- -Ngày đó nhờ ông bà nội cưu mang mẹ, nuôi mẹ từ bé đến giờ, mẹ mang ơn họ. Mẹ không bỏ ông ấy được, coi như kiếp này mẹ trả nợ cho ông ấy.
Mẹ tôi là người trọng tình trọng nghĩa, mẹ là trẻ mồ côi được ông bà nội tôi nuôi dưỡng, sau này nên duyên với ba tôi luôn, nhưng số mẹ bạc, lấy nhầm chồng gia trưởng vũ phu, chỉ biết hạch sách, chửi bới mẹ. Mẹ kể nhà ông bà nội cũng nghèo nhưng bà nội rất hiền lành, chịu khó làm lụng nên cũng có được một mảnh đất rộng, nhưng từ khi ông bà mất, ba tôi ăn chơi quậy phá tiêu tan hết đất đai của ông bà để lại, quen thói ăn không quen thói làm nên ông chẳng làm gì nên hồn, chỉ có một mình mẹ tần tảo nuôi chồng, nuôi luôn hai con thơ dại bằng gánh xôi, gánh chè, anh em tôi lớn một chút thì phụ mẹ đi bắt tôm bắt cá kiếm tiền ăn học, anh Hai tôi học giỏi lắm, năm nào cũng có giấy khen học sinh xuất sắc, rồi đi thi học sinh giỏi quốc gia, anh hơn tôi sáu tuổi, có gì ngon anh cũng phần cho tôi. Mỗi lần bị ba đánh, anh đều đem thân mình che chở cho tôi, trong mắt tôi, anh là một người rất đáng ngưỡng mộ.
Tôi thì không được giỏi như anh nên sau khi học hết 12 đã xin nghỉ, đi học nghề làm tóc, nhưng muốn học hành cũng không yên thân khi dăm ba bữa ba tôi đi đến tiệm người ta mà quậy phá, ông không cho tôi học, ông bắt tôi đi làm kiếm tiền:
- - Không có học hành gì hết, đi lên thành phố làm kiếm tiền cho tao.
Cuối cùng, ông cứ đến kiếm chuyện nên người ta không nhận tôi nữa, người ta đuổi khéo tôi về, mà tôi cũng ngại vì tôi mà ảnh hưởng đến khách khứa của tiệm.
Còn mẹ tôi có gánh xôi bán trước cổng trường cấp một, hàng ngày mẹ phải thức sớm để nấu xôi cho kịp bán, cuộc sống đã bớt cơ cực hơn một chút vì anh tôi ra trường thì xin vào làm ở ngoài huyện, anh lớn rồi nên có thể bảo vệ mẹ con tôi trước những lần bạo hành của ba, nhưng cũng vì thế mà ông chuyển sang vòi tiền từ anh,anh không cho tiền thì ông cứ canh lúc anh đi làm mà ở nhà đánh đập mẹ, có hôm bóp cổ bà đến những ngón tay in hằn trên cổ, cũng may tôi chạy về kịp. Tôi kéo mạnh ông ra, hét lớn lên:
- -- trời ơi, ba, ba làm cái gì vậy, mẹ ơi, mẹ có sao không hả mẹ.?
Tôi chạy đến đỡ mẹ đang thở hổn hển:
- - Không sao, mẹ không có sao!!
- -Mẹ còn nói không sao, nếu con không về kịp thì ba giết chết mẹ luôn rồi.
Tôi nhìn ba, uất hận mà nói:
- - Đến khi nào ba mới để yên cho mẹ con con đây hả, suốt ngày đi ăn nhậu rồi đánh đập vợ con, ba có thấy ai như ba không? Ba có thấy hổ thẹn không?
Ông gầm lên, khuôn mặt đỏ ửng vì men rượu hay vì tức giận:
- -con mất dạy, mày nói cái gì, có tin tao đánh chết mẹ mày luôn không?
Tôi cười nhạt:
__Đánh đi, ba đánh chết tôi đi coi ba có đi tù mục xương không? Nếu mà tôi chết, ba đi tù, thì mẹ tôi mới yên thân, thì tôi cũng chấp nhận chết, mẹ tôi khổ vì ba nhiều lắm rồi. Ba đánh đi.. Đánh chết tôi đi.
- -Mày..
Ông chụp cái chổi bên cạnh lao vào vụt liên tiếp vào người mẹ con tôi, vừa vụt vừa chửi bằng những lời lẽ thô tục, mẹ thấy vậy, ôm choàng lấy tôi mà bảo vệ, nhưng tôi vẫn khỏe hơn, xô mẹ ra, xông đến đẩy mạnh ba ra, lực đẩy khá mạnh, khiến ông ngã nhào dưới đất, đầu va vào mép bàn, chảy máu.
- -Trời ơi, bà con lại đây mà coi con giết cha nè, trời ơi, cứu tôi, cứu tôi với bà con ơi.
Mẹ tôi sợ xanh mặt, chạy đến xem vết thương rồi đi tìm miếng vải băng lại cho ông. Ông vẫn nằm ì dưới đất chửi rủa và ăn vạ. Hàng xóm kéo đến, nhưng biết tính của ba tôi nên chẳng buồn nói, chỉ thương mẹ tôi, vất vả cả một đời.
Cả ngày hôm đó, ông than đau nhức, bắt buộc mẹ phải đưa tiền cho ông đi khám, tôi biết tỏng ông đem tiền đi uống rượu nên cản lại:
- -Mẹ đừng đưa, mặc kệ đi. Chửi khi nào chán thì thôi, mẹ cứ sợ bởi ba mới làm tới đó.
- -Nhưng ông ấy cứ chửi rủa suốt làm sao mà chịu nổi. Với không biết va chạm như vậy có bị gì không. Mẹ thấy chảy nhiều máu.
Khuyên mẹ không được, tôi lặng nhìn ông hí hửng cầm tiền xách xe bỏ đi.
Khẽ thở dài, bao giờ mẹ tôi mới hết khổ.
Hôm đó, bóng đêm đã bao phủ ngôi làng nhỏ nhưng bóng ba vẫn chưa về, ông tuy ăn nhậu nhưng chưa qua đêm, có say cỡ nào cũng về nhà ngủ, hoặc gọi điện cho anh Hai tôi đến rước, nhưng đã 9 giờ đêm, con xe quen thuộc vẫn chưa có ở nhà, mẹ tôi đi ra đi vào, trông đứng trông ngồi không ngủ được, mẹ nói mẹ thấy bất an, lòng nóng như lửa, tôi rót cho mẹ ly nước uống, mẹ vừa cầm vào ly nước liền rớt xuống đất, bể nát..
Đúng lúc ấy anh Hai tôi trong phòng mình chạy ra nói lớn:
- -Mẹ ơi ba bị tai nạn, người ta vừa gọi cho con biết.
Mẹ con tôi nghe xong liền hốt hoảng, kéo nhau đến nơi xảy ra tai nạn, anh Hai chở mẹ đi trước, tôi chạy theo sau, nhưng chưa đến nơi thì phía trước chiếc xe của mẹ và anh tôi ngã xuống lòng đường, kèm tiếng hét thật to từ những người dân.
- -Trời ơi, đụng trúng thằng nhỏ rồi.
Tôi phanh xe, chạy đến, mẹ với anh Hai bị văng xuống đất, người đang run như cầy sấy, cả hai chỉ bị xây xát nhẹ, anh Hai lồm cồm bò dậy, cùng mấy người dân chạy đến chỗ nạn nhân bị đụng phải, rồi tức tốc đưa vào bệnh viện. Còn tôi chở mẹ đi đến chỗ ba bị tai nạn nhưng hoá ra chẳng có tai nạn nào cả, là ông lừa mẹ tôi đến để trả tiền quán rượu. Có tức không cơ chứ.
Thế là mẹ con tôi lại tức tốc đến bệnh viện, anh Hai đang ngồi ở hàng ghế chờ, mặt mũi bơ phờ, tay chân trầy xước vẫn chưa được băng bó, ba mẹ nạn nhân cũng ở đấy. Đứa nhỏ mới 14 tuổi, từ trong tiệm trà sữa phóng vù ra, anh tôi đang chạy tới thì va chạm mạnh, khiến thằng nhỏ văng vào cột điện, không biết thằng nhỏ có nặng không mà mấy tiếng rồi vẫn chưa ra nữa.
Đến một lúc sau, cánh cửa kia được mở, bác sĩ nói tình hình bé rất nặng, phải mổ gấp, máu tụ trong não,. chi phí cho ca mổ rất lớn, cả trăm triệu, gia đình tôi nghe xong chân tay lạnh toát, nhất là mẹ tôi, run lẩy bẩy, lắp bắp hỏi lại bác sĩ:
- -Bác sĩ nói. nói..bao nhiêu?
- -Đầu tiên đóng khoảng 80 triệu, sau đó thêm chi phí phát sinh, dự trù 100 đến 150k triệu, người nhà nên chuẩn bị càng sớm càng tốt để chúng tôi phẫu thuật ngay. đặc biệt máu của nạn nhân là nhóm máu vô cùng hiếm, hiện tại bệnh viện đã hết nhóm máu đó, chúng tôi đang liên hệ với bên viện huyết học.
Mẹ tôi đi đến người nhà thằng bé năn nỉ và nhận lỗi, nhưng gia đình của bé không nghe, một mực yêu cầu gia đình tôi đóng ngay tiền viện phí, nhưng đùng một cái, gia đình tôi làm sao có ngay được.
- -Tôi không biết, các người làm cách gì thì làm, phải đóng tiền viện phí để con tôi phẫu thuật ngay, nếu không tôi sẽ kiện các người vào tù.
Cả đêm hôm đó ba người chúng tôi hầu như thức trắng, những người có thể vay mượn được cũng đã vay mượn nhưng chẳng thấm đâu vào đâu cả. Một trăm triệu, số tiền đó quá lớn với chúng tôi, số tiền mà chúng tôi chưa từng nghĩ tới.
Sáng sớm, hai mẹ con tôi cầm số tiền vay mượn được đem vào bệnh viện, nhưng nó quá ít ỏi, người ta không đồng ý, phải đủ 80 triệu mới tiến hành ca mổ, dù mẹ có xin xỏ đến rát cả cổ thì họ cũng gạt ngang, không làm thủ tục, lúc ấy, mẹ tôi đột ngột ngất xỉu.
Tôi hoảng loạn kêu gọi người đưa mẹ vào cấp cứu, bác sĩ nói sức khoẻ mẹ rất yếu, cơ thể suy nhược, cần được nghỉ ngơi để hồi phục. Và điều khiến tôi không ngờ tới là mẹ tôi bị suy thận. Tôi bàng hoàng hỏi lại bác sĩ một lần nữa:
- -bác sĩ.. Bác sĩ nói mẹ con bị suy thận?
- -Đúng vậy, mức độ của bệnh nhân khá nặng, đầu tiên cần nhập viện theo dõi và đưa ra hướng điều trị phù hợp, và có thể sẽ tiến hành lọc máu. Chi phí sẽ rất cao, người nhà nên chuẩn bị càng sớm càng tốt.
Lời bác sĩ văng vẳng bên tai, lời trách móc, mắng nhiếc của gia đình nạn nhân còn đó, mẹ tôi nằm đấy, hai mắt nhắm nghiền nhưng vẻ mệt mỏi kia vẫn còn in hằn trên mắt mẹ, một đời vất vả lao đao, đến bao giờ mới hết khổ.
Tôi gọi cho anh Hai, thông báo bệnh tình của mẹ, anh nghe xong liền chạy vào. Hai anh em tôi chỉ biết ôm nhau mà khóc, sao mọi chuyện lại kéo đến một lúc, sao số phận lại quá khắc nghiệt với chúng tôi, lúc này anh em tôi chẳng khác nào đứng trước bờ vực thẳm, đi tới không được, lui cũng không xong.
Trước mắt phải kiếm tiền đóng tiền cho nạn nhân phẫu thuật, rồi tiền lo cho mẹ chữa bệnh, nhưng sức tôi quá nhỏ bé, chẳng làm gì được.
Chiều hôm đó, thím Hoan, là người họ hàng với ba tôi, nhưng vì nhà tôi nghèo, ba lại rượu chè say xỉn nên thím ấy chẳng muốn dính dáng, hồi sáng mẹ con tôi có ghé vay tiền nhưng thím ấy từ chối, còn nặng nhẹ mẹ con tôi nữa, bây giờ lại đến, còn đem túi hoa quả, cánh môi tươi rói:
- - Chị Thủy thấy trong người sao rồi, tôi vừa nghe đám nhỏ nó nói nên lật đật chạy đến thăm chị đây? Ơ, thằng Nhân con Nhi cũng ở đây hết à? Thím có ít trái cây biếu mẹ đây.
Tôi đưa tay nhận lấy túi hoa quả và trả lời:
- -Dạ. Anh em con ở đây. Thím đến làm con bất ngờ thật đấy!
- -Cái con bé này, thì họ hàng với nhau, biết chuyện chẳng lẽ tao bỏ mặc nhà mày à, rồi đã có tiền đóng tiền viện phí cho người ta chưa?
Mẹ tôi đáp:
- -Chưa thím ạ. Mà ai nói với thím tôi bệnh mà đi vào?
- -Thì con Nhi, lúc nãy nó gọi điện cho con Tư nhờ nhắn với ba nó là chị bệnh tôi mới biết. Mà người một nhà với nhau có bệnh sao lại giấu.
"Người một nhà " từ bao giờ thím ấy chịu làm người một nhà với chúng tôi vậy?
- -Thật ra chuyện là vầy, tôi nói luôn, tôi có thể giúp được nhà chị chuyện lần này
Mẹ tôi mừng rỡ, cầm lấy tay thím Hoan:
- -Nói vậy là thím đồng ý cho tôi vay tiền hả.
- -Tiền thì có, nhưng không phải của tôi.
- -Vậy của ai? Thím nói đi, làm tôi sốt ruột quá.
Tầm mắt thím Hoan lướt sang tôi, từ từ nói:
- -Con Nhi nhà chị sinh ngày mười lăm tháng bảy đúng không?
Mẹ tôi gật đầu, nghi hoặc hỏi:
- -đúng, mà sao vậy? Bộ có chuyện gì sao?
Thím Hoan đột ngột cầm tay mẹ tôi:
- -Em là một thương chị lắm nên em mới giúp đó, chuyện lạ em có người bà con trên Bình Dương, nhà giàu dữ lắm, ta nói tiền ăn ba đời chưa hết nữa, họ có 2 thằng con trai và một đứa con gái, thằng trai lớn thì đã lập gia đình, còn thằng nhỏ thì chưa họ đang tìm người sinh ngày 15 tháng 7, mà phải tuổi Dần mới hạp mạng con trai nhà họ.
- - Rồi sao hả thím?
- -Thì con Nhi nhà chị sinh ngày tháng năm đó, trùng với yêu cầu của nhà trai luôn, chị biết không, nhà người ta giàu lắm, người ta nói nếu tìm được tuổi đó sẽ cưới ngay lập tức, và còn cho nhà gái 200 triệu nữa đó. Chẳng phải chị đang cần tiền hay sao, chi bằng..
Thím Hoan nói đến đó thì bị anh Hai tôi gạt ngang:
- -Thím đừng nói nữa.. Tôi không bán em mình..
Mẹ tôi cũng đồng thuận:
- -Nếu thím đến đây vì chuyện đó thì thím về đi. Nhà tôi tuy nghèo nhưng không bán con.
Mẹ quay mặt vào trong, hai mắt mẹ đỏ, nước mắt mẹ chảy xuống bầu má đã phủ những nếp nhăn theo năm tháng.
Thím Hoan lại tiếp tục:
- -Bán gì mà bán, con Nhi được gả vào đó là phước phần tám đời nhà chị để lại, cửa hào môn bộ muốn vào dễ lắm hay sao? Nghèo mà còn bày đặt chảnh chọe, kẹt sỉ. Để nói cho mà biết, rất nhiều người muốn được làm dâu nhà đó nhưng không được, tôi thấy thương cho hoàn cảnh nên mới giới thiệu cho biết, đã không một tiếng cảm ơn còn lên giọng, chuẩn bị ở đó mà cho thằng Nhân đi tù, còn chị thì chết dần chết mòn đi.
Thím Hoan ngoe nguẩy bỏ về, ngay lúc đó, người nhà nạn nhân lại đến hối thúc tiền để phẫu thuật, tôi đứng chông chênh nhìn mẹ nài nỉ họ, nhìn họ nắm cổ áo anh Hai đòi kiện cáo mà nước mắt không ngừng chảy, tôi bỏ chạy, đuổi theo thím Hoan đang chuẩn bị lên xe ra về.
- -Thím.. Con muốn nói chuyện với thím về chuyện lúc nãy thím nói.
- -Sao, đổi ý rồi à, được rồi, vào quán nước rồi nói.
Yên vị chỗ ngồi, thím Hoan nói:
- -Như thím nói lúc nãy, nhà người ta giàu có tiếng ở Bình Dương, tiền bạc người ta không thiếu, nhưng nhà người ta làm ăn, rất tin vào tuổi tác xung hợp, họ muốn tìm ngày tháng năm sinh như của con để cưới cho con trai của họ, cơ hội hiếm gặp như này từ chối là phí lắm, như con thấy đó, bây giờ thằng Nhân đụng phải người ta phải đền tiền hoặc là vào tù, còn mẹ con thì mang trọng bệnh, chỉ có con mới giúp được gia đình lúc này thôi Nhi à, nghe thím, đồng ý đi, sau này phú quý lại cảm ơn thím đã mai mối, thím nhìn cái tướng mày là thím đoán chắc số con phải lấy chồng giàu thôi con ạ.
Thấy tôi còn đắn, thím Hoan cho biết thêm:
- - còn suy nghĩ cái gì nữa, đồng ý ngay đi, lỡ như người ta tìm được người khác có phải hối hận không?
- -nếu như con đồng ý họ có đưa tiền ngay không hả thím?
- -Đưa chứ. Nhà họ giàu, vài trăm triệu có là gì với họ đâu. Vậy là con đồng ý rồi đúng không?
Tôi hít một hơi thật dài, thật sâu rồi gật đầu đồng ý.
Thím Hoan tươi cười nói:
- -Được rồi để thím gọi cho họ biết rồi lấy tiền luôn.
Thím Hoan đi ra một góc gọi cho họ, thím nói gì tôi không biết nhưng thím cười nói nhanh lắm, chỉ vài phút đã đi đến chỗ tôi và nói:
- -Xong rồi, chút nữa người ta đem tiền tới luôn. Uống, uống nước đi con..
Rất nhanh chừng 1 tiếng, có một người đem đến chiếc va li, mở ra là những tờ giấy năm trăm phẳng phiu nằm gọn trong đấy, tôi cẩn thận đem vào ngân hàng tets thử, đúng là tiền thật 100%, người đàn ông đó tự nhận mình là người của nhà trai, đem tiền đến giao cho tôi, và trước khi nhận tiền bắt buộc tôi phải ký vào tờ giấy xác nhận đã nhận tiền và đồng ý kết hôn cùng con trai của họ, nhìn những con chữ trước mắt tôi không còn sự lựa chọn nào khác trong lúc này, cầm chiếc bút, ký tên vào mảnh giấy đó, ký xong, người đàn ông nó giao tiền rồi rời đi, vậy là tôi gần như đã thuộc về nhà của họ mất rồi. Toi sẽ lấy chồng, một người tôi chưa từng gặp mặt.
Danh sách chương