Du Vũ liên hệ với Hứa Thanh Lan, mới biết dưới quê đã loạn cào cào.
Gần đây trí nhớ của ông nội kém đi, không bệnh thì không sao, nhưng khi phát bệnh sẽ quên hoàn toàn mọi chuyện trong thời gian ngắn. Sáng sớm hôm đó, ông nội đi thuyền đánh cá đến thành phố Hoa Khê để hỏi một số vấn đề về an sinh xã hội nông thôn. Không ngờ đi một mạch đến Trung tâm hành chính, ông lại không nhớ tại sao mình lại ra ngoài.
Gia đình đã mua cho ông một chiếc điện thoại cũ, có thể gọi cho chú hai bằng nút khẩn cấp. Nhưng ông nội không bao giờ thích dùng thứ này, mua về đem theo bên người dăm ba hôm lại hết pin. Vào những lúc thế này, chiếc điện thoại cổ lỗ sĩ kia coi như vô dụng.
Nhân viên của Trung tâm hành chính cũng chủ động giúp đỡ ông cụ, hỏi xem ông cần gì. Nhưng ông nội cũng quên bén nên đã lục hết đồ trong túi ra để cố gắng nhớ lại. Khi đó, trong ví của ông nhét một tờ giấy nhỏ, trên đó có vài nét chữ xiêu vẹo viết tên, địa điểm và ngày tổ chức Giải vô địch cự li dài thành phố A năm nay mà Hứa Thanh Lan đã kể với ông lúc trước.
Ông cụ học hết cấp hai, vẫn nhận được mặt chữ. Tuy ông không nhớ mình đến trung tâm hành chính làm gì, nhưng vừa nhìn thấy tờ giấy, suy nghĩ của ông đột nhiên trở nên rất rõ ràng, ông run rẩy nói với nhân viên: "Cháu trai của tôi sẽ đại diện cho tỉnh Diêm tham gia giải đấu này!"
Nhân viên công tác có chút không phản ứng kịp: "Vậy ông đến trung tâm hành chính cần trợ giúp gì ạ? Cháu trai của ông thi đấu, ông muốn đến xem trận đấu sao ạ?"
Ông nội vừa nghe đến ba chữ "Xem trận đấu", vội hào hứng gật đầu.
Nhân viên công tác không khỏi xác nhận lại một lần nữa: "Ông ơi, thành phố A này khá xa đấy ạ, ông thật sự muốn đến đây xem trận đấu sao?"
Ông nội gật đầu chắc nịch: "Tôi muốn xem cháu tôi thi đấu."
"Vậy có ai đón ông ở thành phố A chưa ạ?"
Ông ngụ suy nghĩ một chút, tiếp tục gật đầu: "Con dâu, cháu trai đều ở đấy."
Vì vậy, dưới sự giúp đỡ nhiệt tình của các nhân viên công tác ở Hoa Khê, ông nội đã lên một chuyến tàu màu xanh lá đến Thành phố A ngay trong đêm. Tuy trí nhớ ông nội không tốt lắm, nhưng ông cụ dành cả đời lênh đênh trên biển, thân thể vẫn rất cường tráng, ngồi trên tàu hơn mười tiếng đồng hồ nhưng dọc đường vẫn ngủ rất say. Cuối cùng, nhờ lòng hảo tâm từ những anh hùng đường phố, "người mất tích" thành công đến được khu vực thi đấu đúng ngày. Nếu không có cú điện thoại của Du Vũ —— mọi người ở Hoa Khê đã gấp đến mức rối mù, ai cũng nghĩ ông lão bị lạc gần đó, sợ nhất là ông vấp ngã và rơi xuống biển, căn bản không ai nghĩ đến việc kiểm tra chứng minh thư của ông lão trong hệ thống giao thông.
Quả là một phép màu.
Diêm Chính đương nhiên gánh vác công việc chăm lo cho ông lão, còn Hứa Thanh Lan đến sân bay Ninh Cảng đón ông, rồi đưa ông về quê. Đồng thời, Hứa Thanh Lan cũng mang đến cho Du Vũ một cuốn sổ cũ nát từ Hoa Khê: "Đây, mẹ tìm được từ căn gác cũ trong nhà ông nội."
Bìa sổ được bảo quản hoàn hảo, mấy đường chỉ ngoài cùng có hơi bục ra, bốn góc đều quăn lên. Du Vũ mở cuốn sổ ra, có một mùi mốc meo của đồ cũ phả vào mặt, ngôi nhà cũ nằm ở cạnh bờ biển nên rất ẩm thấp, giấy vở đã ố vàng, các góc xung quanh rất sẫm màu, có những vết lốm đốm.
Đây là những mẩu cắt từ báo. Vào thời đại mà báo giấy còn chưa hoàn toàn suy tàn, có không ít báo địa phương không chính thống, báo tuổi trẻ, vân vân. Ở trang đầu tiên của tờ báo được cắt ra, Du Vũ nhìn thấy chính mình năm chín tuổi, trên cổ đeo mấy tấm huy chương vàng, ngượng ngùng cười, bên cạnh in tiêu đề lớn bằng chữ đen đậm: "Tiểu tướng Hoa Khê liên tiếp thu hoạch giải vô địch bơi lội thanh thiếu niên tỉnh Diêm."
Cậu lật tiếp vài trang, thấy ông nội vẫn luôn cẩn thận thu thập mọi bài viết về Du Vũ trên các tờ báo và tạp chí định kỳ, các cuộc phỏng vấn với ba hoặc huấn luyện viên...Ông tỉ mỉ cắt ra những thứ này và dán chúng vào cuốn sổ ghi chép. Nhưng những tin tức về "thiên tài bơi lội" đột ngột ngắt quãng vào năm ba cậu qua đời, còn lại hơn nửa cuốn sổ vẫn còn để trống.
Du Vũ đột nhiên cảm thấy tầm nhìn của mình mờ đi. Trên trang giấy cắt từ báo in xuống hai vệt nước mắt, cậu vội lấy tay lau đi, tờ báo cũ cũng đã hơi nhòe.
Bây giờ nghĩ lại, khi cậu hạ quyết tâm từ bỏ bể bơi lúc nhỏ, mỗi ngày mẹ đều khuyên cậu hết nước hết cái, huấn luyện viên chỉ hận mài sắt không nên kim, nhưng chỉ riêng ông nội chưa từng phê bình cậu, nói không muốn đi bể bơi thì không cần đi nữa! Đấu phải trước nhà mình không có biển sao? Cũng chính là ông nội đã lái mô tô nước, "chống lưng" trên con đường bơi lội của cậu từ năm 12 đến 15 tuổi, cho cậu tự tin tham gia các cuộc thi nước mở sau này.
Hóa ra ông nội chưa bao giờ đề cập đến chuyện này, vì từ nhỏ ông đã tin cậu sẽ tiếp tục bơi lội. Hóa ra người ông dạo gần đây đã không còn nhớ được nhiều thứ, vẫn nhớ rõ cậu sắp tham gia giải toàn quốc...
Bất ngờ.
Và may mắn thay.
Sau sáu năm, Du Vũ lại tiếp tục thay ông dán vào cuốn sổ một bức ảnh tập thể tràn đầy rực rỡ: Cậu đứng trên bục vô địch, đeo huy chương vàng, giang rộng hai tay, một tay ôm ông nội, tay kia khoác tay huấn luyện viên của mình, nở nụ cười xán lạn.
Du Vũ thầm thề trong lòng, trong tương lai sẽ còn rất nhiều, rất nhiều những mẩu báo mới.
*
Du Vũ phát hiện một chuyện lạ: trước đây khi cậu chưa giành được huy chương, mọi người đều cổ vũ rất nhiệt tình cho cậu, ấy thế mà hiếm khi mới cầm trong tay chức vô địch, thái độ của mọi người trở nên "lạnh nhạt" hẳn.
Hứa Thanh Lan cứ mở miệng lại nói những điều như "Không được kiêu ngạo và tự mãn, tiếp tục khiêm tốn tập luyện"; Lý Đại Dũng chỉ nhẹ nhàng bảo "Đứa nhỏ phải không ngừng cố gắng"; Diêm Chính nhân lúc phục bàn còn phê bình cậu thể hiện còn non nớt, rồi cũng bận bịu sắp xếp huấn luyện chuẩn bị cho Á vận hội; Đào Trạch Ba thúc giục cậu tranh thủ thời gian trước kì thi đại học để thư giãn thể chất nhiều hơn, còn liên hệ với một nhân viên phục hồi chức năng chuyên nghiệp cho cậu, một lúc lại ném cậu vào bể mát xa nóng, một lúc lại xem cậu như cục bột mà nhào qua nhào lại...
Bạn bè ở Nhị trung cũng không phản ứng nhiều về việc cậu giành được quán quân, hơn nữa kì thi tuyển sinh đại học đã đến ngay trước mắt, nhiều bạn cùng lớp còn không để ý rằng Du Vũ đã xin nghỉ học một tuần liền —— Du Vũ không nhịn được lén lút sờ so.ạng huy chương vàng của mình, lòng hư vinh bé nhỏ sôi sùng sục trong bụng khiến cậu ngứa ngáy. Tuy không đến mức chim công xòe đuôi như Tô Liệu, nhưng cậu cũng muốn khuấy lên ít bọt nước.
Hello? Có ai ở đây không! Khen tôi vài câu đi!
Cá voi sát thủ ôm theo tâm tư không thể nói với người ngoài đến nhà Tô Liệu. Dù trên tay cầm cặp sách, trong lòng ôm một xấp bài thi, nhưng trên mặt đã sớm viết to mấy chữ "Khen em khen em khen em". Thế mà Tô Liệu chỉ lật lịch đếm ngày thi đại học từ "27" xuống "26", lấy ra một cuốn lịch rồi ra hiệu: "Em còn nhiệm vụ gì trước kì thi tốt nghiệp không? Bây giờ có thể toàn tâm toàn ý cho học tập rồi chứ?"
Du Vũ: "?" Bộ anh học đến váng đầu rồi hả? "Em bảo này," Cậu có chút bất mãn mà ngoác miệng lên, giọng hơi nũng nịu, "Em mang giải quán quân đến tìm anh, còn anh thấy mặt em thì nói tới học tập?"
Tô Liệu: "?" Không phải chúc mừng qua điện thoại rồi ư?
Anh liếc nhìn bài thi trong lòng Du Vũ, dùng bút khẽ nâng cằm Du Vũ lên, cười trêu chọc: “Sao, không phải tới học mà là tới khoe à?"
Lông mi Du Vũ khẽ động, khóe mắt hơi nhướng lên, lộ ra một chút kiêu ngạo không kìm được.
Tô Liệu ghé sát vào một chút, ý cười càng ám muội: "Em muốn cái gì?"
Du Vũ không đáp lại, nhưng theo bản năng nín thở nhìn anh đầy mong đợi. Trong lúc nhất thời, hơi thở ấm áp của Tô Liệu phả vào má cậu, Du Vũ còn tưởng rằng giây tiếp theo đối phương sẽ hôn mình, nào ngờ người nào đó lại cầm hai quyển vở bài tập có bìa Nhị trung vỗ vào ngực cậu: "Thưởng cho em [Tuyển tập khái niệm sinh học dễ mắc lỗi của Cá voi sát thủ] và [Tóm tắt ngữ pháp và từ cốt lõi tiếng Anh] do anh tự tay soạn, anh tặng em một tuần để làm xong các ví dụ trong vở rồi nộp cho anh. Em thích làm tập nào trước?"
Nụ cười Du Vũ tắm ngúm, cậu cảm thấy một trận đau thắt ngực: "... Anh thưởng cho em rượu độc hay thạch tín thì có gì khác nhau?"
Tô Liệu nghiêm túc sửa lưng: "Trong thời gian em tham gia thi đấu, anh đã xem qua tất cả các bài thi thử trong năm lớp 12 của em, sắp xếp lại những câu hỏi sai liên quan đến điểm thi quan trọng. Anh nghĩ một tháng cuối cùng chúng ta tập trung ôn tập và chạy nước rút, có khi còn cứu được em đấy."
Du Vũ lật xem hai cuốn sổ được viết ngay ngắn chi chít chữ, vừa cảm động vừa đau khổ không nói nên lời.
Cậu cam chịu mở vở bài tập ra, liếc nhìn đĩa trái cây: "Em muốn ăn nho."
Nghe vậy, Tô Liệu vội vàng bưng đĩa đi vào bếp. Anh rửa nho, lột một quả cho Du Vũ. Đây là nho hạ đen* tươi mà dì Tô Liệu gửi đến ngày hôm qua, đang ở thời điểm ngon nhất, vừa lột vỏ xong đã chảy nước, màu tím nhàn nhạt chảy xuống đầu ngón tay của Tô Liệu.
(*) Nó là nho đen á, gọi vậy để phân biệt với giống nho mật ong đen gì đó bên Trung
"Đây." Tô Liệu lột s.ạch vỏ đưa lên môi Tô Liệu.
Nào ngờ cá voi sát thủ vừa hé miệng ra, Tô Liệu liền cố ý liền rút về tay, nhét quả nho vào miệng: "Làm bài đi đã. Em làm một câu, anh đút cho em một quả nhé."
Du Vũ uất hận lườm anh.
Nhưng nói đi nói lại, giải vô địch kết thúc, thi đại học quả thực cũng gần ngay trước mắt. Du Vũ biết mình nhất định có thể vào một trường đại học tốt, điểm khác biệt duy nhất là —— cậu có đủ điểm học ngành bảo tồn san hô hay không. Nghĩ đến san hô nhỏ, Du Vũ thở dài thườn thượt, cầm bút lên, cố gắng làm một câu hỏi trắc nghiệm. Làm xong thì vội đẩy đến trước mặt cho Tô Liệu xem.
Tô Liệu nhìn qua, phát hiện đứa nhỏ nhà mình làm đúng rồi.
Không tồi không tồi.
Anh tiếp tục lột vỏ nho, đút vào miệng Du Vũ.
Du Vũ nhân cơ hội "Aaa" một tiếng, cố ý cắn ngón tay Tô Liệu, cậu vốn chỉ định bày tỏ chút tức giận của mình mà thôi, nhưng thấy nước nho dính trên đầu ngón tay anh cũng ngọt lịm, không nhịn được thò đầu lưỡi ra khẽ liếm.
Trong nháy mắt đó da đầu Tô Liệu bị liếm đến tê tại.
?
Đệt!
____^_^____
1
Editor: Theo dự tính là mai end truyện 🥺 Tự nhiên cũng buồn dù hai bé cũng tình
Gần đây trí nhớ của ông nội kém đi, không bệnh thì không sao, nhưng khi phát bệnh sẽ quên hoàn toàn mọi chuyện trong thời gian ngắn. Sáng sớm hôm đó, ông nội đi thuyền đánh cá đến thành phố Hoa Khê để hỏi một số vấn đề về an sinh xã hội nông thôn. Không ngờ đi một mạch đến Trung tâm hành chính, ông lại không nhớ tại sao mình lại ra ngoài.
Gia đình đã mua cho ông một chiếc điện thoại cũ, có thể gọi cho chú hai bằng nút khẩn cấp. Nhưng ông nội không bao giờ thích dùng thứ này, mua về đem theo bên người dăm ba hôm lại hết pin. Vào những lúc thế này, chiếc điện thoại cổ lỗ sĩ kia coi như vô dụng.
Nhân viên của Trung tâm hành chính cũng chủ động giúp đỡ ông cụ, hỏi xem ông cần gì. Nhưng ông nội cũng quên bén nên đã lục hết đồ trong túi ra để cố gắng nhớ lại. Khi đó, trong ví của ông nhét một tờ giấy nhỏ, trên đó có vài nét chữ xiêu vẹo viết tên, địa điểm và ngày tổ chức Giải vô địch cự li dài thành phố A năm nay mà Hứa Thanh Lan đã kể với ông lúc trước.
Ông cụ học hết cấp hai, vẫn nhận được mặt chữ. Tuy ông không nhớ mình đến trung tâm hành chính làm gì, nhưng vừa nhìn thấy tờ giấy, suy nghĩ của ông đột nhiên trở nên rất rõ ràng, ông run rẩy nói với nhân viên: "Cháu trai của tôi sẽ đại diện cho tỉnh Diêm tham gia giải đấu này!"
Nhân viên công tác có chút không phản ứng kịp: "Vậy ông đến trung tâm hành chính cần trợ giúp gì ạ? Cháu trai của ông thi đấu, ông muốn đến xem trận đấu sao ạ?"
Ông nội vừa nghe đến ba chữ "Xem trận đấu", vội hào hứng gật đầu.
Nhân viên công tác không khỏi xác nhận lại một lần nữa: "Ông ơi, thành phố A này khá xa đấy ạ, ông thật sự muốn đến đây xem trận đấu sao?"
Ông nội gật đầu chắc nịch: "Tôi muốn xem cháu tôi thi đấu."
"Vậy có ai đón ông ở thành phố A chưa ạ?"
Ông ngụ suy nghĩ một chút, tiếp tục gật đầu: "Con dâu, cháu trai đều ở đấy."
Vì vậy, dưới sự giúp đỡ nhiệt tình của các nhân viên công tác ở Hoa Khê, ông nội đã lên một chuyến tàu màu xanh lá đến Thành phố A ngay trong đêm. Tuy trí nhớ ông nội không tốt lắm, nhưng ông cụ dành cả đời lênh đênh trên biển, thân thể vẫn rất cường tráng, ngồi trên tàu hơn mười tiếng đồng hồ nhưng dọc đường vẫn ngủ rất say. Cuối cùng, nhờ lòng hảo tâm từ những anh hùng đường phố, "người mất tích" thành công đến được khu vực thi đấu đúng ngày. Nếu không có cú điện thoại của Du Vũ —— mọi người ở Hoa Khê đã gấp đến mức rối mù, ai cũng nghĩ ông lão bị lạc gần đó, sợ nhất là ông vấp ngã và rơi xuống biển, căn bản không ai nghĩ đến việc kiểm tra chứng minh thư của ông lão trong hệ thống giao thông.
Quả là một phép màu.
Diêm Chính đương nhiên gánh vác công việc chăm lo cho ông lão, còn Hứa Thanh Lan đến sân bay Ninh Cảng đón ông, rồi đưa ông về quê. Đồng thời, Hứa Thanh Lan cũng mang đến cho Du Vũ một cuốn sổ cũ nát từ Hoa Khê: "Đây, mẹ tìm được từ căn gác cũ trong nhà ông nội."
Bìa sổ được bảo quản hoàn hảo, mấy đường chỉ ngoài cùng có hơi bục ra, bốn góc đều quăn lên. Du Vũ mở cuốn sổ ra, có một mùi mốc meo của đồ cũ phả vào mặt, ngôi nhà cũ nằm ở cạnh bờ biển nên rất ẩm thấp, giấy vở đã ố vàng, các góc xung quanh rất sẫm màu, có những vết lốm đốm.
Đây là những mẩu cắt từ báo. Vào thời đại mà báo giấy còn chưa hoàn toàn suy tàn, có không ít báo địa phương không chính thống, báo tuổi trẻ, vân vân. Ở trang đầu tiên của tờ báo được cắt ra, Du Vũ nhìn thấy chính mình năm chín tuổi, trên cổ đeo mấy tấm huy chương vàng, ngượng ngùng cười, bên cạnh in tiêu đề lớn bằng chữ đen đậm: "Tiểu tướng Hoa Khê liên tiếp thu hoạch giải vô địch bơi lội thanh thiếu niên tỉnh Diêm."
Cậu lật tiếp vài trang, thấy ông nội vẫn luôn cẩn thận thu thập mọi bài viết về Du Vũ trên các tờ báo và tạp chí định kỳ, các cuộc phỏng vấn với ba hoặc huấn luyện viên...Ông tỉ mỉ cắt ra những thứ này và dán chúng vào cuốn sổ ghi chép. Nhưng những tin tức về "thiên tài bơi lội" đột ngột ngắt quãng vào năm ba cậu qua đời, còn lại hơn nửa cuốn sổ vẫn còn để trống.
Du Vũ đột nhiên cảm thấy tầm nhìn của mình mờ đi. Trên trang giấy cắt từ báo in xuống hai vệt nước mắt, cậu vội lấy tay lau đi, tờ báo cũ cũng đã hơi nhòe.
Bây giờ nghĩ lại, khi cậu hạ quyết tâm từ bỏ bể bơi lúc nhỏ, mỗi ngày mẹ đều khuyên cậu hết nước hết cái, huấn luyện viên chỉ hận mài sắt không nên kim, nhưng chỉ riêng ông nội chưa từng phê bình cậu, nói không muốn đi bể bơi thì không cần đi nữa! Đấu phải trước nhà mình không có biển sao? Cũng chính là ông nội đã lái mô tô nước, "chống lưng" trên con đường bơi lội của cậu từ năm 12 đến 15 tuổi, cho cậu tự tin tham gia các cuộc thi nước mở sau này.
Hóa ra ông nội chưa bao giờ đề cập đến chuyện này, vì từ nhỏ ông đã tin cậu sẽ tiếp tục bơi lội. Hóa ra người ông dạo gần đây đã không còn nhớ được nhiều thứ, vẫn nhớ rõ cậu sắp tham gia giải toàn quốc...
Bất ngờ.
Và may mắn thay.
Sau sáu năm, Du Vũ lại tiếp tục thay ông dán vào cuốn sổ một bức ảnh tập thể tràn đầy rực rỡ: Cậu đứng trên bục vô địch, đeo huy chương vàng, giang rộng hai tay, một tay ôm ông nội, tay kia khoác tay huấn luyện viên của mình, nở nụ cười xán lạn.
Du Vũ thầm thề trong lòng, trong tương lai sẽ còn rất nhiều, rất nhiều những mẩu báo mới.
*
Du Vũ phát hiện một chuyện lạ: trước đây khi cậu chưa giành được huy chương, mọi người đều cổ vũ rất nhiệt tình cho cậu, ấy thế mà hiếm khi mới cầm trong tay chức vô địch, thái độ của mọi người trở nên "lạnh nhạt" hẳn.
Hứa Thanh Lan cứ mở miệng lại nói những điều như "Không được kiêu ngạo và tự mãn, tiếp tục khiêm tốn tập luyện"; Lý Đại Dũng chỉ nhẹ nhàng bảo "Đứa nhỏ phải không ngừng cố gắng"; Diêm Chính nhân lúc phục bàn còn phê bình cậu thể hiện còn non nớt, rồi cũng bận bịu sắp xếp huấn luyện chuẩn bị cho Á vận hội; Đào Trạch Ba thúc giục cậu tranh thủ thời gian trước kì thi đại học để thư giãn thể chất nhiều hơn, còn liên hệ với một nhân viên phục hồi chức năng chuyên nghiệp cho cậu, một lúc lại ném cậu vào bể mát xa nóng, một lúc lại xem cậu như cục bột mà nhào qua nhào lại...
Bạn bè ở Nhị trung cũng không phản ứng nhiều về việc cậu giành được quán quân, hơn nữa kì thi tuyển sinh đại học đã đến ngay trước mắt, nhiều bạn cùng lớp còn không để ý rằng Du Vũ đã xin nghỉ học một tuần liền —— Du Vũ không nhịn được lén lút sờ so.ạng huy chương vàng của mình, lòng hư vinh bé nhỏ sôi sùng sục trong bụng khiến cậu ngứa ngáy. Tuy không đến mức chim công xòe đuôi như Tô Liệu, nhưng cậu cũng muốn khuấy lên ít bọt nước.
Hello? Có ai ở đây không! Khen tôi vài câu đi!
Cá voi sát thủ ôm theo tâm tư không thể nói với người ngoài đến nhà Tô Liệu. Dù trên tay cầm cặp sách, trong lòng ôm một xấp bài thi, nhưng trên mặt đã sớm viết to mấy chữ "Khen em khen em khen em". Thế mà Tô Liệu chỉ lật lịch đếm ngày thi đại học từ "27" xuống "26", lấy ra một cuốn lịch rồi ra hiệu: "Em còn nhiệm vụ gì trước kì thi tốt nghiệp không? Bây giờ có thể toàn tâm toàn ý cho học tập rồi chứ?"
Du Vũ: "?" Bộ anh học đến váng đầu rồi hả? "Em bảo này," Cậu có chút bất mãn mà ngoác miệng lên, giọng hơi nũng nịu, "Em mang giải quán quân đến tìm anh, còn anh thấy mặt em thì nói tới học tập?"
Tô Liệu: "?" Không phải chúc mừng qua điện thoại rồi ư?
Anh liếc nhìn bài thi trong lòng Du Vũ, dùng bút khẽ nâng cằm Du Vũ lên, cười trêu chọc: “Sao, không phải tới học mà là tới khoe à?"
Lông mi Du Vũ khẽ động, khóe mắt hơi nhướng lên, lộ ra một chút kiêu ngạo không kìm được.
Tô Liệu ghé sát vào một chút, ý cười càng ám muội: "Em muốn cái gì?"
Du Vũ không đáp lại, nhưng theo bản năng nín thở nhìn anh đầy mong đợi. Trong lúc nhất thời, hơi thở ấm áp của Tô Liệu phả vào má cậu, Du Vũ còn tưởng rằng giây tiếp theo đối phương sẽ hôn mình, nào ngờ người nào đó lại cầm hai quyển vở bài tập có bìa Nhị trung vỗ vào ngực cậu: "Thưởng cho em [Tuyển tập khái niệm sinh học dễ mắc lỗi của Cá voi sát thủ] và [Tóm tắt ngữ pháp và từ cốt lõi tiếng Anh] do anh tự tay soạn, anh tặng em một tuần để làm xong các ví dụ trong vở rồi nộp cho anh. Em thích làm tập nào trước?"
Nụ cười Du Vũ tắm ngúm, cậu cảm thấy một trận đau thắt ngực: "... Anh thưởng cho em rượu độc hay thạch tín thì có gì khác nhau?"
Tô Liệu nghiêm túc sửa lưng: "Trong thời gian em tham gia thi đấu, anh đã xem qua tất cả các bài thi thử trong năm lớp 12 của em, sắp xếp lại những câu hỏi sai liên quan đến điểm thi quan trọng. Anh nghĩ một tháng cuối cùng chúng ta tập trung ôn tập và chạy nước rút, có khi còn cứu được em đấy."
Du Vũ lật xem hai cuốn sổ được viết ngay ngắn chi chít chữ, vừa cảm động vừa đau khổ không nói nên lời.
Cậu cam chịu mở vở bài tập ra, liếc nhìn đĩa trái cây: "Em muốn ăn nho."
Nghe vậy, Tô Liệu vội vàng bưng đĩa đi vào bếp. Anh rửa nho, lột một quả cho Du Vũ. Đây là nho hạ đen* tươi mà dì Tô Liệu gửi đến ngày hôm qua, đang ở thời điểm ngon nhất, vừa lột vỏ xong đã chảy nước, màu tím nhàn nhạt chảy xuống đầu ngón tay của Tô Liệu.
(*) Nó là nho đen á, gọi vậy để phân biệt với giống nho mật ong đen gì đó bên Trung
"Đây." Tô Liệu lột s.ạch vỏ đưa lên môi Tô Liệu.
Nào ngờ cá voi sát thủ vừa hé miệng ra, Tô Liệu liền cố ý liền rút về tay, nhét quả nho vào miệng: "Làm bài đi đã. Em làm một câu, anh đút cho em một quả nhé."
Du Vũ uất hận lườm anh.
Nhưng nói đi nói lại, giải vô địch kết thúc, thi đại học quả thực cũng gần ngay trước mắt. Du Vũ biết mình nhất định có thể vào một trường đại học tốt, điểm khác biệt duy nhất là —— cậu có đủ điểm học ngành bảo tồn san hô hay không. Nghĩ đến san hô nhỏ, Du Vũ thở dài thườn thượt, cầm bút lên, cố gắng làm một câu hỏi trắc nghiệm. Làm xong thì vội đẩy đến trước mặt cho Tô Liệu xem.
Tô Liệu nhìn qua, phát hiện đứa nhỏ nhà mình làm đúng rồi.
Không tồi không tồi.
Anh tiếp tục lột vỏ nho, đút vào miệng Du Vũ.
Du Vũ nhân cơ hội "Aaa" một tiếng, cố ý cắn ngón tay Tô Liệu, cậu vốn chỉ định bày tỏ chút tức giận của mình mà thôi, nhưng thấy nước nho dính trên đầu ngón tay anh cũng ngọt lịm, không nhịn được thò đầu lưỡi ra khẽ liếm.
Trong nháy mắt đó da đầu Tô Liệu bị liếm đến tê tại.
?
Đệt!
____^_^____
1
Editor: Theo dự tính là mai end truyện 🥺 Tự nhiên cũng buồn dù hai bé cũng tình
Danh sách chương