Mùa xuân, tháng giêng - tháng đầu tiên của một năm mới, mùa đầu tiên của sự sinh sôi.
Sáng, đã không còn sớm nữa, nhưng sắc trời vẫn phớt lại chút âm u từ đêm hôm qua, hòa lẫn trong làn mưa lất phất giăng khắp một dải núi rừng Cửu Long. Đâu đây, một mảnh chồi non vừa nhú. Đâu đây, một cánh hoa vừa chớm nở. Dưới một tán cây rực cháy những đốm ngọc xanh biếc, có chú nai con nào đấy chợt ngơ ngác thè lưỡi niếm giọt sương vừa rơi, nhấm nháp chút hương vị xanh tươi căng tràn sức sống của một mùa xuân mới.
Đất trời, vạn vật, giao hòa!
Trong cái tiết trời rất hợp lòng người ấy, không khó để người ta nghĩ đến những việc vui, như tình yêu đôi lứa, như tình cảm gia đình, như, việc cưới hỏi!
Suốt một tuần nay, người dân làng Vĩnh Thái đã râm ran bàn tán về một lễ cưới - lễ cưới của cậu cả nhà họ Nguyễn và con gái thầy Vũ Ngôn. Hôn lễ sẽ diễn ra vào ngày hai mươi ba, cũng chính là ngày hôm nay.
Ngày hai mươi ba, ngày Mậu Tí, thuận lợi cho việc dựng nhà, động thổ và cưới xin. Thanh Long hoàng đạo vào giờ Thân, cũng chính là lúc mà đoàn đón dâu khởi hành.
Dẫn đầu đoàn là ông ngoại của Nguyễn Phong, râu trắng mặt hồng, miệng cười phấp phới. Theo sau ông là một vài vị hương thân phụ lão khác, ai nấy đều mặc áo đỏ thắm tươi, có cụ tay chống gậy, răng móm mém nhưng vẫn hớn hở vui cười.
Sau nữa mới đến đội thanh niên trai trẻ rước lễ đón dâu, Trần Duy và Văn Thái cũng ở trong đội này. Gần chục chàng trai mặc quần trắng áo the, vai bưng mâm đồng bày lễ đi thành một hàng. Mâm lễ có cau có trầu, có đủ loại hoa quả xếp thành hình rồng hình phượng, lại có cả một mâm bánh phu thê trong vàng ngoài đỏ, tô điểm thêm cho lễ cưới chút màu sắc vui tươi.
Chính giữa đoàn là hai cha con Nguyễn Bảo và Nguyễn Phong, mỗi người cưỡi trên một con ngựa trắng được chăng lụa đỏ thắm. Nguyễn Bảo đi trước, vừa đi vừa liên tục chào hỏi bà con làng xóm gặp trên đường. Nguyễn Phong cưỡi ngựa đi sau, mình mặc áo the xanh, ngực đeo hoa vải đỏ nổi bật. Chẳng biết lúc này lòng hắn đang nghĩ gì mà ánh mắt có phần xa xăm quá. Là nghĩ về đám cưới này chăng, hay là hắn còn đang tưởng nhớ đến một gia đình ở thế giới khác? Đáng tiếc, cha mẹ hắn ở nơi ấy lại chẳng thể tham dự hôn lễ của con trai mình. Giả như họ biết được tin này, liệu sẽ buồn lắm chăng? Đang lúc Nguyễn Phong còn suy nghĩ miên man thì tiếng nhạc rộn ràng chợt ngưng bặt. Ra là đã đến trước ngõ nhà Tiểu Yến rồi. Trong ngõ, mấy đứa nhóc chừng năm sáu tuổi đã đứng đợi sẵn, vừa thấy người nhà trai đến là cả lũ liền hò reo thông báo cho nhà gái:
“Nhà trai đến rồi!”
Nói rồi, cả đám nhóc lại chạy ra kéo dây chặn lối vào, đứa nào đứa nấy đều chìa những bàn tay bụ bẫm ra, ngước đôi mắt trông mong nhìn vào đoàn người nhà chú rể. Nguyễn Bảo thấy vậy thì bật cười, cho mỗi đứa một túi kẹo nhỏ, bảo:
“Đây, quà của mấy đứa đây. Giờ cho bác qua được chưa nào?”
“Vâng ạ!”
Dạ một tiếng rõ to rồi đám nhóc liền vọt vào trong ngõ, mở đường cho đoàn rước dâu đi qua. Đến lúc này thì phía nhà gái cũng có người ra đón, là mẹ của Tiểu Yến. Sau một thoáng chào hỏi xã giao, cả đoàn rước dâu liền tiến vào trong nhà làm lễ.
Trong phòng khách chính, Vũ Ngôn đã ngồi đợi sẵn từ bao giờ. Có lẽ vì nay là ngày vui của con gái, nên trên khuôn mặt có phần nghiêm nghị của ông cũng thấp thoáng nụ cười hiền. Thế nhưng, chẳng hiểu sao khi Nguyễn Phong nhìn thấy nụ cười ấy lại cảm thấy lo lo, bởi theo tục lệ thông thường thì trước khi được đón cô dâu, chú rể còn phải qua một cửa đối đáp cùng bố vợ đã!
Hẳn là Vũ Ngôn cũng nhìn ra nỗi lo lắng trong lòng chàng rể, thế nên ông mới mở lời:
“Phong này!”
“Dạ, thưa thầy.” – Nguyễn Phong vội vàng đáp
“Thầy với con có duyên thầy trò cũng đã hơn chục năm, mà con và Yến quen nhau cũng đã bằng ấy năm rồi. Thật lòng mà nói, có lẽ con còn hiểu Yến hơn cả thầy, thế nên thầy sẽ không dặn dò con những chuyện có liên quan đến Yến nữa. Thầy cũng không yêu cầu con luôn nhường nhịn Yến trong tất cả mọi việc, bởi thầy biết cuộc sống gia đình không thiếu những khúc mắc cần cả hai người phải chung sức giải quyết. Nhưng có một điều thầy hy vọng con làm giúp thầy, đó là chăm sóc cho Yến thật tốt. Liệu con có làm được điều này hay không?”
Nghe vậy, Nguyễn Phong chợt ngẩn cả người ra. Hắn không ngờ yêu cầu của bố vợ lại đơn giản đến thế. Nhưng rất nhanh, Nguyễn Phong đã bình tĩnh lại. Hắn biết, một khi trả lời câu hỏi này, hắn sẽ bắt đầu gánh vác trách nhiệm đối với gia đình mình – bắt đầu từ trách nhiệm với Tiểu Yến. Nguyễn Phong chợt hít sâu một hơi rồi nhìn thẳng vào mắt Vũ Ngôn, trả lời câu hỏi ông bằng giọng điệu chân thành nhất:
“Con xin hứa với thầy, con sẽ dành cả đời này để chăm sóc cho Yến!”
Vũ Ngôn nhận được câu trả lời vừa lòng nên mỉm cười càng tươi, càng hiền hậu. Thoáng vỗ vai Nguyễn Phong một cái thật chắc, Vũ Ngôn nói:
“Tốt, nếu con đã nói vậy thì thầy sẽ giao Tiểu Yến cho con chăm sóc. Chúc hai con hạnh phúc đến đầu bạc răng long.”
“Dạ, con cảm ơn thầy.”
Rồi Nguyễn Phong được Vũ Ngôn dẫn vào đến trước cửa phòng Tiểu Yến. Trong phòng, Tiểu Yến đã sớm chuẩn bị đầy đủ. Đôi môi hồng tô son đỏ thắm, mái tóc huyền được vén cao, để lộ ra cái cổ kiêu dài. Hai gò má chẳng thoa phấn mà vẫn hồng hào quyến rũ, đôi hàng mi cong cong càng tô điểm thêm cho sóng mắt dịu dàng miên man.
Trong một thoáng chốc nào đó, Nguyễn Phong đã quên cả hít thở, chỉ bởi vì vẻ đẹp của Tiểu Yến. Đến tận hôm nay, hắn mới phát hiện ra cô bé ngày nào còn thích bám theo hắn đi chơi đã trưởng thành rồi!
Bị Nguyễn Phong nhìn mãi như thế khiến đôi gò má Tiểu Yến chợt đỏ rực ngượng ngùng. Nét đỏ ấy lại càng làm Nguyễn Phong mê đắm, khiến cho hắn gần như quên mất cả việc phải trao hoa cho cô dâu. Nào ai biết, một người lý trí như hắn cũng có lúc ngốc nghếch đến thế. Nhưng cũng chẳng ai biết được, chính cái vẻ ngốc nghếch của Nguyễn Phong lại phá vỡ bầu không khí ngượng ngùng này.
Nhìn vào nét mặt ngây ngô của hắn, Tiểu Yến không kìm được mà bật cười. Nguyễn Phong bị tiếng cười ấy đánh động, giật mình vội vã chỉnh lại sắc mặt của mình. Cái bộ dạng luống cuống của chàng trai trẻ trong ngày cưới càng khiến cho cô dâu của hắn cười tươi hơn. Rút cục, hai người vượt qua nỗi ngượng ngùng mà tiến đến gần bên nhau. Nguyễn Phong nhẹ nắm lấy bàn tay mềm của Tiểu Yến, quàng lên cổ nàng một vòng hoa lụa đỏ tươi. Đến lúc này thì hai người đã thật sự được gắn kết với nhau bởi tình yêu và trách nhiệm.
“Cốc cốc.”
Chợt có tiếng gõ cửa vang lên, như đang thúc giục đôi bạn trẻ. Nguyễn phong nhìn Tiểu Yến rồi cả hai cùng mỉm cười. Hắn nắm lấy tay nàng, nàng dựa vào vai hắn. Hai người như thở cùng một nhịp, tay trong tay tiến bước ra ngoài.
Nơi phòng khách, bố mẹ Tiểu Yến đã sửa soạn hương hoa đầy đủ để đôi bạn trẻ thắp hương báo cáo tổ tiên. Có lẽ bởi thấy con gái được hạnh phúc nên mẹ Tiểu Yến cũng bớt phần thương cảm. Nhưng, như mọi bà mẹ khác trên thế gian khi để con gái về nhà chồng, bà cũng nước mắt sụt sùi, dặn dò con gái và con rể đủ điều rồi mới để bọn họ đi.
Tiếng nhạc lại một lần nữa nổi lên, đoàn rước dâu quay về nhà chú rể. Bởi cuộc sống nơi thôn dã vốn chẳng mấy giàu sang, thế nên các loại nghi thức cũng được tối giản. Đoàn rước dâu chẳng có xe ngựa kết hoa, cũng chẳng có kiệu tám chỗ ngồi, chỉ có một con ngựa trắng được buộc lụa đỏ chở cả chú rể và cô dâu. Tiểu Yến mặc bộ áo cưới màu đỏ tươi, Nguyễn Phong mặc áo the xanh màu mực. Ba thứ sắc màu đỏ, trắng, xanh hòa quyện vào nhau, vẽ nên một khung cảnh êm đềm mà tươi vui, hòa thuận.
Chờ khi đã đến nhà họ Nguyễn, đôi vợ chồng trẻ lại thắp lên bàn thờ nén hương kính báo, báo cho tổ tiên biết họ đã thành vợ thành chồng, đã mãi mãi gắn kết. Phía ngoài sân nhà họ Nguyễn, khách khứa đã ngồi kín chỗ tự bao giờ, chỉ chờ cặp vợ chồng trẻ vừa hòan tất các loại nghi lễ là họ ùa lên chúc mừng. Đây đó râm ran từng câu chúc phúc, này kia rộn ràng lời nhạc tiếng ca. Chén rượu nồng thắm vị ngọt tình yêu, mâm cỗ mặn mà hạnh phúc lứa đôi.
Trong men say rượu nồng, hay men say tình ái, Nguyễn Phong đã quên mất cả thời gian, chỉ còn biết vui say đáp lại từng câu chúc của khách khứa. Tiểu Yến lại đã sớm lui vào phòng cưới, chờ đợi giây phút nồng nàn của đôi vợ chồng son. Trong cái ngày trọng đại này, thời gian chờ đợi dường như càng trở nên khó chịu hơn so với lúc bình thường. Nhưng nàng đã đợi hắn suốt cả năm trời được, thì chút thời gian ngắn ngủi ấy có đáng gì!
Bất chợt, nàng nghe thấy tiếng ồn ào ngoài cửa ngày càng rõ, ngày càng gần. Phải chăng, giờ phút ấy đã sắp đến? Tiểu Yến đột nhiên thấy mặt mình nóng rực, ánh mắt trong cứ mãi nhìn đi đâu xa, cố gắng trốn tránh nơi cánh cửa. Thế nhưng, nàng lại cũng hồi hộp mong chờ, hai vành tai đỏ hồng cứ chờ đợi mãi một tiếng mở cửa.
“Lạch cạch!”
Cánh cửa phòng rút cục được mở ra, Nguyễn Phong đã ngây ngất men say bị đám bạn bè hò reo đẩy vào trong phòng. Hai người bỗng chốc lại đối mặt nhau, nhìn nhau, say đắm.
Đâu đây, có tiếng gió khẽ lùa qua khe cửa.
Đâu đây, có tiếng tim đập nồng nàn.
Nơi ấy, rèm hồng chợt buông!
Sáng, đã không còn sớm nữa, nhưng sắc trời vẫn phớt lại chút âm u từ đêm hôm qua, hòa lẫn trong làn mưa lất phất giăng khắp một dải núi rừng Cửu Long. Đâu đây, một mảnh chồi non vừa nhú. Đâu đây, một cánh hoa vừa chớm nở. Dưới một tán cây rực cháy những đốm ngọc xanh biếc, có chú nai con nào đấy chợt ngơ ngác thè lưỡi niếm giọt sương vừa rơi, nhấm nháp chút hương vị xanh tươi căng tràn sức sống của một mùa xuân mới.
Đất trời, vạn vật, giao hòa!
Trong cái tiết trời rất hợp lòng người ấy, không khó để người ta nghĩ đến những việc vui, như tình yêu đôi lứa, như tình cảm gia đình, như, việc cưới hỏi!
Suốt một tuần nay, người dân làng Vĩnh Thái đã râm ran bàn tán về một lễ cưới - lễ cưới của cậu cả nhà họ Nguyễn và con gái thầy Vũ Ngôn. Hôn lễ sẽ diễn ra vào ngày hai mươi ba, cũng chính là ngày hôm nay.
Ngày hai mươi ba, ngày Mậu Tí, thuận lợi cho việc dựng nhà, động thổ và cưới xin. Thanh Long hoàng đạo vào giờ Thân, cũng chính là lúc mà đoàn đón dâu khởi hành.
Dẫn đầu đoàn là ông ngoại của Nguyễn Phong, râu trắng mặt hồng, miệng cười phấp phới. Theo sau ông là một vài vị hương thân phụ lão khác, ai nấy đều mặc áo đỏ thắm tươi, có cụ tay chống gậy, răng móm mém nhưng vẫn hớn hở vui cười.
Sau nữa mới đến đội thanh niên trai trẻ rước lễ đón dâu, Trần Duy và Văn Thái cũng ở trong đội này. Gần chục chàng trai mặc quần trắng áo the, vai bưng mâm đồng bày lễ đi thành một hàng. Mâm lễ có cau có trầu, có đủ loại hoa quả xếp thành hình rồng hình phượng, lại có cả một mâm bánh phu thê trong vàng ngoài đỏ, tô điểm thêm cho lễ cưới chút màu sắc vui tươi.
Chính giữa đoàn là hai cha con Nguyễn Bảo và Nguyễn Phong, mỗi người cưỡi trên một con ngựa trắng được chăng lụa đỏ thắm. Nguyễn Bảo đi trước, vừa đi vừa liên tục chào hỏi bà con làng xóm gặp trên đường. Nguyễn Phong cưỡi ngựa đi sau, mình mặc áo the xanh, ngực đeo hoa vải đỏ nổi bật. Chẳng biết lúc này lòng hắn đang nghĩ gì mà ánh mắt có phần xa xăm quá. Là nghĩ về đám cưới này chăng, hay là hắn còn đang tưởng nhớ đến một gia đình ở thế giới khác? Đáng tiếc, cha mẹ hắn ở nơi ấy lại chẳng thể tham dự hôn lễ của con trai mình. Giả như họ biết được tin này, liệu sẽ buồn lắm chăng? Đang lúc Nguyễn Phong còn suy nghĩ miên man thì tiếng nhạc rộn ràng chợt ngưng bặt. Ra là đã đến trước ngõ nhà Tiểu Yến rồi. Trong ngõ, mấy đứa nhóc chừng năm sáu tuổi đã đứng đợi sẵn, vừa thấy người nhà trai đến là cả lũ liền hò reo thông báo cho nhà gái:
“Nhà trai đến rồi!”
Nói rồi, cả đám nhóc lại chạy ra kéo dây chặn lối vào, đứa nào đứa nấy đều chìa những bàn tay bụ bẫm ra, ngước đôi mắt trông mong nhìn vào đoàn người nhà chú rể. Nguyễn Bảo thấy vậy thì bật cười, cho mỗi đứa một túi kẹo nhỏ, bảo:
“Đây, quà của mấy đứa đây. Giờ cho bác qua được chưa nào?”
“Vâng ạ!”
Dạ một tiếng rõ to rồi đám nhóc liền vọt vào trong ngõ, mở đường cho đoàn rước dâu đi qua. Đến lúc này thì phía nhà gái cũng có người ra đón, là mẹ của Tiểu Yến. Sau một thoáng chào hỏi xã giao, cả đoàn rước dâu liền tiến vào trong nhà làm lễ.
Trong phòng khách chính, Vũ Ngôn đã ngồi đợi sẵn từ bao giờ. Có lẽ vì nay là ngày vui của con gái, nên trên khuôn mặt có phần nghiêm nghị của ông cũng thấp thoáng nụ cười hiền. Thế nhưng, chẳng hiểu sao khi Nguyễn Phong nhìn thấy nụ cười ấy lại cảm thấy lo lo, bởi theo tục lệ thông thường thì trước khi được đón cô dâu, chú rể còn phải qua một cửa đối đáp cùng bố vợ đã!
Hẳn là Vũ Ngôn cũng nhìn ra nỗi lo lắng trong lòng chàng rể, thế nên ông mới mở lời:
“Phong này!”
“Dạ, thưa thầy.” – Nguyễn Phong vội vàng đáp
“Thầy với con có duyên thầy trò cũng đã hơn chục năm, mà con và Yến quen nhau cũng đã bằng ấy năm rồi. Thật lòng mà nói, có lẽ con còn hiểu Yến hơn cả thầy, thế nên thầy sẽ không dặn dò con những chuyện có liên quan đến Yến nữa. Thầy cũng không yêu cầu con luôn nhường nhịn Yến trong tất cả mọi việc, bởi thầy biết cuộc sống gia đình không thiếu những khúc mắc cần cả hai người phải chung sức giải quyết. Nhưng có một điều thầy hy vọng con làm giúp thầy, đó là chăm sóc cho Yến thật tốt. Liệu con có làm được điều này hay không?”
Nghe vậy, Nguyễn Phong chợt ngẩn cả người ra. Hắn không ngờ yêu cầu của bố vợ lại đơn giản đến thế. Nhưng rất nhanh, Nguyễn Phong đã bình tĩnh lại. Hắn biết, một khi trả lời câu hỏi này, hắn sẽ bắt đầu gánh vác trách nhiệm đối với gia đình mình – bắt đầu từ trách nhiệm với Tiểu Yến. Nguyễn Phong chợt hít sâu một hơi rồi nhìn thẳng vào mắt Vũ Ngôn, trả lời câu hỏi ông bằng giọng điệu chân thành nhất:
“Con xin hứa với thầy, con sẽ dành cả đời này để chăm sóc cho Yến!”
Vũ Ngôn nhận được câu trả lời vừa lòng nên mỉm cười càng tươi, càng hiền hậu. Thoáng vỗ vai Nguyễn Phong một cái thật chắc, Vũ Ngôn nói:
“Tốt, nếu con đã nói vậy thì thầy sẽ giao Tiểu Yến cho con chăm sóc. Chúc hai con hạnh phúc đến đầu bạc răng long.”
“Dạ, con cảm ơn thầy.”
Rồi Nguyễn Phong được Vũ Ngôn dẫn vào đến trước cửa phòng Tiểu Yến. Trong phòng, Tiểu Yến đã sớm chuẩn bị đầy đủ. Đôi môi hồng tô son đỏ thắm, mái tóc huyền được vén cao, để lộ ra cái cổ kiêu dài. Hai gò má chẳng thoa phấn mà vẫn hồng hào quyến rũ, đôi hàng mi cong cong càng tô điểm thêm cho sóng mắt dịu dàng miên man.
Trong một thoáng chốc nào đó, Nguyễn Phong đã quên cả hít thở, chỉ bởi vì vẻ đẹp của Tiểu Yến. Đến tận hôm nay, hắn mới phát hiện ra cô bé ngày nào còn thích bám theo hắn đi chơi đã trưởng thành rồi!
Bị Nguyễn Phong nhìn mãi như thế khiến đôi gò má Tiểu Yến chợt đỏ rực ngượng ngùng. Nét đỏ ấy lại càng làm Nguyễn Phong mê đắm, khiến cho hắn gần như quên mất cả việc phải trao hoa cho cô dâu. Nào ai biết, một người lý trí như hắn cũng có lúc ngốc nghếch đến thế. Nhưng cũng chẳng ai biết được, chính cái vẻ ngốc nghếch của Nguyễn Phong lại phá vỡ bầu không khí ngượng ngùng này.
Nhìn vào nét mặt ngây ngô của hắn, Tiểu Yến không kìm được mà bật cười. Nguyễn Phong bị tiếng cười ấy đánh động, giật mình vội vã chỉnh lại sắc mặt của mình. Cái bộ dạng luống cuống của chàng trai trẻ trong ngày cưới càng khiến cho cô dâu của hắn cười tươi hơn. Rút cục, hai người vượt qua nỗi ngượng ngùng mà tiến đến gần bên nhau. Nguyễn Phong nhẹ nắm lấy bàn tay mềm của Tiểu Yến, quàng lên cổ nàng một vòng hoa lụa đỏ tươi. Đến lúc này thì hai người đã thật sự được gắn kết với nhau bởi tình yêu và trách nhiệm.
“Cốc cốc.”
Chợt có tiếng gõ cửa vang lên, như đang thúc giục đôi bạn trẻ. Nguyễn phong nhìn Tiểu Yến rồi cả hai cùng mỉm cười. Hắn nắm lấy tay nàng, nàng dựa vào vai hắn. Hai người như thở cùng một nhịp, tay trong tay tiến bước ra ngoài.
Nơi phòng khách, bố mẹ Tiểu Yến đã sửa soạn hương hoa đầy đủ để đôi bạn trẻ thắp hương báo cáo tổ tiên. Có lẽ bởi thấy con gái được hạnh phúc nên mẹ Tiểu Yến cũng bớt phần thương cảm. Nhưng, như mọi bà mẹ khác trên thế gian khi để con gái về nhà chồng, bà cũng nước mắt sụt sùi, dặn dò con gái và con rể đủ điều rồi mới để bọn họ đi.
Tiếng nhạc lại một lần nữa nổi lên, đoàn rước dâu quay về nhà chú rể. Bởi cuộc sống nơi thôn dã vốn chẳng mấy giàu sang, thế nên các loại nghi thức cũng được tối giản. Đoàn rước dâu chẳng có xe ngựa kết hoa, cũng chẳng có kiệu tám chỗ ngồi, chỉ có một con ngựa trắng được buộc lụa đỏ chở cả chú rể và cô dâu. Tiểu Yến mặc bộ áo cưới màu đỏ tươi, Nguyễn Phong mặc áo the xanh màu mực. Ba thứ sắc màu đỏ, trắng, xanh hòa quyện vào nhau, vẽ nên một khung cảnh êm đềm mà tươi vui, hòa thuận.
Chờ khi đã đến nhà họ Nguyễn, đôi vợ chồng trẻ lại thắp lên bàn thờ nén hương kính báo, báo cho tổ tiên biết họ đã thành vợ thành chồng, đã mãi mãi gắn kết. Phía ngoài sân nhà họ Nguyễn, khách khứa đã ngồi kín chỗ tự bao giờ, chỉ chờ cặp vợ chồng trẻ vừa hòan tất các loại nghi lễ là họ ùa lên chúc mừng. Đây đó râm ran từng câu chúc phúc, này kia rộn ràng lời nhạc tiếng ca. Chén rượu nồng thắm vị ngọt tình yêu, mâm cỗ mặn mà hạnh phúc lứa đôi.
Trong men say rượu nồng, hay men say tình ái, Nguyễn Phong đã quên mất cả thời gian, chỉ còn biết vui say đáp lại từng câu chúc của khách khứa. Tiểu Yến lại đã sớm lui vào phòng cưới, chờ đợi giây phút nồng nàn của đôi vợ chồng son. Trong cái ngày trọng đại này, thời gian chờ đợi dường như càng trở nên khó chịu hơn so với lúc bình thường. Nhưng nàng đã đợi hắn suốt cả năm trời được, thì chút thời gian ngắn ngủi ấy có đáng gì!
Bất chợt, nàng nghe thấy tiếng ồn ào ngoài cửa ngày càng rõ, ngày càng gần. Phải chăng, giờ phút ấy đã sắp đến? Tiểu Yến đột nhiên thấy mặt mình nóng rực, ánh mắt trong cứ mãi nhìn đi đâu xa, cố gắng trốn tránh nơi cánh cửa. Thế nhưng, nàng lại cũng hồi hộp mong chờ, hai vành tai đỏ hồng cứ chờ đợi mãi một tiếng mở cửa.
“Lạch cạch!”
Cánh cửa phòng rút cục được mở ra, Nguyễn Phong đã ngây ngất men say bị đám bạn bè hò reo đẩy vào trong phòng. Hai người bỗng chốc lại đối mặt nhau, nhìn nhau, say đắm.
Đâu đây, có tiếng gió khẽ lùa qua khe cửa.
Đâu đây, có tiếng tim đập nồng nàn.
Nơi ấy, rèm hồng chợt buông!
Danh sách chương